Blogger Widgets

Wednesday, July 18, 2012

SỰ HÈN MẠT CỦA BÁO CHÍ

Xem thêm
Vũ Đình Thường bịt miệng báo chí 
Quan làm báo bị cắt họng! 
Xin Chủ tịch nước diệt sâu chúa 

papers “Cái sợ cái hèn của người cầm bút, nhất là làm báo, nguy hiểm lắm. Rất vô thức, nhưng anh ta sẽ làm “lây nhiễm” cái sợ, cái hèn nhát cho đồng bào mình” (Nguyễn Chính, cựu phóng viên báo Đại Đoàn Kết).

          Chưa khi nào báo chí hèn mạt như giai đoạn này.
Nhớ vài năm trước, trong bữa nhậu nhân hội nghị tuyên giáo toàn quốc tại Đà Nẵng, một lão bá vai tôi buông câu rất hách “báo chí các cậu hèn bỏ mẹ!
          Tức. Một tay nó bóp dái, tay kia dán băng keo bịt miệng, thế mà vẫn lớn tiếng chê mình hèn. Định vung cho lão một đấm, nhưng nghĩ lại thấy lão nói đúng chứ đâu sai. Báo chí kiểu gì mà chỉ một cú điện thoại, một văn bản miệng đã răm rắp tự bịt miệng nhau.
          Một cái lệnh miệng từ văn phòng UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) cũng khiến tất cả hơn 700 tòa báo câm lặng, không dám cử phóng viên đến đưa tin. Khi hai phóng viên của đài tiếng nói Việt Nam (VOV) bị đánh đập, trấn áp dã man, bị còng tay bắt giữ như tội phạm, thu máy ảnh, thu thẻ nhà báo, thẻ đảng, thẻ luật gia… nhưng không một tòa báo nào dám lên tiếng, kể cả cơ quan chủ quản của họ. Và bản thân 2 nhà báo bị đánh cũng không dám công khai lên tiếng.
          Phải đợi đúng nửa tháng sau, trước sức ép dữ dội từ dư luận và sự mắng chửi từ các trang mạng lề trái, VOV mới miễn cưỡng đăng vài mẩu tin lên tiếng bảo vệ phóng viên của mình. Nhưng được vài hôm rồi im bẵng đến nay. Không còn nghe bất cứ một tòa báo nào nhắc lại chuyện này nữa. Câu chửi “Đ.M mày! Nhà báo cũng đánh cho chết mẹ mày đi” trong vụ trấn áp Văn Giang vẫn văng vẳng mãi như một nỗi ô nhục của nghề báo.
          Chưa bao giờ báo chí lại sợ hãi đến vậy. Chưa bao giờ báo chí kỳ lạ như giai đoạn này, xa lánh, tránh né hầu hết các vấn đề nhạy cảm. Vì sao tránh, vì sao không đăng, vì sao không can dự? Vì đó là vấn đề “nhạy cảm”- Một lối chỉ đạo và bao biện phản tuyên truyền, thậm chí là… phản động! Nhạy cảm mới cần báo chí can dự. Không nhạy cảm thì viết để làm gì, tuyên truyền làm gì và can dự làm gì?
          Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Thông tin- truyền thông kiêm Phó  ban Tuyên giáo trung ương có than một câu rằng báo chí giai đoạn này “thiếu vắng những cây bút giỏi, những bài báo hay, những cây bút chúng ta từng thấy trong lịch sử như Sóng Hồng, Thép Mới, Hoàng Tùng, Hồng Hà… hoặc những nhà báo rất đáng kính trọng như Hữu Thọ, Hà Đăng, Đỗ Phượng…”
          Vì sao?
          Vì cái thời làm báo của Sóng Hồng, Thép Mới, Hoàng Tùng, Hồng Hà, Hữu Thọ, Hà Đăng, Đỗ Phượng không bao giờ phải nơm nớp lo sợ những mệnh lệnh “nhạy cảm” như thời chúng tôi. Không có ban Tuyên giáo nào cấm cản những Sóng Hồng, Thép Mới, Hoàng Tùng, Hồng Hà, Hữu Thọ, Hà Đăng, Đỗ Phượng lao vào điểm nóng, tránh điều “nhạy cảm”. Báo chí thời chúng tôi, không thiếu anh hào, nhưng không sản sinh ra nổi những Sóng Hồng, Thép Mới, Hoàng Tùng, Hồng Hà, Hữu Thọ, Hà Đăng, Đỗ Phượng… bởi nhà báo không được phép lao vào những Dương Nội, Văn Giang, Vụ Bản… Bởi một cái lệnh miệng của văn phòng UBND huyện Văn Giang thôi cũng đã khiến tất cả các tòa báo câm lặng. Bởi tất tật các vấn đề “nhạy cảm” đều không được phép viết, không được phép đăng.
          Khi nào còn những vòng siết “nhạy cảm” này, thì những mầm mống Sóng Hồng, Thép Mới, Hoàng Tùng, Hồng Hà, Hữu Thọ, Hà Đăng, Đỗ Phượng sẽ bị bóp chết ngay từ những trang bản thảo.
          Nhà báo/blogger Phan Văn Tú có một câu rất đau “trong đầu thằng nhà báo Việt nào hình như cũng có một cái kéo. Nó tự cắt nó trước khi bị người khác cắt”. Cái thói tự biên tập, tự ra lệnh, tự cột nhốt đã hình thành như một thói nết tệ hại trong làng báo.
          Còn nhà báo Đào Tuấn, cây bút kỳ cựu của Đại Đoàn Kết, nay sang tờ Dân Việt thì chua chát rằng: “nhiều người cầm bút giờ còn bi kịch hơn khi hàng ngày phải viết những điều không giống với sự thật … Hàng ngày, dù không tin, nhưng vẫn phải viết ra một điều không thật– một cách khéo léo đến dối trá, để thuyết phục người đọc tin rằng đó là sự thật
          Run sợ đến dối trá. Đến mức bao điểm nóng nhức nhối về đất đai vắng bóng nhà báo. Tại sao báo chí lại tránh né những Dương Nội, Văn Giang, Vụ Bản? Tại sao những tấm băng rôn, những vành khăn tang giữ đất nóng hực và nhức nhối tâm can lại không nên nổi “tác phẩm” nào? Tại sao lại cứ phải “viết ra một điều không thật– một cách khéo léo đến dối trá, để thuyết phục người đọc tin rằng đó là sự thật”?
          Nhìn vào danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí quốc gia để thấy cái gì, điều gì được phản ánh qua báo chí? Ông Hữu Thọ, cựu trưởng ban Tư tưởng-văn hóa trung ương nhận xét về các tác phẩm đoạt giải: “Vẫn còn ít những bài điều tra sâu sát công phu mà tôi thường nói là đọc trên những bài báo thấy ít giọt mồ hôi quá. Những giọt mồ hôi vào trang giấy, nó cựa quậy, nó gây xúc động con người…”.
          Với người cầm bút, phải hiểu lời nhận xét ấy không khác gì một câu… chửi!
          Báo chí chưa bao giờ nhạt chán, hèn nhục đến vậy.
          Việt Nam chưa cho phép báo chí tư nhân, không có báo đối lập. Nhưng không nên “đồng thuận” hóa tất tật trên 700 tờ báo hiện có đến mức thành một chiều, thành sợ hãi như thế thì báo chí chỉ còn là mấy tờ giấy dành để gói xôi vỉa hè. Báo chí phản biện, thậm chí phê phán, đối lập có lợi cho chính phủ hơn là báo chí ca tụng, minh họa chủ trương.
          Bạn đọc ký tên “Hâm mộ đảng ta” viết một comment vào trang tôi rằng: Chưa thấy một chính phủ nào lại sử dụng một dàn truyền thông hùng hậu đến thế chỉ để ngợi ca chính mình, huy động dàn hợp xướng bằng mọi cách phải “tạo sự đồng thuận” với mọi sai đúng mà không chú ý đến vai trò phản biện của báo chí. Có thể nói sự đồng lõa, thỏa hiệp, tuyên truyền cho những quyết sách sai trái của chính quyền trong một thời gian quá dài vừa qua là một cái tội rất to của báo chí. Nếu chú ý đến vai trò phản biện thì hẳn các nhà cai quản đã có chính sách để lựa chọn đội ngũ thực tài, đủ bản lĩnh. Nhưng vì chỉ chú trọng đến mục đích tuyên truyền ngợi ca, tạo đồng thuận, và giải trí tầm thường nên ở Việt Nam, nếu không mù chữ thì ai cũng có thể làm nhà báo được.
          Nhận định có vẻ hơi quá, cực đoan, nhưng đáng suy ngẫm.
          Ngay cả lớp Tổng Biên tập hiện thời cũng là một đội ngũ quá hèn. Trước 75, báo chí có phong trào “ngày ký giả ăn mày”, đóng cửa xuống đường đấu tranh. Thời nay, có ông Tổng nào hoặc cỡ chục tờ báo một sớm mai đồng loạt phản ứng bằng những bản báo in “bị đục bỏ”, những tờ báo trắng để phản ứng? Có ông Tổng nào dám công khai chống lệnh, một cái lệnh cấm cản quen thuộc từ những cú điện thoại, những buổi giao ban mang tên “nhạy cảm” để ưỡn ngực hiên ngang bảo vệ quyền được thông tin?
          Nói thật, dù sao tôi cũng không mê những Sóng Hồng, Thép Mới, Hoàng Tùng, Hồng Hà, Hữu Thọ, Hà Đăng, Đỗ Phượng như cách ông Nguyễn Bắc Son lấy làm “thần tượng”. Tôi mê và thèm ước những cái tên rất gần đây thôi như Võ Như Lanh, Kim Hạnh, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Sơn Phước, Nguyễn Công Khế, Thế Thanh, Nam Đồng, Tống Văn Công… – Một thế hệ tổng biên tập tài năng rất gần với chúng tôi, nhưng không quá hèn nhục như bây giờ.
          Chua và nhục đến mức các trang mạng lề trái cực đoan ví von mỉa mai hình ảnh nhà báo qua vụ Văn Giang rằng: bị đánh mà không dám “ẳng” lên một tiếng.
          Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam chưa bao giờ nhạt chán, hèn nhục như lúc này. Tôi không nói quá đâu. Tự thân mỗi nhà báo, tôi tin ai cũng nhìn ra điều này.
          Mà “cái sợ cái hèn của người cầm bút, nhất là làm báo, nguy hiểm lắm. Rất vô thức, nhưng anh ta sẽ làm “lây nhiễm” cái sợ, cái hèn nhát cho đồng bào mình” (Nguyễn Chính, cựu phóng viên báo Đại Đoàn Kết).
Theo Blog Trương Duy Nhất
VỀ THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG
TẬP ĐOÀN TRẦN THÁI LÀ AI
Đất nước lầm than vì Thầy Trò Nguyễn Văn Hưởng
CASINO LẬU CỦA GIA ĐÌNH NGUYỄN TẤN DŨNG
CON RỂ THỦ TƯỚNG BỎ CỦA CHẠY LẤY NGƯỜI?
ÁM SÁT CHỦ TỊCH NƯỚC  
NGUYỄN TẤN DŨNG SẼ BỊ KHÁM XÉT NHÀ? 
NGUYỄN TẤN DŨNG QUỶ SA-TĂNG SẼ PHẢI BỊ ĐẦY XUỐNG ĐỊA NGỤC!  
GÓT CHÂN A-SIN CỦA THỦ TƯỚNG 
NGUYỄN TẤN DŨNG - CHIÊU BÀI 'ỔN ĐỊNH' HAY MỤC ĐÍCH CHO CÁI GHẾ 'TỔNG THỐNG' 'QUYỀN LỰC CỦA NGUYỄN TẤN DŨNG? 
CON ĐƯỜNG VIỆT NAM - CON ĐƯỜNG CẠM BẪY? 
BẦY TÔI PHẢN THẦY 
CUỘC HÔN NHÂN MA QUỶ 
NGƯỜI VIỆT ĐỔ TIỀN VÀO ĐÂU? 
THỦ TƯỚNG IN TIỀN ĐỂ CỨU CON GÁI RƯỢU 
NGUYỄN TẤN DŨNG PHẢI BỊ XỬ TỘI GÌ CHO VIỆC CƯỚP TIỀN CỦA DÂN? 
CON GÁI HƯỞNG PHÚC CHA 
VIKILEAK 2 - BÍ MẬT CỦA TƯỚNG NGUYỄN VĂN HƯỞNG 
VẠCH TRẦN SỰ DỐI TRÁ 
BỊT MIỆNG NHÂN DÂN 
CẠM BẪY CỦA TƯỚNG NGUYỄN VĂN HƯỞNG 
DẤU ẤN NGUYỄN TẤN DŨNG 
ĂN CƯỚP 02 LẦN 
CÙNG CHƠI BÀI Ù! 
BÃO NỔI LÊN RỒI 
NGUYỄN TẤN DŨNG VÀ NHÓM THÂU TÓM 
LIÊN MINH MA QUỶ NGUYỄN TẤN DŨNG - NGUYỄN VĂN HƯỞNG 
CHÂN TƯỚNG THƯỢNG TƯỚNG NGUYỄN VĂN HƯỞNG 
TẠI SAO NGUYỄN TẤN DŨNG THOÁT LƯỚI VINASHIN? 
HÔ BIẾN NỢ CHO VINASHIN
TẠI SAO CHÍNH PHỦ 'ÔM' TẬP ĐOÀN 
XEM THÊM VỀ CHỦ TỊCH QH NGUYỄN SINH HÙNG
  Bác Hồ vẫn phải chịu Oan khuất
Trò lừa đảo của Sữa True Milk
Tiền đâu xây nhà thờ Tổ Nguyễn Sinh Hùng
Xưa & Nay  
XEM THÊM VỀ CHÂN DUNG NỘI CÁC CHÍNH PHỦ
Bộ Trưởng Trịnh Đình Dũng - Nguyên hình "Chú Trư"
Phạm Vũ Luận - Con lươn đầu đất  
Cao Đức Phát - Con chuột Chec-nô-bưi 
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng -' đầu gỗ'

 Hai ổ tội phạm lũng đoạn Việt Nam 
Chân tướng những kẻ cầm đầu Thâu tóm doanh nghiệp 
Trò chơi của hai bố già Quang-Anh  Chèn ép dân cướp núi pháo 
Tập đoàn Masan - Bản chất lừa đảo 
Masan làm giàu trên sinh mạng người dân 
'Sói Nga' từ thua lỗ thành kẻ cướp 
 HỒ SƠ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK:
Các bố già đang xoá dấu vết phạm tội 
Hối lộ, đánh bài & Ăn cướp là bộ mặt của các bố già Việt Nam  
Nợ xấu & Hàm răng
Thống đốc tiếp tay cho Mafia
Chân tướng bố già Kiên 
Bộ mặt thật bố già Nguyễn Đức Kiên  
Con trai Trầm Bê tham gia mặt trận ăn cướp 
Các bố già đã hoàn tất thâu tóm Samcombank 
Eximbank & Trò chơi của bố già Kiên 
  BÍ ẨN NGÂN HÀNG:
Tại sao BC của UBGSTCQG bị cấm công bố 
Bản báo cáo bị CẤM công bố (Tiếp theo 1) 
Bản báo cáo bị CẤM công bố (Phần đầu) 
Toàn cảnh bức tranh NHVN
Những kẻ cướp một công đôi việc
Đằng sau Đề án Tái cấu trúc Ngân hàng 
Mua nợ xấu cứu ai? 
NGUYỄN BÁ THANH
Nguyễn Bá Thanh có trở thành 'Quan phụ mẫu'?

8 comments:

Anonymous said...

" SỰ HÈN MẠT CỦA BÁO CHÍ " LÀ ƠN HUỆ CỦA BÁC HỒ BAN CHO BÁO CHÍ, BẰNG CÁCH THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NĂM 1930.

Unknown said...

Quá hay.

Anonymous said...

Cũng chỉ là một trong rất nhiều mặt xuống cấp XH từ khi có đảng lãnh đạo. Chỉ tiếc đây lại là quyền lực thứ 4 trong XH mà ở đó rất cần sự trung thực và người cầm bút phải có trái tim biết rung động

Anonymous said...

Trương đại ký giả viết hoàn toàn đúng nhưng thiêu thiếu thế nào ấy.

Đại ký giả đã thoát nỗi nhục báo chí khi chọn đường viết blog không cần kiếm tiền mưu sinh cho gia đình.

Nếu Trương đại ký giả "xé" thêm 2 trang bí kíp thoát nhục giúp giới ký giả còn chìm đắm trong nỗi nhục nghề nghiệp bởi sự mưu sinh nó ám ảnh, thì hay biết mấy.

Nghe thiên hạ đồn Trương đại ký giả có nhà lầu xe hơi rồi mới chuyển sang viết blog. Khuyến mãi thêm nữa trang bí kíp liên quan đến vụ này nữa, công đức sẽ vô lượng.

Huy soi said...

Cho Công an đập hết máy tính trên toàn quốc là hết chuyện mấy Blogger hết đường viết với lách . Anh Đinh Thế Huynh đang nung nấu trong đầu kế hoạch loại bỏ internet trên toàn Quốc . Trước hết thúc dục các đệ tử làm sập các trang báo Blogger lề trái . Nếu không làm được thì đánh luôn cả các trang báo lề phải nữa . Đinh Thế Huynh , Đinh La Thăng là cháu họ xa của Đinh Bộ Lĩnh nhé . Hai năm nữa Đinh Thế Huynh sẽ làm Tổng Thống , Đinh La Thăng làm thủ tướng . TBT Trọng là cố vấn cao cấp về đường lối cho Em Huynh .

Anonymous said...

Dung la mot lu bao chi hen nhat don mat ! Tui bay Bo nghe di neu con viet kieu dong loa nhu vay thi se mang toi voi to tien do !
Minh khoai nhat la cau " mot tay thi bop dai con mot tay thi bit mieng la lang ....!!!!! He he dung la thu vi that !
CU XAM !

Anonymous said...

Vậy tại sao không hỏi vì sao chúng nó hèn?Cái xã hội thượng tầng toàn thằng hèn và đao phủ luôn lấy cớ "tạo phản" mơ hồ thời trung cổ để kĩ trị.Ngay cả quanlambao cung phải tàng hinh thì những người ko có khả năng tàng hình phải chịu vậy.

Anonymous said...

Bài viết rất chân thực. Bài này mà báo lề phải đăng thì chắc chắn vị tổng biên tập của báo đó sẽ bị truy cứu hình sự vì tội chống đảng, chống chính quyền nhân dân, hoặc ít ra cũng bị mất chức.

Tôi là một người yêu nước, yêu biển đảo Việt Nam. Một lần tôi viết bài "Lá thư từ Trường Sa" để ca ngợi những chiến sĩ Trường Sa tặng một nữ nhà báo đã ra thăm Trường Sa năm 2011, gửi cho chính tờ báo của cô ấy nhưng không được đăng vì ông Như Phong, TBT nói: bài rất hay nhưng vì có một đoạn nhắc đến Anh Hùng Liệt Sĩ Trần Văn Phương hi sinh trước mũi súng giặc Tàu ngày 14/3/1988. Đây là điều "nhạy cảm" vì cấp trên không cho phép nhắc lại Hải Chiến Trường Sa 1988. Tôi nghĩ, cấp trên ông Như Phong nói ở đây chắc là bà vợ yêu của ông ta thôi, vì bà ấy sợ đăng bài chống Tàu là "nhạy cảm" nên dễ bị liên lụy, có thể bị ảnh hưởng tới bát cơm "sơn hào hải vị" mà đức ông chồng đang kiếm được!

Vậy giải mã sự hèn mạt của các vị nhà báo Việt Nam là gì? Để trả lời câu hỏi này, tôi xin phép nhắc đến lời tâm sự của một nhà báo nữ khác bạn tôi.

Có một lần, nữ nhà báo đó hỏi tôi:
- Anh hay làm thơ đăng mạng vậy mỗi tháng thu nhập được bao nhiêu? Chứ em cứ mỗi bài đăng báo viết, mạt nhất cũng được 10 triêu mà em còn ngại viết!

Tôi trả lời:
-Có tháng anh có tới 7 bài đăng nhưng chưa bao giờ được đồng nào cả, mà có bài tới 73 trang mạng đăng, nhưng anh không quan tâm vì mình làm thơ yêu nước, người ta đăng cho để nhân dân đọc là quí rồi. Tại sao lại còn đòi tiền hả em?
- Em mà không có tiền là không có viết, mà tụi nhà báo chúng em ai cũng vậy, anh là nhà giáo có khác. Bạn em có đứa thu nhập hàng trăm triệu mỗi tháng nhờ viết bài đấy anh ạ.

Cô bạn tôi nói đúng, tất cả nhà báo Việt Nam đều làm việc để kiếm tiền. Viết những bài nhạy cảm thì không được đăng, không có tiền, có khi còn bị bắt nữa chứ! Cái thời sẵn sàng hi sinh vì Tổ Quốc, vì nhân dân, vì bảo vệ oan trái của mọi người...đã qua lâu rồi. Ngày nay, các nhà báo Việt Nam "không cần 3 bò 9 trâu, không cần xâu cá mè, không lấy bè gỗ lim, cũng chẳng cần chim đồi mồi" mà họ chỉ cần "nắm xôi Bờm cười" mà thôi.

Những kẻ ngu dốt chỉ cần "nắm xôi" thì làm gì còn biết thế nào là liêm sĩ, vậy mà Bài Báo này kết luận họ hèn mạt thì oan quá!Tôi đề nghị tác giả cải chính từ "hèn mat" thành cụm từ "chưa thật sự dũng cảm" nghe nó có tính Đảng hơn, văn hoa hơn, ông Trương Duy Nhất ạ!

Xin lưu ý tác giả, họ là những nhà báo ưu tú của Đảng, của thời đại Hồ Chí Minh, của kỉ nguyên cộng sản văn minh. Anh đừng có mà so sánh với bọn nhà báo của chế độ tư bản dẫy chết vì so sánh như thế khập khiễng lắm.