Blogger Widgets

Saturday, June 30, 2012

BẢN BÁO CÁO BỊ THỦ TƯỚNG CẤM CÔNG BỐ

 Quanlambao - Chúng tôi xin lần lượt gửi đến độc giả Bản báo cáo của Uỷ Ban giám sát tài chính Quốc gia do Tiến Sĩ Vũ Viết Ngoạn Nguyên Tổng giám đốc của ViệtCombank làm Trưởng ban đã bị Thủ Tướng CẤM công bố: (Chúng tôi sẽ chia thành nhiều kỳ)
 PHẦN 1
            Tình trạng khó khăn kéo dài của kinh tế thế giới đã tác động mạnh đến kinh tế và thị trường tài chính Việt Nam thông qua kênh thương mại và đầu tư. Kinh tế Việt Nam năm 2011 đối mặt với tình trạng lạm phát cao, tăng trưởng chậm. Vốn đăng ký FDI vào Việt Nam năm 2011 sụt mạnh, chỉ đạt 14,7 tỷ USD, giảm tới 26% so với năm 2010, cho thấy tiềm năng thu hút vốn của Việt Nam gặp nhiều thách thức. Ngoài yếu tố khách quan thì nguyên nhân chính vẫn là yếu tố nội tại kém cạnh tranh của nền kinh tế (lợi thế cạnh tranh từ lao động giá rẻ ngày càng giảm trong khi cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ). Bên cạnh đó, giá vàng biến động khó lường tác động tiêu cực tới thị trường tài chính Việt Nam do: (i) lượng vàng dự trữ lớn trong dân gây lãng phí nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế; (ii) giảm năng lực thu hút và dẫn vốn của ngân hàng cho nền kinh tế; (iii) ảnh hưởng tới sự ổn định của cán cân thanh toán quốc tế và làm trầm trọng thêm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.

Để giảm thiểu tác động bất ổn của kinh tế thế giới và vượt qua khó khăn, thách thức của kinh tế trong nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 với một hệ thống chính sách theo hướng thắt chặt chính sách tài khóa và thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Kết quả là tốc độ tăng GDP năm 2011 của Việt Nam đạt 5,89%. Mặc dù tăng trưởng kinh tế thấp hơn năm 2010 và thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch nhưng đã có sự chuyển biến tích cực như GDP tăng dần qua các quý (Quý 1: 5,57%; Quý 2: 5,68%; Quý 3: 6,07% và Quý 4: 6,10%). Đây là một kết quả đáng khích lệ do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn hơn so với năm 2010 ở cả đầu vào và đầu ra như chi phí nguyên vật liệu, năng lượng và lãi suất tăng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay, tiêu dùng trong nước tăng thấp (tăng 4,1% so với mức 14% năm 2010).
Với định hướng thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ nhằm kiềm chế lạm phát, Ngân hàng nhà nước đã nỗ lực kiểm soát tăng cung tiền và tăng trưởng tín dụng ở mức rất thấp. Tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 10% (chỉ tiêu là khoảng 15-16%) và tổng dư nợ tín dụng tăng khoảng 12% (chỉ tiêu là dưới 20%)[1]. Đây có thể coi là yếu tố quyết định đưa chỉ số lạm phát tính theo tháng kể từ quý 3 xuống dưới 1%, thậm chí dưới 0,5% (vào tháng 10 và tháng 11) và giúp cho chỉ số giá CPI theo năm giảm từ 23,02% vào tháng 8 xuống còn 18,13% vào cuối năm 2011.
Tuy nhiên, việc cung tiền và tín dụng tăng trưởng ở mức rất thấp so với mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 11 đã gây ra nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Đối với khu vực doanh nghiệp, hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn lớn về vốn, đặc biệt là vốn lưu động do khó tiếp cận vốn vay ngân hàng và lượng hàng tồn kho tăng mạnh. Chỉ số phát triển công nghiệp (chỉ tiêu chủ chốt của kinh tế thực) lao dốc từ 12,3% vào tháng 2/2011 xuống còn 7% vào cuối năm. Đối với thị trường tài sản, thắt chặt tiền tệ quá mức cũng khiến cho thị trường BĐS tê liệt, thị trường chứng khoán đình trệ, tín dụng đen tăng nhanh. Đối với khu vực ngân hàng, lãi suất luôn ở mức cao do căng thẳng thanh khoản, nợ xấu và vốn điều lệ ảo. Tính đến 31/12/2011, nợ xấu của khu vực ngân hàng tăng mạnh, khó dự báo về quy mô, ở mức 3,72%. Trong đó, tỷ lệ nợ nhóm 5 (nợ có nguy cơ mất vốn) chiếm tới 43,83% trong tổng nợ xấu, tương đương 10,28% vốn chủ sở hữu của các TCTD. Đáng lưu ý là khả năng chống đỡ với rủi ro nợ xấu của hệ thống ngân hàng cũng suy giảm mạnh trong bối cảnh nợ xấu gia tăng, tỷ lệ dự phòng rủi ro/nợ xấu chỉ còn 86,38%, nhiều TCTD tỷ lệ dự phòng rủi ro/nợ nhóm 5 dưới 50%.
Chính sách tiền tệ với đặc trưng sử dụng nhiều biện pháp, công cụ hành chính đã bộc lộ những hạn chế sau: (i) quy định trần lãi suất tỏ ra kém hiệu quả do các TCTD sử dụng nhiều biện pháp để “lách luật”, gây méo mó thị trường. Lãi suất huy động phổ biến VND vượt trần 14%/năm ở nhiều ngân hàng nhỏ (16-17%/năm), lãi suất huy động ngoại tệ lên tới 4 – 5%/năm (mức trần là 2%/năm); (ii) các quy định và giám sát hoạt động trên thị trường liên ngân hàng còn nhiều “khe hở” tạo điều kiện cho các TCTD làm đẹp bảng cân đối kế toán, gây nguy cơ rủi ro hệ thống; (iii) chính sách tỷ giá được điều hành linh hoạt và theo hướng thị trường hơn, tuy nhiên, tính ổn định của tỷ giá chưa bền vững, một phần do nhập siêu ở mức khá cao, cán cân vốn và tài chính thặng dư chủ yếu nhờ nguồn vốn ngắn hạn (FII, vay LC của doanh nghiệp) và tỷ giá chịu ảnh hưởng đáng kể của hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu vàng, trong khi đó giá vàng quốc tế biến động phức tạp.
Thu và chi ngân sách Nhà nước năm 2011 đều vượt dự toán nhưng kết quả đó một phần do mức lạm phát cao và đồng tiền mất giá (so với dự báo ở thời điểm lập dự toán ngân sách) mang lại. Ước cả năm 2011, tổng thu NSNN đạt 674,5 ngàn tỷ đồng, tăng 20,6% so với thực hiện năm 2010 và cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 11/NQ-CP (7-8%) trong khi tổng chi NSNN ước đạt 796 ngàn tỷ đồng. Bội chi NSNN giảm xuống còn khoảng 4,9%, thấp hơn kế hoạch đề ra là 5,3%.
Tuy nhiên, chính sách tài khóa còn tồn tại những mặt hạn chế như: (i) bội chi ngân sách đã giảm, song vẫn ở mức cao, tạo áp lực cho CPI trong những tháng đầu năm 2012; (ii) nợ công giảm không đáng kể tiếp tục là thách thức của nền kinh tế; (iii) việc giảm thâm hụt ngân sách tiếp tục gặp nhiều khó khăn do cắt giảm đầu tư công thực hiện chưa đồng bộ; (iv) các chính sách thuế hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân gặp khó khăn trong điều kiện lãi suất cao, khó tiếp cận vốn tín dụng dường như chưa đủ liều lượng để giúp thị trường tài sản hồi phục. Như vậy, chính sách tài khóa vẫn chưa đóng vai trò tương xứng trong việc giải quyết những vấn đề nội tại của nền kinh tế trong bối cảnh dư địa của chính sách tiền tệ ngày càng bị thu hẹp. Do đó, cần có lộ trình thực hiện chính sách tài khóa một cách linh hoạt, nhất quán, đặc biệt trong việc tái cấu trúc và cắt giảm đầu tư công, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tái cấu trúc và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích mô hình đầu tư công – tư (PPP),.. nhằm lành mạnh hóa khu vực kinh tế Nhà nước.


[1] Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
-->
Thu và chi ngân sách Nhà nước năm 2011 đều vượt dự toán nhưng kết quả đó một phần do mức lạm phát cao và đồng tiền mất giá (so với dự báo ở thời điểm lập dự toán ngân sách) mang lại. Ước cả năm 2011, tổng thu NSNN đạt 674,5 ngàn tỷ đồng, tăng 20,6% so với thực hiện năm 2010 và cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 11/NQ-CP (7-8%) trong khi tổng chi NSNN ước đạt 796 ngàn tỷ đồng. Bội chi NSNN giảm xuống còn khoảng 4,9%, thấp hơn kế hoạch đề ra là 5,3%.
Tuy nhiên, chính sách tài khóa còn tồn tại những mặt hạn chế như: (i) bội chi ngân sách đã giảm, song vẫn ở mức cao, tạo áp lực cho CPI trong những tháng đầu năm 2012; (ii) nợ công giảm không đáng kể tiếp tục là thách thức của nền kinh tế; (iii) việc giảm thâm hụt ngân sách tiếp tục gặp nhiều khó khăn do cắt giảm đầu tư công thực hiện chưa đồng bộ; (iv) các chính sách thuế hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân gặp khó khăn trong điều kiện lãi suất cao, khó tiếp cận vốn tín dụng dường như chưa đủ liều lượng để giúp thị trường tài sản hồi phục. Như vậy, chính sách tài khóa vẫn chưa đóng vai trò tương xứng trong việc giải quyết những vấn đề nội tại của nền kinh tế trong bối cảnh dư địa của chính sách tiền tệ ngày càng bị thu hẹp. Do đó, cần có lộ trình thực hiện chính sách tài khóa một cách linh hoạt, nhất quán, đặc biệt trong việc tái cấu trúc và cắt giảm đầu tư công, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tái cấu trúc và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích mô hình đầu tư công – tư (PPP),.. nhằm lành mạnh hóa khu vực kinh tế Nhà nước.
-->
Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống TCTD, tổng tài sản hệ thống TCTD tương đương 192,86% GDP, dư nợ hệ thống TCTD tương đương 97,86% GDP.  Tuy nhiên, cơ cấu tổng tài sản thay đổi theo hướng kém bền vững, và có yếu tố tăng “ảo” do các TCTD sử dụng nhiều vốn vay mượn lẫn nhau (22,20% tổng tài sản)
 
1.1.         Quy mô phát triển của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế
Tại thời điểm 31/12/2011, tổng tài sản hệ thống TCTD đạt 4.897.774 tỷ đồng, tăng 17,64% so với 2010,  tương đương 192,86% GDP; dư nợ tín dụng đạt 2.484.780 tỷ đồng, tăng 13,32% so với 2010, tương đương 97,86% GDP, chứng tỏ thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển đồng đều, phụ thuộc lớn vào hệ thống TCTD. Các tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các nước có trình độ phát triển tương đương trong khu vực.

Năm 2011, toàn hệ thống TCTD đạt tốc độ tăng trưởng tài sản khá (tăng 17,64% so với 2010),tuy nhiên có sự phân hóa giữa các nhóm TCTD. Dẫn đầu hệ thống về tốc độ tăng trưởng tài sản là nhóm NHTMCP, với tốc độ tăng 23,34% vượt xa chỉ số tăng trưởng chung toàn ngành (17,64%) và chiếm 46,70% tổng tài sản toàn hệ thống. Tổng tài sản của nhóm NHTMNN tăng trưởng 15,23% so với năm 2010, chiếm 39,11% tổng tài sản toàn hệ thống. Nhóm NHLD&NHNNg và nhóm CTTC chỉ đạt mức tăng trưởng tài sản lần lượt là 9,12% và 3,15% so với năm 2010, chiếm 10,46% và 3,72%  tổng tài sản toàn hệ thống.
-->

1.1.         Cơ cấu tổng tài sản và tổng nguồn vốn
1.1.1.    Cơ cấu tổng tài sản
Cơ cấu tài sản của toàn ngành thay đổi theo hướng kém bền vững và có yếu tố tăng “ảo”. Hoạt động vay, nhận tiền gửi và cho vay, đi gửi vốn lẫn nhau giữa các TCTD diễn ra phổ biến. Tổng số dư tiền gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác (khoản mục bên tài sản có) tại thời điểm 31/12/2011 đạt 1.087.443 tỷ đồng, tăng 26,14% so với cùng kỳ năm 2010. Đồng thời số dư tiền gửi của các TCTD khác và đi vay các TCTD khác (khoản mục bên tài sản nợ) cuối năm 2011 đạt 1.043.870 tỷ đồng, tăng 56,08% so với cùng kỳ năm 2010. Tỷ trọng tiền gửi và cho vay lẫn nhau giữa các TCTD tăng từ 20,71% (năm 2010) lên 22,22% (năm 2011) tổng tài sản toàn hệ thống. Nhóm NHTMCP, NHTM NN và nhóm NHLD&NHNNg có tốc độ tăng tài sản có trên thị trường liên ngân hàng (TT2), lần lượt là 48,69%; 16,26% và 7,8% so với năm 2010; nhóm CTTC&CTTC giảm 24% so năm 2010. Nếu loại trừ khoản tăng tài sản do việc vay gửi lẫn nhau giữa các TCTD thì tổng tài sản toàn hệ thống năm 2011 chỉ đạt 4.193.298 tỷ đồng.
-->
Tỷ trọng dư nợ tín dụng toàn hệ thống so tổng tài sản giảm. Năm 2011 dư nợ cho vay đạt 2.484.780 tỷ đồng, tăng 292.120 tỷ đồng (13,32%) so với cuối năm 2010. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ tín dụng so với tổng tài sản toàn hệ thống giảm từ 52,67% (năm 2010) xuống còn 50,73% (năm 2011).
Nhóm NHTM NN vẫn chiếm ưu thế về thị phần tín dụng. Nhóm NHTM NN chiếm thị phần lớn thứ 2 (39,11%) sau nhóm NHTM CP (46,75%) về tổng tài sản, nhưng lại đứng đầu về thị phần tín dụng với 50,64%, trong khi nhóm NHTM CP chỉ chiếm 37,26% thị phần.

1.1.1.    Cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn các TCTD có sự dịch chuyển theo hướng phụ thuộc nhiều hơn vào TT2 và huy động vốn trên TT1 ngày càng khó khăn hơn. Tỷ trọng tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản giảm từ 51,38% (năm 2010) xuống còn 48,87% (năm 2011). Trong khi đó, nguồn vốn hình thành từ tiền gửi của các TCTD khác và đi vay các TCTD khác lại tăng từ 16,1% (năm 2010) lên 21,3% (năm 2011).
-->
Tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ chậm lại do năm 2011 hầu hết các TCTD đã đạt  mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định. Vốn điều lệ toàn ngành năm 2011 chỉ tăng 27,02%, trong khi năm 2010 tăng tới 40,60%. Trái ngược với xu hướng chung, năm 2011 một số chi nhánh NHNNg tiến hành tăng vốn nhằm tăng cường năng lực tài chính, cạnh tranh với với các TCTD nội địa, góp phần tăng mạnh vốn điều lệ của nhóm này (110,15%). [1]
Tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại so với các năm trước trong khi tỷ lệ nợ xấu lại tăng mạnh. Theo báo cáo, năm 2011, dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt 2.484.780 tỷ đồng, tăng 13,32%, tỷ lệ nợ xấu là 3,10%. Tuy nhiên, các khoản mục tài sản có tính chất tín dụng tăng mạnh, nhằm mục đích lách các quy định về giới hạn cho vay lĩnh vực phi sản xuất, che giấu tốc độ tăng trưởng tín dụng thực và tài sản chất lượng kém. Dư nợ tín dụng toàn hệ thống theo đánh giá lại của UBGSTCQG lớn hơn 12,45% so với dư nợ báo cáo. Đồng thời tỷ lệ nợ xấu thực sự có thể lên tới 11,48% cao hơn 3,7 lần so với số liệu báo cáo.
2.1.1     Tăng trưởng dư nợ
Tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm đáng kể so với các năm trước và có sự phân hóa mạnh giữa các nhóm TCTD. Tổng dư nợ cho vay TT1[2] tại thời điểm 31/12/2011 đạt 2.484.780 tỷ đồng, tăng 13,32% so với cuối năm 2010. Nhóm NHTMNN có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất toàn hệ thống, đạt 15,05%. Nhóm NHTMCP duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng 13,6%, xấp xỉ mức tăng trưởng toàn ngành. Riêng nhóm NHLD, NHNNg chủ động hạn chế tăng trưởng tín dụng; dư nợ cho vay TT1 của nhóm này đạt 213.480 tỷ đồng, chỉ tăng 2,79% so với năm 2010.
-->
Trên thực tế, dư nợ tín dụng cao hơn nhiều so với số liệu báo cáo nếu tính đến các khoản mục tài sản mang tính chất tín dụng. Qua khảo sát, hoạt động tín dụng tại một số TCTD (đặc biệt là nhóm NHTM CP và Cty TC, CTTC) méo mó, biến tướng dưới nhiều hình thức như đầu tư vào chứng khoán nợ của các TCKT (TPDN), ủy thác đầu tư, đặt cọc, ký quỹ, tài sản có khác và khoản phải thu khác,… Số liệu cho thấy, trong khoảng thời gian từ giữa năm 2010 đến hết năm 2011, khi chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng trưởng tín dụng bị hạn chế, dư nợ cho vay vào lĩnh vực BĐS, chứng khoán phải giảm xuống dưới 16% so với tổng dư nợ, một bộ phận không nhỏ các TCTD tăng trưởng mạnh các khoản mục tài sản có như TPDN, ủy thác đầu tư, tài sản phải thu khác từ bên ngoài…. Đây là những khoản cho vay mà các TCTD che dấu dưới nhiều hình thức nhằm lách quy định của NHNN đồng thời đảo nợ và che giấu nợ xấu. Sau khi tính thêm các khoản mục có tính chất tín dụng nói trên, dư nợ toàn hệ thống sau khi đánh giá lại đạt 2.794.247 tỷ đồng, cao hơn số liệu báo cáo từ các TCTD 12,45%; trong đó dư nợ của nhóm Công ty TC&CTTC và nhóm NHTMCP có tỷ lệ tăng mạnh nhất, lần lượt là 59,35% và 23,87%. Riêng phần dư nợ tăng thêm của nhóm NHTM CP chiếm 71,37% tổng dư nợ tăng thêm toàn hệ thống.
Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng đánh giá lại (tại 31/12/2011)
                                                                   Đơn vị: tỷ đồng, %
Nhóm TCTD

Dư nợ theo báo cáo
Dư nợ đánh giá lại
Dư nợ điều chỉnh/ dư nợ báo cáo
NHTM NN
1.257.355
1.291.538
102,72%
NHTM CP
925.165
1.146.038
123,87%
NHLD, NHNNg
213.480
215.196
100,80%
Cty TC, CTTC
88.781
141.475
159,35%
Toàn ngành
2.484.780
2.794.247
112,45%
                                                                                                 Nguồn:UBGSTCQG
2.1.2.   Cơ cấu dư nợ
Dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng mạnh tiềm ẩn nhiều dấu hiệu bất thường. Dư nợ cho vay trung và dài hạn toàn thị trường tăng 15,38% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (41,54%). Trong khi đó, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 58,46% và chỉ tăng 11,9% trong năm 2011. Nhóm Cty TC&CTTC và nhóm NHTM NN có mức tăng lần lượt 27,23% và 17,08%, cao hơn mức tăng bình quân toàn ngành. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung, dài hạn cao là dấu hiệu bất thường trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, lãi suất cao, tồn kho lớn, sức mua giảm, các doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp sản xuất, kỳ hạn vốn huy động ngày càng ngắn lại... Nguyên nhân là do nhiều khoản cho vay ngắn hạn vào các dự án đầu tư BĐS, chứng khoán, các khoản vay khác,… đến hạn không trả được nợ đã được các TCTD cơ cấu lại nợ từ nợ ngắn hạn sang nợ trung, dài hạn. Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn so với tổng dư nợ lên tới 45,24% khi tính thêm khoản mục đầu tư TPDN vào dư nợ cho vay khách hàng. Qua khảo sát, UBGSTCQG nhận thấy hiện tượng nhiều hợp đồng tín dụng trung và dài hạn, lãi và gốc được trả cuối kỳ. Hiện tượng bất thường này cần được đặc biệt quan tâm, nhiều khả năng đây là thủ thuật che giấu nợ xấu của các TCTD.
-->
2.1.2.   Chất lượng tín dụng
Tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn nhiều so với những năm trước, nhưng tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh, phản ánh chất lượng tín dụng đang theo chiều hướng xấu đi. Trong năm 2011 khi tổng dư nợ chỉ tăng 13,32% thì giá trị nợ xấu tăng tới 59,18% (từ 48.400 tỷ đồng lên 77.042 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu tăng tương ứng từ 2,21% (31/12/2010) lên 3,10% (31/12/2011).



Nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng lớn, ẩn chứa nguy cơ nợ xấu có khả năng tăng mạnh trong thời gian tới. Cùng tốc độ tăng của nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn toàn hệ thống TCTD tăng mạnh từ 7,96% (năm 2010) lên 10,47% (năm 2011). Trong cơ cấu nợ quá hạn, nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng 70,39% (năm 2011), tương đương với 183.110 tỷ đồng. Khảo sát của UBGSTCQG cho thấy một phần lớn nợ nhóm 2 này thực chất là nợ xấu. Đáng chú ý, nhóm NHTM NN, tỷ lệ nợ quá hạn lên tới 13,36% trong tổng dư nợ (168.000 tỷ đồng), tăng 47,36% so với năm 2010, trong đó nợ nhóm 2 tăng 44,75% (tương đương 90.438 tỷ đồng).

Chất lượng nợ của nhóm Cty TC,CTTC kém nhất hệ thống. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu rất cao, tương ứng là 22,90% và 16,56%. So với năm 2010 nợ quá hạn và nợ xấu tăng lần lượt là 24,33% và 66,45%. Chất lượng tài sản của nhóm này sẽ suy giảm nhanh trong thời gian tới, khó thu hút thêm nguồn vốn từ TT2. Nếu không kịp thời có chính sách xử lý những công ty TC,CTTC yếu kém và tăng cường, củng cố các công ty còn lại thì sẽ tác động tiêu cực tới hệ thống tài chính.
-->
Bảng 2.2: Nợ xấu và nợ quá hạn so với tổng dư nợ theo báo cáo
Nhóm TCTD
Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ xấu
2010
2011
2010
2011
NHTM NN
10,43%
13,36%
2,16%
2,95%
 NHTM CP
3,53%
6,43%
1,66%
2,30%
NHLD, NNg
4,66%
5,76%
1,20%
1,86%
Cty TC, CTTC
21,06%
22,9%
11,38%
16,56%
Toàn ngành
7,69%
10,47%
2,21%
3,10%
                                                                                        Nguồn: UBGSTCQG
Các tài sản có khác như TPDN, UTĐT, các khoản phải thu khác bên ngoài của các TCTD tăng mạnh. Tại thời điểm 31/12/2011, tổng các khoản đầu tư vào TPDN, ủy thác đầu tư, phải thu khác từ bên ngoài trên toàn hệ thống tăng 14,27% so với năm 2010 và chiếm 7,29% tổng tài sản. Nhóm NHTMCP có các khoản phải thu từ bên ngoài tăng lên tới 123,83% so với năm 2010. Hiện tượng tăng đột biến của các khoản phải thu khác bên ngoài và các khoản đầu tư vào TPDN của hệ thống TCTD năm 2011, cho thấy chất lượng tài sản của các TCTD đang ngày càng suy giảm, cơ cấu các khoản mục tài sản lệch lạc, hiện tượng đảo nợ diễn ra phổ biến. Những việc làm này nhằm mục đích che giấu tốc độ tăng trưởng tín dụng thực, lách các quy định về tỷ lệ dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất và giấu diếm các tài sản chất lượng kém.
UBGSTCQG đã thực hiện đánh giá lại nợ xấu của các TCTD trên cơ sở xác định tỷ trọng nợ xấu đối với các khoản mục có tính chất tín dụng thông qua khảo sát, phỏng vấn, điều tra chọn mẫu,… (Chi tiết xem Phụ lục 01). Theo đánh giá lại, giá trị nợ xấu điều chỉnh toàn hệ thống cuối năm 2011 là 320.822 tỷ đồng, và tỷ lệ nợ xấu/dư nợ điều chỉnh là 11,48%, cao gấp 4,16 lần tỷ lệ nợ xấu báo cáo của các TCTD. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu -->
điều chỉnh của nhóm NHTM CP là 13,98%, cao gấp 7,53 lần so với tỷ lệ nợ xấu báo cáo. Tỷ lệ nợ xấu điều chỉnh của nhóm Cty TC, CTTC cũng lên tới 27,6%, cao hơn 2,66 lần nợ xấu báo cáo. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu điều chỉnh của nhóm NHTM NN và NHLD, NHNNg cũng ở mức cao, lần lượt là 8,15% và 7,55%, gấp 2,84 và 4,1 lần so với số liệu báo cáo. Kết quả trên cho thấy rủi ro hệ thống tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng rất lớn. Việc các TCTD lách hạn mức tăng trưởng tín dụng, che giấu dư nợ cho vay BĐS, chứng khoán, nợ xấu… dẫn tới việc kiểm soát và phát hiện rủi ro khó khăn hơn, gây tổn hại đến chính TCTD đó, tác động lan truyền và ảnh hưởng xấu tới toàn hệ thống TCTD.
Bảng 2.3: Nợ xấu điều chỉnh năm 2011
                                                                                                             Đơn vị: tỷ đồng; %   
Nhóm TCTD
Theo báo cáo
Điều chỉnh
Giá trị nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu
Giá trị nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu
NHTM NN
37.090
2,95%
105.251
8,15%
NHTM CP
21.283
2,30%
160.273
13,98%
NHLD, NHNNg
3.964
1,86%
16.250
7,55%
Cty TC, CTTC
14.706
16,56%
39.048
27,6%
Toàn ngành
77.042
3,10%
320.822
11,48%
          Nguồn:UBGSTCQG
Chất lượng tài sản suy giảm, nợ xấu gia tăng trong khi trích lập DPRR thấp. Tổng số dư DPRR tín dụng của toàn hệ thống là 58.107 tỷ đồng, bằng 22,34% nợ quá hạn và 75,42% nợ xấu. Nếu thực hiện phân loại nợ và trích lập đủ DPRR theo đúng quy định, kết quả kinh doanh của nhiều TCTD sẽ giảm mạnh, không ít TCTD bị thua lỗ.
Bảng 2.4: Dự phòng rủi ro/ nợ quá hạn và nợ xấu theo báo cáo
Đơn vị: tỷ đồng. %
Nhóm TCTD
Năm 2010
Năm 2011
Dự phòng/ nợ xấu
Dự phòng/nợ quá hạn
Dự phòng
Nợ xấu
Dự phòng
Nợ xấu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2010
Năm 2011
NHTM NN
23.208
23.571
30.475
37.090
98,46%
82,17%
20,36%
18,14%
 NHTM CP
9.066
13.508
12.616
21.283
67,12%
59,28%
29,82%
21,2%
NHLD, NNg
2.558
2.487
3.619
3.964
102,86%
91,29%
26,45%
29,41%
Cty TC, CTTC
5.252
8.835
11.397
14.706
59,45%
77,5%
32,12%
56,05%
Toàn ngành
40.084
48.400
58.107
77.042
82,82%
75,42%
23,52%
22,34%
               Nguồn:UBGSTCQG
Sau điều chỉnh, tỷ lệ DPRR ttín dụng/ nợ xấu của toàn hệ thống TCTD giảm mạnh, từ mức 75,42% theo báo cáo xuống còn 18,11%. Nhóm NHTM CP có tỷ lệ thấp nhất (7,87%). Nguyên nhân là do các TCTD không thực hiện đúng việc phân loại nợ và che giấu dư nợ, nợ xấu dưới các hình thức khác, dẫn đến trích lập DPRR  không đủ... trong khi các khoản đầu tư này lại có mức độ rủi ro cao hơn do quy trình thẩm định, theo dõi và giám sát khoản vay lỏng lẻo. Các khảo sát còn cho thấy một số TCTD cố tình che giấu nợ xấu, không trích lập đủ DPRR theo quy định, nhằm ghi nhận lợi nhuận cao.
Bảng 2.5: Dự phòng rủi ro tín dụng điều chỉnh
                                                                                                        Đơn vị: tỷ đồng; %
Nhóm
Số dư dự phòng RRTD
Tỷ lệ dự phòng RRTD/nợ xấu
Tỷ lệ dự phòng RRTD /nợ xấu điều chỉnh
NHTM NN
30.475
82,17%
28,95%
NHTM CP
12.616
59,28%
7,87%
NHLD, NHNNg
3.619
91,29%
22,27%
Cty TC, CTTC
11.397
77,50%
29,19%
Toàn ngành
58.107
75,42%
18,11%
      Nguồn:UBGSTCQG
Dư nợ tín dụng vào lĩnh vực đầu tư và kinh doanh BĐS theo báo cáo đã giảm mạnh như chỉ đạo của NHNN. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường BĐS giảm giá nhanh và đóng băng kéo dài thì việc giảm dư nợ cho vay vào lĩnh vực BĐS và chứng khoán thực tế là không khả thi. Theo số liệu báo cáo của các TCTD, dư nợ cho vay lĩnh vực BĐS giảm 29,40%, từ 273.842 tỷ đồng (năm 2010) xuống 193.345 tỷ đồng (năm 2011), chiếm 7,78% trong tổng dư nợ. Đồng thời, nợ xấu trong lĩnh vực này tăng mạnh từ 1,49% (năm 2010) lên 3,50% (năm 2011). Để tránh sự kiểm soát của cơ quan quản lý cũng như có lợi hơn khi việc tính toán tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và tỷ lệ nợ xấu, giảm dư nợ cho vay phi sản xuất (dưới 16%), một số TCTD đã cơ cấu lại các khoản nợ cho vay BĐS sang các hình thức khác như mua TPDN, UTĐT, ký quỹ, đặt cọc, các khoản phải thu khác bên ngoài,… Qua khảo sát, tỷ lệ dư nợ cho vay/đầu tư vào BĐS thực tế cao hơn số báo cáo và nợ xấu trong BĐS rất lớn. Dư nợ BĐS điều chỉnh cao gấp 1,8 lần số liệu báo cáo và tỷ lệ nợ xấu BĐS điều chỉnh cao gấp 8,4 lần số liệu báo cáo. 
-->
Tương tự, dư nợ cho vay đầu tư và kinh doanh chứng khoán giảm mạnh trong năm 2011 nhưng nghi ngờ được che giấu dưới các khoản mục tài sản khác. Theo báo cáo, tại thời điểm 31/12/2011, dư nợ cho vay đầu tư và kinh doanh chứng khoán đạt 18.049 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực này là 1,32%. Tuy nhiên, theo đánh giá của UBGSTCQG, các TCTD cho vay đầu tư và kinh doanh chứng khoán lên tới 52.172 tỷ đồng, cao hơn 2 lần số liệu báo cáo. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm liên tục kéo dài, thanh khoản cạn kiệt, kinh doanh chứng khoán thua lỗ, các khoản cho vay và đầu tư của TCTD vào lĩnh vực này có rủi ro tín dụng rất cao. Khảo sát cho thấy hơn 70% dư nợ trong lĩnh vực này là nợ xấu.
2.1.2.   Chất lượng tín dụng thị trường 2
Dư nợ cho vay TT2 tăng mạnh, chủ yếu từ nhóm NHTM NN và NHLD, NHNNg. Dư nợ cho vay TT2 của toàn hệ thống TCTD đến cuối năm 2011 lên tới 112.862 tỷ đồng, tăng 123,76% so với năm 2010. Trong đó, dư nợ cho vay TT2 của nhóm NHTM NN là 54.855 tỷ đồng, tăng 175,10% so với năm 2010 chiếm thị phần 48,60%, nhóm NHLD, NHNNg là 49.015 tỷ đồng, tăng 80,5% chiếm 43,43% thị phần. Nhóm NHTM NN có lợi thế về nguồn vốn do nắm giữ một lượng lớn giấy tờ có giá đủ điều kiện chiết khấu với NHNN, dễ dàng tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp từ NHNN thông qua các nghiệp vụ tái cấp vốn, tái chiết khấu. Nhóm NHLD,NHNNg có nguồn vốn được cấp từ ngân hàng mẹ và nguồn vốn trên TT2 quốc tế dồi dào, giá rẻ. Vì vậy, hai nhóm này có điều kiện mở rộng cho vay trên TT2, tìm kiếm lợi nhuận cao trong bối cảnh các nhóm khác khan hiếm vốn.
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay TT2 theo báo cáo
                                                                                  Đơn vị: tỷ đồng, %
Nhóm TCTD
Năm 2010
Năm 2011
Tăng/giảm
Tuyệt đối
Tương đối
NHTM NN
19.940
54.855
34.915
175,10%
 NHTM CP
2.130
6.195
4.065
190,87%
NHLD, NNg
27.155
49.015
21.861
80,50%
Cty TC, CTTC
1.215
2.797
1.582
130,19%
Toàn ngành
50.439
112.862
62.422
123,76%
                                                                                             Nguồn:UBGSTCQG
Sự bùng nổ cho vay TT2 đi đôi với chất lượng tín dụng trên thị trường này giảm mạnh, nợ quá hạn và nợ xấu đều tăng, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro đối với hệ thống. Nợ quá hạn TT2 tại 31/12/2011 là 12.230 tỷ đồng, tăng 94,24% so với năm 2010 và chiếm 10,84% tổng dư nợ cho vay. Nợ xấu là 10.181 tỷ đồng, tăng 120,21% so với 2010. Nợ quá hạn của nhóm NHTM NN 6.945 tỷ đồng, tăng 23,97% so với năm 2010 và chiếm 12,66% tổng dư nợ cho TT2. Nợ quá hạn của nhóm NHTMCP là 336 tỷ đồng, tăng 7,01% so năm 2010, chiếm 5,42% dư nợ cho vay TT2 của nhóm.
Bảng 2.7: Nợ quá hạn trên TT2
                                                                   Đơn vị: tỷ đồng, %
Nhóm TCTD
Năm 2010
Năm 2011
Tăng/giảm
Tuyệt đối
Tương đối
NHTM NN
5.602
6.945
1.343
23,97%
NHTM CP
314
336
22
7,09%
NHLD, NNg
0
4.857
4.858
100,00%
Cty TC, CTTC
381
92
-289
-75,93%
Toàn ngành
6.296
12.230
5.933
94,24%
                                                                  Nguồn:UBGSTCQG
Tuy nhiên, các số liệu nêu trên chỉ phản ánh được một phần thực trạng tín dụng và chất lượng tín dụng trên TT2, do những bất cập trong quy định pháp luật về quản lý đối với tiền gửi giữa các TCTD. Hiện nay, số dư tài khoản tiền gửi tại các TCTD khác rất lớn và về bản chất rủi ro không có gì khác biệt với cho vay TT2. Theo quy định hiện nay, tiền gửi TT2 không thực hiện phân loại nợ như cho vay TT2 nhưng trên thực tế không tránh khỏi tình trạng quá hạn, thậm chí là nợ xấu. Tại 31/12/2011, tổng số dư tiền gửi trên thị trường TT2 đạt 974.498 tỷ đồng, tăng 20,06% so cuối năm 2010. Nếu áp dụng tỷ lệ nợ quá hạn, của các khoản cho vay trên TT2 (10,84%) đối với các khoản tiền gửi TT2 thì số tiền gửi đến hạn chưa thể thu về lên tới 105.596 tỷ đồng.
1.   Nhìn chung thanh khoản trên TT1 năm 2011 thiếu bền vững, các TCTD luôn trong trạng thái căng thẳng thanh khoản, biểu hiện rõ qua các đặc điểm sau:
·    Tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi toàn hệ thống sau điều chỉnh lên tới 116,89%.
·    Mất cân đối nghiêm trọng giữa cho vay và huy động ngoại tệ, tỷ lệ cho vay/huy động ngoại tệ lên tới 129,19%.
·    Các TCTD luôn trong tình trạng khó chủ động nguồn vốn huy động do tiền gửi TCKT có xu hướng giảm, doanh số tiền gửi rút trước hạn tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ 2010. Khoảng trống kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ ngày càng rộng hơn và được bù đắp bằng vốn TT2.
·    Vòng quay vốn tăng trong 6 tháng cuối năm, các TCTD tăng cường quay vòng vốn để đảo nợ và che giấu các khoản nợ xấu.
2.   Giao dịch trên TT2 diễn ra hết sức phức tạp: chênh lệch gia tăng giữa cho vay và huy động TT1 khiến các TCTD buộc phải bù đắp bằng vốn liên ngân hàng. Giữa các TCTD có sự phân hóa rõ rệt thành nhóm thừa thanh khoản và nhóm thiếu hụt thanh khoản, mất lòng tin giữa các TCTD khiến luồng vốn bị tắc nghẽn, gây ra tình trạng mất thanh khoản cục bộ trên thị trường.
3.   Rủi ro thanh khoản đang lan truyền từ tổ chức thiếu hụt thanh khoản sang các TCTD có thanh khoản tốt do nợ đọng vốn trên TT2
 
2.2.1. Thanh khoản trên TT1
Thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng trên TT1 năm 2011 nhiều bất ổn, tỉ lệ cho vay/huy động tiền gửi[1] liên tục tăng mạnh trong 3 năm gần đây, từ  83,38% (2008) lên tới 103,36% (2011). Nhóm NHTM NN có sự biến động lớn nhất, tỷ lệ cho vay/huy động của nhóm có thời điểm lên tới 118,23% (30/6/2011) tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm tỷ lệ này được cải thiện xuống còn 109,33%. Huy động vốn hiệu quả cùng với tăng trưởng dư nợ nợ thấp giúp nhóm NHLD,NNg cải thiện đáng kể tình hình thanh khoản; tỷ lệ cho vay/huy động giảm từ 141,21% (2010) xuống còn 114,16% (2011).  
-->
Tuy nhiên, trên thực tế dư nợ tín dụng của hệ thống cao hơn so với số báo cáo, tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi toàn hệ thống sau khi đã bổ sung thêm các hình thức lách tín dụng như TPDN, UTĐT,…lên tới 116,89%. Đáng lưu ý, nhóm NHTM CP có sự điều chỉnh mạnh nhất, từ 88% lên mức 109,14%.
            Tương tự, số liệu công bố mới nhất của Fitch Rating vào tháng 3/2012 cũng cho thấy tỷ lệ cho vay/tiền gửi của Việt Nam (103,87%) cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và chỉ đứng sau Hàn Quốc (136%) trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương. 
-->
Tỷ lệ cho vay/tiền gửi ngoại tệ rất cao, tiềm ẩn rủi ro thanh khoản, tác động xấu tới thị trường ngoại hối và hệ thống ngân hàng. Tại  31/12/2011, tỷ lệ cho vay/huy động ngoại tệ toàn hệ thống ở mức 129,19%, chênh lệch lên tới 123.366 tỷ đồng. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở nhóm NHTM NN (124,08%) và NHLD& NHNNg (147,44%).

Mất cân đối ngoại tệ  buộc các TCTD phải vay ngoại tệ từ các TCTD tại nước ngoài để bù đắp nguồn ngoại tệ bị thiếu hụt. Vay ngoại tệ từ các TCTD nước ngoài lên tới 5,32 tỷ USD[1], tăng 26% so với 31/12/2010. Trong đó nhóm NHTM NN và nhóm NHLD,NNg chiếm tỷ trọng lớn nhất toàn ngành, lần lượt là 40,25% và 37,81%. Ngoài ra, lãi suất huy động và cho vay USD trong nước cao hơn so với lãi suất 3 tháng Sibor 0,52% , Libor 0,526 % trên thị trường quốc tế và  lãi suất huy động USD các nước trong khu vực (Thái Lan, Trung Quốc), nên các NHLD,NNg đã tận dụng nguồn vốn rẻ nước ngoài để gửi hoặc cho vay các TCTD trong nước. Tiền gửi và cho vay của nhóm NHLD,NNg tại các TCTD khác tăng 7,98% so với 2010. Thực trạng này tiềm ẩn rủi ro tỷ giá khi TCTD phát sinh tăng vọt nhu cầu ngoại tệ tại thời điểm đáo hạn, gây áp lực đến tỉ giá trong tương lai.
Bảng 2.8: Vay ngoại tệ từ các TCTD ở nước ngoài của các nhóm TCTD
                                                                           Đơn vị: tỷ đồng,%
Nhóm
Vay TCTD ở nước ngoài bằng ngoại tệ
Tỷ trọng so với toàn ngành
2010
T6/2011
2011
2010
2011
NHTM NN
33.646
43.505
44.570
38,21%
40,25%
NHTM CP
12.600
17.141
21.780
14,31%
19,67%
NHLD, NHNNg
39.640
50.237
41.866
45,02%
37,81%
Cty TC, CTTC
2.167
2.397
2.518
2,46%
2,27%
Toàn ngành
88.054
113.280
110.734
100%
100%
                                                                      Nguồn: UBGSTCQG
Thanh khoản của các TCTD luôn nằm trong tình trạng bị động do tiền gửi từ TCKT có xu hướng giảm, tiền gửi từ TCKT  giảm 0,13% (31/12/2011), trong khi 31/12/ 2010 tăng 34,7% so với cùng kỳ; đồng thời doanh số tiền gửi từ dân cư bị rút trước khi đáo hạn tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ 2010, dòng tiền huy động của các TCTD biến động mạnh, trong đó tập trung chủ yếu ở 2 nhóm NHTM NN và NHTM CP.
Rủi ro thanh khoản có xu hướng tăng ở nhóm NHTM NN,  tỷ lệ cho vay/huy động của nhóm tăng liên tục từ 83,05% (2008) lên 109,33% (2011). Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên là do trong vòng 3 năm trở lại đây, nhóm NHTM CP với nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn đã mở rộng thị phần tiền gửi của nhóm từ 31,56% (2008) lên 43,67% (2011) , thị phần tiền gửi của nhóm NHTM NN ngày càng bị thu hẹp lại, giảm từ 57,52% (2008) xuống 48,04% (2011). Tốc độ tăng trưởng huy động cũng giảm mạnh từ 11,94% (2009) xuống 9,32% (2011), đặc biệt tính tới 30/6/2011, huy động tiền gửi giảm 7,14% so với 31/12/2010. Ngoài ra, doanh số tiền gửi rút trước hạn của nhóm NHTM NN chiếm 32% doanh số toàn ngành, tăng gấp 2 lần so với 2010.
Nhóm NHTM CP chịu áp lực lớn từ việc khách hàng rút trước hạn. Doanh số tiền gửi rút trước kỳ hạn của nhóm chiếm gần 60% doanh số của toàn ngành, trong khi  tỷ lệ cho vay/ huy động điều chỉnh của nhóm lên tới 109,14%. Doanh số tiền gửi rút trước hạn của nhóm NHTM CP 6 tháng cuối năm 2011 tăng 67% so với cùng kỳ 2010. Mất cân đối cho vay/huy động khiến một số TCTD trong nhóm này buộc phải đưa ra các biện pháp cạnh tranh thu hút vốn quyết liệt bằng lãi suất để hút tiền gửi.
Tình trạng các TCTD tăng cường cho vay đảo nợ vào thời điểm cuối năm nhằm che dấu nợ xấu diễn ra phổ biến trên toàn hệ thống, Vòng quay vốn giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm nhưng tăng trở lại vào các tháng cuối năm. Vòng quay tín dụng 2011 được cải thiện do doanh số cho vay 6 tháng cuối tăng 19,26%, trong khi tín dụng tăng nhẹ (13,32%). Điều này phản ánh hiện tượng các TCTD thu hẹp  kỳ hạn các khoản vay, điều -->
chỉnh được hạn mức tăng trưởng tín dụng theo quy định, mặt khác cơ cấu lại các khoản vay có nguy cơ chuyển nhóm nợ.
Hình 2.19: Vòng quay vốn tín dụng toàn ngành
Nguồn: UBGSTCQG
Có 4 lý do cơ bản dẫn tới tình trạng căng thẳng thanh khoản trên toàn hệ thống: Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn so với huy động trong một thời gian dài dẫn tới tình trạng mất cân đối nghiêm trọng cả về loại tiền lẫn cơ cấu kỳ hạn. Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2005-2010 bình quân 30%/năm trong khi tăng trưởng huy động từ TCKT và dân cư bình quân 21,17%; huy động ngày một suy giảm do tác động bởi cung tiền hạn chế, trần lãi suất tiền gửi, biến động tiêu cực từ các khu vực kinh tế khác... Thậm chí, tăng trưởng tín dụng năm 2011 đột ngột giảm mạnh chỉ còn 13,32% nhưng vẫn cao hơn so với tăng trưởng huy động tiền gửi từ TCKT và dân cư (12,71%). Sự chênh lệch này khiến tỷ lệ cho vay/ huy động luôn trên 100% và diễn ra ở hầu hết các nhóm TCTD.
-->
Thứ hai , cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn mất cân đối và thiếu bền vững do các TCTD nhiều năm trở lại đây tăng mạnh cho vay đầu tư phát triển dự án (trung, dài hạn), tiềm ẩn nhiều rủi ro như xây dựng, BĐS,…Thị trường BĐS phát triển quá nóng đột ngột giảm giá mạnh, không có giao dịch, nhiều khoản vay bị đóng băng và trở thành nợ xấu. Trong khi đó, cuộc đua lãi suất huy động ngầm trên TT1 khuyến khích dòng tiền dịch chuyển mạnh mẽ giữa các TCTD, đến những nơi có lãi suất cao hơn. Điều này khiến các TCTD đối mặt với tình trạng mất cân đối kỳ hạn thường trực do không cân đổi được kỳ hạn tài sản và nguồn vốn.
Thứ ba, tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn, huy động tiền gửi từ TCKT giảm 0,13% so với 31/12/2010. Kinh tế khó khăn, hàng tồn kho nhiều, tốc độ lưu chuyển hàng hóa và tiền tệ chậm lại, vốn bị kẹt trong hàng tồn kho nhiều... Theo khảo sát của UBGSTCQG, lượng hàng tồn kho toàn thị trường tăng 45% so với 2010, vòng quay hàng tồn kho chậm lại, vòng quay vốn lưu động chậm, dòng tiền từ các TCKT chưa thể quay trở lại hệ thống ngân hàng.
Cuối cùng, chênh lệch giữa cho vay và huy động ngoại tệ ngày càng lớn, nguyên nhân đến từ 2 phía: (i) Đối với khách hàng :các điều kiện vay ngoại tệ mở rộng (cho cả đối tượng xuất và nhập khẩu) trong khi lãi suất cho vay ngoại tệ thấp hơn lãi suất cho vay nội tệ 10-15%/năm đã làm tăng cầu tin dụng ngoại tệ; (ii) Đối với các TCTD, tỷ giá ổn định trong một thời gian và chi phí huy động/vay ngoại tệ  rẻ hơn so với VND (do chi phí huy động USD thấp hơn chi phí huy động nội tệ) đã “khuyến khích” các TCTD tăng “cung” tín dụng ngoại tệ.
2.2.2 Thanh khoản trên TT2
Năm 2011, TT2 xuất hiện nhiều hiện tượng khác thường như (i) các TCTD thừa vốn và thiếu vốn đều phát sinh đồng thời nhu cầu đi vay – cho vay (gửi và nhận gửi); (ii) lãi suất tiền gửi, cho vay giữa các TCTD nhiều thời điểm cao hơn lãi suất cho vay TCKT và cá nhân; (iii) sự nghi ngờ và mất lòng tin giữa các TCTD với nhau diễn ra phổ biến, quan hệ vay mượn trên thị trường TT2 đòi hỏi phải có tài sản bảo đảm. Nghiệp vụ vay và gửi tiền giữa các TCTD không đơn thuần là hỗ trợ thiếu hụt thanh khoản tạm thời, mà được các TCTD sử dụng tối đa để phục vụ mục đích tăng tài sản có tính thanh khoản cao nhằm cải thiện các chỉ số thanh khoản, che dấu chất lượng tài sản, và việc mất cân đối kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.

Các TCTD có sự phân hóa thành 2 nhóm, nhóm thanh khoản ổn định  và nhóm thiếu hụt thanh khoản. Trong năm 2011, tính liên thông của thị trường bị ách tắc do sự thiếu minh bạch về thực trạng tài chính và mất lòng tin lẫn nhau giữa các TCTD. Cuói quý 2 và quý 3/2011, giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đột ngột giảm mạnh. Nhiều TCTD tập trung vào việc thu hồi nợ, giao dịch chỉ bắt đầu trở lại khi các TCTD cho vay kèm theo các tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao hoặc các tài sản bảo đảm có giá trị khác. Dòng vốn ách tắc trên TT 2 làm tình trạng mất thanh khoản cục bộ lan truyền từ TCTD thanh khoản không lành mạnh sang các TCTD có thanh khoản ổn định, gây rủi ro thanh khoản hệ thống.
Ngày càng có nhiều TCTD phụ thuộc vào nguồn vốn trên TT 2. Tỷ lệ huy động TT 2/Tổng tài sản tăng từ 16% (31/12/2010) lên 21,3% (31/12/2011), có một vài TCTD tỷ lệ này chiếm tới 50% tổng tài sản (như NHTM CP Tiên Phong 57,56%, NHTM CP Đại Á 56,49% , NHTM CP Đông Nam Á 54,73%), huy động TT 2 tăng tới 56% so với cùng kỳ 2010.
Bảng 2.9: Cơ cấu huy động vốn thị trường I và II so với Tổng tài sản theo báo cáo
Nhóm
Huy động TT1/TTS
Huy động TT2/TTS
2010
2011
2010
2011
NHTM NN
63,28%
60,03%
7,57%
11,02%
NHTM CP
49,90%
45,91%
19,94%
24,98%
NHLD, NNg
31,31%
36,35%
25,05%
39,19%
Cty TC, CTTC
8,20%
9,73%
31,37%
33,14%
Toàn ngành
51,38%
49,09%
16,06%
21,31%
                 Nguồn: UBGSTCQG
-->
Mặt khác, các TCTD tăng cường việc phát hành GTCG và nắm giữ chứng khoán nợ do TCTD khác phát hành làm tăng tài sản Có tính thanh khoản trong tổng tải sản. Tính tới cuối năm 2011, các TCTD đã thu về 290.963 tỷ từ việc phát hành GTCG, tăng 7,12% so với 2010. Đặc biệt, nhóm NHTM CP chiếm 81,57% giá trị GTCG toàn ngành, tăng 13,17% so với 2010. Đồng thời, đây cũng là nhóm sở hữu nhiều chứng khoán nợ do các TCTD khác phát hành nhất (138.013 tỷ đồng), chiếm 76,05% thị phần toàn ngành. UBGSTCQG cho rằng, thực chất đây chính là các khoản vay và cho vay lẫn nhau giữa các TCTD. Điều chỉnh GTCG tính vào cho vay và huy động trên thị trường 2 thì tỷ lệ cho vay/huy động  của nhóm NHTM CP lên tới 119,63%.
Bảng 2.10: Tỷ lệ huy động/cho vay TT2 năm 2011
Nhóm
Tỷ lệ huy động/cho vay TT2
Báo cáo
Điều chỉnh
NHTM NN
74,58%
79,33%
NHTM CP
106,39%
119,63%
NHLD, NNg
82,57%
84,39%
Toàn ngành
95,99%
105,18%
Nguồn: UBGSTCQG
Tại 31/12/2011 nợ quá hạn trên TT 2 lên tới 12.230 tỷ đồng, tăng 94,2% tỷ so với năm 2010, là nguyên nhân chính dẫn đến mất thanh khoản của toàn thị trường. Nợ xấu TT1 là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến nợ quá hạn của các TCTD trên TT 2. Một số TCTD lâm vào tình trạng mất thanh khoản, không trả được nợ và mất khả năng thanh khoản. Nhiều TCTD khác buộc phải thu hẹp hoạt động tín dụng trên TT2 tập trung thu hồi nợ và kiểm soát tài sản thế chấp của các TCTD mất khả năng thanh toán.
Theo báo cáo, chênh lệch thu chi toàn ngành tăng 33,59% nhưng kết quả kinh doanh này thực chất kém bền vững, tốc độ tăng chi phí mạnh hơn thu nhập và lợi nhuận. Theo đánh giá lại của UBGSTCQG, kết quả kinh doanh toàn hệ thống năm 2011 thực tế thua lỗ lên tới 118.769 tỷ đồng thay vì lãi 49.693 tỷ đồng như báo cáo từ các TCTD.
NIM đạt 3,42%, tăng so với năm 2010 nhưng không phản ánh đúng thu nhập lãi ròng từ hoạt động tín dụng. Lãi dự thu tăng mạnh so với năm 2010, đồng thời việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chưa đúng và đầy đủ theo quy định khiến hiện tượng “lãi giả” phổ biến trong hệ thống TCTD.
 
Kết quả kinh doanh toàn ngành ngân hàng không khả quan như số liệu báo cáo. Theo báo cáo, chênh lệch thu chi toàn hệ thống TCTD năm 2011 đạt 49.693 tỷ đồng, tăng 33,59% so với năm 2010 (kết quả kinh doanh chính thức được công bố khi TCTD đã trích lập dự phòng rủi ro, phân bổ các quỹ, kết chuyển thu nhập chi phí và nộp thuế đầy đủ). Lợi nhuận giữa nhóm TCTD không đồng đều, chênh lệch thu chi của nhóm NHTM CP sụt giảm mạnh, chênh lệch thu chi năm 2011 tăng 19,04%, thấp hơn mức tăng năm 2010 (42,45%). Ngược lại, nhóm NHTM NN, chênh lệch thu chi năm 2011 tăng 31,59% cao hơn năm 2010 (21,85%). Bên cạnh một số TCTD hoạt động hiệu quả còn không ít đơn vị phải điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận, hoặc không đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra, thậm chí là chịu thua lỗ.
Theo số liệu báo cáo, ROE và ROA[2] toàn hệ thống năm 2011 lần lượt đạt 14,26% và 1,12%. Hiệu quả sinh lời toàn ngành tăng so với năm 2010 nhưng thấp hơn năm 2009. Xét chỉ tiêu hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu, nhóm NHTM NN dẫn đầu (18,01%), tiếp theo là nhóm NHTM CP (14,85%), nhóm NHLD, NHNNg (12,52%), riêng nhóm Cty TC, CTTC hoạt động thua lỗ, ROE ở mức -1,43%. Nếu so với khu vực doanh nghiệp tỷ lệ ROE đạt mức 14,93% (năm 2011) thì hiệu quả sinh lời theo báo cáo của khu vực ngân hàng thấp hơn so với các ngành nghề kinh doanh khác trong nền kinh tế.
Tổng chi phí của các TCTD ngày càng tăng cao. Trong 3 năm vừa qua, tỷ lệ tổng chi phí/tổng thu nhập toàn hệ thống ngày càng tăng, liên tiếp từ 92,78% (năm 2009) lên 93,79% (năm 2010) và 95,21% (năm 2011). Riêng nhóm NHLD, NHNNg có tình hình kinh doanh khả quan hơn, tỷ lệ tổng chi phí/tổng thu nhập của nhóm này giảm dần. Đặc biệt, nhóm Cty TC, CTTC có tỷ lệ này tăng cao do tình hình thua lỗ kéo dài. Mặt khác, xét toàn ngành, tốc độ tăng tổng chi phí cao hơn nhiều so với tốc độ tăng tổng lợi nhuận  -->trước thuế. Lợi nhuận trước thuế tăng 30,96% trong khi tổng chi phí tăng tới 75,79%. Nhóm NHTM CP có lợi nhuận tăng 19,04% trong khi tổng chi phí tăng tới 82,72%.
Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập phản ánh hoạt động của hệ thống TCTD phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động tín dụng. Năm 2011, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 89,13% trong tổng thu nhập (năm 2010 là 83,98%; năm 2009 là 78,85%). Nhóm NHTM NN thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tới 92,13% trong tổng thu nhập, cao nhất toàn ngành. Thấp nhất là nhóm NHLD, NHNNg thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 71,83% tổng thu nhập.
Bảng 2.11: Cơ cấu thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu nhập theo báo cáo
Nhóm
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
NHTM NN
86,38%
89,95%
92,13%
NHTM CP
73,23%
80,04%
88,07%
NHLD, NNg
65,59%
66,44%
71,83%
Cty TC, CTTC
63,65%
78,84%
76,72%
Toàn ngành
78,85%
83,98%
89,13%
Nguồn: UBGSTCQG
Cơ cấu các khoản thu nhập từ hoạt động tín dụng của các TCTD thiếu bền vững. Thu lãi từ cho vay và cho thuê tài chính các TCKT và cá nhân chỉ chiếm 45,35% trong tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng. Thu lãi tiền gửi liên ngân hàng[1] chiếm tỷ trọng rất cao trong thu nhập từ hoạt động tín dụng, tăng từ 26,80% (năm 2010) lên 34,04% (năm 2011). Như vậy, các ngân hàng thay vì huy động vốn để cho vay nền kinh tế lại chuyển sang vay mượn lẫn nhau và tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn. Điều này thể hiện sự thiếu bền vững trong hoạt động của các TCTD và không có lợi cho nền kinh tế. Về nguyên tắc, -->việc đi vay và cho vay trên thị trường liên ngân hàng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời, không phải là hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận bền vững.

Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên (NIM) toàn ngành tăng nhưng có sự phân hóa rõ nét giữa các nhóm TCTD và có sự khác biệt giữa các TCTD trong cùng nhóm. Tính chung toàn ngành, tỷ lệ NIM tăng từ 2,88% (năm 2010) lên 3,42% (năm 2011). Tỷ lệ này của nhóm NHTM NN và NHTM CP tăng cao, phản ánh ưu thế của hai nhóm này trong huy động và cho vay. Nhóm NHTM NN có NIM ở mức 4,15%, tiếp theo là nhóm NHTM CP ở mức 3,16%. Tuy nhiên, trong nhóm NHTM CP, NIM của mỗi đơn vị dao động từ mức -3% lên tới 7%, và không có sự phân biệt giữa NH quy mô lớn hay nhỏ, tại một số NHTM CP nhỏ NIM vẫn có thể đạt 6,6%. Trong điều kiện các doanh nghiệp rất khó khăn do kinh tế suy giảm, lãi suất vay rất cao, hiện tượng NIM tăng và đặc biệt cao ở nhóm NHTM NN là bất hợp lý.
Chỉ số NIM tăng nhưng chưa phản ánh đúng thu lãi ròng từ hoạt động tín dụng do yếu tố khoản mục lãi dự thu lớn. Năm 2011, lãi dự thu từ hoạt động tín dụng của toàn hệ thống tăng mạnh (72,84%) trong khi tín dụng chỉ tăng 13,32%, đây là dấu hiệu bất thường, phản ánh chất lượng tín dụng đang xấu đi. Đặc biệt, lãi dự thu của nhóm NHTM CP năm 2011 tăng 132,38% so với năm 2010. Khoản lãi dự thu của nhóm này tương ứng với 2,49% tổng dư nợ, nhiều đơn vị trong nhóm có tỷ lệ này cao trên 4%, cá biệt có NHTM CP Việt nam Tín nghĩa lãi dự thu tương đương với 13,09% tổng dư nợ. Khảo sát cho thấy có hiện tượng một số TCTD không thực hiện đúng nguyên tắc kế toán chuyển nhóm nợ mà không đồng thời chuyển lãi dự thu thành chi phí và tiếp tục theo dõi ở ngoại bảng. Như vậy, nhiều khả năng các TCTD này cố tình hạch toán sai nguyên tắc kế toán để làm tăng thu nhập, “làm đẹp” báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại thời điểm cuối năm.
Bảng 2.12: Tỷ lệ lãi dự thu hoạt động tín dụng/thu lãi cho vay và cho thuê tài chính
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Nhóm
Năm 2010
Năm 2011
Tăng/giảm lãi dự thu
Lãi dự thu từ hoạt động tín dụng
Lãi dự thu/dư nợ
Lãi dự thu từ hoạt động tín dụng
Lãi dự thu/dư nợ
NHTM NN
12.408
1,14%
16.002
1,27%
28,96%
NHTM CP
9.922
1,22%
23.056
2,49%
132,38%
NHLD,NHNNg
1.061
0,51%
1.279
0,60%
20,52%
TCCTTC
1.159
1,49%
2.095
2,40%
80,78%
Toàn ngành
24.550
1,12%
42.432
1,71%
72,84%
Nguồn: UBGSTCQG
Lãi thuần từ các hoạt động khác ngoài hoạt động tín dụng của các nhóm TCTD có nhiều vấn đề cần xem xét. Có 20/37 NHTM CP bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, tổng mức thua lỗ của 20 NHTM CP này lên tới 4.256 tỷ đồng. Đây là mức thua lỗ đột biến vì năm 2010 hoạt động này của nhóm NHTM CP chỉ thua lỗ 569 tỷ đồng. Không loại trừ khả năng một số TCTD lợi dụng trần lãi suất huy động USD ở mức thấp so với trần lãi suất VND, đã huy động vốn ngoại tệ với giả rẻ và cho vay ra bằng VNĐ, khi tỷ giá biến động TCTD phải chịu lỗ về kinh doanh ngoại hối khá lớn. Ngược lại, nhóm NHTM NN có lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2011 là 2.502 tỷ đồng, tăng 93,15% so với năm 2010.
Bảng 2.13: Lãi/lỗ thuần từ các hoạt động của TCTD năm 2011 theo báo cáo
Đơn vị: tỷ đồng
Nhóm TCTD
Hoạt động tín dụng
Hoạt động dịch vụ
Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Hoạt động kinh doanh khác
NHTM NN
70.542
5.035
2.502
 -1.627
NHTM CP
60.521
5.579
-2.989
2.445
NHLD, NHNNg
12.465
2.282
3.084
535
Cty TC, CTTC
2.889
226
102
749
Toàn ngành
144.418
13.122
2.698
2.102
Nguồn: UBGSTCQG
Chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng đột biến (100,83%) so với năm 2010, cao nhất là nhóm NHTM NN, chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng 129,82%. Tuy nhiên, với mức nợ xấu theo báo cáo năm 2011, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng/nợ xấu mới chỉ đạt 75,42%. Trong trường hợp nợ xấu được điều chỉnh lại (như đã trình bày ở phần chất lượng tài sản) và để dự phòng rủi ro tín dụng đủ để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra thì chi phí trích lập dự phòng còn phải tăng lên rất cao, do đó sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận trong tương lai.
Bảng 2.14: Chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo báo cáo
Đơn vị: tỷ đồng
Nhóm
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
Tăng/giảm chi phí dự phòng
Năm 2010
Năm 2011
NHTM NN
12.763
29.331
129,82%
NHTM CP
6.030
8.870
47,09%
NHLD,NHNN
777
1.578
103,20%
TCCTTC
965
1.650
71,10%
Toàn ngành
20.534
41.238
100,83%
                  Nguồn: UBGSTCQG
Thực hiện đánh giá lại kết quả kinh doanh theo phương pháp tính mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bằng 70% nợ xấu điều chỉnh thì kết quả kinh doanh của hệ thống TCTD rất xấu không khả quan như số liệu được công bố. Chênh lệch thu chi sau khi đánh giá lại của các TCTD giảm mạnh, chỉ một số chi nhánh NHNNg có lợi nhuận, còn phần lớn các TCTD thua lỗ. Toàn hệ thống TCTD thua lỗ khoảng 117,586 tỷ đồng, tương đương 29,59% vốn chủ sở hữu. Nhóm NHTM NN và NHTM CP có thể thua lỗ xấp xỉ -->
23,62% và 40,81% vốn chủ sở hữu của nhóm. Nghiêm trọng nhất là nhóm Cty TC, CTTC khoản thua lỗ lên tới 17.006 tỷ đồng, tương đương 70,27% vốn chủ sở hữu của nhóm.
Bảng 2.15: Chênh lệch thu chi điều chỉnh                                 
Đơn vị: Tỷ đồng
Nhóm
Chênh lệch thu chi báo cáo
Chênh lệch thu chi điều chỉnh
Vốn chủ sở hữu
Chênh lệch thu chi điều chỉnh/VCSH
NHTM NN
             17.731
        -25.470
107.834
-23,62%
NHTM CP
             25.017
        -74.558
182.700
-40,81%
NHLD, NHNNg
               6.497
         -552
82.705
-0,67%
Cty TC, CTTC
                -530
        -17.006
24.202
-70,07%
Toàn ngành
             48.714
     -117.586
397.442
-29,59%
Nguồn: UBGSTCQG
Theo số liệu báo cáo chính thức, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) toàn ngành ít được cải thiện so với năm 2010 (từ 11,56% lên 11,62%) và vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Toàn hệ thống có 9 TCTD không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn theo quy định (≥ 9%). Theo đánh giá lại của UBGSTCQG tỷ lệ an toàn vốn thực tế của hệ thống TCTD chỉ ở mức 5,35%.
Theo số liệu báo cáo, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) toàn ngành nhìn chung đáp ứng quy định (≥ 9%), tuy nhiên có sự biến động khác nhau giữa các nhóm TCTD.  Tại 31/12/2011, CAR toàn ngành đạt 11,62%, cao hơn năm 2010 (11,00%). Tỷ lệ CAR của nhóm NHTM NN có cải thiện, đạt 9,06% và chỉ còn NH NN&PTNT  là chưa đảm bảo được yêu cầu theo quy định (chỉ đạt 7,9%). Ngoài ra, còn 3/37 TCTD trong nhóm NHTM CP không duy trì được tỷ lệ CAR ≥ 9%.
Đáng chú ý là theo quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN, chỉ phần lợi nhuận không chia mới được tính vào vốn tự có của TCTD. Tuy nhiên, theo quan sát, các TCTD không tuân thủ Thông tư 13 và tính lợi nhuận chưa phân phối năm 2011 vào vốn tự có tháng 12/2011. Theo điều chỉnh của UBGSTCQG, nếu loại trừ lợi nhuận chưa phân phối ra khỏi vốn tự có thì tỷ lệ an toàn vốn toàn ngành chỉ ở mức 9,09% thay vì còn số 11,62% như báo cáo và số lượng TCTD không đạt tỷ lệ CAR tối thiểu sẽ tăng lên 17 đơn vị.

Tỷ lệ an toàn vốn được cải thiện là do tốc độ tăng của vốn tự có cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản có rủi ro. Điển hình là nhóm NHTM NN, hệ số CAR được cải thiện rõ rệt nhờ vốn tự có tăng 35,86% so với năm 2010, trong khi tổng tài sản có rủi ro chỉ tăng 6,49%. Tính chung toàn ngành, vốn tự có tăng 34,20% và tổng tài sản có rủi ro tăng 26,91% dẫn đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được cải thiện từ 11,56% năm 2010 lên 11,62% năm 2011.
Bảng 2.16: Tốc độ tăng vốn tự có và tổng tài sản có rủi ro của hệ thống TCTD
Đơn vị: Tỷ đồng,%
 Nhóm
Năm 2010
Năm 2011
Tăng/giảm
Vốn tự có
Tổng tài sản "Có" rủi ro
Vốn tự có
Tổng tài sản "Có" rủi ro
Vốn tự có
Tổng tài sản "Có" rủi ro
NHTM NN
85.131
1.199.121
115.662
1.276.897
35,86%
6,49%
NHTM CP
143.595
965.816
172.043
1.324.493
19,81%
37,14%
NHLD, NNg
13.321
37.782
28.614
116.028
114,80%
207,10%
Cty TC, CTTC
3.367
30.770
13.029
117.110
286,96%
280,60%
Toàn ngành
245.413
2.233.490
329.348
2.834.528
34,20%
26,91%
Nguồn: UBGSTCQG
Tỉ lệ an toàn vốn của các TCTD vượt mức tối thiểu 9% tuy nhiên vẫn thấp hơn các nước trong khu vực và vốn tự có chủ yếu chỉ bao gồm vốn cấp 1.  Các quốc gia khác trên thế giới, kể cả những nền kinh tế mới nổi, tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ vốn cấp 1/tổng tài sản co rủi ro có một khoảng cách nhất định, tức là vốn cấp 2 vẫn thể hiện được vai trò của mình trong việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn chung. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hai tỷ lệ này gần như không có khoảng cách (11,62% và 10,98%). 
-->
Tài sản Có rủi ro phần lớn là loại tài sản có hệ số rủi ro 100% (chiếm 40,50% tổng tài sản có nội bảng), là các khoản cho vay thông thường và các khoản phải thu khác. Loại tài sản có hệ số rủi ro bằng 250% chiếm tỷ trọng nhỏ (3,05%), là các khoản cho vay vào lĩnh vực BĐS và chứng khoán. Tuy nhiên, rất khó xác định tính minh bạch trong việc tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại các TCTD do nhiều khoản cho vay vào lĩnh vực BĐS và chứng khoán (có hệ số rủi ro cao) đã được hạch toán vào TPDN, ủy thác đầu tư, phải thu khác với hệ số rủi ro thấp hơn. Mặt khác, Thông tư 13/2010/TT-NHNN mới chỉ phản ánh được rủi ro tín dụng của TCTD mà chưa phản ánh được rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.
Theo tính toán của UBGSTCQG, các khoản thua lỗ sau khi đánh giá lại làm giảm trừ vốn tự có của các TCTD, khiến tỷ lệ CAR toàn hệ thống giảm xuống còn 5,35% thay vì 11,62% như con số đã báo cáo, hay con số 9,09% theo điều chỉnh bước đầu của UB. Chỉ có nhóm NHLD, NH100% vốn nước ngoài duy trì được tỷ lệ CAR trung bình là 17,76%. Nhóm NHTM NN và NHTM CP tỷ lệ an toàn vốn điều chỉnh là 5,56% và 4,96%, trong đó có 5/42 NHTM tỷ lệ CAR điều chỉnh âm. Riêng với nhóm Cty TC, CTTC, mặc dù tỷ lệ CAR điều chỉnh giảm xuống mức -2,47% nhưng tại một số đơn vị mới đi vào hoạt động tỷ lệ CAR điều chỉnh vẫn ở mức cao.
Bảng 2.17: Tỷ lệ an toàn vốn đánh giá lại
Nhóm
CAR báo cáo
CAR đánh giá lại
NHTM NN
9,06%
5,56%
NHTM CP
12,99%
4,96%
NHLD, NHNNg
24,66%
17,76%
Cty TC, CTTC
11,13%
-2,47%
Toàn ngành
11,62%
5,35%
                             Nguồn: UBGSTCQG
Xét chung toàn ngành, đòn bẩy tài chính của các TCTD được cải thiện, tỷ lệ tổng tài sản/vốn chủ sở hữu của toàn ngành tăng từ 13,18 lần lên 12,32 lần, tương đương với các nước đang phát triển khác trong khu vực, Ấn Độ (14,08 lần), Malaysia (10,99 lần), Thái Lan (10,20 lần), Hàn Quốc (12,99 lần)[1].
 
2.          Phân nhóm và triển vọng các Ngân hàng thương mại
Các NHTM, bao gồm NHTM NN, NHTM CP, NH LD,  được phân loại thành 5 nhóm tương ứng thực trạng sức mạnh nội tại và mức tín nhiệm tại thời điểm phân tích. Ngoài ra, triển vọng hoạt động từng NH cũng được phân tích nhằm đánh giá xu hướng phát triển của NH trong tương lai gần so với thực trạng theo phân tích đánh giá lại.
Để đánh giá phân nhóm NHTM, nhóm phân tích sử dụng mô hình CAMEL hiệu chỉnh theo điều kiện thực tiễn Việt Nam. Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá lại theo Ủy ban bao gồm nhóm chỉ tiêu chất lượng tài sản, thanh khoản, hiệu quả hoạt động, mức đủ vốn, và các tiêu chí đánh giá khác liên quan đến năng lực quản trị doanh nghiệp, kinh nghiệm và năng lực quản trị rủi ro, khả năng nhận được hỗ trợ từ bên ngoài khi gặp khó khăn, cũng như các thông tin thu thập qua báo cáo kiểm toán và khảo sát của Ủy ban, cùng với thông tin trên thị trường.
Về kết quả phân loại, các NHTM được chia thành 5 nhóm từ 1 đến 5, theo thứ tự sức mạnh nội tại và mức tín nhiệm giảm dần. Nhóm 1 bao gồm 6 ngân hàng có sức mạnh nội tại rất tốt, bảng cân đối tài sản lành mạnh, lợi nhuận tốt, có khả năng tiếp cận dễ dàng với thị trường tiền tệ, có thương hiệu mạnh và ban quản trị kinh nghiệm. Nhóm 2 bao gồm 7 ngân hàng có sức mạnh nội tại tốt, tuy kém hơn nhóm 1, bảng cân đối tài sản khá lành mạnh, lợi nhuận tốt, có khả năng tiếp cận dễ dàng với thị trường tiền tệ, có thương hiệu mạnh và ban quản trị kinh nghiệm. Nhóm 3 bao gồm 14 ngân hàng có sức mạnh nội tại tương đối tốt, tuy nhiên hoạt động đang phải đối mặt với một hoặc một số khó khăn liên quan đến sự lành mạnh của bảng cân đối tài sản: khả năng sinh lời, thanh khoản, quản trị doanh nghiệp và năng lực ban quản trị điều hạnh, khả năng tiếp cận thị trường tiền tệ, và sức mạnh thương hiệu. Nhóm 4 bao gồm 11 ngân hàng yếu, đang phải đối mặt với các khó khăn về các mặt chất lượng tài sản, thanh khoản, khả năng sinh lời, năng lực quản trị điều hành, và thương hiệu nhỏ. Nhóm 5 bao gồm 9 ngân hàng rất yếu kém đòi hỏi phải có sự hỗ trợ hoặc can thiệp từ bên ngoài để vượt qua khó khăn.
Đánh giá triển vọng hoạt động dựa trên thực trạng tài chính hiện tại của từng Ngân hàng và đánh giá xu hướng phát triển của ngân hàng trong mối tương quan với môi trường kinh doanh và môi trường chính sách kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế. Một số yếu tố phân tích đánh giá cơ bản gồm lịch sử tăng trưởng tín dụng, tỉ lệ nợ nhóm 2, tỉ trọng các khoản có tính chất tín dụng ngoài dư nợ, rủi ro ngoại hối, mức độ phụ thuộc TT2, và các yếu tố phân tích trực tiếp từ báo cáo tài chính kiểm toán, khảo sát của Ủy ban, thông tin thị trường, cũng như định hướng chiến lược kinh doanh của các TCTD năm 2012. Kết quả đánh giá cho thấy 5 ngân hàng có triển vọng tích cực, 26 ngân hàng có triển vọng  ổn định, và 16 ngân hàng có triển vọng tiêu cực.
(Xem Phụ lục 02 và Phụ lục 03)
-->
PHỤ LỤC 02
ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÁC NHTM THEO NHÓM
Về phân loại, các NHTM được phân làm 5 nhóm từ 1 đến 5, theo thứ tự sức khỏe nội tại và mức tín nhiệm giảm dần.
-      Nhóm 1 gồm các NH có sức mạnh nội tại rất tốt, bảng cân đối tài sản lành mạnh, lợi nhuận tốt, có khả năng tiếp cận dễ dàng với thị trường tiền tệ, có thương hiệu mạnh và ban quản trị kinh nghiệm. Đây là những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt, tỷ lệ nợ xấu đánh giá lại ở mức tương đối thấp; thanh khoản ổn định, không phụ thuộc thị trường tiền tệ; các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động vượt tỷ lệ bình quân toàn ngành; quy mô vốn và tổng tài sản lớn, chiếm thị phần tương đối lớn trên thị trường, có uy tín và thương hiệu mạnh, mạng lưới rộng; đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, phát huy hiệu quả tốt; hệ thống công nghệ đáp ứng tốt nhu cầu phát triển.
-      Nhóm 2 gồm các NH có sức mạnh nội tại tốt, tuy kém hơn nhóm 1, bảng cân đối tài sản khá lành mạnh, lợi nhuận tốt, có khả năng tiếp cận dễ dàng với thị trường tiền tệ, có thương hiệu mạnh và ban quản trị kinh nghiệm. Đây là những ngân hàng có chất lượng tài sản khá, tỷ lệ nợ xấu điều chỉnh tương đương với bình quân toàn ngành, thanh khoản ở mức tương đối ổn định, không phụ thuộc hoặc ít phụ thuộc vào vốn từ TT2; hiệu quả sinh lời khá; quy mô tài sản ở mức trung bình, khả năng quản trị rủi ro đang dần được nâng cấp.
-      Nhóm 3 gồm các NH có sức mạnh nội tại tương đối tốt, tuy nhiên hoạt động đang phải đối mặt với một hoặc một số khó khăn liên quan đến sự lành mạnh của bảng cân đối tài sản, khả năng sinh lời, thanh khoản, quản trị doanh nghiệp và năng lực ban quản trị điều hạnh, khả năng tiếp cận thị trường tiền tệ, và sức mạnh thương hiệu. Đây là những ngân hàng có chất lượng tài sản trung bình, nợ xấu bằng hoặc cao hơn bình quân toàn ngành; có những thời điểm mất thanh khoản tạm thời nhưng đã được hồi phục, có phụ thuộc vào nguồn vốn TT2; hiệu quả sinh lời thấp hơn bình quân toàn ngành; các ngân hàng quy mô nhỏ, hệ thống quản trị rủi ro chưa phát huy được tác dụng.
-      Nhóm 4 gồm các NH hàng yếu, đang phải đối mặt với các khó khăn về các mặt chất lượng tài sản, thanh khoản, khả năng sinh lời, năng lực quản trị điều hành, và thương hiệu nhỏ. Đây là những ngân hàng có chất lượng tài sản kém, tốc độ tăng trưởng tài sản chậm, tỷ lệ nợ xấu cao; đa số ngân hàng trong nhóm này cho vay nhiều vào lĩnh vực BĐS, có các công ty “sân sau” thuộc lĩnh vực BĐS; mất thanh khoản kéo dài, phụ thuộc nhiều vào vốn từ TT2; hiệu quả sinh lời thấp; quy mô nhỏ, thường hiệu ít được biết đến trên thị trường, khả năng quản trị rủi ro yếu.
-      Nhóm 5 gồm các NH yếu kém đòi hỏi phải có sự hỗ trợ hoặc can thiệp từ bên ngoài để vượt qua khó khăn. Đây  là các ngân hàng có chất lượng tài sản kém, tổng tài sản giảm hoặc tăng trưởng chậm, tỷ lệ nợ xấu cao; hầu hết trong nhóm này là có các công ty con, cty “sân sau” hoạt động kinh doanh BĐS, đầu tư cho vay nhiều vào các dự án BĐS; mất thanh khoản trong thời gian dài, khó có khả năng hồi phục, phụ thuộc nhiểu vào vốn từ TT2; hiệu quả sinh lời kém hoặc thua lỗ; các ngân hàng quy mô nhỏ, không có thương hiệu trên thị trường, khả năng quản trị rủi ro kém.
Các NH cũng được đánh giá thêm về triển vọng ngắn hạn (từ 6 tháng đến 1 năm). Triển vọng ngắn hạn bao gồm 3 loại, tích cực, ổn định, và tiêu cực. Các NH với triển vọng tích cực sẽ cải thiện hoạt động so với thực trạng theo phân tích đánh giá lại do nỗ lực nội tại của NH, bảng tổng kết tài sản được đánh giá sẽ phản ứng tích cực với môi trường và chính sách kinh tế vĩ mô. Các NH với triển vọng ổn định sẽ giữ trạng thái hoạt động tương đồng với thực trạng theo phân tích đánh giá lại. Các NH với triển vọng tiêu cực sẽ có xu hướng hoạt động kém hơn so với thực trạng theo phân tích đánh giá lại do nỗ lực nội tại của NH còn hạn chế, bảng tổng kết tài sản được đánh giá sẽ phản ứng tiêu cực với môi trường và chính sách kinh tế vĩ mô.

PHỤ LỤC 03
KẾT QUẢ PHÂN NHÓM NHTM VÀ TRIỂN VỌNG
 Tên TCTD
 Xếp nhóm TCTD
Outlook
1
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
1
Tích cực
2
Ngân hàng TMCP Quân Đội
1
Tích cực
3
Ngân hàng TMCP Á Châu
1
Ổn định
4
Ngân hàng Công thương Việt Nam
1
Tiêu cực
5
Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín
1
Ổn định
6
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1
Ổn định
7
Ngân hàng TMCP Quốc tế
2
Ổn định
8
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
2
Ổn định
9
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương
2
Ổn định
10
Ngân hàng TMCP Đông Á
2
Tiêu cực
11
Ngân hàng NNo&PTNTVN
2
Tiêu cực
12
Ngân hàng liên doanh INDOVINA
2
Ổn định
13
Ngân hàng TMCP Bảo Việt
2
Ổn định
14
Ngân hàng liên doanh VID PUBLIC
3
Tích cực
15
Ngân hàng TMCP Sài Gòn công thương
3
Tích cực
16
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
3
Ổn định
17
Ngân hàng TMCP Liên Việt
3
Tiêu cực
18
Ngân hàng TMCP Bản Việt
3
Tích cực
19
Ngân hàng TMCP Kiên Long
3
Ổn định
20
Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long
3
Tiêu cực
21
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
3
Tiêu cực
22
Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội
3
Tiêu cực
23
Ngân hàng TMCP An Bình
3
Ổn định
24
Ngân hàng TMCP Nam Á
3
Ổn định
25
Ngân hàng TMCP Đại Dương
3
Tiêu cực
26
Ngân hàng TMCP Đại Á
3
Ổn định
27
Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng
3
Ổn định
28
Ngân hàng TMCP Mekkong
4
Tiêu cực
29
Ngân hàng TMCP Đại Tín
4
Ổn định
30
Ngân hàng TMCP Bắc Á
4
Ổn định
31
Ngân hàng TMCP Phương Tây
4
Tiêu cực
32
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín
4
Ổn định
33
Ngân hàng TMCP Phương Đông
4
Ổn định
34
Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TPHCM
4
Tiêu cực
35
Ngân hàng TMCP Nam Việt
4
Ổn định
36
Ngân hàng TMCP Hàng hải
4
Tiêu cực
37
Ngân hàng TMCP Việt Á
4
Ổn định
38
Ngân hàng TMCP Tiên Phong
4
Ổn định
39
Ngân hàng liên doanh VIỆT - NGA
5
Ổn định
40
Ngân hàng liên doanh VIỆT THÁI
5
Tiêu cực
41
Ngân hàng TMCP Đệ Nhất
5
Ổn định
42
Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
5
Tiêu cực
43
Ngân hàng TMCP Phương Nam
5
Tiêu cực
44
Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí
5
Tiêu cực
45
Ngân hàng TMCP Việt Nam tín nghĩa
5
Ổn định
46
Ngân hàng TMCP Sài Gòn
5
Ổn định
47
Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu
5
Ổn định



[1] Nguồn: Fitch Ratings – “EM Banking System Datawatch” 11/2011




[1] Thực chất là khoản thu lãi cho vay liên ngân hàng


[1] Hiệu quả sinh lời sử dụng số liệu chênh lệch thu chi.
[2] Tỷ lệ ROE, ROA trong báo cáo này sử dụng chênh lệch thu chi thay cho lợi nhuận sau thuế


[1]  Tỷ giá quy đổi 1 USD = 20800 VND (NHNN)




[1] Huy động tiền gửi từ dân cư và TCTKT, không bao gồm GTCG do TCTD phát hành
 


[1] Theo quy định của Luật các TCTD 2010 có hiệu lực từ ngày 1/1/2011; các chi nhánh NHNNg phải thực hiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn và giới hạn tín dụng theo mức vốn được cấp. Vì vậy, mặc dù NĐ 141/2006/NĐ-CP chỉ yêu cầu vốn pháp định của Chi nhánh NHNNg là 15 triệu USD nhưng sang năm 2011, nhiều Chi nhánh NHNNg đã tăng vốn lên vài chục triệu hoặc trên 100 triệu để đảm bảo có thể cạnh tranh với các TCTD nội địa.
[2] Không tính dư nợ cho vay của NHSCXH, QTDNDTW, Ngân hàng phát triển Việt Nam
 


3 comments:

My Vietnam said...

Chuyen Cty nho mua lai cty lon la chuyen da co nhieu tren the gioi, nhung chuyen Ngan hang yeu kem ma mua duoc Ngan hang tich cuc on dinh, thi chi co the xay ra tai nhung nuoc ma Mafia lam lanh dao.

CS dối trá said...

Nó mà dc công bố thì câu hỏi đầu tiên đặt ra là: "Trách nhiệm Chính phủ mà đứng đầu là Thủ Tướng như thế nào"
Thằng y tá thiến heo làm sao mà dám cho công bố. Che dấu thất bại luôn được "Nhà nước của dân, do dân, vì dân" thực hiện để che mắt người dân

Unknown said...

Không công bố vì ông Dũng có đọc đâu, mà nếu có đọc cũng không hiểu ,,,,