Blogger Widgets

Sunday, July 1, 2012

BẢN BÁO CÁO BỊ THỦ TƯỚNG CẤM CỐNG BỐ ( Tiếp theo 1)

II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Ø  Quá nửa số cổ phiếu trên cả 2 sàn có giá dưới mệnh giá và giá trị sổ sách. Thanh khoản trên cả 2 sàn giao dịch chứng khoán giảm mạnh;

            1.1. Số lượng công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ
(i) Thị trường chứng khoán đối mặt với nguy cơ khủng hoảng thừa CTCK, mất cân đối về thị phần, vốn điều lệ.
Đến cuối tháng 12/2011, thị trường chứng khoán có 105 CTCK, trong đó có 27 công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán. 10 CTCK hàng đầu đã chiếm tới 54,39% thị phần môi giới tại HSX và 51,12% thị phần môi giới tại HNX. Một nửa thị trường còn lại, 94 CTCK phải cạnh tranh gay gắt. Trong khi đó các thị trường chứng khoán Thái Lan có quy mô vốn hóa gấp 8 lần Việt Nam nhưng chỉ có 41 CTCK[1] thì rõ ràng Việt Nam đang khủng hoảng thừa CTCK. 

Quy mô vốn của các CTCK cũng mất cân đối lớn. Vốn điều lệ của 20 công ty lớn nhất chiếm 58,96% tổng vốn điều lệ của các CTCK,  27/105 công ty có vốn điều lệ dưới 100 tỷ đồng, công ty lớn nhất có vốn điều lệ là 3.526 tỷ đồng, bằng 176 lần vốn điều lệ của công ty nhỏ nhất. Các CTCK có quy mô nhỏ khó huy động vốn từ nhà đầu tư cũng như ngân hàng, tiềm lực tài chính hạn chế, thị phần rất nhỏ, nguồn nhân lực hạn chế, ít có khả năng đổi mới hạ tầng công nghệ.
(ii) Các công ty quản lý quỹ có quy mô nhỏ, khó khăn trong việc huy động nguồn vốn.
Đến 31/12/2011, thị trường chứng khoán có 47 công ty quản lý quỹ. Phần lớn (80%) các công ty quản lý quỹ có vốn điều lệ chỉ từ 25 đến 50 tỷ đồng, chỉ có 6 công ty có vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng, công ty có vốn điều lệ lớn nhất chỉ là 500 tỷ đồng. Trong 3 năm gần đây, các công ty quản lý quỹ gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn từ cả nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Phần lớn các quỹ (64%) đã giải ngân gần hết vốn huy động. Các chứng chỉ quỹ bị chiết khấu từ 29% đến 45% trên cả thị trường quốc tế và thị trường trong nước cũng làm nhà đầu tư chùn bước khi quyết định góp thêm vốn vào công ty quản lý quỹ.
Hoạt động kinh doanh của các công ty quản lý quỹ đang có sự phân hóa rõ rệt. Những công ty nhỏ do các công ty phi tài chính thành lập chỉ hoạt động cầm chừng. Những công ty do các định chế tài chính lớn thành lập được sự hỗ trợ vốn của công ty mẹ nên có lãi hoặc thua lỗ không đáng kể nên có thể trụ lại. Xu hướng hình thành quỹ mở là tất yếu và phần lớn quỹ đại chúng sẵn sàng chuyển đổi mô hình từ quỹ đóng sang quỹ mở Do thị trường chứng khoán đi xuống nên việc huy động vốn thành lập quỹ càng khó khăn.        
 1.3. Số lượng công ty niêm yết
Thị trường mất cân đối lớn khi phần lớn công ty niêm yết có quy mô nhỏ, chất lượng hàng hóa kém.
Đến 31/12/2011, có 699 mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên hai sàn HSX và HNX. Thị trường mất cân đối lớn khi có ít công ty có quy mô lớn (vốn hóa thị trường trên 1.000 tỷ đồng), trong khi có có quá nhiều công ty có quy mô nhỏ (vốn điều lệ và vốn hóa < 100 tỷ đồng), tổng vốn hóa thị trường của 20 doanh nghiệp hàng đầu chiếm hơn 69% vốn hóa thị trường của mỗi sàn giao dịch. Đến cuối năm 2011, chỉ có 16 công ty có vốn hóa thị trường trên 5.000 tỷ đồng, trong đó 4 công ty mà tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài đã chạm ngưỡng tối đa. Sự mất cân đối này tạo điều kiện cho việc thao túng, làm giá cổ phiếu và làm thị trường chứng khoán Việt Nam kém hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài.

-->
Một hiện tượng đáng báo động của năm 2011 là việc một số công ty niêm yết dự kiến hủy niêm yết hoặc tạm ngừng kế hoạch niêm yết. Giá hàng loạt cổ phiếu xuống dưới mệnh giá đã ảnh hưởng xấu đến uy tín doanh nghiệp. Việc thị trường chứng khoán có xu hướng đi xuống kéo dài và giá nhiều cổ phiếu sụt giảm mạnh đã tác động xấu tới quá trình thúc đẩy các doanh nghiệp niêm yết.
Chất lượng cổ phiếu niêm yết đi xuống khi có 16% công ty niêm yết bị thua lỗ năm 2011, khoảng 60% công ty niêm yết có lợi nhuận sụt giảm so với năm trước. Theo HSX, kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết tại đây giảm đáng kể với lợi nhuận giảm 13,22%, ROE năm 2011 giảm xuống 14,82% từ mức 20,09% trong năm 2010. 62% công ty niêm yết có thị giá cổ phiếu thấp hơn mệnh giá, 81% công ty niêm yết có thị giá cổ phiếu dưới giá trị sổ sách.
            1.4. Mức vốn hóa thị trường
            Thị trường chứng khoán Việt Nam có mức vốn hóa thị trường/GDP và chỉ số P/E  gần như thấp nhất trong khu vực.
            Mặc dù có thêm 55 công ty niêm yết trong năm 2011 nhưng do thị trường suy giảm kéo dài nên mức vốn hóa thị trường tại thời điểm 31/12/2011 giảm đáng kể, chỉ đạt 539.000 tỷ đồng, giảm 187.000 tỷ đồng (26%) so với mức 726.000 tỷ đồng cuối năm 2010. Mức vốn hóa thị trường/GDP giảm từ mức 36,6% cuối năm 2010 xuống 21,3% vào cuối năm 2011. So với các nước trong khu vực, mức vốn hóa thị trường/GDP của thị trường chứng khoán Việt Nam vào loại thấp nhất. Thị trường chứng khoán vẫn chỉ đóng vai trò nhỏ bé trong việc huy động vốn trong nền kinh tế.

     Tại thời điểm 31/12/2011, P/E tính chung cho các cổ phiếu niêm yết tại HSX là 7,19, tại HNX là 6,78. Với mức giá cổ phiếu ở vùng hấp dẫn, chỉ số P/E gần thấp nhất trong các thị trường mới nổi thì thị trường chứng khoán Việt Nam hứa hẹn sẽ là một trong những thị trường hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong thời gian tới.
            1.5. Thị trường trái phiếu
Thị trường trái phiếu chưa phát triển với tỷ lệ dư nợ trái phiếu/GDP thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Thị trường TPCP phân mảnh còn thị trường TPDN thanh khoản thấp
Tại thời điểm 31/12/2011, tổng dư nợ trái phiếu khoảng 500.000 tỷ đồng[1], trong đó dư nợ TPDN chiếm tỷ lệ 31%, dư nợ TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương chiếm tỷ lệ 69%. Tỷ lệ dư nợ trái phiếu/GDP cuối năm 2011 là 19,8% vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (phần lớn trên 34%).
            Phần lớn TPCP và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đã được niêm yết trên thị trường TPCP chuyên biệt tại HNX (502 mã trái phiếu tại thời điểm 31/12/2011) với tổng giá trị theo mệnh giá là 279.000 tỷ đồng. Trong đó, 105 mã trái phiếu (21%) có khối lượng niêm yết dưới 100 tỷ đồng. Việc có quá nhiều mã trái phiếu niêm yết và khối lượng niêm yết nhỏ dẫn đến tình trạng phân mảnh trên thị trường với rất nhiều mã thanh khoản thấp và thậm chí không có giao dịch. Điều này cũng gây khó khăn cho việc xây dựng đường cong lãi suất chuẩn.
            Phần lớn TPDN được phát hành riêng lẻ cho người mua thường là các ngân hàng và công ty tài chính, chưa được niêm yết và rất ít giao dịch trên thị trường thứ cấp vì  người mua trái phiếu thường nắm giữ đến khi đáo hạn.
2.1.1. Thị trường trái phiếu
2.1.1.1. Thị trường trái phiếu Chính phủ
(i) Thị trường sơ cấp và thứ cấp đều giảm nhẹ trong năm 2011.
Đối với thị trường sơ cấp, huy động vốn thông qua TPCP và TPCP bảo lãnh trong năm 2011 đạt khoảng 115.500 tỷ đồng, xấp xỉ mức phát hành năm 2010. Mặc dù chịu tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng giá trị TPCP huy động hầu như không suy giảm do các ngân hàng vẫn ưu tiên đầu tư TPCP vì có độ an toàn cao và thanh khoản tốt hơn hẳn so với hoạt động tín dụng hay cho vay liên ngân hàng.
Đối với thị trường thứ cấp, trong năm 2011, giá trị giao dịch TPCP tại HNX đạt khoảng 90.379 tỷ đồng, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị giao dịch TPCP suy giảm không đáng kể do TPCP có độ an toàn cao và thanh khoản tốt như đã đề cập.
(ii) Một số nguy cơ đối với thị trường TPCP.
-      Mặc dù năm 2011 Chính phủ chủ trương thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt nhưng giá trị phát hành TPCP và TPCP bảo lãnh chỉ giảm không đáng kể nên ảnh hưởng đến việc cắt giảm nợ công.
-      Nguồn vốn từ TPCP bị sử dụng kém hiệu quả và không được giám sát chặt chẽ dẫn đến thất thoát, thâm hụt NSNN và kết quả là khả năng trả nợ của Chính phủ ngày càng khó khăn.
-      Nhà đầu tư ít quan tâm đến TPCP kỳ hạn trên 5 năm do lo ngại về sự bất ổn của tiền đồng nên khó huy động vốn dài hạn.
     2.1.1.2. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp
     (i) Trái phiếu doanh nghiệp phát hành sụt giảm mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Các doanh nghiệp đã huy động được khoảng 17.350 tỷ đồng từ TPDN trong năm 2011, bằng 30% năm 2010. Nguyên nhân của sự giảm sút này là trong năm 2011 lạm phát cao, nhiều ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp giảm sút, nợ xấu gia tăng nên TPDN trở thành một tài sản có độ rủi ro cao. Thực chất phần lớn TPDN phát hành trong năm 2011 là các khoản tín dụng của ngân hàng cho doanh nghiệp để tránh quy định về hạn mức cho vay phi sản xuất dưới 16% tổng dư nợ hoặc được sử dụng để đảo nợ cho doanh nghiệp.
Phần lớn trái phiếu này là trái phiếu do công ty BĐS hay CTCK phát hành nên tiềm ẩn rủi ro cao. Ước tính có đến 51% giá trị TPDN do công ty BĐS phát hành và 40% trái phiếu do các CTCK phát hành trong khi chỉ có 9% do doanh nghiệp sản xuất phát hành. Mặc dù trái phiếu do các CTCK và BĐS phát hành có rủi ro cao nhưng nhiều trái phiếu loại này vẫn có lãi suất thấp chỉ tương đương với lãi suất tiền gửi từ 13,5%/năm đến 18,0%/năm. Điều này cho thấy sự hỗ trợ phi thị trường của ngân hàng đối với TPDN. Nhằm tránh sự kiểm soát của cơ quan quản lý, ngân hàng thường ủy thác cho một ngân hàng bạn hoặc TCKT khác mua TPDN.
Từ sau ngày 20/10/2011 khi Thông tư 28 của NHNN quy định đầu tư TPDN được tính vào tổng mức dư nợ tín dụng thì việc phát hành TPDN gần như chấm dứt.
     TPDN có rủi ro cao hơn khoản cho vay của ngân hàng do khó kiểm soát các doanh nghiệp sử dụng vốn có đúng mục đích hay không. Vốn huy động từ trái phiếu phần lớn được chuyển thẳng cho tổ chức phát hành để đơn vị chủ động sử dụng mà không bị giám sát bởi bên thứ ba. Toàn bộ nợ gốc chỉ phải thanh toán một lần khi trái phiếu đáo hạn nên thay vì trả nợ định kỳ như các khoản vay ngân hàng, doanh nghiệp có thể quay vòng vốn đầu tư vào các lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao.
Lạm phát cao, môi trường kinh doanh đầy khó khăn thì nguy cơ TPDN trở thành các khoản nợ quá hạn hoặc mất khả năng thanh toán càng trở nên rõ nét khi hàng loạt công ty bị thua lỗ, phá sản. Các tập đoàn quốc doanh lớn như Vinashin, EVN, Vinalines đã bị thua lỗ hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng năm 2011 trong khi các đơn vị này đã phát hành hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu trong những năm gần đây (EVN: 5.000 tỷ đồng (2009), 5.000 tỷ đồng (2010); Vinashin: 7.500 tỷ đồng (2007), 650 tỷ đồng (2009); Vinalines: 1.000 tỷ đồng (2010)) là tín hiệu báo động về rủi ro đối với TPDN. Trong khi các doanh nghiệp nhà nước này có thể được nhà nước hỗ trợ để trả nợ thì trái chủ của trái phiếu do công ty cổ phần phát hành đối mặt với rủi ro mất vốn rất lớn. Năm 2011, CTCK Sacombank bị lỗ 788 tỷ đồng trong khi giá trị trái phiếu phát hành là 1.490 tỷ đồng, CTCK Sài Gòn - Hà Nội lỗ 381 tỷ đồng với giá trị trái phiếu phát hành là 250 tỷ đồng, Công ty thép Vạn Lợi phát hành trái phiếu trị giá 500 tỷ đồng năm 2010 và đang phải bán tài sản để trả nợ.
(ii) Chưa có cơ quan đánh giá tín nhiệm tổ chức phát hành trái phiếu cũng như xếp hạng trái phiếu.
-->
Việc chưa có cơ quan đánh giá tín nhiệm tổ chức phát hành trái phiếu cũng như xếp hạng trái phiếu làm tăng rủi ro cho người mua TPDN trên cả thị trường thứ cấp cũng như thị trường sơ cấp khi thiếu khả năng đánh giá rủi ro của trái phiếu cũng như tổ chức phát hành, lệ thuộc vào tổ chức tư vấn phát hành hay tổ chức môi giới giao dịch trái phiếu.
2.1.2. Thị trường cổ phiếu
2.1.2.1. Diễn biến thị trường
Thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường sụt giảm mạnh nhất trên thế giới trong năm 2011. Thị trường chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hưởng và phản ánh những khó khăn, bất ổn vĩ mô như lạm phát cao, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, phần lớn doanh nghiệp không đạt được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đặt ra. Xu hướng suy giảm chiếm ưu thế rõ rệt với HNX-Index giảm 48,6%, VN Index giảm 27,5%. 62% số cổ phiếu trên cả 2 sàn có thị giá dưới mệnh giá. Đặc biệt trong 2 tháng cuối năm khi các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản và phải tuân thủ quy định về hạn mức cho vay phi sản xuất dưới 16% tổng dư nợ nên đã bán giải chấp hàng chứng khoán trong khi nhà đầu tư cá nhân ngừng giao dịch để chuẩn bị Tết âm lịch thì mức độ sụt giảm càng mạnh mẽ.
2.1.2.2. Những nguy cơ đối với thị trường cổ phiếu niêm yết     
(i) Thanh khoản sụt giảm nghiêm trọng với tổng giá trị giao dịch của cả 2 sàn trong nhiều phiên dưới mức 1.000 tỷ đồng. Thị trường chứng khoán sụt giảm và khả năng hồi phục yếu nên phần lớn nhà đầu tư không giao dịch và rút tiền khỏi thị trường. Giá trị và khối lượng giao dịch bình quân 1 phiên tính chung cả HNX và HSX (theo phương thức khớp lệnh) trong năm 2011 là 790,72 tỷ đồng và 53,25 triệu cổ phiếu giảm 65% và 30% so với năm trước. Rất nhiều cổ phiếu có khối lượng giao dịch chỉ ở mức vài trăm, vài nghìn đơn vị trong cả phiên giao dịch, thậm chí có phiên không có giao dịch.
(ii)          Việc lạm dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân dẫn đến những biến động mạnh về giá cổ phiếu cũng như khối lượng, giá trị giao dịch và đặc biệt nguy hiểm khi thị trường đi xuống. Khi thị trường tăng trưởng thì giá cổ phiếu tăng trần nhiều phiên liên tiếp nhưng khi thị trường đi xuống giá giảm sàn nhiều phiên làm nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính bị thua lỗ, thậm chí mất hết toàn bộ vốn đầu tư. Khi chính sách thắt chặt tiền tệ được thực thi và một loạt ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản thì các ngân hàng bán giải chấp cổ phiếu gây nên làn sóng bán tháo cổ phiếu để trả nợ làm cho thị trường đi xuống và mất thanh khoản.
(iii)        Tiêu chuẩn niêm yết bị buông lỏng, các Sở giao dịch lại không được chủ động trong việc nâng cao tiêu chuẩn niêm yết.
Việc buông lỏng tiêu chuẩn niêm yết cũng như xác định giá cổ phiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là một trong những nguyên nhân đẩy thị trường đi xuống. Nhiều cổ phiếu niêm yết mới trong năm 2011 giảm giá tới 50% kể từ khi niêm yết tới cuối năm 2011. Ước tính có 16% số công ty niêm yết bị thua lỗ trong năm 2011. Theo HSX có đến 60% công ty niêm yết không đạt được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đặt ra. Một số doanh nghiệp bị thua lỗ trong nhiều năm, không trích lập dự phòng đầy đủ, định giá tài sản quá cao. Các cổ phiếu này vẫn được đầu cơ, thao túng giá cả và lôi kéo nhiều nhà đầu tư tham gia nhằm mục đích giúp cổ đông lớn thoái vốn.
Các Sở giao dịch không được linh hoạt quyết định tiêu chuẩn duy trì niêm yết. Những quy định về hủy niêm yết đối với công ty niêm yết trên sàn còn đóng, chưa có sự linh hoạt, chưa đủ bao trùm các tình huống có thể xảy ra[1].
(iv)         Vai trò tạo lập thị trường của nhà đầu tư tổ chức còn hết sức nhỏ bé nên thị trường thiếu ổn định, dễ biến động mạnh theo tâm lý đám đông. Luồng vốn đổ vào thị trường chủ yếu là ngắn hạn và nhà đầu tư cá nhân. Theo báo cáo của HSX, đối với giao dịch của nhà đầu tư trong nước, giao dịch tự doanh của CTCK chiếm 5,62%, nhà đầu tư tổ chức trong nước giao dịch chiếm 14% còn nhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm tới 67% giá trị giao dịch toàn thị trường. Mặc dù chiếm tỷ trọng chi phối song các nhà đầu tư cá nhân thường giao dịch theo kiểu lướt sóng kiếm lời nhanh làm thị trường có thể hứng chịu những cú “shock” với biến động rất lớn về giá cổ phiếu cũng như giá trị và khối lượng giao dịch khi nhà đầu tư tranh mua hoặc tranh bán cổ phiếu.
(v)           Vai trò huy động vốn trong nền kinh tế của thị trường chứng khoán bị giám sút nghiêm trọng. Ngân hàng vẫn là ngành huy động vốn chủ yếu cho nền kinh tế còn chứng khoán vẫn chỉ là một kênh huy động vốn thứ yếu. Theo báo cáo của UBCKNN thì vốn huy động qua phát hành thêm cổ phiếu, đấu giá cổ phần hóa trong năm 2011 đạt 17.500 tỷ đồng bằng 22% so với năm 2010.
(vi)         Báo cáo tài chính sai lệch, báo cáo kiểm toán không phản ánh đủ những rủi ro trọng yếu.
     Báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp trước và sau soát xét của kiểm toán có sự chênh lệch lớn (tăng, giảm hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận). Doanh nghiệp công bố lợi nhuận thấp hơn thực tế để gìm giá cổ phiếu và mua lại với giá rẻ hoặc công bố lợi nhuận cao hơn thực tế để đẩy giá cổ phiếu. Báo cáo tài chính quý của doanh nghiệp niêm yết không cần phải được kiểm toán, do vậy một số doanh nghiệp đã lợi dụng để kết chuyển phần lớn chi phí vào sau đó, làm tăng lợi nhuận các quý trước nhằm mục đích đẩy giá cổ phiếu, do đó nhiều doanh nghiệp sau khi có mức lãi lớn trong quý 3/2011 thì có những khoản lỗ hay tụt giảm lợi nhuận đáng kể vào quý 4/2011.
     Chất lượng kiểm toán yếu kém càng thể hiện rõ trong thời gian gần đây, báo cáo tài chính được kiểm toán vẫn không phản ánh đầy đủ những rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Trên báo cáo kiểm toán xuất hiện những khoản mục như phải thu khác, phải trả khác, đầu tư có giá trị rất lớn nhưng không được liệt kê chi tiết. Đạo đức của công ty kiểm toán đi xuống khi mà các công ty này cạnh tranh để có hợp đồng kiểm toán nên phải dễ dãi với doanh nghiệp, tỷ lệ hoa hồng chi thưởng cho kế toán trưởng của các công ty kiểm toán nhỏ lên đến 10% giá trị hợp đồng kiểm toán. Thậm chí những công ty kiểm toán có điểm số cao theo kết quả kiểm tra định kỳ năm 2011 của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam như Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (E&Y) và Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) cũng đang phải làm rõ trách nhiệm khi kiểm toán cho Dược Viễn Đông (DVD). Trên cơ sở báo cáo tài chính được kiểm toán đến 30/6/2010 của DVD đã được 2 công ty này kiểm toán nhà đầu tư rất khó có thể nhận định DVD là công ty có vấn đề về tài chính.
(vii)       Cổ đông nhỏ ít được bảo vệ và cũng kém quan tâm đến quyền lợi của chính mình.
Tại một số công ty, nhóm cổ đông lớn liên kết có đủ số phiếu biểu quyết cần thiết (tối thiểu cần 51%-65% tổng số cổ phiếu) và đưa ra các quyết định gây bất lợi cho cổ đông nhỏ lẻ như phát hành cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, hủy niêm yết hay thay đổi ngành nghề kinh doanh[2].
Bên cạnh đó, nhiều cổ đông nhỏ cũng chưa nhận thức và quan tâm đến quyền lợi của mình với tư cách là cổ đông mà chỉ là nhà đầu cơ ngắn hạn. Một số cuộc họp đại hội cổ đông không thể thực hiện do thiếu cổ phiếu đủ quyền biểu quyết vì nhà đầu tư không tham dự. Nhiều cổ đông nhỏ không quan tâm đến quyền lợi của mình với tư cách là cổ đông nên đã tỏ ra qua dễ dãi, không thực hiện các quyền của minh khi biểu quyết đối với các quyết định lớn tại tại đại hội cổ đông, tạo ra kẽ hở để một số cổ đông lớn, hội đồng quản trị lạm dụng, đặc biệt khi doanh nghiệp tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi. 
(viii)     Việc chưa tách bạch tiền gửi của nhà đầu tư ra khỏi CTCK để nhà đầu tư mở tài khoản tài khoản trực tiếp tại NHTM tạo điều kiện cho việc chiếm dụng và sử dụng tiền của nhà đầu tư nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong thời gian gần đây đã có tình trạng một số CTCK không có khả năng thanh toán một số giao dịch chỉ vài tỷ đồng và bị Trung tâm lưu ký chứng khoán nhắc nhở công khai. Trong mấy năm qua đã xuất hiện tình trạng nhiều nhân viên của CTCK, thậm chí là chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc chiếm dụng vốn của nhà đầu tư, của ngân hàng rồi kinh doanh thua lỗ, không có khả năng trả nợ.
(ix)         Vi phạm về công bố thông tin vẫn tiếp diễn khi mà có tới 215 công ty (chiếm 69,6% số công ty và quỹ niêm yết tại HSX) vi phạm quy định này. Vi phạm về công bố thông tin báo cáo tài chính đứng thứ nhất (49,79%), vi phạm về báo cáo thường niên đúng thứ 2 (12,62%), vi phạm về báo cáo tình hình quản trị công ty đứng thứ 3 (26,78%),vi phạm về công bố thông tin bất thường (nghị quyết ĐHCĐ, nghị quyết HĐQT, thay đổi nhân sự..) đứng thứ 4 (11,4%). Doanh nghiệp không chủ động công bố thông tin hoặc công bố thông tin chậm làm cho nhà đầu tư không nắm được thực trạng tình hình hoạt động của doanh nghiệp để có quyết định đầu tư đúng đắn.
(x)           Phương thức giao dịch T+4 là rào cản lớn nhất đối với thanh khoản, gây rủi ro cho các nhà đầu tư khi không thể bán cổ phiếu sớm để cắt lỗ, hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, đến nay giao dịch T+2 vẫn chưa được triển khai mặc dù theo lộ trình cần triển khai phương thức này từ năm 2009. Không chỉ các nhà đầu tư cá nhân mà ngay cả các quỹ đầu tư, các CTCK cũng đòi hỏi được bán sớm cổ phiếu, thậm chí là giao dịch trong ngày để hạn chế rủi ro giảm giá. Việc cơ quan quản lý đưa ra những khó khăn về kỹ thuật để trì hoãn việc áp dụng T+2 là không thỏa đáng khi mà theo các quỹ đầu tư, CTCK thì phần lớn các thị trường chứng khoán trên thế giới cho phép mua bán cổ phiếu trong cùng ngày. Đồng thời theo các nhà đầu tư tổ chức thì việc cho phép mua bán cổ phiếu trong cùng  ngày là một trong những điều kiện cần thiết để triển khai các sản phẩm phái sinh.
Thị trường chứng khoán ra đời đã trên 10 năm nhưng nhà đầu tư không được sử dụng các sản phẩm phái sinh như quyền chọn mua, quyền chọn bán, bán khống, hợp đồng tương lai, đầu tư chỉ số. Những trở ngại này làm giảm đáng kể tính thanh khoản của thị trường chứng khoán do nhà đầu tư không được sử dụng các công cụ để phòng ngừa rủi ro biến động giá chứng khoán.
     2.1.2.3. Những nguy cơ đối với thị trường UPCOM và OTC
(i)        Năm 2011 tiếp tục là năm mất thanh khoản đối với thị trường OTC và UPCOM. Thị trường OTC vẫn ảm đạm khi ngày càng bị thu hẹp cả về thanh khoản và giá trị. Hàng loạt cổ phiếu bị thị trường lãng quên và mất thanh khoản.  
     Thị trường UPCOM cũng hầu như mất thanh khoản do nhà đầu tư hầu như không quan tâm đến thị trường này. Khối lượng và giá trị giao dịch của toàn bộ sàn UPCOM nhiều khi thấp hơn khối lượng và giá trị giao dịch của chỉ 1 cổ phiếu niêm yết trên HSX hay HNX và chỉ ở mức vài trăm nghìn cổ phiếu/phiên. Nhiều cổ phiếu không có giao dịch trong một thời gian dài. Hàng hóa nghèo nàn, kém hấp dẫn, thông tin không minh bạch là lý do mà phần lớn nhà đầu tư ít quan tâm đến UPCOM.
(ii)      Doanh nghiệp chậm công bố hoặc công bố thông tin không đầy đủ. Do không có chế tài xử phạt nên phần lớn doanh nghiệp không chủ động công bố các thông tin cơ bản như báo cáo tài chính, giao dịch cổ phiếu của các cổ đông lớn, thành viên ban giám đốc,… Thậm chí cả đối với doanh nghiệp niêm yết trên UPCOM cũng không công bố đầy đủ báo cáo tài chính theo quý mà chỉ công bố báo cáo tài chính  năm.
     2.2.1. Các hành vi trục lợi phổ biến
     Theo HSX, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Trong năm 2011, số vụ việc vi phạm có xu hướng tăng so với năm trước, đáng chú ý là các vi phạm về giao dịch cổ đông nội bộ và người có liên quan.
     (i) Thao túng chỉ số VN Index.
            Chỉ số VN Index không phản ánh đúng thực chất thị trường. Trong khi HNX Index giảm mạnh tới 48,6% thì VN Index chỉ giảm 27,5% do sự can thiệp của các nhà đầu tư lớn bằng cách tác động đến giá của các cổ phiếu có vốn hóa lớn trên thị trường nhưng có khối lượng cổ phiếu lưu hành tự do thấp. Trong phiên giao dịch khi phần lớn các cổ phiếu giảm giá thì chỉ nhờ việc tác động vào giá các cổ phiếu lớn như BVH, MSN, VIC (chiếm 25% vốn hóa thị trường của HSX) cũng làm chỉ số VN Index tăng điểm nên phản ánh sai lệch diễn biến thị trường và tạo ra hiện tượng "xanh vỏ, đỏ lòng" khi VN Index biến động ngược chiều với giá phần lớn cổ phiếu. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư cũng như CTCK từ Q4/2010 đến nay thường sử dụng chỉ số HNX Index để phân tích, đánh giá diễn biến thị trường thay vì sử dụng chỉ số VN Index. Mặc dù chỉ số VN 30 đã ra đời nhưng chưa thu hút được sự chú ý của giới phân tích cũng như đầu tư.
     (ii) Làm giá cổ phiếu.
Việc thao túng, làm giá cổ phiếu vẫn tiếp diễn và lôi kéo nhiều nhà đầu tư tham gia. Một số công ty kinh doanh thua lỗ, tình hình tài chính nguy cập nhưng cổ phiếu vẫn tăng trần nhiều phiên liên tiếp do bị làm giá. Kết cục cuối cùng là cổ đông lớn của các công ty này âm thầm thoái phần lớn vốn khỏi công ty thua lỗ còn nhà đầu tư nhỏ lẻ theo phong trào trở thành các nhà đầu tư bất đắc dĩ của các công ty yếu kém này. Điển hình tiêu biểu như cổ phiếu CTCK SME tăng nhiều phiên liên tiếp trong 1 tháng trước khi những khó khăn về thanh khoản của CTCK này bị phát hiện. Thậm chí cổ phiếu Công ty vận tải biển và BĐS Việt Hải - VSP, được mệnh danh là con tàu ma của sàn HNX, là một trong những quán quân tăng giá của thị trường từ tháng 8/2011 đến tháng 9/2011 mặc dù công ty bị thua lỗ liên tiếp từ năm 2009 đến nay (mức lợi nhuận trong năm 2010 chỉ là tượng trưng 2,32 tỷ đồng).
Quy định công ty phải giải trình về việc cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn 5 phiên liên tiếp chỉ là hình thức khi phần lớn doanh nghiệp chỉ giải trình là biến động giá cổ phiếu do thị trường còn tình hình kinh doanh của doanh nghiệp diễn biến bình thường. Hơn thế nữa, để tránh bị phát hiện và giải trình giới đầu cơ đẩy giá bằng cách chỉ đẩy giá tăng trần trong 4 phiên liên tiếp rồi làm giá tăng trong phiên thứ 5, sau đó lại tiếp tục chu trình đẩy giá.
Một số cổ phiếu mặc dù vẫn có giao dịch hàng ngày bình thường với khối lượng giao dịch nhỏ nhưng thực chất chỉ là những giao dịch giữa các tài khoản cùng thuộc về nhóm cổ đông lớn của công ty. Cổ đông lớn của các công ty này đã cầm cố phần lớn cổ phiếu cho ngân hàng và thực hiện các giao dịch kiểu này nhằm giữ giá cổ phiếu ổn định không bị giảm giá như phần lớn thị trường và tránh được phải giải chấp bán cổ phiếu trả nợ cho ngân hàng.   
     (iii) Giao dịch nội gián.
     Lãnh đạo, cổ đông lớn các công ty sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán, tiết lộ thông tin nội bộ cho người thân mua bán chứng khoán. Có những trường hợp giao dịch nội gián mua, bán hàng trăm nghìn cổ phiếu hay thay đổi tỷ lệ lớn sở hữu cổ phiếu tuy nhiên mức phạt lại quá thấp so với lợi nhuận mà các giao dịch này mang lại và không đủ mạnh để ngăn chặn, răn đe các hành vi này. Liên minh giữa thành viên hội đồng quản trị của công ty niêm yết, các môi giới chứng khoán và một số “đội lái” giúp tạo nên những con sóng lớn trên thị trường.
     (iv)  Đăng ký vừa mua, vừa bán cùng một lượng cổ phiếu.
Một số nhà đầu tư, tổ chức lớn đã lách luật bằng việc đăng ký vừa mua vừa bán cùng một lượng cổ phiếu trong cùng một giai đoạn nhất định. Điều này giúp họ đối phó được với việc phải công bố thông tin mà các nhà đầu tư khác không thể dự đoán được thực chất họ sẽ mua hay bán cổ phiếu trong thời gian này.
2.2.2. Đánh giá việc giám sát của cơ quan quản lý
Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, UBCKNN chưa chủ động trong việc giám sát các hành vi thao túng chứng khoán và lệ thuộc vào báo cáo của các sở giao dịch, không có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin giám sát tự động. UBCKNN mới chỉ phát hiện được những vi phạm giản đơn, dễ thấy như vi phạm về CTCK, quy chế giao dịch mà chưa phát hiện có hiệu quả và kịp thời những vi phạm tinh vi như giao dịch nội gián, thao túng giá. Theo Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI), thanh tra của UBCKNN đã trải qua hơn 11 năm hoạt động nhưng vai trò còn hạn chế, chỉ chủ động phát hiện và xử lý một số vi phạm nhỏ. Những vụ án lớn đều do thông tin nội bộ cung cấp buộc phải xử lý  hoặc do cơ quan an ninh phát hiện. UBCKNN cũng mới chỉ có thẩm quyền thu thập thông tin trong lĩnh vực chứng khoán, phương tiện thực hiện giám sát, kiểm tra còn hạn chế.  
Chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để răn đe các vi phạm, văn bản hướng dẫn việc xử lý hình sự chưa được ban hành, việc tính toán thu lời bất chính còn gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2011 UBCKNN đã ban hành 164 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt lên đến 11 tỷ đồng, mức xử phạt lớn nhất theo quy định cũng chỉ là 500 triệu đồng. Mức xử phạt này vẫn không đáng kể so với thu nhập từ các hành vi vi phạm. Trong khi đó tại các thị trường chứng khoán phát triển, hàng loạt nhà đầu tư lớn cũng như tổ chức đầu tư, doanh nghiệp lớn đã bị phạt tù hay phạt tiền rất nặng, thậm chí bị ngừng kinh doanh trong một thời gian do các hành vi trục lợi.
     2.3. Đánh giá sự lành mạnh tài chính của các công ty chứng khoán
2.3.1. Mức đủ vốn
            Mức đủ vốn của các CTCK giảm sút mạnh trong năm 2011, nhiều công ty thua lỗ trên 30% vốn chủ sở hữu.
            Thị trường chứng khoán đi xuống từ cuối năm 2009 nên hàng loạt CTCK (CTCK) bị thua lỗ dẫn tới lỗ lũy kế cũng như lỗ lũy kế/vốn chủ sở hữu của toàn ngành tăng dần qua từng năm.
-->
Bảng 2.18: Mức đủ vốn lĩnh vực chứng khoán từ 2009 đến 2011

Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2011 (đánh giá lại)
Lợi nhuận(Lỗ) lũy kế/ Vốn chủ sở hữu
3,36%
2,88%
-6,71%
-24,56%
Lợi nhuận(Lỗ) lũy kế (tỷ đồng)
1.072
1.098
-2.705
-9.901
Nguồn: UBGSTCQG
            Mức đủ vốn của hệ thống các CTCK giảm sút nghiêm trọng khi số công ty có lợi nhuận lũy kế giảm còn số công ty bị lỗ lũy kế đang tăng dần, đặc biệt nhiều công ty thua lỗ trên 30% vốn chủ sở hữu (VCSH). Theo phương pháp đánh giá lại của, trên 50% CTCK bị lỗ lũy kế trên 30% vốn chủ sở hữu.

            2.3.2. Đòn bẩy tài chính
            Một số CTCK cho phép khách hàng sử dụng mức đòn bẩy tài chính lớn mặc dù chứng khoán  là lĩnh vực có rủi ro cao, đặc biệt trong bối cảnh  năm 2011, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh (về cả giá và tính thanh khoản).
            Trên góc độ tổng hợp toàn ngành thì mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của các CTCK vẫn ở mức an toàn khi tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu ở mức dưới 2 lần trong 3 năm qua.
-->
Tuy nhiên, tại thời điểm 31/12/2011, theo số liệu báo cáo có đến 16% số CTCK có tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu trên 3 lần, thậm chí có công ty có Nợ/Vốn chủ sở hữu trên 6 lần[1]. Theo đánh giá lại của UBGSTCQG thì mức sử dụng đòn bẩy tài chính thực tế (1,47 lần) của các CTCK cao hơn số liệu báo cáo (1,19 lần). Đáng chú ý khi phần lớn  CTCK có tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu trên 3 lần lại không nằm trong nhóm 10 công ty có thị phần môi giới hàng đầu trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu niêm yết tại HSX và HNX. Các CTCK này chủ yếu thực hiện chức năng trung gian cung cấp vốn từ NHTM đến cổ đông lớn của các ngân hàng cũng như giúp các ngân hàng này đảo nợ hoặc cho vay các lĩnh vực bị hạn chế (chi tiết xem phần Rủi ro chéo giữa thị trường chứng khoán và ngân hàng).  
2.3.4. Chất lượng tài sản
2.3.4.1. Cơ cấu tài sản
(ii)          Cơ cấu tài sản của toàn ngành tập trung chủ yếu vào các tài sản thanh khoản cao. Tuy nhiên, các khoản phải thu, đầu tư vào cổ phiếu OTC và TPDN vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản.
(iii)        Đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn được cắt giảm mạnh nhưng đầu tư tài chính dài hạn lại gia tăng, tiềm ẩn rủi ro cao.
            Đến cuối năm 2011, các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền và đầu tư cổ phiếu niêm yết cùng chiếm tỷ lệ 27%. Tuy nhiên các tài sản có độ rủi ro cao, khó định giá và kém thanh khoản vẫn chiếm tỷ trọng lớn: các khoản phải thu (27%); đầu tư và repo cổ phiếu OTC, TPDN (17%).
Bảng 2.19: Cơ cấu đầu tư các CTCK từ 2009 đến 2011
Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2011 (đánh giá lại)
TS Ngắn hạn
65.022
91.108
65.173
59.427
   TS Ngắn hạn/Tổng TS
81,44%
84,61%
78,98%
79,00%
Tiền
20.767
21.425
24.215
24.215
Đầu tư TC Ngắn hạn
16.247
24.426
13.658
11.944
Phải thu ngắn hạn
27.260
44.740
26.658
22.698
TS Dài hạn
14.817
16.577
17.342
15.796
  TS Dài hạn/Tổng TS
18,56%
15,39%
21,02%
21,00%
`TSCĐ & BĐS
1.593
1.634
1.799
1.799
Đầu tư TC Dài hạn
12.552
14.049
14.439
13.013
Tổng tài sản
79.839
107.685
82.515
75.223
Nguồn: UBGSTCQG
Các CTCK đã đẩy mạnh cắt giảm đầu tư tài chính ngắn hạn và thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng nhằm đáp ứng quy định về an toàn tài chính của cơ quan quản lý và sức ép của các ngân hàng tài trợ vốn. Tuy nhiên các khoản đầu tư tài chính dài hạn không giảm mà thậm chí còn tăng nhẹ, trong đó có đến 35% là đầu tư vào cổ phiếu OTC và TPDN là những tài sản rủi ro cao, kém thanh khoản và khó định giá.
2.3.4.2. Chất lượng tài sản Có
a) Các khoản phải thu
     Đến cuối tháng 12/2011, giá trị các khoản phải thu (trước trích lập dự phòng nợ khó đòi) đối với khách hàng là 27.618 tỷ đồng. Theo đánh giá lại của UBGSTCQG, giá trị các khoản phải thu đối với khách hàng tăng thêm 23,5% ( 6.502 tỷ đồng) so với số liệu báo cáo, lên tới 34.120 tỷ đồng do một số CTCK tìm các che giấu bằng cách hạch toán vào khoản mục đầu tư tài chính để tránh việc xác định thời hạn cho vay. Theo đánh giá lại của UBGSTCQG, nợ xấu đối với các khoản phải thu lên tới 18.638 tỷ đồng, chiếm 51% tổng giá trị các khoản phải thu.
      Các khoản phải thu đối với khách hàng thông thường dưới hình thức margin hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để đầu tư cổ phiếu niêm yết bluechip có tính thanh khoản cao và ứng trước tiền bán chứng khoán có rủi ro thấp vì đây là các tài sản thanh khoản tốt.           Các khoản phải thu có vấn đề thường dưới những hình thức sau:
(ii)            Phải thu do repo cổ phiếu OTC, trong đó phần lớn là các cổ phiếu của các NHTM từ nhóm 3 đến nhóm 5 với mức giá không hợp lý;
(iii)          Phải thu từ hợp đồng hợp tác đầu tư trước khi có quy định về giao dịch ký quỹ margin (tháng 8/2011) đối với các cổ phiếu niêm yết penny, kém thanh khoản hoặc cổ phiếu OTC, một số hợp đồng không xác định thời điểm đáo hạn hoặc có thời hạn đầu tư trên 1 năm hoặc liên tục được gia hạn;
(iv)          Phải thu từ các hoạt  động UTĐT vốn cho bên thứ ba mua trái phiếu, cổ phiếu OTC nhưng không xác định thời hạn thu hồi vốn;
(v)           Phải thu từ các khách hàng lớn dưới hình thức CTCK đặt cọc hoặc tạm ứng tiền mua cổ phiếu, trái phiếu
(vi)          Phải thu từ thành viên hội đồng quản trị, công ty con của thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc, nhân viên môi giới của chính CTCK.
     Nguồn vốn CTCK sử dụng để tài trợ cho khách hàng thực chất phần lớn là từ vốn vay ngân hàng. Mặc dù NHNN đã có những quy định hạn chế tín dụng đối với đầu tư chứng khoán nhưng các ngân hàng vẫn phối hợp với CTCK để tài trợ cho khách hàng.
     Tại thời điểm 31/12/2011 có đến 8 công ty có số dư phải thu của khách hàng và phải thu khác lên đến trên 1.000 tỷ đồng, trong đó có những công ty có số dư này rất lớn, gấp 2 đến 6 lần vốn chủ sở hữu. Thậm chí một số công ty có thị phần môi giới nhỏ nhưng vẫn có số dư phải thu hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng, lớn hơn cả những công ty có thị phần môi giới hàng đầu trên thị trường.
Việc quản trị rủi ro bị buông lỏng khi CTCK tài trợ cho khách hàng, nhóm khách hàng những khoản tín dụng vượt quá 25% và 50% vốn tự có của CTCK. Một số trường hợp khoản phải thu từ 1 khách hàng lớn hơn cả vốn tự có của CTCK.
Các khoản phải thu chưa được trích lập dự phòng đầy đủ và còn bị che giấu bằng cách đảo nợ. Mức trích lập dự phòng của toàn ngành chỉ là 999 tỷ đồng tương đương 3,6% số dư phải thu.  Phần lớn công ty có mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi dưới 20%, không tương xứng với rủi ro. Theo đánh giá lại của UBGSTCQG mức trích lập dự phòng đối với nợ xấu là 4.935 tỷ đồng, tương ứng với 17% số dư phải thu. Điều này làm sụt giảm  kết quả kinh doanh cũng như mức đủ vốn của các CTCK.
b) Các khoản đầu tư
(ii)          Các khoản đầu tư vào tài sản kém thanh khoản như cổ phiếu OTC, TPDN chiếm hơn 1/3 tổng giá trị các khoản đầu tư.
(iii)        Các cổ phiếu niêm yết được trích lập dự phòng đầy đủ nhưng các khoản đầu tư vào cổ phiếu OTC và TPDN không được trích lập dự phòng tương ứng với rủi ro giảm giá chứng khoán.
            Trong khi phần lớn các nhà đầu tư tránh các tài sản kém thanh khoản như cổ phiếu OTC và TPDN thì các tài sản này vẫn chiếm đến 38% tổng giá trị các khoản đầu tư của các CTCK. Hơn thế nữa, mặc dù một số CTCK hàng đầu chấp nhận cắt lỗ thanh lý phần lớn danh mục đầu tư cổ phiếu OTC và TPDN thì  một số công ty vẫn bất chấp rủi ro không cắt giảm  hoặc thậm chí gia tăng đầu tư vào các tài sản này. Một số công ty còn đầu tư vào BĐS, lĩnh vực rủi ro cao không kém chứng khoán, với tổng giá trị đầu tư là 485,5 tỷ đồng.
            Mức trích lập dự phòng giảm giá đối với các khoản mục đầu tư là rất thấp và không đầy đủ mặc dù giá nhiều cổ phiếu niêm yết giảm đến 50% chỉ trong vòng 1 năm. Tại thời điểm cuối năm 2011 có quá nửa cổ phiếu niêm yết trên 2 sàn HSX và HNX có giá dưới mệnh giá nhưng hàng loạt cổ phiếu OTC kém thanh khoản vẫn được các công ty xác định giá trên mệnh giá và không phải trích lập dự phòng. Mức trích lập đối với đầu tư ngắn hạn là 3.676 tỷ đồng (21%) và đầu tư dài hạn chỉ là 773 tỷ đồng (5%). Đáng báo động là rất nhiều công ty có mức trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn chỉ dưới 5% và viện dẫn là do không xác định được giá tham chiếu của cổ phiếu OTC để trích lập dự phòng. 
            Theo đánh giá lại của UBGSTCQG, mức trích lập dự phòng đối với đầu tư tài chính ngắn hạn phải là 5.361 tỷ đồng (31%) và đầu tư tài chính dài hạn phải là 2.209 tỷ đồng (15%).
            2.3.5. Hiệu quả sinh lời
     Phần lớn các CTCK bị thua lỗ trong năm 2011, số lỗ công bố thấp hơn thực tế nhiều lần. Một số CTCK chạy theo lợi nhuận làm trung gian tài chính mà không tính đến rủi ro.
     Năm 2011, chứng khoán tiếp tục là ngành có tỷ lệ sinh lời thấp và rủi ro cao. Hiệu quả sinh lời của toàn bộ các CTCK giảm sút mạnh từ năm 2009. Năm 2011 là năm khó khăn nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam nên phần lớn CTCK bị thua lỗ là không tránh khỏi do sự đi xuống của thị truờng cả về giá chứng khoán và thanh khoản dẫn tới phí môi giới sụt giảm mạnh, trong khi trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư tài chính và các khoản phải thu tăng.
Thu nhập chủ yếu của các CTCK trong năm 2011 (chiếm 52% tổng doanh thu) đến từ các nghiệp vụ: (i) Lãi tiền gửi ngân hàng; (ii) Lãi do cung cấp tín dụng cho khách hàng đầu tư cổ phiếu niêm yết; (iii) Lãi từ đầu tư TPCP.
Đáng lưu ý một số công ty chạy theo lợi nhuận đánh đổi rủi ro bằng cách làm trung gian cung cấp vốn từ NHTM đến cổ đông lớn, cũng như giúp các ngân hàng này đảo nợ hoặc cho vay các lĩnh vực bị hạn chế. Đây là một hoạt động rất rủi ro vì các ngân hàng không cam kết chịu mọi trách nhiệm nếu các khoản tín dụng này không thể thu hồi.
Bên cạnh đó một số công ty cố tình tạo ra khoản thu nhập giả tạo và hạch toán vào các khoản phải thu để che giấu thực trạng thua lỗ. Theo số liệu do các công ty báo cáo thì toàn ngành 61 CTCK thua lỗ với tổng mức lỗ là 3.572 tỷ đồng. Theo phương pháp đánh giá lại của UBGSTCQG, sau khi loại trừ các khoản thu nhập ảo và trích lập dự phòng bổ sung đối với các khoản phải thu và đầu tư tài chính thì số thua lỗ tăng 2,78 lần; có đến 86 công ty thua lỗ với tổng mức lỗ là 9.999 tỷ đồng, trong đó có 4 công ty có thể bị thua lỗ hết vốn.
Bảng 2.20: Mức sinh lời của các CTCK từ năm 2009 đến 2011

Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2011 (đánh giá lại)
ROE
14,70%
4,65%
-5,86%
-29,91%
Lợi nhuận (lỗ) sau thuế (tỷ đồng)
4.850
1.827
- 2.203
- 9.098
Nguồn: UBGSTCQG
2.3.6. Khả năng thanh toán
            Khả năng thanh toán của các CTCK có dấu hiệu xấu đi, báo cáo của các CTCK không phản ánh đúng thực trạng.
Bảng 2.21: Phân loại CTCK theo tỷ lệ an toàn vốn khả dụng

Mức độ
31/12/2011
31/3/2012
Công ty có tỷ lệ an toàn vốn khả dụng từ 180% trở lên
mức an toàn
92
81
Công ty có tỷ lệ an toàn vốn khả dụng từ 150% đến 180%
phải báo cáo bất thường
7
11
Công ty có tỷ lệ an toàn vốn khả dụng từ 120% đến 150%
bị kiểm soát
1
4
Công ty có tỷ lệ an toàn vốn khả dụng dưới 120%
bị kiểm soát đặc biệt
5
6
Nguồn: UBGSTCQG
            Tại thời điểm 31/12/2011, theo báo cáo của các CTCK về tỷ lệ an toàn vốn khả dụng[2] thì có 92/105 công ty có mức thanh khoản ở an toàn (≥ 180%) và 13 công ty dưới mức an toàn. Tuy nhiên số liệu này do CTCK tự tính toán và báo cáo mà không có bên thứ 3 soát xét lại nên không phản ánh đúng khả năng thanh toán của các công ty này, đặc biệt ở thời điểm cuối năm (do đó đến cuối tháng 3/2012 mặc dù thị trường chứng khoán hồi phục và thanh khoản của toàn thị trường cải thiện đáng kể thì khả năng thanh toán theo số liệu báo cáo lại tiêu cực hơn, điều này chứng tỏ có hiện tượng báo cáo sai lệch). Trong năm 2011 có 5 công ty bị ngừng hoặc xin rút nghiệp vụ môi giới do mất khả năng thanh toán và 1 công ty xin hủy niêm yết.
2.3.7. Phân loại các công ty chứng khoán
Nhóm 1 - nhóm bình thường: gồm 49 công ty có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng giá trị rủi ro trên 180%, có lãi hoặc có lỗ lũy kế dưới 30% vốn chủ sở hữu;.
Nhóm 2- nhóm cần kiểm soát: gồm 27 công ty có có lỗ lũy kế từ 30% đến 50% vốn chủ sở hữu hoặc tỷ lệ vốn khả dụng/tổng giá trị rủi ro từ  150% đến 180%;
Nhóm 3 - nhóm cần kiểm soát đặc biệt: gồm 29 công ty có lỗ lũy kế trên 50% vốn chủ sở hữu hoặc tỷ lệ vốn khả dụng/tổng giá trị rủi ro dưới 150%.
3.1. Tác động chéo của thị trường chứng khoán đối với lĩnh vực ngân hàng
            (i ) Ngân hàng là kênh cung cấp vốn chủ yếu của thị trường chứng khoán.
            Từ năm 2009 đến năm 2011, bên cạnh nguồnvốn chủ sở hữu, vốn tài trợ từ NHTM là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho thị trường chứng khoán.
Bảng 2.22: Nguồn vốn của CTCK từ năm 2009 đến 2011

31/12/2009
31/12/2010
31/12/2011
Nguồn vốn từ ngân hàng (tỷ đồng)
37.475
54.662
34.311
Nguồn vốn từ ngân hàng/Tổng nguồn vốn
46,94%
50,76%
41,58%
Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn
41,33%
36,48%
45,58%
Nguồn: UBGSTCQG
            Ngành ngân hàng còn cung cấp vốn thông qua các hợp đồng UTĐT đối với các công ty quản lý quỹ (CT QLQ). Tại thời điểm 31/12/2011, vốn UTĐT của NHTM đối với các công ty quản lý quỹ là 17.861 tỷ đồng.
            Tại thời điểm 31/12/2011, tổng nguồn vốn tài trợ thương mại của hệ thống ngân hàng cho thị trường chứng khoán thông qua các CKCK và CT QLQ lên tới 52.172 tỷ đồng.
            Ngân hàng cũng là cổ đông lớn của 33 CTCK và 12 CT QLQ, đến cuối năm 2011, vốn góp của NHTM vào các công ty này lên đến 9.119 tỷ đồng.
Bảng 2.23: Vốn góp của NHTM vào CTCK và QLQ tại thời điểm 31/12/2011
Vốn góp của NHTM tại các CTCK
8.407 tỷ đồng
Vốn góp của NHTM tại CTCK/Tổng vốn điều lệ CTCK
23,38%
Vốn góp của NHTM tại các CT QLQ
712 tỷ đồng
Vốn góp của NHTM tại các CT QLQ/Tổng vốn điều lệ CTQLQ
27,19%
Nguồn: UBGSTCQG
            CTCK và CT QLQ là các trung gian tài chính giúp NHTM giải ngân vào các lĩnh vực bị hạn chế cho vay, đầu tư. Do NHNN không quản lý CTCK và CT QLQ trong khi UBCKNN và Bộ Tài chính không quản lý NHTM nên việc cho vay của NHTM đối với CTCK và QLQ không được giám sát chặt chẽ và tiềm ẩn nhiều rủi ro hệ thống.
            Ngoài việc sử dụng vốn từ NHTM để tài trợ các khoản phải thu khách hàng cũng như đầu tư ngắn hạn của bản thân các CTCK, một số CTCK và QLQ còn là trung gian tài chính giúp cho NHTM giải ngân vào các lĩnh vực rủi ro cao và tránh bị cơ quan quản lý giám sát phát hiện. Mặc dù theo Thông tư 13/2010 thì NHTM không được cấp tín dụng cho các CTCK thành viên nhưng tại thời điểm 31/12/2011 có đến 14 CTCK được các ngân hàng mẹ tài trợ khoản tín dụng lên đến 9.772 tỷ đồng.
NHTM sử dụng CTCK và CTQLQ làm trung gian tài chính để cấp tín dụng cho các đối tượng sau: (i) Khách hàng thông thường của CTCK; (ii) Cổ đông lớn của ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng cần phải tái cơ cấu; (iii) Các khoản tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất, bị hạn chế cho vay; (iv) Các khoản vay cần đảo nợ; (v) Các khoản đầu tư tài chính của CTCK
Khảo sát của UBGSTCQG cho thấy, các NHTM chuyển vốn cho các CTCK và QLQ nhằm tránh sự giám sát của cơ quan quản lý thông qua các hình thức sau: (i) Đặt cọc, tạm ứng tiền để CTCK môi giới mua trái phiếu và cổ phiếu; (ii) Ủy thác đầu tư cho CT QLQ và CTCK; (iii) Hợp đồng hợp tác đầu tư với CTCK để đầu tư cổ phiếu, trái phiếu; (iv) Mua trái phiếu do CTCK phát hành.
-->
Việc các CTCK và QLQ chạy theo lợi nhuận khi hỗ trợ các NHTM giải ngân vào các lĩnh vực bị hạn chế sẽ đem lại những rủi ro rất lớn, đặc biệt là đối với các CTCK nếu bên vay không trả được nợ hoặc giá cổ phiếu repo quá xa với thị giá. Tuy nhiên xét tổng thể thì NHTM vẫn là người gánh chịu rủi ro cuối cùng khi cả người vay và CTCK không trả được nợ.
KH thông thường
Đầu tư cổ phiếu niêm yết: Ký quỹ margin và Hợp đồng hợp tác đầu tư (trước tháng 8/2011)
Đầu tư thông thường của CTCK & CTQLQ
·  Đầu tư cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu OTC blue-chip
·  TPCP, TPDN
·   Gửi tiền tại NHTM
Cho vay trá hình
·  Repo và đầu tư cổ phiếu OTC: chủ yếu là cổ phiếu các ngân  hàng và công ty yếu kém
·  Đầu tư TPDN
·  Ủy thác đầu tư cho bên thứ 3 đầu tư cổ phiếu OTC và TPDN
·  Tạm ứng, đặt cọc tiền môi giới mua cổ phiếu, trái phiếu
·  Đầu tư dự án BĐS

            Theo đánh giá của UBGSTCCQ, trong tổng số 34.311 tỷ đồng mà NHTM cung cấp vốn cho thị trường chứng khoán thông qua các CTCK thì nợ xấu lên đến 16.362 tỷ đồng, chiếm 48%.
            Do cả NHNN và UBCKNN đều không thể giám sát chặt chẽ việc cho vay của NHTM đối với CTCK và phối kết hợp thiếu chặt chẽ nên cần có một cơ quan đảm nhận việc giám sát lĩnh vực này. Đồng thời theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cần củng cố và nâng cao địa vị pháp lý cho UBGSTCQG theo hướng có nhiều quyền lực hơn trong giám sát vĩ mô, xử lý vi phạm tại chỗ với tất cả các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
(i)            Việc cắt giảm dư nợ tín dụng đối với chứng khoán và nâng lãi suất làm thị trường chứng khoán đi xuống
     Thực hiện chủ trương quy định cụ thể tỷ lệ dư nợ phi sản xuất trên tổng dư nợ của NHNN đã tác động mạnh đến tâm lý các nhà đầu tư làm dòng tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán giảm xuống. Hơn thế nữa với mức lãi suất tiền gửi hấp dẫn lên đến trên 17%-20%/năm đã làm phần lớn nhà đầu tư quyết định gửi tiết kiệm ngân hàng thay vì đầu tư chứng khoán. Khi luồng vốn tài trợ từ ngân hàng cũng như nhà đầu tư rút khỏi thị trường chứng khoán thì việc thị trường đi xuống là khó tránh khỏi.
3.2 Tác động chéo giữa thị trường BĐS, khu vực doanh nghiệp và TTCK
Bắt nguồn từ sự suy giảm và đóng băng kéo dài của thị trường BĐS trong khi nguồn vốn cho các doanh nghiệp hoạt động của thị trường này bị cắt giảm đột ngột khiến các doanh nghiệp BĐS rơi vào tình trạng đình đốn, mất thanh khoản và nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Tình trạng này nhanh chóng lan tỏa sang các ngành nằm trong chuỗi sản xuất như xây dựng, vật liệu xây dựng, công nghiệp, chế tạo, … Kết quả là, hàng tồn kho tăng mạnh, tình trạng chiếm dụng vốn diễn ra phổ biến tại hầu hết các ngành, nghề; nhiều doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, đứng trước nguy cơ phá sản.
Điều này tác động xấu tới TTCK Việt Nam khi chất lượng hàng hóa niêm yết trên thị trường này ngày một suy giảm theo xu hướng chung. Số lượng công ty niêm yết bị thua lỗ trong năm 2011 lên tới 79 doanh nghiệp[1]. Kết quả kinh doanh của các doanh -->
nghiệp niêm yết sụt giảm mạnh (ROE bình quân năm 2011 chỉ đạt 14,9%, giảm mạnh so với năm 2010 (22,1%)) đã tác động xấu tới TTCK.
Ngược lại, TTCK đi xuống khiến khu vực doanh nghiệp vốn khó huy động vốn vay từ ngân hàng (do lãi suất cao, thắt chặt tiền tệ,…) cũng khó huy động vốn trung và dài hạn từ TTCK. Trong năm 2011, vốn huy động qua phát hành thêm cổ phiếu và đấu giá cổ phần hóa đạt 17.500 tỷ đồng, chỉ bằng 22% so với cùng kỳ năm 2010. Bên cạnh đó, TTCK suy giảm cũng làm cho các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp bị thua lỗ. Nhiều công ty niêm yết bị thua lỗ từ hoạt động kinh doanh khác mà trong đó chủ yếu là do phải tăng trích lập dự phòng đối với các khoản đầu tư tài chính.
Ø Thị trường BH đối mặt với nguy cơ mất cân đối thị phần;
Ø Mức đủ vốn của khu vực BH PNT giảm sút, khu vực  BH NT vẫn được đảm bảo;
Ø Chất lượng tài sản toàn thị trường BH có dấu hiệu suy giảm;
Ø Các doanh nghiệp BH PNT trong nước bắt buộc tái BH lẫn nhau, trong khi năng lực tài chính yếu kém, không tuân theo quy trình đánh giá rủi ro gây nguy cơ mất khả năng thanh toán khi phải đền bù;
Ø 23% doanh nghiệp lỗ trong 9 tháng đầu năm 2011 chủ yếu do lỗ từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc;
Ø Hiệu quả sử dụng vốn thấp;
Ø Hành vi trục lợi và cạnh tranh không lành mạnh có xu hướng gia tăng.

            1.1 Số lượng công ty bảo hiểm
            Năm 2011, thị trường BH có 29 công ty BH PNT, 14 công ty BH NT. Có thêm 2 công ty BH NT: Vietinbank – Aviva và Generali được thành lập mới trong năm nay. Số lượng các công ty bảo hiểm tăng không đáng kể trong 3 năm trở lại đây. Trong đó, BH PNT có 17 công ty trong nước, 9 công ty 100% vốn nước ngoài, 3 công ty liên doanh. Ngược lại, BH NT công ty 100% vốn nước ngoài chiếm đa số: 12/14 công ty; có 1 công ty trong nước và 1 công ty liên doanh.
Chiếm thị phần chủ yếu ở cả 2 lĩnh vực BH PNT và BH NT vẫn là một số ít các công ty hàng đầu. Điều này cho thấy tình trạng cạnh tranh gay gắt để tồn tại trên thị trường BH. Cần dừng thành lập mới và tái cấu trúc các doanh  nghiệp BH đảm bảo thị trường BH hoạt động lành mạnh bền vững.
            1.2. Quy mô và cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm
            Tổng doanh thu phí BH năm 2011 đạt 36.336 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2010. Trong đó, doanh thu phí BH PNT là 20.723 tỷ đồng, tăng 20,7%; doanh thu phí BH NT 15.613 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu phí ở cả hai khu vực này đều giảm so với năm 2010 do ảnh hưởng từ bất ổn kinh tế vĩ mô.
Bảng 2.24: Phí BH/GDP
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
31/12/2009
31/12/2010
31/12/2011
Tổng mức phí BH/GDP
1.47
1.55
1.48
Tổng mức phí BH NT/GDP
0.68
0.69
0.63
Tổng mức phí BH PNT/GDP
0.79
0.86
0.85
Nguồn: UBGSTCQG
Tổng doanh thu phí BH/GDP năm 2011 là 1,48%, giảm 4,5% so với năm 2010. Do doanh thu phí BH/GDP của hai khu vực BH NT và BH PNT đều giảm. Tỷ lệ  này còn rất nhỏ so với các nước trong khu vực, đặc biệt là khu vực BH NT (Malaysia: 3,47%; Philippines: 1,89%; Thailand: 2,19%; Singapore: 5,52%[1]). Cho thấy quy mô thị trường BH còn nhỏ bé, đồng thời tiềm ẩn cơ hội phát triển lớn.
Thị trường BH đang đối mặt với nguy cơ mất cân đối thị phần. 4 doanh nghiệp BH NT, BH PNT hàng đầu tương ứng chiếm tới 86% và 66% thị phần doanh thu phí. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, thị trường BH tất yếu diễn ra hoạt động sáp nhập, mua bán, tái cơ cấu hoặc giải thể các doanh nghiệp BH kinh doanh không hiệu quả.
Khu vực BH PNT có tốc độ tăng trưởng doanh thu phí giảm 3% so với năm trước. Trong đó,  nghiệp vụ BH hàng hóa vận chuyển, BH sức khỏe và tai nạn con người, BH hàng không có tốc độ tăng trưởng tương ứng  cao hơn 22%, 35% và 56%  so với cùng kỳ 2010. Các nghiệp vụ BH còn lại tốc độ tăng trưởng đều giảm, đặc biệt có BH nông nghiệp, BH trách nhiệm, BH tín dụng, BH thân tàu và TNDS chủ tàu giảm mạnh (trung bình giảm 5 lần) so với 2010.

9 tháng 2011, cơ cấu phí BH PNT về cơ bản không có nhiều thay đổi so với cùng kỳ 2010. Nghiệp vụ BH xe cơ giới, BH tài sản và thiệt hại kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất tương ứng 30% và 23%. Khó khăn trong việc triển khai BH nông nghiệp, BH tín dụng , BH trách nhiệm thể hiện rất rõ qua tỷ trọng không đáng kể (2%) của những nghiệp vụ BH này trên tổng phí BH. Nguyên nhân là do nhu cầu về nghiệp vụ này còn thấp, khách hàng chưa thực sự thấy được sự cần thiết của những nghiệp vụ BH này.



BH NT 2011 có tổng doanh thu phí BH 15.613 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2010. Số lượng hợp đồng khai thác mới 9 tháng 2011 chỉ tăng 8,95%, trong khi tốc độ tăng trưởng doanh thu khai thác mới là 29%. Cho thấy tăng trưởng doanh thu phí 9 -->
tháng 2011 do tập trung khai thác những hợp đồng có giá trị lớn, đối tượng là khách hàng có thu nhập cao. Đây là yếu tố khiến tăng trưởng khu vực BH NT kém bền vững.
Tính đến 30/9/2011, nghiệp vụ BH hỗn hợp và BH liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng phí. Các sản phẩm BH còn lại có tỷ trọng rất nhỏ và tương đối ổn định so với cùng kỳ năm trước. Sản phẩm BH liên kết đầu tư mới triển khai từ 2008  nhưng đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh (61% ), dần thay thế cho sản phẩm BH hỗn hợp truyền thống. Nguyên nhân là do nghiệp vụ BH liên kết đầu tư có nhiều tiện ích, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, khách hàng vừa được bảo hiểm rủi ro vừa được thực hiện mục tiêu đầu tư tài chính của mình với số phí BH rất nhỏ.
Bảng 2.25: Phí BH/Tổng phí BH của các doanh nghiệp BH nội ngành
Tên đơn vị
Phí bảo hiểm/Tổng phí BH toàn ngành
30/9/2010
31/12/2010
30/9/2011
Tổng công ty CP Bảo Minh
12,01%
12,1%
11,4%
Tổng công ty CP BH Bưu điện
3,11%
4,2%
4,77%
Tổng công ty CP BH Dầu khí Việt Nam
20,5%
21,3%
19,92%
Công ty cổ phần BH Petrolimex
7,19%
9,7%
8,57%
Công ty cổ phần BH Quân đội
1,41%
2,5%
1,86%
Công ty cổ phần BH SHB- Vinacomin
1,4%
0,0%
1,52%
Công ty CP BH Toàn cầu
2,09%
1,3%
2,28%
Công ty CP BH Hàng không
4,64%
2,9%
4,68%
Tổng nội ngành
56,75%
54,0%
59,10%
Nguồn: UBGSTCQG
Doanh thu phí BH của các doanh nghiệp BH nội ngành khối tập đoàn kinh tế chiếm quá nửa thị phần tổng phí BH toàn ngành và có xu hướng tăng (59,1% 9 tháng đầu năm 2011); 54% (2010); 56,75% (9 tháng đầu năm 2010). Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp BH nội ngành khối tập đoàn sẽ đối mặt với việc không phân tán được rủi ro.  
            2.1. Mức đủ vốn: Mức đủ vốn khu vực BH PNT có dấu hiệu giảm sút, trong khi khu vực BH NT vẫn được đảm bảo.
Phí BH thuần/Vốn chủ sở hữu khu vực BH PNT 2011 tăng mạnh lên đến 93%, nguyên nhân là do phí BH thuần tăng 25% trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng 0,42% so với cùng kỳ năm 2010. 7/29 doanh nghiệp có tỷ lệ này cao trên 100%, cho thấy các DN này trú trọng tăng trưởng doanh số trong khi vốn chủ sở hữu tăng trưởng không tương ứng làm tăng rủi ro chi trả.
Các doanh nghiệp BH PNT khó tăng vốn. Do thị trường chứng khoán sụt giảm trong năm 2011, cổ phiếu ngành BH kém hấp dẫn và kém thanh khoản. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này vẫn phụ thuộc nhiều vào vốn bên ngoài, tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản là 47,2% giảm so với cùng kỳ năm 2010 (49,7%). Điều này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro chi trả bồi thường cho những tổn thất lớn ngoài dự tính, làm suy giảm mức đủ vốn.
Khu vực BH NT đảm bảo được mức đủ vốn, do tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Dự phòng nghiệp vụ tính đến 31/12/2011 đạt 31% tăng so với cùng kỳ năm 2010 (28%) và 2009 (29%). Các doanh nghiệp BH NT đều đáp ứng quy định về biên khả năng thanh toán[1]
             2.2. Chất lượng tài sản: Đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro gia tăng (chiếm 22 -25% tổng tài sản đầu tư) , nợ đọng phí vẫn ở mức cao và chưa có dấu hiệu cải thiện.
            9 tháng đầu năm 2011, các doanh nghiệp BH tập trung đầu tư vào TPCP và gửi tiền tại các TCTD là 73% đối với BH NT và 76% đối với BH PNT. Cổ phiếu, TPDN không có bảo lãnh và đầu tư BĐS của cả hai khu vực này từ 7 – 9%, còn lại là góp vốn, cho vay và ủy thác đầu tư từ 14 – 19%.
            Do bất ổn vĩ mô, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh năm 2011, thị trường BĐS đóng băng. Các khoản đầu tư vào chứng khoán, BĐS đều tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Trong khi đó rất nhiều các doanh nghiệp BH không trích lập dự phòng đầu tư tài chính, không đánh giá lại tài sản tương ứng với giá trị thị trường.
            Các kênh đầu tư đều khó khăn, các doanh nghiệp BH đã lựa chọn gửi tiền vào các TCTD để hưởng lãi suất cao. Song năm 2011, nhiều TCTD rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán tạm thời, phải thực hiện sáp nhập. Một số công ty BH là công ty con của các Tập đoàn tài chính, các ngân hàng lớn đã thực hiện đầu tư trở lại công ty mẹ[2] thông qua gửi tiền, quan hệ vay mượn, ủy thác đầu tư. Điều này dễ xảy ra hiện tượng thiếu minh bạch trong các giao dịch nội bộ, từ đó dễ dẫn đến các rủi ro lan truyền và rủi ro hệ thống.
            Uỷ thác đầu tư chiếm tỷ trọng 9% ở cả hai khu vực, trong khi hiện nay chưa có hành lang pháp lý đầy đủ điều chỉnh hoạt động này. Không có cơ chế kiểm soát vốn của bên ủy thác đối với bên nhận ủy thác, tiềm ẩn rủi ro của hoạt động ủy thác đầu tư là bị chiếm dụng vốn, lạm dụng tín nhiệm gây thất thoát vốn. 
  Tỷ lệ các khoản phải thu/Tổng phí BH nhóm BH PNT 9 tháng 2011 giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước (23%). Nguyên nhân chủ yếu là do tổng phí BH tăng 22%, các khoản phải thu chỉ giảm 1,3% so với năm ngoái. Tình hình nợ đọng phí nhóm BH PNT chưa được cải thiện nhiều và vẫn đang ở trong tình trạng báo động vì chiếm tới 50,68% tổng phí BH.    Năm 2011, mặc dù tỷ lệ các khoản phải thu/Tổng phí BH của nhóm BH NT tăng không đáng kể, song nợ đọng phí của nhóm này vẫn tăng cao so với cùng kỳ năm trước (các khoản phải thu tăng 14%).
        Cơ cấu các khoản phải thu: phải thu khác/các khoản phải thu BH NT và BH PNT tương ứng là 16% và 23%. Trong đó, có 8/43 doanh nghiệp có tỷ lệ này cao trên 43%, cho thấy các khoản phải thu khó đòi đáng báo động ở các doanh nghiệp này.
2.3. Tái bảo hiểm: Các doanh nghiệp BH PNT trong nước bắt buộc tái BH lẫn nhau, trong khi năng lực tài chính yếu kém, không tuân theo quy trình đánh giá rủi ro gây nguy cơ mất khả năng thanh toán khi phải đền bù
            Trong 9 tháng 2011, tỷ lệ giữ lại rủi ro của các doanh nghiệp BH PNT giảm so với cùng kỳ 2010, và giảm nhẹ so cuối năm 2010. Tỷ lệ giữ lại rủi ro 69%, tương ứng với mức phí thuần mà các doanh nghiệp BH PNT giữ lại là 10.927 tỷ đồng. Giá trị nhượng tái BH ra nước ngoài là 4.021 tỷ đồng, giá trị nhượng tái BH trong nước là 1.181 tỷ đồng. Con số 1.181 tỷ đồng là hầu hết các doanh nghiệp BH trong nước nhượng tái cho nhau, hàm chứa tỷ lệ rủi ro cao. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp trong nước không tuân theo quy trình đánh giá rủi ro, cạnh tranh không lành mạnh (hạ phí quá thấp, tăng chi phí dịch vụ, mở rộng điều khoản BH). dẫn đến nhiều nghiệp vụ không thể thu xếp tái BH ra nước ngoài. Buộc phải chuyển tái giữa các DN BHtrong nước.
            Ngoài ra, một thực tế hiện nay trong nghiệp vụ tái bảo hiểm, trình độ chuyên môn của chính đội ngũ cán bộ trong ngành rất yếu kém, có đến 80% cán bộ của các doanh nghiệp không hiểu về tái bảo hiểm[3]. Càng làm trầm trọng thêm tình trạng các công ty nhận tái bảo hiểm “ẩu” gây tích tụ rủi ro xấu, nguy cơ mất khả năng thanh toán cao.
2.4. Khả năng sinh lời
Năm 2011, tỷ suất sinh lời khu vực BH PNT tăng tương đối (23%), trong khi tỷ lệ này ở khu vực BH NT lại giảm mạnh (33%) so với cùng kỳ 2010. Tỷ suất sinh lời ở cả hai khu vực đều ở mức thấp (BH PNT: 8,33%; BH NT: 10,48%). Tỷ lệ bồi thường và tỷ lệ chi phí đều tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Toàn thị trường có 5/29 doanh nghiệp BH PNT, và 5/14 doanh nghiệp BH NT có kết quả kinh doanh thua lỗ. Có tới 63% doanh -->
nghiệp thua lỗ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc. Điều này cho thấy thị trường bảo hiểm phát triển kém lành mạnh.
Khu vực BH PNT có lợi nhuận sau thuế đạt 1.357 tỷ đồng, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2010. 17/29 doanh nghiệp lỗ trong kinh doanh bảo hiểm gốc, tương ứng với số tiền 497 tỷ đồng. Hầu hết các doanh nghiệp có lãi trong hoạt động đầu tư tài chính song nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn thấp (ROE: 8,33%), thấp hơn so với khu vực BH NT (ROE: 10,48%) và thấp hơn nhiều so với các ngành nghề kinh doanh khác (ROE : khu vực phi tài chính: 12,5%; khu vực ngân hàng :9,21%). Nguyên nhân làm khả năng sinh lời của các doanh nghiệp BH PNT thời gian qua đạt kết quả thấp:
- Tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh luôn ở mức cao (42%) do: (i) mạng lưới khai thác cồng kềnh, (ii) hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, (iii) cạnh tranh không lành mạnh làm gia tăng chi phí khai thác dịch vụ.
- Tỷ lệ bồi thường cao: Mặc dù trong năm 2011 các doanh nghiệp BH PNT đã nỗ lực giảm tỷ lệ bồi thường, song mục tiêu này vẫn chưa đạt được. Giá trị bồi thường bảo hiểm gốc của khu vực BH PNT là 8.041 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ 2010[1]. Một số nghiệp vụ có tỷ lệ này rất cao (BH thiết bị điện tử: 102%; BH hàng không: 80%; BH xe cơ giới: 49%; BH thân tàu và TNDS chủ tàu: 46%; BH tai nạn và sức khoẻ con người: 43%) kéo tỷ lệ trunh bình toàn khu vực tăng cao. Nguyên nhân do (i) thiên tai bão lũ, (ii) trục lợi bảo hiểm ngày càng tinh vi; (iii) chất lượng khai thác, công tác quản trị rủi ro của các doanh nghiệp BH PNT còn yếu kém.
Năm 2011, khả năng sinh lời khu vực BH NT giảm rõ rệt so với 2010. Tổng lợi nhuận sau thuế là 1.621 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2010; kéo theo ROE chỉ đạt 10,5%, giảm 43% với cùng kỳ năm trước. 13/14 doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc thua lỗ tương ứng với số tiền là 2.691 tỷ đồng.  Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính (4.972 tỷ đồng) đã bù đắp khoản lỗ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc. Tình trạng này diễn ra ở cả các doanh nghiệp BH NT có thị phần lớn, có bề dày kinh nghiệm hoạt động trên thị trường. Nguyên nhân chủ yếu là: (i) Các doanh nghiệp chạy theo doanh thu mà chưa chú trọng đến chất lượng khai thác và quản lý chi phí: tình trạng trục lợi vẫn diễn ra khá phổ biến, chi phí tuyển dụng và đào tạo đại lý cao trong khi chất lượng đại lý yếu kém[2]; (ii) Tỷ suất sinh lời từ hoạt động đầu tư thấp (7,5%); (iii) định phí BH gặp nhiều khó khăn do kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn
            2.5. Tính thanh khoản
Tính thanh khoản thị trường bảo hiểm được cải thiện đáng kể, tỷ lệ tài sản thanh khoản/Nợ ngắn hạn ở hai khu vực BH PNT và BH NT đều tăng so với cùng kỳ năm 2010, khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn được đảm bảo, tuy nhiên các doanh nghiệp cần chú ý đến công tác thu hồi các khoản phải thu.
            2.6. Một số nguy cơ đối với thị trường bảo hiểm
(i) Mặc dù điều 10 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm (có hiệu lực từ 1/7/2011) quy định về hợp tác cạnh tranh và đấu thầu nhằm giảm thiểu tình trạng không minh bạch và thiếu lành mạnh trong bảo hiểm nội ngành. Song thực tế, các doanh nghiệp vẫn có thể tổ chức đấu thầu hình thức và điều này còn tiềm ẩn nguy cơ tích tụ rủi ro.
(ii) Công tác quản trị tại các DN BH còn nhiều bất cập, thể hiện: (i) Nguồn nhân lực: chuyên môn yếu kém, lãnh đạo thiếu kỹ năng quản lý, tình trạng nhân sự ở các DN BH lộn xộn do lôi kéo người của nhau; (ii) Đại lý bảo hiểm: chất lượng đại lý bảo hiểm thấp, không làm việc ổn định lâu dài, có 80% đại lý BH NT bỏ việc năm đầu tiên; (iii) Công nghệ thông tin: lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, dẫn đến tăng chi phí quản lý đồng thời không kiểm soát được hết các hành vi trục lợi bảo hiểm.
(iii) Kiểm soát nội bộ: Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp BH chưa đáp ứng được việc kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp thành lập nhiều chi nhánh nhưng chưa kiểm soát được hoạt động kinh doanh của những đơn vị này, dẫn đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm không hiệu quả.
(iv) Hành vi trục lợi bảo hiểm có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, đáng báo động là không chỉ khách hàng trục lợi mà các cán bộ bảo hiểm trong doanh nghiệp cùng bắt tay nhau để trục lợi. Vì thế tỷ lệ bồi thường tăng cao dẫn đến kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp kém hiệu quả. Trục lợi bảo hiểm không những làm cho doanh nghiệp BH thiệt hại về tài chính mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng về uy tín, thương hiệu và hình ảnh.
(i) Tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn, lạm phát cao, chính sách tiền tệ thắt chặt ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam
            Mặc dù trong năm 2011, thị trường bảo hiểm vẫn đạt được mức tăng trưởng nhất định song tốc độ tăng trưởng ở cả hai khu vực BH NT và BH PNT đều đang có những dấu hiệu chững lại. Kinh tế vĩ mô bất ổn ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán và nhu cầu bảo hiểm của doanh nghiệp-khách hàng của khu vực BH PNT. Các doanh nghiệp khó có khả năng thanh toán phí bảo hiểm và điều này làm trầm trọng thêm tình hình nợ đọng phí ở khu vực BH PNT. Trong khi đó, các doanh nghiệp BH NT cũng đang gặp khó khăn ở cả khâu khai thác hợp đồng mới và duy trì hợp đồng hiện tại do thu nhập của người dân bị giảm sút nghiêm trọng.
   (ii) Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút. Khu vực ngân hàng, thị trường chứng khoán và thị trường BĐS đi xuống làm suy giảm chất lượng tài sản có của doanh nghiệp bảo hiểm.
            Đầu tư vào các lĩnh vực như TPDN, cổ phiếu, BĐS, cho vay, ủy thác đầu tư chiếm tỷ lệ 22% giá trị đầu tư của khu vực BH NT và 25% giá trị đầu tư của khu vực BH PNT. Tỷ lệ các khoản phải thu/Tổng phí bảo hiểm ở cả hai khu vực 9 tháng đầu năm 2011 đểu tăng so với cùng kỳ năm trước. Phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu (70%) trong tổng các khoản phải thu của các công ty bảo hiểm, do đó phần lớn các khoản nợ chưa thu hồi được của các doanh nghiệp BH là các khoản nợ đọng phí từ phía khách hàng. Kết quả kinh doanh, tình hình tài chính doanh nghiệp giảm sút cùng với sự đi xuống  của khu vực ngân hàng, thị trường chứng khoán làm tăng rủi ro đối với các khoản tiền gửi, cho vay, đầu tư TPDN, đầu tư cổ phiếu của doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời, giá BĐS giảm và thị trường BĐS đóng băng cũng làm các khoản đầu từ vào lĩnh vực BĐS tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.


[1] Cục quản lý và giám sát bảo hiểm - BTC
[2] 80% đại lý BH NT bỏ việc năm đầu tiên.
[3] Tài sản thanh khoản bao gồm Tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn


[1] Biên khả năng thanh toán của DN BH phải lớn hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu do Luật kinh doanh BH quy định.
[2] Tỷ lệ đầu tư trở lại ngân hàng mẹ ( Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank) của 4 doanh nghiệp bảo hiểm ABIC, Viettinsco, VCLI, Vietinbank – Aviva là 58% tổng nguồn vốn đầu tư tài chính.
[3] Nguồn: DN BH trong nước “tái” cho nhau dòng phí rủi ro – Báo Đầu tư chứng khoán 26/10/2011


[1] Nguồn: Vietnam Insurance Report Q2 2011 (Business Monitor International Ltd)


[1] Theo Vietstock;

[1] Theo quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ Tài chính, tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu của các CTCK tối đa là 6 lần
[2] Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng = Vốn khả dụng /Tổng giá trị rủi ro. Vốn khả dụng là vốn chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng 90 ngày.


[1] Trường hợp cổ phiếu Dược Viễn Đông - DVD không có trong các quy định hủy niêm yết, gây lúng túng trong việc xử lý nhanh để kịp thời bảo vệ nhà đầu tư
[2] Có thể kể đến các trường hợp như Chứng khoán Phương Đông và Công ty Cơ khí Điện Lữ Gia đăng ký hủy niêm yết đã đẩy cổ đông nhỏ lẻ phải bản tháo cổ phiếu.  Một số công ty như Tổng Công ty Xây lắp dầu khí hay Vinaconex mặc dù giá cổ phiếu giảm xuống gần mệnh giá nhưng công ty vẫn quyết định tăng vốn hàng nghìn tỷ đồng trong bối cảnh thị trường xấu càng làm giá cổ phiếu giảm và cổ đông nhỏ lẻ thua thiệt. Đầu năm 2011, Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Kim Long đột ngột đưa ra đề xuất ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán đẩy hàng loạt cổ đông nhỏ lẻ phải bán tháo cổ phiếu


[1] Bộ Tài chính, Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam, UBGSTCQG

[1] Securities and Exchange Commision of Thailand

4 comments:

Anonymous said...

Đây là bản báo cáo chuyên sâu, khá hay.

Mong Quan Làm Báo upload cả bản báo cáo, cùng với nguồn trích dẫn.

Đây là tài liệu rất tốt cho các giảng viên, sinh viên và các nhà nghiên cứu tham khảo.

Cám ơn.

Anonymous said...

Mong QuanLamBao cho phép copy toàn bộ file cho cộng đồng xem và nghiên cứu, Cám ơn

Anonymous said...

CAM trá hình! Là thằng nặc danh này.

Anonymous said...

"Hình 2.51: Khả năng sinh lời BH PNT" & "Hình 2.52: Khả năng sinh lời BH NT" không có hiện ra. Đề nghị QLB sửa dùm lỗi này để bản báo cáo được hoàn thiện hơn.