Phần đóng ngoặc kép trong cái tựa của entry này là một phần của hai câu thơ nổi tiếng mà theo wikipedia thì tác giả của nó là thi sĩ Đỗ Mục đời Đường ở Trung Quốc. Nguyên văn hai câu thơ ấy – theo phiên âm Hán-Việt – là như sau:
HỒ SƠ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK:
Các bố già đang xoá dấu vết phạm tội
Hối lộ, đánh bài & Ăn cướp là bộ mặt của các bố già Việt Nam
Thống đốc tiếp tay cho Mafia
Chân tướng bố già Kiên
Bộ mặt thật bố già Nguyễn Đức Kiên
Eximbank & Trò chơi của bố già Kiên
Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu đình hoa
(nghĩa là: Kỹ nữ đâu biết hận vì mất nước, bên sông vẫn hát Hậu đình hoa).
Tôi tạm dịch ra thành thơ như sau (không hay lắm, nhưng hy vọng sẽ giúp mọi người nhớ):
Ca nữ biết đâu sầu vong quốc/Bên sông vẫn hát Hậu đình hoa.
(Ghi chú: Ban đầu tôi dịch là "vui" (vui hát) để đối lại với từ "sầu" (sầu vong quốc) trong câu trên. Nhưng có bạn đọc đề nghị đổi trở lại là "vẫn" (vẫn hát) vì từ này rất đắt trong câu nguyên bản. Đã đổi lại theo ý kiến của bạn đọc.)
Hai câu thơ rất hay, như nhiều bài thơ cổ khác của Trung Quốc. Một TQ đẹp đẽ, đầy tính nhân văn mà tôi cũng như nhiều người VN khác vẫn đem lòng yêu mến, chứ không phải là một TQ hải tặc, “láng giềng khốn nạn” như chúng ta vẫn thấy ngày nay.
Tại sao hôm nay tôi lại nhắc đến câu thơ này nhỉ? Thực ra, người nhắc đến câu thơ này đầu tiên không phải là tôi, mà là nhà thơ Đỗ Trung Quân, từ hôm qua trên “tường” của ông trên facebook. Ông nhắc đến nó nhân dịp khởi động Tiếng hát hữu nghị Việt – Trung lần thứ 3 tại Quảng Ninh (tin tại đây: http://baoquangninh.com.vn/van-hoa/201205/Khoi-dong-Cuoc-thi-tieng-hat-huu-nghi-Viet-Trung-lan-iii-2012-2167909/).
Các bạn vào đọc tin ấy thì sẽ thấy tấm hình bà Vũ Thị Thu Thủy (chắc là bà con xa với tôi vì cùng họ Vũ?), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đang phát biểu. Bà mặc áo dài hoa màu rực rỡ, nền đỏ hoa văn cam, màu của vinh quang và chiến thắng.
Và bức hình đó được bác ĐTQ nhà ta chú thích với câu thơ của Đỗ Mục nói trên.
Đau quá, nhưng mà việc như vậy thì rõ ràng không thể nói khác được.
Thực ra, đã làm trong khu vực nhà nước mấy chục năm trời, tôi hiểu rằng có lẽ bà Vũ Thị Thu Thủy cũng ở vào tình trạng chẳng đặng đừng mà thôi. Vì, không hiểu tôi có tưởng tượng ra không, nhưng tôi nhìn mặt bà có lẽ cũng không lấy gì làm vui vẻ lắm. Vì sao, chắc ai cũng hiểu.
Bởi vì, chắc là bà Thủy hẳn cũng phải tự hỏi, khi nhìn thấy bức hình này, và đọc mẩu tin kèm theo, thì những ngư dân ở miền Trung, những người thường xuyên bị tàu lạ đâm, bị bắt , nhốt, bị cướp tàu, tịch thu mọi dụng cụ đi biển, thậm chí có những người tử nạn nữa; và tất cả các ngư dân ở đây vốn đang khốn đốn vì ngư trường ngày càng bị thu hẹp, liệu họ sẽ nghĩ gì nhỉ?
Rồi những trí thức, những thanh niên đã vượt qua nỗi sợ hãi thường trực (giống như tôi, và giống như bất cứ ai đang sống trên mảnh đất hình chữ S: này) để xuống đường chống TQ xâm lược, và viết lên những lời phản đối trên không gian mạng, họ sẽ nghĩ gì và nói gì về mình nhỉ? Cho nên bà làm sao mà vui được.
Nên câu thơ ấy gán cho bà, chắc cũng có hơi oan. Vì người kỹ nữ trong bài thơ của Đỗ Mục thì có thể lựa chọn từ bỏ nghề kỹ nữ và thôi hát Hậu đình hoa, chứ bà Thủy chắc không có lựa chọn nào khác, khi chủ trương của Đảng và NN hiện nay là bình tĩnh, kiềm chế, không làm tổn hại đến tình “hữu nghị” (có đâu mà tổn hại nhỉ, mà TQ nó làm thế thì nó không sợ tổn hại tình hữu nghị à, thế ra nó làm đúng, mình mới sai hay sao?????).
Trong tình thế như vậy, bà Thủy đành phải ngậm đắng nuốt cay mà nhận câu thơ về người kỹ nữ vô lo, nước mất mà không biết nhục, vẫn nhởn nhơ đàn ca hát xướng, vẫn chè chén no say ….
Thế còn Hunsen trong cái tựa entry này?
À, Hunsen thì chắc là người Việt ai cũng biết. Ông ta là thủ tướng Campuchia, người mà VN đã hết sức ủng hộ để đưa lên nắm chính quyền ở Campuchia. Nói một cách nào đó thì Hunsen mang nợ đối với VN về địa vị chính trị của ông hiện nay. Nhưng ông ta từ sớm đã tỏ ra là một người có bản lãnh chính trị, không hề phụ thuộc VN, mà vẫn có sự độc lập của mình. Tôi vẫn nhớ cậu em của tôi đã từng nhắc tới câu phát biểu này – chẳng hiểu có đúng là của ông không – từ rất sớm: “Chúng tôi không muốn đi theo vết xe đổ của VN”. Với câu nói ấy (không nhớ rõ là thời nào, hình như ngay từ thập niên 90 của thế kỷ trước), ông đã khẳng định rằng ông sẽ không đời nào phụ thuộc VN, mà chỉ là một quan hệ bình đẳng và độc lập.
Mới đây, Hunsen đã một lần nữa chứng tỏ bản lĩnh ấy: không ủng hộ VN, mà ngả theo TQ trong vấn đề Biển Đông. Tất nhiên, VN vô cùng thất vọng và có lẽ khá tức giận về điều này. Nhưng cũng khó lòng mà trách Hunsen, khi TQ đang o bế Campuchia như vậy. Nếu đem cân VN với TQ, thì cán cân nghiêng về đâu, có lẽ ai cũng rõ.
Phân tích về Hunsen, nhà báo kỳ cựu Huỳnh Ngọc Chênh đã có bài viết rất hay, các bạn đọc ở đây nhé: http://anhbasam.wordpress.com/2012/07/19/1149-hunxen-khong-bam-dit-dang-vn-nhu-dang-vn-van-cu-khu-khu-bam-vao-trung-cong/#more-68923. Bài viết đã nói lên dùm tôi và nhiều người VN khác những gì họ đang nghĩ, nên không cần viết thêm/ nói thêm làm gì nữa. Mà chỉ cần suy nghĩ, và hành động thôi, nếu được.
Nghĩ gì ư? Nghĩ: tại sao hiện nay VN mình quá nhiều “thương nữ bất tri” (mà không chỉ có nữ thôi nhé, cả nam nữa chứ. Không rõ tiếng Hán có từ “thương nam” tức “điếm đực” không nhỉ?), và không thể có, dù chỉ một, Hunsen?
Làm gì ư? Hừm, biết làm gì bây giờ?
Nhà thơ Phan Khôi từ giữa thế kỷ trước đã nói giúp ta rồi: “Làm chi cũng chẳng làm chi!”.
Có lẽ chỉ còn một việc duy nhất có thể làm (cho đến khi bị cấm) thôi, đó là … viết clog! Như thế này này.
Bảo sao mà ngày nay ở VN chẳng có quá nhiều người viết clog?
HUNSEN VÀ "THƯƠNG NỮ BẤT TRI..."
TS Vũ thị Phương Anh
Nguồn:Anh Vũ blog
Blog Huynhngocchenh
2 comments:
BÁC ƠI thơ cũa tác giã đỗ gì đó ko phãi là tầu đâu đỗ là bách VIỆT đó ngay như nhà thơ KHUẤT NGUYÊN cũng là người VIỆT ĐÓ
"Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu đình hoa"
Ghi lại 2 câu thơ trên dưới tấm hình của bà Vũ Thị Thu Thúy, tỉnh phó tỉnh Quảng Ninh, là một hành động châm biếm khôi hài độc đáo.
Những người trí thức nghệ sĩ yêu nước như nhà thơ Đỗ Trung Quân chính là những "cái gai trong mắt" của chế độ độc tài trị cộng sản. Chủ tịch Mao của Trung hoa đỏ thuở nào đã từng phán rằng: "trí thức là cục phân" mà lị!
Post a Comment