Blogger Widgets

Monday, July 16, 2012

NGUYỄN HỮU NGHĨA KẺ CẦN CẮT CHỮ 'CU'...

Quanlambao - Nguyễn Hữu Nghĩa - Một gương mặt mới được bổ nhiệm lên thay Chánh Thanh Tra Nguyễn Quốc Anh bị 'đá' lên vì Thống đốc Nguyễn Văn Bình cần một bộ sậu cùng hội cùng thuyền để thực hiện bằng được kế hoạch thâu tóm đã giày công lập ra... Chỉ mấy tháng trước, Đặng Văn Thảo - Phó thanh tra, đệ tử đắc lực, kẻ mang súng đi bắn phá các ngân hàng để xua các CON MỒI  vào chuồng của nhóm thâu tóm. Thảo đã bày tỏ sự trung thành của mình như một con chó săn đi lùng sục, cắn xé khắp nơi, ông ta những tưởng cái ghế Chánh thanh tra chắc chắn sẽ vào tay mình.... Ai dè, khi cái tên Đặng Văn Thảo bị bốc mùi cùng với những gương mặt của nhóm thâu tóm lộ diện thì quan thầy của Thảo quay lưng, làm như không liên quan và mọi tội đến nay đều đổ lên đầu Thảo cứ như là Thống đốc Nguyễn Văn Bình là vô can!
picture
Nguyễn Hữu Nghĩa vừa lên còn đang ôm chữ 'CU' (Là Quyền Chánh thanh tra mà!), có lẽ sốt ruột mong được cắt ''CU' nên y đã xông xáo sục xạo như con thiêu thân. Có một điều y còn chưa học được bài học từ 'Đặng Văn Thảo', hiện nay Nghĩa đang điên cuồng làm cái việc mà Thảo đã làm từ nửa năm trước là đi doạ các ngân hàng thương mại nhỏ và khủng bố các ngân hàng khác để tẩy chay những CON MỒI mà Đặng Văn Thảo chưa kịp hoàn tất cho các Chủ nhân....
Nghĩa có lẽ không biết rằng, trước thanh thiên bạch nhật, Thống đốc Bình đang giở bài giống hệt trước đây: đóng kịch xuống nước và vô can và ám chỉ rằng: Mọi sự hung hăng lùa con mồi cho nhóm thâu tóm tiết tục ăn tươi nuốt sống là do Nguyễn Hữu Nghĩa! Cũng có thể vừa mới lên cần phải thu hồi lại vốn đầu tư bỏ ra để chạy chức, nên Nghĩa như một con sói điên cắn càn lung tung, cũng vẫn dùng con bài kinh điển: Quy chụp, áp đặt để hạ gục CON MỒI và khi bị phản ứng thì có ngay câu thần chú ' Đây là Chỉ đạo của Thủ Tướng'! Hoá ra Thủ tướng là 'vừng ơi mở cửa ra của Nghĩa'!
 Cái kiểu Ngựa non háu đá và mang Thiên cơ ra để doạ thì rồi sẽ  sớm đến cái ngày trở thành con tốt thí của Chủ nhân mà thôi! Lời khuyên cho ông 'CU' Chánh thanh tra NHNN là: 'Thiên cơ bất khả lộ', nếu không hiểu được điều sơ đẳng đó thì Thần sét Nguyễn Văn Hưởng sẽ đánh tan xác ông đó...
Bài trả lời phỏng vấn ông nói rằng "nợ được phân vào nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn". Ngân hàng nhóm 5 như Ngân hàng Phương Nam và Công ty Tài chính dầu khí (PVFC) do Uỷ ban giám sát Tài chính Quốc Gia đánh giá thì ông trả lời thế nào? Phương Nam Bank mất thanh khoản không khả năng thu hồi trên 20.000 tỷ đồng, thì NHNN rót 10.000 tỷ đồng cùng với Quyết định xếp cho nhóm 2 để Phương Nam đi thâu tóm Samcombank. Còn PVFC - một công ty tài chính dầu khí số dư nợ lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng, nhưng tiền mặt cộng dồn tất cả từ ngân hàng đến két sắt vẻn vẹn 5 tỷ đồng! Vậy mà thầy trò ông dồn ép buộc ngân hàng WB phải bán cho  PVFC mà không được bán cho bất cứ ai khác dù trả giá cao hơn... Những hành động bất thường đó có tên gọi là gì vậy? Ngày hôm nay không trả lời thì cũng sẽ một ngày không xa thầy trò ông sẽ buộc phải trả lời trước nhân dân . Lưới Trời lồng lộng tuy cao mà khó thoát!


“Trần tình” nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước"
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa: "Tôi cũng phải nói thật là một bộ phận không nhỏ các tổ chức tín dụng đã cố ý trong việc vi phạm phân loại nợ và trích lập dự phòng".
 Chiều 12/7, Ngân hàng Nhà nước tổ chức buổi trao đổi về vấn đề nợ xấu. Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, quyền Chánh thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước, chủ trì buổi trao đổi này.

Ông Nghĩa nói:

- Nợ xấu là vấn đề thường trực trong ngân hàng, vì hoạt động tín dụng luôn có rủi ro. Trong quá trình hoạt động, các tổ chức tín dụng luôn phát sinh những khoản nợ xấu. Đến ngày hôm nay nợ xấu đã tăng lên khá nhanh, do những lý do khác nhau, đặc biệt là tác động từ môi trường kinh doanh.

Nợ xấu của hệ thống ngân hàng gia tăng không có nghĩa rằng chính hệ thống ngân hàng là tác giả của những khoản nợ xấu này. Bởi vì việc phát sinh những khoản nợ xấu này là do khác hàng vay không trả được nợ dẫn đến nợ xấu. Khi nói về nợ xấu, chúng ta nói về các tổ chức tín dụng, cũng cần nói về tình hình nền kinh tế và người vay có liên quan như thế nào.

Thưa ông, vừa qua có những con số khác nhau được đưa ra về nợ xấu ngân hàng, như 4,47% rồi khoảng 10%... Ông có thể thống nhất lại cụ thể là bao nhiêu?

Cần phải xem chúng ta phân loại nợ theo tiêu chuẩn nào. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, thì điểm chung là trên thế giới không có tiêu chuẩn chung về phần loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Quy định cụ thể tại mỗi quốc gia là rất khác nhau. Hệ thống tiêu chuẩn phân loại nợ thì có nhóm tiêu chuẩn về định tính, về định lượng.

Vừa qua, có người nói nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam cuối tháng 5/2012 là 4,47%, có người nói là trên 10%. Nó là thế nào?

Con số 4,47% đến 31/5/2012 là do các tổ chức tín dụng báo cáo qua hệ thống thống kê. Còn theo hệ thống giám sát của chúng tôi, chúng tôi ghi nhận nợ xấu hệ thống hiện khoảng 8 - 10%, cụ thể tới ngày 31/3/2012 là 8,6%.

Vì sao có sự chênh lệch này? Có những nguyên nhân sau.

Thứ nhất, có những tiêu chí phân loại theo định tính, theo định lượng. Có thể cùng một bảng cân đối tài chính nhưng giữa các tổ chức tín dụng lại đánh giá khác nhau. Đã theo định tính thì theo các quan điểm khác nhau trong đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Đối với Ngân hàng Nhà nước, qua hệ thống giám sát từ xa, nếu có khách hành có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác nhau thì phải phân loại nợ của khách hàng đó vào nhóm có rủi ro cao hơn. Qua hệ thống giám sát từ xa, chúng tôi thu thập, khách hàng vay ở đâu chúng tôi biết, nên cơ quan giám sát làm động tác phân loại lại các khoản nợ của khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác nhau vào nhóm có rủi ro cao nhất.

Thứ hai, tôi cũng phải nói thật là một bộ phận không nhỏ các tổ chức tín dụng đã cố ý trong việc vi phạm phân loại nợ và trích lập dự phòng theo quy định, không ghi nhận đầy đủ nợ xấu theo quy định để giảm chi phí dự phòng, cho báo cáo tài chính tốt hơn…

Cũng có một số tổ chức quốc tế nói là nợ xấu ngân hàng Việt Nam trên 10%, như Fitch nói là 13%. Tôi cho rằng khi đưa ra con số về nợ xấu thì phải giải thích với công chúng rằng hệ thống phân loại nợ họ dựa trên là cái gì.

Tôi có trao đổi với một số tổ chức quốc tế, họ nói là việc họ đưa ra những con số về nợ xấu ngân hàng Việt Nam một mặt là dựa trên tiêu chí của bản thân họ, nhưng họ không thể nào phân loại được tất cả các khoản vay trong hệ thống ngân hàng, nên chỉ thông qua các hoạt động điều tra, khảo sát một nhóm ngân hàng để có thông tin về nợ xấu sau đó suy rộng ra toàn hệ thống. Cho nên, mẫu họ chọn là một câu chuyện rất lớn, thứ hai là tiêu chí về phân loại nợ của họ cũng là câu chuyện cần trao đổi.

Có câu hỏi là cứ quá hạn là nợ xấu phải không? Còn nhiều tranh cãi. Có những khách hàng họ khó khăn về dòng tiền nhưng không có nghĩa họ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán. Cho nên khi nghiên cứu, có một điểm chung tuổi nợ là tiêu chí tối thiểu để xác định nợ xấu, các nước đưa ra tiêu chí xếp vào nợ xấu tối thiểu là 90 ngày trở lên, quy định của chúng ta cũng vậy.

Vì sao nợ xấu đến nay đã là 12/7 nhưng nợ xấu mới chỉ tính đến 31/3/2012?

Theo quy định thì các tổ chức tín dụng hàng quý báo cáo một lần, nhưng khi chốt quỹ thì thường trễ mất khoảng một tháng rưỡi mới gửi về được. Ngân hàng Nhà nước phải có thời gian để xử lý dữ liệu, cho nên khoảng 2 tháng mới đưa ra con số nợ xấu kết thúc quý đó.

Ông có thể cho biết nợ xấu hiện đọng ở những lĩnh vực nào đáng lo ngại nhất?

Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến ngày 31/5/2012, nợ xấu là hơn 117.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đối với gần 1,01 triệu khách hàng vay được chọn mẫu của 57 tổ chức tín dụng Việt Nam chiếm tới 90,1% tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng này, đến 31/3/2012 nợ xấu là hơn 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ.

Nợ xấu hiện chủ yếu rơi vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, là những lĩnh vực thời gian qua chịu sự tác động từ sự đóng băng kéo dài của thị trường bất động sản.

Còn về kế hoạch lập công ty mua bán nợ xấu khoảng 100.000 tỷ đồng thì như thế nào?

Gần đây báo chí cũng đề cập nhiều về công ty mua bán nợ này. Nhưng tôi xin khẳng định là tất cả mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu, chúng tôi chưa báo cáo Chính phủ một cách chính thức.

Nhưng có người nói rằng công ty này phải cần tới số lượng vốn 100.000 tỷ đồng. Chúng tôi khẳng định là không cần 100.000 tỷ đồng tiền mặt để xử lý nợ xấu các ngân hàng Việt Nam.

Thứ nhất, nếu thành lập công ty này thì chúng tôi sẽ sử dụng nhiều công cụ tài chính để xử lý. Thứ hai, về mặt giá trị danh nghĩa của các khoản nợ cần phải xử lý có thể lên đến 100.000 tỷ đồng, nhưng khi mua bán lại thì giá của nó dự trên cơ sở giá chiết khấu.

Với lĩnh vực bất động sản và chứng khoán, dư nợ hiện nay là bao nhiêu?

Dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản cho đến cuối tháng 5/2012 ở khoảng 197.000 tỷ đồng. Nó chỉ chiếm một tỷ lệ không phải là lớn trong tổng dư nợ 2,6 triệu tỷ đồng. Nợ xấu cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản khoảng 12.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 6,5% dư nợ, chiếm khoảng 10,3% trong tổng nợ xấu ngân hàng theo báo cáo của các tổ chức tín dụng.

Cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, do thị trường sụt giảm và khó khăn kéo dài nên xu hướng cho vay có chiều hướng giảm. Đến cuối tháng 5/2012 chỉ còn khoảng gần 12.000 tỷ đồng, nợ xấu của nó cũng ở mức tương đối thấp với khoảng 485 tỷ đồng.

Về vấn đề nợ có tài sản bảo đảm, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, có khoảng 84% nợ xấu có tài sản bảo đảm, khoảng 16% không có tài sản bảo đảm. Nếu xét theo giá trị tài sản bảo đảm trên giá trị nợ xấu thì ở khoảng 135%, một tỷ lệ tôi cho là tương đối cao. Chỉ xét riêng các khoản nợ xấu có bảo đảm bằng bất động sản thì tỷ lệ này 180%, khá cao.

Bên cạnh đó, đến cuối tháng 5/2012, số tiền các tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro là khoảng 67.300 tỷ đồng, tương đương với khoảng 57,2% nợ xấu.

Trong số nợ xấu hiện nay thì có bao nhiêu là có khả năng mất vốn, thưa ông?

Xin lưu ý là trong số nợ xấu đó, nợ được phân vào nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn nhưng không phải là chắc chắn mất vốn. Ở nhóm này chiếm khoảng 40%, nhưng cũng xin lưu ý là nợ nhóm 5 cũng đã được trích lập dự phòng rủi ro tương đối đầy đủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, cũng có tài sản bảo đảm tương đối cao.
VNEconomy
XEM THÊM 
VỀ THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG
TẬP ĐOÀN TRẦN THÁI LÀ AI
CASINO LẬU CỦA GIA ĐÌNH NGUYỄN TẤN DŨNG
CON RỂ THỦ TƯỚNG BỎ CỦA CHẠY LẤY NGƯỜI?
ÁM SÁT CHỦ TỊCH NƯỚC  
NGUYỄN TẤN DŨNG SẼ BỊ KHÁM XÉT NHÀ? 
NGUYỄN TẤN DŨNG QUỶ SA-TĂNG SẼ PHẢI BỊ ĐẦY XUỐNG ĐỊA NGỤC!  
GÓT CHÂN A-SIN CỦA THỦ TƯỚNG 
NGUYỄN TẤN DŨNG - CHIÊU BÀI 'ỔN ĐỊNH' HAY MỤC ĐÍCH CHO CÁI GHẾ 'TỔNG THỐNG' 'QUYỀN LỰC CỦA NGUYỄN TẤN DŨNG? 
CON ĐƯỜNG VIỆT NAM - CON ĐƯỜNG CẠM BẪY? 
BẦY TÔI PHẢN THẦY 
CUỘC HÔN NHÂN MA QUỶ 
NGƯỜI VIỆT ĐỔ TIỀN VÀO ĐÂU? 
THỦ TƯỚNG IN TIỀN ĐỂ CỨU CON GÁI RƯỢU 
NGUYỄN TẤN DŨNG PHẢI BỊ XỬ TỘI GÌ CHO VIỆC CƯỚP TIỀN CỦA DÂN? 
CON GÁI HƯỞNG PHÚC CHA 
VIKILEAK 2 - BÍ MẬT CỦA TƯỚNG NGUYỄN VĂN HƯỞNG 
VẠCH TRẦN SỰ DỐI TRÁ 
BỊT MIỆNG NHÂN DÂN 
CẠM BẪY CỦA TƯỚNG NGUYỄN VĂN HƯỞNG 
DẤU ẤN NGUYỄN TẤN DŨNG 
ĂN CƯỚP 02 LẦN 
CÙNG CHƠI BÀI Ù! 
BÃO NỔI LÊN RỒI 
NGUYỄN TẤN DŨNG VÀ NHÓM THÂU TÓM 
LIÊN MINH MA QUỶ NGUYỄN TẤN DŨNG - NGUYỄN VĂN HƯỞNG 
CHÂN TƯỚNG THƯỢNG TƯỚNG NGUYỄN VĂN HƯỞNG 
TẠI SAO NGUYỄN TẤN DŨNG THOÁT LƯỚI VINASHIN? 
HÔ BIẾN NỢ CHO VINASHIN
TẠI SAO CHÍNH PHỦ 'ÔM' TẬP ĐOÀN 
XEM THÊM VỀ CHỦ TỊCH QH NGUYỄN SINH HÙNG
  Bác Hồ vẫn phải chịu Oan khuất
Trò lừa đảo của Sữa True Milk
Tiền đâu xây nhà thờ Tổ Nguyễn Sinh Hùng
Xưa & Nay  
XEM THÊM VỀ CHÂN DUNG NỘI CÁC CHÍNH PHỦ
Bộ Trưởng Trịnh Đình Dũng - Nguyên hình "Chú Trư"
Phạm Vũ Luận - Con lươn đầu đất  
Cao Đức Phát - Con chuột Chec-nô-bưi 
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng -' đầu gỗ'
 Hai ổ tội phạm lũng đoạn Việt Nam 
Chân tướng những kẻ cầm đầu Thâu tóm doanh nghiệp 
Trò chơi của hai bố già Quang-Anh  Chèn ép dân cướp núi pháo 
Tập đoàn Masan - Bản chất lừa đảo 
Masan làm giàu trên sinh mạng người dân 
'Sói Nga' từ thua lỗ thành kẻ cướp 
 HỒ SƠ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK:
Các bố già đang xoá dấu vết phạm tội 
Hối lộ, đánh bài & Ăn cướp là bộ mặt của các bố già Việt Nam  
Nợ xấu & Hàm răng
Thống đốc tiếp tay cho Mafia
Chân tướng bố già Kiên 
Bộ mặt thật bố già Nguyễn Đức Kiên  
Con trai Trầm Bê tham gia mặt trận ăn cướp 
Các bố già đã hoàn tất thâu tóm Samcombank 
Eximbank & Trò chơi của bố già Kiên 
  BÍ ẨN NGÂN HÀNG:
Tại sao BC của UBGSTCQG bị cấm công bố 
Bản báo cáo bị CẤM công bố (Tiếp theo 1) 
Bản báo cáo bị CẤM công bố (Phần đầu) 
Toàn cảnh bức tranh NHVN
Những kẻ cướp một công đôi việc
Đằng sau Đề án Tái cấu trúc Ngân hàng 
Mua nợ xấu cứu ai? 
NGUYỄN BÁ THANH
Nguyễn Bá Thanh có trở thành 'Quan phụ mẫu'?

1 comment:

ZA said...

CHƯA BẮT KHẨN CẤP THỐNG ĐỐC NGUYỄN VĂN BÌNH ! TỔNG CỤC 2 BỘ QUỐC PHÒNG TƯỚNG NGUYỄN CHÍ VỊNH ĐANG CÔNG DU NƯỚC MỸ ĐÃ MỘT LẦN NỮA THẢ CHO TỘI PHẠM XA CHẠY CAO BAY ! VINASHIN VINALINES PETROVIETNAM SÔNG ĐÀ EVN CỘNG CHUNG 30 TỶ ĐÔ BỐC HƠI LÊN TRỜI ! NAY NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC BỐC HƠI MẤT TOI 20 TỶ NỮA ! ỐI GIỜI ƠI ÔNG TỔNG CỤC 2 ƠI !