Quanlambao - Đã có thời kỳ ông Thống đốc rốt ráo trình cái dự án Thành lập công ty mua bán nợ mà thực chất là để ThủTướng in tiền cứu gái RƯỢU và đám bố già?. Đề án đã buộc phải xếp lại vì phản ứng của xã hội. Sau 'cái chiến thắng' của Tiền và đô la bằng cái kết quả của việc Kết luận Hội Nghị Tư 6 đã khiến cho Thống đốc Bình và Chính Phủ Dũng không còn ngần ngại gì nữa mà khẩn trương thực hiện kế hoạch ăn cướp lần thứ 2! Bằng công ty mua bán nợ này họ sẽ mua lại chính những tài sản ăn cướp của băng nhóm các bố già nhằm 'tiền mặt hoá' các khoản tài sản đang bị 'ngậm' tại các ngân hàng và cũng chính là những bằng chứng có thể lôi chúng vào vòng lao lý. Rồi sau một thời gian nền kinh tế khấm khá lên thì chính chúng sẽ lại mua lại với giá chỉ có chúng biết với nhau....
Nguyễn Đức Kiên 20 TỶ USD CHO THÂU TÓM ĐỢT 1 Đằng sau tái cấu trúc 9 NH
Tuy nhiên cái đề án này của Chính Phủ Dũng được tính toán đưa ra để cứu chính các Tập đoàn Nhà nước đang chết , biến những cục ung thư của các tập đoàn thành những cục hoại thư hút máu của ngân sách nhà nước và cứu các Tập đoàn thoát khỏi nợ nần, thua lỗ, tham nhũng sẽ tiếp tục bị đổ bể như Vinashine và Vinaline vừa qua. Đây chính là một trò hề để chạy tội cho chính Thủ Tướng nhằm ngăn chặn việc bung bét của các Tập đoàn, nó cũng là một dạng buộc các NH Thương mại xoá nợ cho Vinashin thì ăn cướp tiền của dân qua cái Quyết định 43/KT-TN của Thủ Tương ngày 22/8/2011! Vơi công ty mua bán nợ sẽ cho phép Chính phủ in tiền đổ xuống mua những tài sản dạng như ụ nổi, tài hoa sen.... mang về 'ôm' để che dấu tội lỗi của các Tập đoàn nhà nước mà cũng chính là tội lỗi của chính Thủ Tướng và cô con gái rượu đã dính vào hầu hết các Tập đoàn nhà nước!
Rõ ràng Công ty mua bán nợ cũng chỉ là một hình thức khác để ăn cướp của nhân dân và hàng trăm ngàn doanh nghiệp bị thắt chặt tín dụng bóp chết cố ý tạo ra 'ROOM' cho Chính Phủ Dũng có thể in được tiền mà không gây lạm phát!
Đến bây giờ mới thấy bức tranh của Kế hoạch ăn cướp lần 2 đang dần dần sáng tỏ....
Thay vì 'nhận lội' và chuộc lội thực tâm dốc sức vực dậy nền kinh tế đất nước thì ông Thủ Tướng lại đang tiếp tục dấn sâu vào tội lội, vào vòng phục vụ cho Kế hoạch ăn cướp, lũng đoạn và củng cố quyền lực bằng tàn bạo, bằng bất chấp pháp luật...
Nhân dân Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam sẽ còn chịu nhiều tại hoạ vì những Thủ Tướng và Thống đốc sâu bọ thế này!
Trần Hưng Quốc - Quan làm báo
15/11 sẽ trình Chính phủ đề án công ty mua bán nợ quốc gia
► Quy mô công ty mua bán nợ quốc gia sẽ xử lý từ 60 nghìn đến 100 nghìn tỷ đồng nợ xấu...
Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước, hiện nợ xấu của toàn bộ nền kinh tế có địa chỉ tại hệ thống ngân hàng ước khoảng 8,6% trên tổng dư nợ được cho từ 2,5 triệu đến 2,8 triệu tỷ đồng.
Ngày 25/10, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến nay tổ chức tín dụng đã trích lập dự phòng rủi ro 70 nghìn tỷ đồng, trong khi có tới 85% khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo với tổng giá trị tới 135% so với giá trị nợ xấu.
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã xử lý thêm 36 nghìn tỷ đồng nợ xấu và đến 15/11, sẽ trình Chính phủ đề án “Công ty mua bán nợ quốc gia” với kỳ vọng xử lý thêm 100 nghìn tỷ đồng. Vì vậy, không nên quá hốt hoảng với nợ xấu, dù đó là vấn đề rất quan trọng.
Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước, hiện nợ xấu của toàn bộ nền kinh tế có địa chỉ tại hệ thống ngân hàng ước khoảng 8,6% trên tổng dư nợ được cho từ 2,5 triệu đến 2,8 triệu tỷ đồng.
Nợ xấu từ khi nào?
Toàn bộ số nợ xấu nói trên được dồn tích từ các năm trước, đặc biệt là từ 2008 đến gần hết năm 2011, bởi giai đoạn này, tín dụng tăng rất cao, trong đó từ năm 2008 - 2010 tăng bình quân 33%/năm và năm 2011 là 29%, cá biệt như 2008, tín dụng tăng tới 53%. Trong khi từ đầu 2012 đến nay, tín dụng chỉ tăng 2,53% thì không thể nói là nợ xấu tăng trong giai đoạn này.
“Những người từng công tác ở ngân hàng trung ương nhiều năm qua, không hề ngạc nhiên khi con số nợ xấu lên tới mức này, nếu theo dõi quá trình tăng trưởng nóng tín dụng từ 2008 - 2010”, ông Nghĩa nói.
Cũng theo ông Nghĩa, với tín dụng tăng nóng, chất lượng tín dụng thấp, kết hợp tác động kép từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong khi sức chống đỡ của doanh nghiệp quá mỏng đã đẩy nợ xấu lên cao.
Giải thích lý do sự khác biệt về con số nợ xấu: thanh tra Ngân hàng Nhà nước công bố 8,6% và tổ chức nước ngoài cho rằng là 13%, ông Nghĩa cho rằng, con số nợ xấu diễn biến hàng ngày vì hôm nay có khoản nợ xấu nhưng nếu tổ chức tín dụng phát mại thành công và/hoặc khách hàng trả được thì đã có sự khác nhau về nợ xấu so với số liệu của ngày hôm sau.
Hơn nữa, việc đánh giá và công bố rõ số liệu nợ xấu cho thấy, Ngân hàng Nhà nước đã từ bỏ thói quen che đậy nợ xấu vốn tồn tại hàng chục năm qua và coi đó là sự minh bạch cần thiết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Bốn ngân hàng còn lại trong số 9 ngân hàng phải tái cơ cấu từ nay đến hết năm 2012: GPBank, Navibank, Đại Tín và Ngân hàng Phương Tây.
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước
Lấy ví dụ cho sự nghiêm túc này, cơ quan thanh tra cho biết, để đưa 9 ngân hàng vào diện tái cơ cấu, Ngân hàng Nhà nước đã theo dõi và thấy rằng, số đơn vị nói trên có tình hình thanh khoản yếu kém. Mặc dù theo 9 ngân hàng này, nợ xấu của họ chỉ 1,9% hoặc 2,1% nhưng khi thanh tra Ngân hàng Nhà nước kiểm tra thì nợ xấu vọt lên 12% - 13%. Cá biệt có ngân hàng nợ xấu lên tới 60%, không chỉ mất cả vốn điều lệ mà còn “âm” đối với tiền gửi của dân.
Để khách quan hơn đối với họ, Ngân hàng Nhà nước đã mời hai công ty kiểm toán độc lập vào kiểm toán và đều cho kết quả tương thích với nhau và với kết quả thanh tra của Ngân hàng Nhà nước.
Từ đó đến nay, trong số 9 ngân hàng này, không kể 5 ngân hàng thương mại đã và đang tái cấu trúc thì 4 đơn vị còn lại vẫn chưa ra khỏi “bảng tử thần” dù đã khá tích cực bán tài sản, thu hồi nợ, vay mượn người thân để bồi thường số vốn có nguy cơ mất trắng. Cũng theo cơ quan này, từ nay đến hết 2011, sẽ xử lý dứt điểm.
Phương án xử lý
Theo thanh tra Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu là điều không mong muốn trong hoạt động ngân hàng nhưng cũng không nên quá hoảng hốt. Bởi lẽ, như thời điểm năm 1997, nợ xấu hệ thống ngân hàng lên tới 30% nhưng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã thành lập “Tổ xử lý nợ xấu” và bằng các giải pháp giãn, hoãn, cơ cấu lại nợ và một tỷ lệ nhỏ trong đó được xóa thì chỉ thời gian ngắn sau đó đã hoàn toàn xử lý xong số nợ này.
Đối với số nợ xấu hiện nay, cơ quan thanh tra cho rằng, trước hết, nợ xấu không phải là khoản nợ mất trắng vì chúng đều có tài sản đảm bảo và khả năng thu hồi vẫn còn. Trên thực tế, tính đến thời điểm hiện nay, các tổ chức tín dụng đã trích được 70 nghìn tỷ đồng trong số 8,6% tỷ lệ nợ xấu.
Mặt khác, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo chiếm tới 85%, mà giá trị của số tài sản đảm bảo này lại tương đương giá trị 135% hay 1,35 lần của khoản nợ được cho là xấu nói trên. Tiếp đó, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã chủ động xử lý thêm được 36 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
Bên cạnh đó, việc xử lý nợ xấu không đơn thuần là nhà nước bỏ tiền ra mua toàn bộ số nợ trên dù dưới bất kỳ hình thức nào mà điều quan trọng là phải khơi thông sự bế tắc của thị trường hàng hóa, đặc biệt là thị trường bất động sản với sự tham gia tích cực của nhiều bộ ngành liên quan.
Trong ngày 25/10, Ngân hàng Nhà nước đã cùng với Bộ xây dựng trình phương án trong một hội thảo lớn, góp phần phục hồi thị trường bất động sản nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường này. Theo đó, việc khôi phục thị trường bất động sản không chỉ giảm giá bán mà còn phải đưa ra các biện pháp khác: thu hẹp kích cỡ căn hộ, giảm thuế, giảm tiền thuê đất, giảm chi phí cho doanh nghiệp để họ hạ giá bán, cơ cấu lại tài chính.
Ngoài ra, tính đến nay, còn có khoảng 93 nghìn tỷ đồng nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn đầu tư ngân sách. Thực ra, số nợ này do các doanh nghiệp vay ngân hàng để xây dựng và đã hoàn tất công trình nhưng vì ngân sách chưa rót về nên bị nợ đọng. Do đó, nhà nước cần thanh toán số nợ này để giảm nợ xấu cho ngân hàng.
Đến ngày 15/11 tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Chính phủ đề án thành lập công ty mua bán nợ quốc gia. Quy mô công ty này sẽ xử lý từ 60 nghìn đến 100 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
Liên quan đến thành lập công ty mua bán nợ quốc gia (AMC), một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ quý 4/2011, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo trước Chính phủ một số thông tin về đề án này nhưng không nhận được nhiều đồng thuận từ dư luận. Nhưng hiện tại, Chính phủ cho rằng, đây là một trong những biện pháp cần triển khai song song với các biện pháp nói trên và đặc biệt là sự nhất trí từ giới phân tích.
Do đó, đến 15/11, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Chính phủ đề án thành lập công ty mua bán nợ quốc gia thay, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước thay vì trông đợi vào DATC của Bộ Tài chính.
Quy mô công ty này sẽ xử lý từ 60 nghìn đến 100 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Lý do trực thuộc Ngân hàng Nhà nước là vì Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 cho phép như vậy, hơn nữa, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước sẽ có công cụ tài chính xử lý.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan biết nợ xấu nằm ở đâu, khoản nợ nào được phép xử lý và khoản nợ nào không. Cơ cấu thành phần tham gia sẽ mở rộng, tận dụng lực lượng thị trường tham gia nhưng nhà nước sẽ “cầm chịch”.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Tội của thống đốc phải xử thế nào? Thủ phạm gây ra khan hiếm vàng - Bình ruồi! Thống đốc Bình - con sĩ bị thí! 'Phân ruồi' xin 'bám càng' Vua đi Apec Tổng hợp về Thống đốc Bình Cấp phát' Doping liều mạnh cho các Bố già Hệ lụy từ độc quyền vàng miếng SJC Thống đốc nhận bao nhiêu đô la? Thống đốc quên 'Câu hỏi chất vấn' Cắt 'CU' Q.Chánh thanh tra NHNN Nợ xấu & Hàm răng Thống đốc Nguyễn Văn Bình? TĐ Nguyễn Văn Bình - Con cờ thí? Mảng tối đằng sau đổi vàng SJC Bố già
3 comments:
Bình luận về bài: http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/10/bo-quy-dinh-thu-tuong-la-truong-ban-phong-chong-tham-nhung/:
……..
2- Với phân tích trên, rõ ràng hai điều khoản luật nêu trên là phù hợp với thực tế và đề cập đến hai tình huống hoàn toàn trái ngược nhau.
- Khoản 1 Điều 68 là áp dụng cho trường hợp b-, nội bộ không tự phát hiện, xử lý mà do kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài, tức là Thủ trưởng có tội.
- Khoản 1 Điều 72 là áp dụng cho trường hợp a-, nội bộ tự phát hiện và Thủ trưởng đã chủ động xử lý cấp dưới của mình tức là Thủ trưởng có công.
Tiếc là điều khoản ghi không đầy đủ điều kiện kèm theo (ai phát hiện sai phạm) có vai trò quyết định quan trọng là công hay là tội đó. Có thể là cán bộ soạn thảo luật cũng đơn giản hóa, hoặc cũng có thể là không hiểu hết các tình huống bởi chỉ là văn bản… copy!? Để rồi có người lại nhập chung lại thành một rồi phê phán là… còn chung, chưa rõ, có thể dẫn đến triệt tiêu hiệu quả của nhau;.. là một nghịch lý, là nguyên nhân của việc bao che tham nhũng!
3- Điều đáng buồn, đáng hổ thẹn và vô cùng đáng lo là việc soạn thảo, giám sát pháp luật và quản lý điều hành nhà nước của Việt Nam lại được thực thi bởi hàng nghìn Quan có trí tuệ đỉnh cao như:
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội – Nguyễn Văn Hiện
Trình độ học vấn:
Tiến sỹ
Trình độ chuyên môn:
Tiến sỹ Luật, Cao cấp lý luận chính trị
Nghề nghiệp, chức vụ:
Bí thư Đảng Đoàn, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương.
Sẽ còn khổ dài dài với tầm “Quan trí” cao vời vợi thế này rồi, dân Việt Nam “dân trí” thấp ơi!
http://phongchongthamnhungvietnam2012.blogspot.com/2012/10/1001-chuyen-quan-tri.html
Người ta thường nói: "Cái khó bó cái khôn", nhưng đối vị Thủ Tướng nổi danh đạo tặc, thì "cái khó không bó được những đòn phép quỷ quyệt của ông ta và nhóm lợi ích". Trong chế độ độc tài CS, Thủ Tướng là người đứng đầu chính phủ (tạm thời so sánh với chức vụ Tổng Thống - đứng đầu ngành hành pháp bên Mỹ). Ông ta là đại diện cao nhất trong nội các, duyệt ký các văn kiện quan trọng, như mua bán vũ khí, đấu thầu khai thác quặng mỏ, rừng núi, biển cả ... Tiếp nhận tài trợ kỹ thuật và tiền bạc từ Mỹ và các nước phương Tây, kể cả nguồn đến từ Trung Cộng.
Ngài TT chơi đòn giương Đông kích Tây, đôi lúc lại ngả bên này nghiêng bên kia. Trong công việc này, với ma thuật tài tình, một nguồn tiền tỷ đa lọt vào gia đình nhà đạo tặc này và nhóm lợi ích riêng của ông ta.
Đối với dân, ông ta có thể "sù" dễ dàng, mà còn có cướp thêm đất đai của nông dân nghèo, qua việc trưng thu làm khu này khu nọ. (nhiều đòn phép lắm, kể không hết).
Nhưng đối với Mỹ, Nga, Trung Cộng, Nhật và các nước phương Tây, thì ngài TT không thể "sù" được, không thể làm ngơ với những món nợ khủng để mua vũ khí như hoả tiễn, máy bay, tầu ngầm để phòng thủ ...
Nói vậy cũng chưa hết, Mỹ là nước đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong những năm vừa qua như việc bán máy bay dân sự, thiết lập và xay dựng các giàn khoan dầu, nhà máy lọc dầu, các dụng cụ y khoa, sản phẩm điện tử ...Việc này rất lợi ích lâu dài, chắc ngài TT chẳng dám không trả, cả vốn lẫn lời. Bây giờ ngài TT mà được hạ cánh an toàn, thì nhóm tài phiệt quốc tế biết đòi ai.
Tổng Trọng và đảng CS phải ráng ngậm đắng nuốt cay, đại đạo tặc tiếp tục cười nham nhở, "con gái nó làm ai mà biết", nụ cười ngạo mạn đã kém phần hoành tráng hơn trước nhiều.
Phát súng ân huệ "ngồi lại đó, làm cho xong việc rồi cút".
Bà con ta có đồng ý như vậy không ?
Hãy chờ xem.
Họ phải rất cẩn thận khi cho máy in tiền chạy hết công suất như hiện nay; làm việc quá sức thì nó sẽ nằm Ụ như Ụ nổi ở tỉnh Khánh Hoà hay lăn lộn, lê lết như DÙNG cuốc nhà máy lọc dầu tiên tiến nhất việc lam.
Một điều ít người để í là họ dùng mực và giấy để in tiền như điên như vậy thì còn đâu giấy mực để cho các em bé vùng sâu, vùng xa có học????
Phan BA - Dandocbao
Post a Comment