Tiểu sử Nguyễn Tấn Dũng (theo Wikipedia):
Nguyễn Tấn Dũng có quê quán tại Thành phố Cà Mau, thuộc tỉnh Cà Mau. Là con thứ hai trong gia đình, Nguyễn Tấn Dũng còn được gọi với cái tên Ba Dũng. Năm 1961), ông tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam, làm công tác văn thư, liên lạc, cứu thương, y tá, y sĩ. Nguyễn Tấn Dũng sau đó lần lượt giữ các chức vụ: Tiểu đội bậc trưởng (tương đương Trung sĩ), Trung đội bậc trưởng (Chuẩn úy), Đại đội bậc phó (Thiếu úy), Đại đội bậc trưởng (Trung úy) - Đội trưởng Đội phẫu thuật, Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng Đại đội Quân y thuộc Tỉnh đội Rạch Giá. Nguyễn Tấn Dũng gia nhập Đảng Lao động Việt Nam ngày 10 tháng 6 năm 1967, chính thức ngày 10 tháng 3 năm 1968. Cuối năm 1969, nhờ người bạn chiến đấu Phan Trung Kiên, ông thoát chết trong một trận càn quét ở Cà Mau-Kiên Giang.[3]
Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó đang là cấp bậc trung úy, đã chọn ở lại phục vụ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau năm 1975, ông lần lượt giữ các chức vụ Thượng úy, Chính trị viên trưởng Tiểu đoàn Bộ binh 207; Đại úy, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Bộ binh 152; Thiếu tá, Trưởng ban cán bộ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang.
HỒ SƠ NGUYỄN TẤN DŨNG
NTD - Con tàu sắp chìm -P2 Nguyễn Tấn Dũng - Diễn viên đại tài Nguyễn Tấn Dũng -Con tàu sắp chìm Thủ tướng thoát tội nhờ tâm linh... Thủ Tướng bỗng hoá con mèo ướt! 'Ma xó' Nguyễn Tấn Dũng lại bịt miệng nhân dân Nguyễn Tấn Dũng -Hít-le của thế kỷ 21! 'Thách đấu' Thủ Tướng về điều hành kinh tế Vĩ mô 'Thách đấu' Thủ Tướng về Tái cấu trúc NH 'Hiệp sĩ' Tràn Hưng Quốc 'thách đấu' Thủ Tướng về các 'Quả đấm thép' 'Thách đấu' Thủ Tướng Những điều Đảng viên không được làm 'Thách đấu' Thủ Tướng trên võ đài Thủ Tướng lại lãng phí của dân Thủ Tướng bị 'Lừa'! 'Luật 7169' lê máy chém khắp Việt Nam KH biến CTN thành 'Kẻ phản Quốc' Ghê rợ sau VB 7169 của Thủ Tướng Ngươi là ai mà chống Luật Biển? Giải mã lá phiếu chống Luật Biển đông Lộ mặt kẻ hán gián, bán nước Không phải Quan điểm VP CTN THủ Tướng YC xử lý Quan làm báo!
Từ tháng 10 năm 1981 trở đi, ông phục viên và tham gia công tác chính trị, sinh hoạt của Đảng Cộng sản Việt Nam tại địa phương, lần lượt giữ các chức vụ: Tỉnh ủy viên Kiên Giang, Phó Ban Tổ chức cán bộ Tỉnh ủy; Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang, Bí thư Huyện ủy Hà Tiên; Phó Bí thư Thường trực rồi Bí thư Tỉnh ủy; Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Bí thư Đảng ủy quân sự tỉnh Kiên Giang; Ủy viên Đảng ủy Quân khu 9; Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang.
Từ tháng 1 năm 1995, ông tham gia công tác trong trung ương với các chức vụ: Thứ trưởng Bộ Nội vụ (1/1995 - 5/1996), Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương. Được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng tại các kỳ Đại hội Đảng CSVN thứ VI (năm 1986) và thứ VII (năm 1991). Được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương và được Bộ Chính trị phân công làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ VIII và là Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phụ trách vấn đề tài chính của Đảng CSVN (từ tháng 6/1996 đến tháng 8/1997).
Từ tháng 9 năm 1997, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá X (đại biểu khu vực 3 Hải Phòng) và được đề cử và sau đó được Quốc hội thông qua giữ chức Phó Thủ tướng; sau đó Thủ tướng Phan Văn Khải cử giữ chức vụ Phó Thủ tướng Thường trực và Chủ tịch Hội đồng Tài chính - Tiền tệ của Chính phủ, trong thời gian này ông được nhà nước Lào tặng thưởng Huân Chương Ítxala hạng nhất (huân chương cao quý nhất của Lào). Tháng 5 năm 1998, Quốc hội thông qua cử ông kiêm chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chức vụ này ông giữ đến tháng 12 năm 1999 thì bàn giao lại cho ông Lê Đức Thúy.
Tháng 8 năm 2002, ông tiếp tục được đề cử giữ chức vụ Phó Thủ tướng và được Quốc hội khoá XI thông qua.
Ngày 16 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Phan Văn Khải đề cử Nguyễn Tấn Dũng làm người kế nhiệm mình trước phiên khai mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI. Ngày 27 tháng 6 năm 2006, Nguyễn Tấn Dũng được Quốc hội bầu làm tân Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tư tưởng bè phái, nhóm lợi ích, tham nhũng ngay từ bước khởi đầu bằng khái niệm các Tập đoàn với nền móng khởi điểm là Xi măng:
Thời kỳ những năm cuối của thập niên 80 và những năm đầu của thập niên 90, khi Dũng mới khởi đầu sự nghiệp chính trị với chức vụ Bí thư Huyện ủy rồi đến Bí thư Tỉnh ủy, Hà Tiên, Kiên Giang còn là một Huyện, một tỉnh nghèo. Điểm nổi bật về kinh tế và đóng góp nhiều nhất cho Ngân sách của Huyện, của Tỉnh trong thời gian này là các Công ty xi măng Kiên Giang (thuộc Tỉnh, quy mô nhỏ), Công ty xi măng Hà Tiên 2 (thuộc Trung ương) và sau này là Công ty Xi măng Holcim (liên doanh với Thụy Sĩ) đều thuộc địa bàn của Huyện Hà Tiên, trong đó, đặc biệt nổi bật là Công ty xi măng Hà Tiên 2 với bề dày lịch sử hơn 50 năm, có quy mô lớn, công nghệ hiện đại và sản lượng lớn. Với đặc thù kinh tế khu vực này, việc giao du, sự hiểu biết lợi ích và ý thức ban đầu hình thành trong bản chất tham nhũng của Dũng là từ nền công nghiệp xi măng. Vì vậy, trong suốt thời gian hoạt động ở Hà Tiên và Kiên Giang, Dũng đã có mối quan hệ mật thiết với các đơn vị này. Biểu hiện là Dũng đã cho con gái rượu của mình bắt đầu công việc tại Công ty xi măng Holcim ngay khi mới ra trường (như đã nêu trong bài viết Nguyễn Thanh Phượng...) và đặc biệt là tư tưởng bè phái, nhóm lợi ích đã được thực hiện ngay từ thời kỳ đầu Dũng chuyển công tác ra Trung ương từ tháng 1 năm 1995.
Bằng chứng rõ nét mà bất kỳ một cán bộ nào trong ngành xi măng cũng biết, đó là sự điều chuyển ông Nguyễn Mận, Giám đốc Công ty xi măng Hà Tiên 2 ra đảm nhận chức vụ Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam vào năm 1999. Vì sao lại biết? Vì trong giai đoạn này, năng lực và uy tín của ông Nguyễn Mận là thấp nhất so với các Giám đốc của các công ty xi măng cùng quy mô khác trong cả nước như: Hải Phòng, Bỉm Sơn, Hoàng Thạch ở miền Bắc hoặc ngay cả với ông Nguyễn Ngọc Anh (A) của Công ty xi măng Hà Tiên 1 (đơn vị cùng hệ thống của Xi măng Hà Tiên) ở Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong góc nhìn của cán bộ, nhân viên hai công ty xi măng Hà Tiên này thì năng lực và uy tín của hai ông Giám đốc cũng đã là “một trời, một vực”, đến mức việc bàn tán, tỵ nạnh như là chuyện thường ngày. Bản chất không xấu nhưng phong cách chậm chạp, trì trệ, thiếu sự nhạy bén, năng động do công tác thời gian dài trong một khu vực hạn hẹp về thông tin, giao lưu thị trường (những năm này, Hà Tiên - Kiên Giang cũng thuộc nhóm khu vực vùng sâu, vùng xa, dân trí rất thấp), lên chức Giám đốc theo hình thức “sống lâu ra lão làng” nên hình ảnh ông Nguyễn Mận chỉ như là cái bóng lu mờ sau những Giám đốc của các công ty khác trong Tổng Công ty xi măng Việt Nam. Sự điều chuyển này đã gây bất ngờ không nhỏ cho hàng nghìn cán bộ, nhân viên trong ngành xi măng thời kỳ đó, khi mà chức vụ Tổng Giám đốc vừa được đảm nhận hai năm (các Tồng Giám đốc tiền nhiệm đều đảm nhận từ 5 đến 10 năm) bởi ông Nguyễn Đình Chinh, một cán bộ vẫn còn trẻ, năng động, có năng lực điều hành và có uy tín trong ngành đã bị thay thế. Cùng thời điểm này, trong ngành xi măng còn có nhiều cán bộ có uy tín cao khác như ông Nguyễn Văn Hạnh của xi măng Hoàng Thạch, ông Nguyễn Ngọc Anh (A) của Xi măng Hà Tiên 1 nhưng do các Giám đốc này không có mối quan hệ với Dũng nên không lọt được vào cơ cấu. Tiếp sau khi Nguyễn Mận về hưu, tay chân của Dũng là Lê Văn Chung cũng là một đối tượng có năng lực và uy tín thấp hơn nhiều so với Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Ngọc Anh (B) và nhiều cán bộ khác trong ngành xi măng. Chỉ với sự nhu nhược, dễ sai bảo nên Chung được Dũng cơ cấu và sử dụng như một công cụ để thực hiện ý đồ tham nhũng của mình.
Sự hành hình người dân vô tội của Nguyễn Tấn Dũng... Giải mã "Ai cõng rắn cắn gà nhà"? Thủ Tướng 'Quên'! 4 câu hỏi cho TƯ 6 Trông đợi gì vào Cuộc họp BCT sắp tới? Cảnh giác với Nguyễn Tấn Dũng Những giây phút cuối cùng của con Quái vật Từ các HN TƯ Đảng đến các 'Trận đấu' 'TÌNH BÁO' hay 'GIÁN ĐIỆP'? Chủ tịch nước có phải là 'Thiên Tử'? TBT:Có thể phải loại bỏ CB... CHÍNH TRƯỜNG VN NHỮNG NGÀY QUA Công bố thư của TKy TBT XinChủ tịch nước diệt sâu chúa Tậpđoàn Trần Thái là ai? CASINOlậu của gia đình Thủ Tướng Lãnhtụ thành con tin NhàThủ Tướng sẽ bị khám? Chủtịch Sabeco là ai? QuỷSa-Tăng phải xuống địa ngục! Gótchân A-sin của Thủ Tướng Chiêubài ổn định or ' ghế' Tổng Thống? Cuộchôn nhân ma quỷ NgườiViệt đổ tiền vào đâu? ThủTướng in tiền cứu gái RƯỢU? ThủTướng cướp tiền của DÂN xoá nợVinashin xử tội gì Congái hưởng phúc cha Vạchtrần sự dối trá 'Vuakhông ngai' xin tỵ nạn Đằngsau tái cấu trúc 9 NH BịtMiệng nhân dân ThủTướng & Nhóm thâu tóm Tạisao Nguyễn Tấn Dũng thoát lưới Vinashin? Hôbiến nợ xấu cho Vinashin Dấu ấnNguyễn Tấn Dũng CÙNG CHƠIBÀI Ù! BÃO NỔI LÊNRỒI Tạisao Thủ tướng 'ÔM' Tập đoàn
Ban lãnh đạo Tổng Công ty xi măng Việt Nam qua từng thời kỳ
Chủ tịch Hội Đồng quản trị | ||
Nguyễn Đình Chinh
1999-2001 |
Nguyễn Mận
2001-2006 |
Lê Văn Chung
2006 - đến nay |
Tổng Giám đốc |
||||
Nguyễn Văn Mẫn
1983-1987 |
Nguyễn Văn Thiện
1987-1997 |
Nguyễn Đình Chinh
1997-1999 |
||
Nguyễn Mận 1999-2002 |
Nguyễn Văn Hạnh 2002-2006 |
Nguyễn Ngọc Anh 2007-đến nay |
Nếu ai quan tâm lật lại các trang tin về nền công nghiệp xi măng qua các thời kỳ đều có thể nhận định được nguyên nhân của sự sụp đổ này. Từ những năm cuối của thế kỷ 20 trở về trước, Việt Nam đã có một lịch sử phát triển ngành xi măng khá lâu đời với Xi măng Hải phòng 100 năm và Xi măng Hà Tiên hơn 50 năm… Trong quá trình phát triển, ngành xi măng luôn có những bước đi khá chắc chắn và thận trọng, duy trì khá tốt sự bình ổn giữa cung và cầu. Những năm cuối thế kỷ 20, tuy nguồn cung vẫn còn thiếu một ít so với nhu cầu, thỉnh thoảng vẫn còn nhập ngoại nhưng điều đó vẫn là chủ trương chung nhằm duy trì sự chủ động và vị thế, hiệu quả của các Công ty xi măng. Vào thời kỳ này, xi măng là nền công nghiệp chủ lực, gần như là mạnh nhất, có hiệu quả nhất và cũng còn khá lành mạnh trong nền kinh tế của Việt Nam. Vậy mà chỉ trong vòng 10 năm kể từ thời điểm nhóm lợi ích của Nguyễn Tấn Dũng được hình thành thì xi măng Việt Nam bắt đầu lao dốc với tốc độ chóng mặt, cho đến thời điểm này đã trở thành nguy cơ tạo ra những thiệt hại và những món nợ khổng lồ cho Quốc gia.
Khái niệm tập đoàn được Dũng hô hào và theo đuổi bắt đầu từ thời điểm này. Dù rằng mô hình tập đoàn xi măng đã có chủ trương từ trước nhưng do điều kiện tổng thể chưa đủ, năng lực điều hành còn non kém nên chưa thể thực thi. Vậy nhưng, với tầm nhìn và năng lực i tờ của hai ông cán bộ “vùng sâu mới lên thành phố” và với tham vọng đục khoét từ khối béo bở này, Dũng đã ráo riết chỉ đạo Nguyễn Mận triển khai đề án Tập đoàn công nghiệp xi măng. Với bằng chứng là đến hiện tại, tập đoàn công nghiệp xi măng vẫn không thể hình thành do không đủ điều kiện đã chứng minh được tầm nhìn (ngu xuẩn hoặc cố ý lệch lạc vì tư lợi) và tham vọng của Dũng hơn 10 năm trước. Thêm vào đó, dù không có kiến thức, Dũng vẫn can thiệp sâu vào ngành xi măng bằng hàng loạt các quyết định thay đổi, đồng thời vin vào cái cớ thiếu xi măng, Dũng đã khuyến cáo và chấp thuận đầu tư hàng loạt dự án xi măng trên khắp cả nước. Nhiều dự án ào ạt được khởi động, trong đó có cả những dự án chưa đủ điều kiện và nguồn vốn, rơi vào tình trạng kéo dài, máy móc thiết bị nằm phơi nắng mưa hàng năm trời. Chỉ cần có tiền bỏ túi từ đục khoét, chia chác % trong tổng giá trị các dự án lên đến hàng chục tỷ USD, Dũng đã vô tâm phá nát cả quy luật cung cầu mà xi măng Việt Nam đã thận trọng gìn giữ hàng chục năm trước đó, để rồi chỉ trong vòng 7 năm, xi măng Việt Nam từ trạng thái hợp lý là cân đối hơi thiếu bắt đầu rơi vào tình trạng khủng hoảng thừa và tiếp tục rơi vào bế tắc, thua lỗ, nợ nần như thực trạng hiện nay.
Khủng hoảng thừa, các nhà máy xi măng đã đầu tư cả hàng chục tỷ USD ở khắp nơi rồi sẽ rơi vào bế tắc, một phần lớn máy móc thiết bị giá trị cao sẽ dần trở thành những đống sắt rỉ sét, hoạt động của các đơn vị sẽ rơi vào rối loạn… là những tổn thất vô cùng lớn cho nền kinh tế Việt Nam mà Dũng đã gây ra nhưng không thể khắc phục được. Có thể các vị lãnh đạo không đủ tầm nhìn để thẩm định và bị đánh lừa bởi sự hô hào, thói ngụy biện và thủ đoạn xấu xa của Dũng nhưng về góc độ chuyên môn và thị trường thì bất kỳ một cán bộ nào của ngành xi măng cũng có thể kết luận, chỉ là không dám nói ra mà chỉ còn biết than oán cho số phận của mình mà thôi.
Và những Tập đoàn, DN, tổ chức khác sau xi măng:
Sau tham vọng Tập đoàn xi măng, Dũng tiếp tục xây dựng mối liên kết mới với ngành dầu khí. Với tham vọng và bản chất sẵn sàng đạp trên pháp luật, Dũng đã mạnh tay cấu kết và chỉ đạo hàng loạt vụ việc tham nhũng trong ngành dầu khí ngay từ những năm đầu thế kỷ 21. Trâng tráo hơn nữa là thói ngụy biện, lươn lẹo của Dũng cũng được sử dụng hết sức thuần thục nên đã bao che, dung túng được cho tay chân, đồng bọn ngay cả khi các vụ việc đã đổ bể, sai phạm đã rõ ràng.
Điển hình trong số đó là vụ việc đình đám, tham nhũng hàng tỷ đồng trong vụ án vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, tham ô, cố ý làm trái, nhận hối lộ và lừa dối khách hàng tại công trình đường ống, kho, cảng LPG Thị Vải, VKSND Tối cao đã có quyết định triệu tập 57 đối tượng liên quan đến vụ án, trong đó 3 nhân vật chủ chốt của Tổng Công ty dầu khí VN là Hồ Sỹ Thoảng, nguyên Chủ tịch HĐQT, Ngô Thường San, nguyên Tổng Giám đốc và Nguyễn Hiệp, nguyên Phó Tổng Giám đốc đều bị triệu tập. hầu tòa.
Quá trình điều tra đã phát hiện có 21 đầu mục của công trình LPG Thị Vải không được thiết kế nhưng vẫn được phê duyệt thiết kế; thiết kế chi tiết sai với thiết kế tổng thể đã được duyệt; không thiết kế chi tiết móng đặc các thiết bị tại 2 hạng mục nhà điều khiển và nhà để thiết bị điện nhưng vẫn tiến hành thi công từ đó dẫn đến các hạng mục trên sau khi thi công đã bị lún sụt gây hậu quả phải chi phí để khắc phục tạm thời hơn 13,1 tỉ đồng và nếu khắc phục triệt để theo khái toán của Viện khoa học công nghệ - Bộ Xây dựng thì phải tiêu tốn 61 tỉ đồng. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng còn phát hiện các đối tượng tham gia thi công công trình thuộc các đơn vị thiết kế, thi công, tổng thầu... đã tham ô hơn 1,6 tỉ đồng; cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với số tiền hơn 1 tỉ đồng; nhận hối lộ 2.000 USD và lừa dối khách hàng gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước hơn 165 triệu đồng.
Đối với 3 cán bộ chủ chốt của Tổng Công ty dầu khí VN (đơn vị được Chính phủ chỉ định làm chủ quản đầu tư công trình LPG Thị Vải) là Hồ Sỹ Thoảng, Ngô Thường San và Nguyễn Hiệp mặc dù đã có hành vi thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt thiết kế cơ sở, mua sắm thiết bị, thiếu kiểm tra, quản lý thực hiện dự án và đã có dấu hiệu phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên, bằng thủ đoạn lươn lẹo, Dũng đã giải thoát cho đàn em một cách ngoạn mục để rồi VKSND Tối cao xác nhận rằng 3 đối tượng này đều là những cán bộ đã có quá trình công tác lâu năm trong ngành dầu khí, hiện đã được nghỉ hưu, tuổi đời đã cao nên không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 3 đối tượng chủ chốt này mà chỉ xử lý hành chính nghiêm khắc như đề nghị của Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Oil and Gas Group gọi tắt là Petrovietnam, viết tắt là PVN là sản phẩm Tập đoàn của Dũng bằng Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg ký ngày 29-8-2006, chỉ sau đúng hai tháng Dũng được toàn quyền ở cương vị Thủ tướng. Lộ trình tiến thân của đệ tử ruột Đinh La Thăng cũng như hàng loạt điểm bất bình thường và những sai phạm trong điều hành, hoạt động của Tập đoàn dầu khí như độc quyền rồi giao quyền, khuyến cáo tạm nhập tái xuất (Thông tư 165) rồi hô hào cấm khi bị lộ… mà vẫn ngang nhiên tồn tại, thách thức công luận là những minh chứng hùng hồn cho sự chống lưng, chỉ đạo của Dũng đối với Tập đoàn này.
Các Tập đoàn, DNNN khác liên tục hình thành, dù ở các hình thức biến hóa khác nhau nhưng cũng từ một chiêu bài của Dũng: Tạo bè phái -> Hô hào khuyếch trương -> cấu kết tham nhũng -> Bao che, dung túng…
Một chứng cứ logic nữa cho chiêu bài rất xảo trá này là Dũng chỉ bắt đầu nhúng mạnh tay vào lĩnh vực tài chính – ngân hàng từ sau năm 2005, khi và chỉ khi Dũng đã thực hiện được việc cài cắm cô con gái rượu vào hệ thống này.
Công thức của Dũng là vậy, gián tiếp và tinh vi. Tạo nhóm lợi ích rồi ngấm ngầm chỉ đạo cho tay chân thẳng tay đục khoét còn bản thân Dũng thì không chỉ là không tạo ra chứng cứ trực tiếp mà ngược lại còn khéo đánh bóng, hô hào để lừa mị các “đồng chí” khác. Bao che, dung túng là thủ đoạn thành công nhất mà Dũng đã làm và khi cần, Dũng cũng sẵn sàng thí tốt, chặt bỏ một phần tay chân mình với mục đích cuối cùng là tạo cái vỏ bọc thật chắc để tiếp tục cướp phá, thỏa mãn bản chất tham nhũng cho đến cơ hội cuối cùng (Nguyễn Tấn Dũng). Kỳ tới: Giải mã thủ đoạn "Bù nhìn và Nô lệ hóa" cả hệ thống công quyền của Nguyễn Tấn Dũng
Theo Blog ThuyLinh
TOP HOT LINKSQUAN LÀM BÁO
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 2 7.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng 13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn
TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
4 comments:
Đúng, nhưng chưa đủ.
Biết bao nhiêu cán bộ ở Trung ương cũng như ở các địa phương đều cơ cấu do Thủ Tướng điều hành nên hậu quả này mới nặng nề làm sao . Không có dân chủ đích thực thì làm sao hóa giải được bây giờ . Hỡi anh Sang và Tổng Trọng
Ở rất nhiều tỉnh thành phố trong cả nước bộ máy công quyền các cấp từ xã, (phường), huyện, tỉnh, thành phố được 3D cài cắm để công an hóa nắm toàn bộ chính quyền, bảo kê tội phạm và làm giàu, đàn áp những người dân có tiếng nói chống tham nhũng, cường quyền. Hải phòng, Hưng yên, Quảng ninh v.v... là một vài ví dụ của xu thế này
Bài viết này quá đúng. 3D cài cắm cán bộ từ trung ương cho đến địa phương. Hình thành một đường dây, ai vào đường dây đó thì nhất nhất tuân theo lệnh của 3D. Ví dụ như ở Hà Tĩnh cũng thế, Võ Kim Cự, Nguyễn NHật (nay là Cục trưởng Cục Hàng Hải VN thay Dương Chí Dũng) đều do 3D dựng lên hết, mầy ông này toàn học hêt lớp 3, lớp 4. Võ Kim Cự thì đến tận năm 1997 mới học lớp tại chức Luật ở Hà Tĩnh. Bao giưof cái XH thối nát này mới sập đổ hoàn toàn.
Post a Comment