Blogger Widgets

Monday, October 1, 2012

Tại sao DN Tư Nhân thoái vốn dễ dàng, Tập đoàn thoái vốn như uống thuốc độc ????

Nguyễn Kinh Hoàng (Quan Làm Báo)

Đơn giản vì tiền của Kinh Đô là tiền của cổ đông, tiền túi của cổ đông, khi thấy thị trường tuột dốc, nếu không bán tháo thì sẽ lỗ sút quần thêm nữa nên họ phải thoái vốn, bán phức đi cổ phiếu cho bất kỳ ai mua cao nhất.
Còn tập đoàn thì sao ??? Đó là tiền của chùa, tiền thuế của dân, cứ neo đó, lên giá trở lại, bán có lời thì sẽ tìm cách xẻ thịt, còn lỗ thì giấu nhẹm hay báo cáo lỗ, cùng lắm là bay chức, nhưng có thể được thuyên chuyển qua vị trí khác có ăn hơn.

Tất cả tập đoàn và Tổng cty đầu tư ngoài ngành không phải tiền của họ nên họ không biết xót xa. Và 3D càng thờ ơ hơn nữa vì có thể đổ lỗi cho người như Phạm thanh bình hay Dương chí Dũng. Chỉ có người dân phải trả nợ thay khi tập đoàn giải thể với 1 triệu tỉ tiền nợ.

01.10.12
Nguyễn Kinh Hoàng


----------------------------------------------------------------------
Bỏ cổ phiếu, địa ốc, Kinh Đô về với chiếc bánh
http://vneconomy.vn/20120905101823191P0C5/bo-co-phieu-dia-oc-kinh-do-ve-voi-chiec-banh.htm
HỒNG SƯƠNG - BÍCH NGA
05/09/2012 10:22 (GMT+7)
picture Tết Trung thu năm nay, lần đầu tiên bánh trung thu của Vinabico được sản xuất tại nhà máy của Kinh Đô và được bán theo hệ thống phân phối của tập đoàn này.

Tháng 9 này, thương vụ Vinabico sáp nhập vào Kinh Đô sẽ được tiến hành. Sau những cuộc đua đầu tư tài chính, chịu lỗ lã và phải thoái vốn, Kinh Đô đang quay trở lại với chiếc bánh ngọt.

Tết Trung thu năm nay, lần đầu tiên bánh trung thu của Vinabico được sản xuất tại nhà máy của Kinh Đô và được bán theo hệ thống phân phối của tập đoàn này. Dù Kinh Đô sản xuất, người tiêu dùng vẫn còn nhìn thấy con chim thiên nga trên bao bì của sản phẩm Vinabico.

Bỏ cổ phiếu, địa ốc, quay về với… bánh

Với việc nắm giữ 51,2% vốn điều lệ Vinabico từ bốn năm nay, Kinh Đô hầu như không gặp khó khăn trong điều hành công ty bánh kẹo này. Nhiều nhân sự từ Kinh Đô sang điều hành Vinabico từ năm 2008 khi công ty này lỗ 11,8 tỉ đồng. Từ năm 2009, các điểm bán hàng của Vinabico đã được sáp nhập vào kênh phân phối của Kinh Đô, và nhận được sự hỗ trợ mua nguyên vật liệu, cải tiến máy móc thiết bị…

Theo ông Kelly Wong, giám đốc tài chính Kinh Đô, trong tháng 9 sau khi phát hành cổ phiếu thưởng cho các cổ đông với tỷ lệ 20%, Kinh Đô sẽ tiến hành sáp nhập Vinabico vào Kinh Đô. Theo đó, Kinh Đô phát hành hơn 1,1 triệu cổ phiếu mới để hoán đổi 48,8% tổng số cổ phần Vinabico đang lưu hành. 

Theo công ty chứng khoán TP.HCM (HSC), với tỷ lệ chuyển đổi là 2,2:1 thì thị giá/giá trị sổ sách P/B của cổ phiếu Vinabico là 0,95 lần, nghĩa là khá hấp dẫn cho cổ đông Kinh Đô. Sau khi phát hành cổ phiếu thưởng, ảnh hưởng pha loãng là 0,8%.

Đến nay, Vinabico có chiều dài hoạt động 38 năm, là một công ty cổ phần bánh kẹo với doanh thu thuần năm 2011 đạt 75 tỉ đồng, tăng trưởng 10%; lợi nhuận thuần đạt 13 tỉ đồng, tăng trưởng 75%. Cuối năm 2011, Vinabico có tổng tài sản là 75,6 tỉ đồng, vốn điều lệ là 49,8 tỉ đồng. Sau khi sáp nhập, Vinabico sẽ trở thành công ty TNHH một thành viên do KDC sở hữu 100%. 

Theo HSC, kể từ 2009, kết quả kinh doanh của Vinabico đã được hợp nhất vào báo cáo tài chính của Kinh Đô, do đó, thương vụ sáp nhập này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu, chi phí hoạt động, lợi nhuận của Kinh Đô. Cũng như, với Vinabico, Kinh Đô không phát sinh mâu thuẫn cạnh tranh, bởi Vinabico hướng đến phân khúc khách hàng mục tiêu là người tiêu dùng có thu nhập thấp, trong khi Kinh Đô ở phân khúc cao hơn.



Lợi nhuận 2012 có đạt?

Việc bán các khoản đầu tư tài chính và bất động sản, tiến hành sáp nhập Vinabico và những hợp tác mới từ vài tháng nay cho thấy Kinh Đô đang quay về với chiếc bánh ngọt, là năng lực hoạt động kinh doanh lõi của mình. Từ đầu năm Kinh Đô đã bán 10% vốn điều lệ cho Ezaki Glico (Nhật Bản) và sẽ phân phối các sản phẩm của Glico trong thời gian tới, đồng thời Kinh Đô cũng liên kết với tập đoàn Want Want China phân phối sản phẩm bánh gạo Sachi.

“Kinh Đô đã xác định năm nay tập trung cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính là thực phẩm. Các dự án bất động sản hầu như đều ngừng lại”, ông Trần Lệ Nguyên, tổng giám đốc Kinh Đô cho biết. Ông từ chối cho biết về kế hoạch tham gia thị trường thực phẩm chế biến với sản phẩm dầu ăn và mì gói vào cuối năm nay.

Kinh Đô đang chịu hậu quả của việc theo đuổi đi thâu tóm các công ty nhỏ nhằm gia tăng thị phần. Trong quý 2, công ty bánh ngọt này đã thoái vốn các khoản đầu tư tài chính ở Tribeco và Butifood. Thoái vốn Tribeco, Kinh Đô ghi nhận khoản lãi nhỏ 1,7 tỉ đồng; còn chuyển nhượng cổ phần tại Nutifood, Kinh Đô lỗ ròng 71,317 tỉ đồng. Ngoài ra, việc bán cổ phiếu trong danh mục đầu tư đã đem về cho công ty khoản thu 18 tỉ đồng. Trong khi đó, chi phí bán hàng và lãi vay bị đẩy lên cao, lợi nhuận ròng giảm, theo báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất sáu tháng đầu năm đã soát xét, Kinh Đô đã lỗ 8,67 tỉ đồng do ghi nhận khoản lỗ từ việc chuyển nhượng cổ phần.

Năm nay, Kinh Đô đặt chỉ tiêu 5.500 tỉ đồng doanh thu, tăng 29% so với năm ngoái, và lợi nhuận trước thuế là 500 tỉ đồng, tăng 43%. Đây là một kế hoạch tham vọng, bởi năm 2011, năm Kinh Đô đã sáp nhập Kinh Đô Miền Bắc và Kido, công ty chỉ lãi hơn 292 tỉ đồng, chỉ đạt hơn nửa kế hoạch đại hội cổ đông giao phó. “Tính đến thời điểm này, Kinh Đô vẫn chưa thể có nhận định cụ thể đối với việc hoàn thành kế hoạch dự kiến”, ông Trần Lệ Nguyên cho hay.

(Nguồn: Sài Gòn Tiếp Thị)

No comments: