Blogger Widgets

Saturday, August 18, 2012

Cuộc sống giá đừng gian dối

“Cuộc sống giá mà như thế, đừng dối gian đâu có hải quan...” là điều nhạc sĩ Trần Tiến đã hát lên cách đây 25 năm, cũng như “Trần trụi 87”, như “Đồng hồ”... trùm ca khúc từng vật ông “lên bờ xuống ruộng” đã không có cơ hội sống lại ở năm 2012 này.
 TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO

Búp bê Matrioshka
  TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO
2 đêm nhạc của Trần Tiến vừa diễn ra ở Hà Nội vào tháng 8 mùa thu đầy ắp khán giả, có đủ mọi thành phần lứa tuổi. Có những cặp vợ chồng lão niên tóc bạc trắng ngồi lặng im lắng nghe các ca khúc một thời có lẽ đã gắn với tình yêu “dối già” của họ.

Có những khán giả trung niên xúc động với “Vết chân tròn trên cát”, “Tạm biệt chim én xưa”. Lại có cả những cô bé tuổi teen không phân biệt nổi đâu là NSND Trần Hiếu, đâu là nhạc sĩ Trần Tiến, ngồi nghe nhạc nhưng cứ một chốc lại cãi nhau choe chóe sao Hà Trần lại gọi Trần Tiến là chú nhỉ, bố con cơ mà ơ lạ thế. Nhưng tất thảy đều vỗ tay rất nhiệt tình.

15 năm rồi Trần Tiến mới tổ chức một liveshow hoành tráng, vẫn những ca khúc làm say đắm lòng người, nhưng tôi thèm biết bao được nghe lại chùm ca khúc ông viết cho chương trình “Trần trụi 87”, hồi ông còn kết hợp với ban nhạc Đen Trắng.

Những “Ngẫu hứng khi đi qua hải quan”, “Độc thoại 87”, “Đồng hồ”...- chùm ca khúc đã khiến ông nhận được một cái “trát” cấm biểu diễn của Sở Văn hóa TP.HCM, tới nỗi phải có sự vào cuộc của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thì Trần Tiến mới “thoát án”.

Khi ấy tôi còn là một đứa bé con, mê vô cùng khi nghe Trần Tiến (lúc ấy gầy gò và phong sương, chưa bệ vệ như Trần Tiến “phiên bản” 2012) với đuôi mắt cá nhám đa tình ôm đàn ghi ta và hát: “Có cô bé ôm búp bê đi qua hải quan, bỗng bối rối khi mở ra bao búp bê nhỏ/Có thi sĩ ôm túi thơ đi qua hải quan, rất bối rối khi mở ra bao áng thơ tình/Có anh lính ôm ba lô đi qua hải quan, bỗng bối rối khi mở ra bao lá thư nhà/Có ông lớn mang va ly đi qua hải quan, rất bối rối khi mở ra bao thứ đắt tiền/Cuộc sống giá mà như thế, đừng dối gian đâu có hải quan/... Cuộc sống giá mà như thế, chỉ búp bê với những vần thơ. Cuộc sống giá mà như thế...”

Khi ấy, tôi đã mơ mình là cô bé ôm búp bê matrioshka trong bài hát của Trần Tiến, cứ đứng mở hoài những con búp bê cho hải quan kiểm tra, mở mãi vẫn chỉ ra những con búp bê nhỏ hơn mà chẳng có gì. Tôi từng có một con búp bê như thế, và đồng cảm với Trần Tiến vô cùng.

Cuộc sống mà đừng dối gian, thì đâu cần hải quan, đâu cần phải xét hỏi đến cả những cô búp bê con con, những lá thư nhà của anh lính trẻ hay chút thơ tình của chàng thi sĩ ốm đói. Nhưng Trần Tiến cũng biết, mơ chỉ là mơ thôi.

Bao nhiêu năm rồi, không được nghe lại “Ngẫu hứng khi đi qua hải quan”, sau Trần Tiến, ca sĩ Ngọc Tân cũng từng hát nó, nhưng Ngọc Tân cũng đã đi xa mất rồi. Sau đêm nhạc Trần Tiến mà vẫn chưa thỏa “cơn khát”, cả ngày hôm sau đó, tôi ngồi tìm kiếm trên mạng, để xem có chút tăm hơi nào về ca khúc yêu thích một thời ấu thơ của mình hay không, nhưng tuyệt nhiên không có, kể cũng lạ kỳ.

Trần Tiến- người tự nhận mình “chỉ đứng đắn được một tý thôi, đứng đắn lâu quá là mệt không chịu nổi” đã rất cân nhắc khi nhận lời tổ chức show “Như chờ từng giấc mơ” tại Hà Nội. Ông sợ rằng khán giả yêu nhạc của mình đã “tuyệt chủng” mất rồi.
 TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO
Trần Tiến sợ nhất sự cô đơn lạc lõng, nhất là sau vụ bị “ném đá” ào ào khi trót gọi đích danh “vòng 3” của một cô người mẫu thi nhảy trên truyền hình là “cái mông”. Ông từng chua chát nói: “Cái thế giới này mình không quen. Nhiều lúc thấy cô đơn, nhấc máy gọi cho người tình nghe một tiếng “dạ” rỗng không, buồn tênh”.

Thế nên khi Trần Tiến trở lại Hà Nội bằng hai đêm nhạc, ông vẫn chỉ dám “thăm dò thị trường” bằng các ca khúc dễ nghe, dễ nhớ, dễ thương, còn phần đắng chát của “Độc thoại 87”, ông giữ lại cho riêng mình: “Tôi đã thấy bà mẹ tôi năm xưa nuôi từng đứa con/Mẹ mang mo cơm theo đoàn chiến sĩ/Bà mẹ giờ đây lang thang xin ăn trên những toa tàu/Anh có đau không?/Tôi đã thấy bạn tôi đi buôn trên đường phố Nga/Bạn tôi đi xây công trình nước Mỹ/Bạn bè lừa nhau ngay trên quê hương cũng chính vì đói nghèo/Anh có đau không? Chị có đau không?... Đừng hát những lời hát nhàm chán/Những lời mãi ngợi ca ru quê hương ta trong niềm kiêu hãnh/Mà quên đi áo cơm và hoa hồng/Không! Những người lính nằm xuống/Không hề mong nhìn thấy quê hương hôm nay...” Chỉ có một điều rất lạ, những ca từ ấy, Trần Tiến viết cách đây đã 25 năm, mà sao giờ vẫn tươi mới ròng ròng?

Lứa nhạc sĩ của Trần Tiến, mà cụ thể nhất là nhóm nhạc sĩ “tứ linh” Tiến – Cường- Phương- Thụ (Trần Tiến, Nguyễn Cường, Phó Đức Phương, Dương Thụ) đã từng là 4 cái cột nhà của làng nhạc sĩ một thời giờ cũng đã lùi về hậu trường.

Trần Tiến về Vũng Tàu, tập làm Hemingway với một con thuyền thúng trên biển. Phó Đức Phương làm Donkihote chiến đấu với mấy ông bầu suốt ngày trầy bửa chuyện tiền bản quyền. Nguyễn Cường giờ cặm cụi viết tiếp giấc mơ khí nhạc mà ông từng bỏ lửng.

Dương Thụ viết sách, mở “Café văn hóa”. Họ đã có một thời rực rỡ làm đẹp cho đời bằng những khúc ca nhưng giờ đây, các nhạc sĩ của thế hệ nhạc teen, nhạc thị trường, nhạc “thảm họa” đang “đè bẹp” họ.

Đừng hát những lời hát nhàm chán! Trần Tiến trở về Hà Nội hai đêm rồi lại ra đi, ông về với Vũng Tàu để gặm nhấm nỗi nhớ Hà Nội “như một tấm phim âm bản” của thời xa xưa.

Những người như ông, hình như giờ đang lạc lõng trong thành phố của mình.
Mi An - Phnutoday
 TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO
1.HOT Links về Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links về Tướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links về Thống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhóm tội phạm Việt Nam 5. HOT Links về Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links về Tổng cục 27.Hot Links về Nội các Chính Phủ 8.Hot Links về chủ quyền 9.Hot Links về Phạm Chí Dũng 10.HOT Links về Vinaline 11.Hot Links Vikileaks  12.Hồ sơ Beo Hồ Thị Thu Hồng 13.Hồ sơ Mafia Tàu tại VN 14.Dân chủ & Đảng phái 15.Giớp chóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 
TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO

2 comments:

Anonymous said...

tôi mê nhạc sỹ trần tiến từ lúc nào không biết , cũng cùng là dân hà nội xa xứ , cũng từng là lính đánh nhau năm xưa với giặc , giờ đây những lúc nhớ về một thời lại chỉ thích nghe những bài ca của trần tiến mà thôi . chúc ông có cuộc sống vui và bình yên lúc xế chiều ./.

Nguyễn Hà Huy said...

Chán với nền văn hóa , giáo dục của Việt nam hiện thời . buồn lắm cơ ! cả một lũ từ lãnh đạo bộ cho đến các em học sinh lớp 1 đều biết gian dối với người trên , Thầy cô , Bố mẹ . Chế độ CSCN văn minh là thế . Ông TBT Trọng và CTN Sang có biết chăng ?