Trang

Thursday, November 1, 2012

Gia tài nhiều tỉ đô la trong bóng tối của gia đình Ôn Gia Bảo (2)

Ông Ôn Gia Bảo đã tạo dựng được hình ảnh một Thủ tướng cải cách, gần gũi với nhân dân, và thói quen tiếp xúc với người dân bình thường, đặc biệt là trong những cuộc khủng hoảng như thiên tai, khiến báo chí Trung Quốc thường gọi ông là « Thủ tướng của nhân dân » hay « Ôn gia gia ».

Tuy khó thể xác định được rằng Thủ tướng biết đích xác tài sản của những người thân hay không, một bức điện trong số các tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ bị WikiLeaks tiết lộ năm 2010 khiến có thể nghĩ rằng Ôn Gia Bảo có biết về những vụ làm ăn của thân nhân mình, và ông không hài lòng về điều đó.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo gặp gỡ công nhân Tứ Xuyên sau trận động đất năm 2009.
« Ông Ôn rất bất bình trước những hành động của gia đình, nhưng ông không thể, hoặc không muốn ngăn cản ». Trong bức điện đánh đi năm 2007, một nhà ngoại giao Mỹ đã nhận xét như trên với một người quản lý gốc Hoa của một công ty Mỹ ở Thượng Hải.
ThủTướng in tiền cứu gái RƯỢU? ThủTướng cướp tiền của DÂN xoá   nợVinashin xử tội gì Congái hưởng phúc cha  Vạchtrần sự dối trá  'Vuakhông ngai' xin tỵ nạn  Đằngsau tái cấu trúc 9 NH  BịtMiệng nhân dân        vấn  Tạisao Nguyễn Tấn Dũng thoát lưới Vinashin?  Hôbiến nợ xấu cho Vinashin  Dấu ấnNguyễn Tấn Dũng  CÙNG 
Trong giới chóp bu Trung Quốc, không ai không biết Trương Bội Lị là một phụ nữ giàu có, đóng vai trò quan trọng trên thị trường nội địa về nữ trang và đá quý. Nhưng các tài liệu chính thức mà chúng tôi có được cho thấy, chính khi ông chồng lên được ngôi vị cao nhất, thì các vụ làm ăn của bà vốn đã béo bở trong công nghiệp kim cương, lại càng phất lên như diều gặp gió.

Là nhà địa chất chuyên về đá quý, Trương Bội Lị vẫn ít được người dân Trung Quốc biết đến. Bà rất ít khi xuất hiện bên cạnh Thủ tướng, kể cả trong những cuộc gặp gỡ công khai hay những chuyến công du, và các bức ảnh chính thức của cặp vợ chồng nguyên thủ hết sức hiếm hoi. Những người làm việc với bà nhìn nhận, bà rất mê cẩm thạch và những viên kim cương xinh đẹp, nhưng thường ăn mặc kín đáo, lịch sự, chỉ sử dụng ảnh hưởng của mình trong hậu trường, như thường thấy ở những người thân các các lãnh đạo cao cấp Trung Quốc.

Theo các tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ bị WikiLeaks tiết lộ, Ôn Gia Bảo có lúc đã muốn ly dị vì bà vợ khai thác chức vụ của ông để thủ lợi cá nhân trong lãnh vực kim cương. Năm 2007, truyền hình Đài Loan cho biết bà Trương Bội Lị đã mua một đôi bông tai cẩm thạch trị giá khoảng 213.000 euro trong một hội chợ chuyên ngành tại Bắc Kinh. Tuy nhiên người trung gian Đài Loan tiết lộ tin này sau đó đã phủ nhận, và lưỡi kéo kiểm duyệt Trung Quốc đã nhanh chóng ngăn cản việc lan truyền thông tin trên ở trong nước.

Một trong những bức ảnh hiếm hoi của hai vợ chồng Thủ tướng TQ

Một người trong ngành ngân hàng làm việc với những người thân của ông Ôn Gia Bảo đảm bảo là « Tất cả các lãnh đạo đều biết về các hoạt động kinh doanh của bà ta », và nói thêm, việc cơ quan của bà Trương Bội Lị duy trì quan hệ với giới làm ăn là chuyện bình thường. « Và nếu rơi vào trường hợp của bạn, làm thế nào có thể nói không ? »

Chính trong thập niên 90 mà Trương Bội Lị bắt đầu có ảnh hưởng lớn, khi bà làm việc trong cơ quan chuẩn hóa của Bộ Địa chất. Vào thời đó, thị trường kim hoàn Trung Quốc vẫn còn phôi thai.

Nữ hoàng kim cương

Trong khi ông chồng làm nhiệm vụ điều hành đất nước ở Trung Nam Hải, Trương Bội Lị ấn định ra các tiêu chuẩn trong lãnh vực nữ trang và đá quý. Bà tham gia vào việc thành lập Trung tâm đá quý quốc gia ở Bắc Kinh, và Trung tâm mua bán kim cương ở Thượng Hải – hai định chế quyền lực nhất trong lãnh vực này.

Trong một đất nước mà thị trường lâu nay chịu sự kiểm soát của Nhà nước, thường thì các nhà quản lý thị trường đá quý quyết định những công ty nào được quyền xây dựng các nhà máy chế tác kim cương, công ty nào được tham gia thị trường bán lẻ. Cơ quan quản lý thậm chí còn thiết lập các quy định buộc các thương gia khi mua bán tất cả những món hàng kim cương tại Trung Quốc phải có giấy chứng nhận chất lượng do Trung tâm đá quý quốc gia Bắc Kinh cấp – tức đơn vị do bà Trương Bội Lị lãnh đạo.

Bà Trương Bội Lị (ngoài cùng bên phải)

Và khi các nhà quản lý của Cartier hay De Beers đến Trung Quốc với hy vọng bán kim cương và nữ trang, họ thường gặp gỡ bà Trương Bội Lị, người nhanh chóng được mệnh danh là « Nữ hoàng kim cương ».

« Bà ấy là nhân vật quan trọng nhất Trung Quốc » - Gaetano Cavalieri, chủ tịch Liên đoàn quốc tế về nữ trang và kim hoàn có trụ sở tại Thụy Sĩ, xác nhận. « Chính thông qua bà mới có thể kết nối được quan hệ với các đối tác Trung Quốc và nước ngoài ».

Những người cộng tác cũ của bà trong ngành địa chất kể lại, ngay từ năm 1992, Trương Bội Lị đã bắt đầu lẫn lộn giữa trách nhiệm của một viên chức chính quyền với chuyện làm ăn của cá nhân. Là người đứng đầu China Mineral and Gem Corporation (Tập đoàn Khoáng sản và Đá quý Trung Quốc), bà lại đem tiền của công ty quốc doanh này đầu tư vào những công ty tiềm năng. Và khi chồng bà được thăng chức Phó thủ tướng năm 1998, bà đã nhân rộng nhiều dự án thương mại với sự hợp tác của các người thân.

Theo các tài liệu chính thức, công ty quốc doanh do bà lãnh đạo đã đổ tiền vào một loạt các chi nhánh chuyên về kim cương. Nhiều chi nhánh trong số này có giám đốc là người thân cận với bà Trương Bội Lị, hay là các cựu đồng nghiệp tại Trung tâm đá quý quốc gia.

Năm 1993 chẳng hạn, công ty quốc doanh của Trương Bội Lị tham gia vào việc thành lập Kim cương Bắc Kinh, một công ty kim hoàn lớn. Một năm sau đó – theo ghi nhận từ sổ bộ các cổ đông – thì một trong những em trai của bà là Trương Kiếm Minh (Zhang Jianming) và hai trong số đồng nghiệp viên chức của bà mua lại, với tư cách cá nhân, 80% cổ phần công ty này. Đến lượt Kim cương Bắc Kinh đầu tư vào Kim cương Thâm Quyến, do Ôn Gia Hoành, em chồng bà, tức em trai của Thủ tướng làm chủ.

Một thành công ngoạn mục khác, là công ty Kim cương Trung Quốc, một liên doanh được sự tài trợ của Công ty quốc doanh Khoáng sản Trung Quốc, và công ty Đá quý do bà Trương Bội Lị lãnh đạo. Kim cương Trung Quốc lại làm ăn với một công ty quốc doanh khác do một người em trai khác của bà là Trương Kiếm Côn (Zhang Jiankun) điều hành. Ông này là viên chức ở Gia Hưng (Jianxing), nguyên quán của phu nhân Thủ tướng, thuộc tỉnh Chiết Giang.

Vào mùa hè năm 1999, sau khi hoàn tất thỏa thuận nhập khẩu kim cương từ Nga và Nam Phi, Kim cương Trung Quốc lên sàn chứng khoán và huy động được 39 triệu euro ở thị trường chứng khoán Thượng Hải. Theo tài liệu lưu trữ của công ty, thì việc niêm yết này mang lại khoảng 6 triệu euro cho gia đình họ Trương.

Nếu Trương Bội Lị không bao giờ xuất hiện với tư cách cổ đông, thì các đồng nghiệp cũ và đối tác lại khẳng định những phần hùn đầu tiên của bà trong lãnh vực kim cương vẫn là chủ yếu, trong số một loạt rộng rãi các công ty mà bà đưa những người thân và bạn bè bỏ vốn vào.

Không có chứng cớ gì trong cuộc điều tra của chúng tôi cho thấy bản thân ông Ôn Gia Bảo sử dụng sức mạnh chính trị của mình, để gây ảnh hưởng lên hoạt động của những công ty kim cương mà các thân nhân của ông đầu tư vào. Nhưng theo những đối tác cũ, thì sự thành công của gia đình ông trong lãnh vực kim cương và các lãnh vực khác thường có được hỗ trợ của các doanh nhân nhiều tiền của, mong muốn có được sự ưu ái của người thân Thủ tướng.

« Khi ông Ôn trở thành Thủ tướng, vợ ông đã bán một phần đầu tư trong ngành kim cương để chuyển sang các lãnh vực khác » - một cán bộ Trung Quốc từng làm ăn với gia đình giải thích. Người này muốn giấu tên để tránh bị trả thù. Theo các sổ sách của công ty, kể từ cuối thập niên 90, nhiều doanh nhân giàu có đã liên tiếp mua lại các phần hùn quan trọng trong các công ty kim cương, thường là từ các thân nhân của ông Ôn, rồi sau đó lại giúp họ tái đầu tư vào những lãnh vực béo bở hơn như địa ốc và tài chính.

Các doanh nhân có thói quen cung cấp các kế toán viên và văn phòng cho các đối tác đầu tư được người thân ông Ôn kiểm soát một phần. Một doanh nhân đã từng cùng các thành viên gia đình họ Ôn lập công ty giải thích : « Khi thành lập ra công ty, bà Dương chỉ đứng sau hậu trường. Cách làm ăn là như thế ».

Người con trai duy nhất

Vào đầu năm, người con trai độc nhất của Thủ tướng là Ôn Vân Tùng (Wen Yunsong), được nhìn thấy trong bar « Tú » (Xiu), một quán bar rất sang trọng của khách sạn Park Hyatt tại Bắc Kinh, được hộ tống bởi những tay nhà giàu mới nổi của thủ đô, mặc trang phục của các nhà tạo mẫu nổi tiếng nhất.

Tại Trung Quốc, con cái của các lãnh đạo cao cấp được xem là giai cấp đặc quyền. Các « hoàng tử » này thường tốt nghiệp những trường đại học uy tín nhất của Mỹ, được đối xử như các nhân vật cao cấp, và thậm chí còn được hưởng những cổ phiếu ưu đãi trên thị trường chứng khoán.

Họ cũng có tiếng là có khả năng được lên sàn chứng khoán dễ dàng hơn - một lãnh vực mà Nhà nước quản lý rất chặt. Trong những năm gần đây, có rất ít thành viên của « Thái tử đảng » chứng tỏ được sự táo bạo như Ôn Vân Tùng, một khuôn mặt trẻ ở độ tuổi bốn mươi, thường sử dụng tên Anh là Winston.

Ôn Vân Tùng, con trai Thủ tướng Ôn Gia Bảo

Theo các thông tin của chúng tôi về các đầu tư của Winston Wen và lời kể của những người biết nhân vật này từ lâu, anh ta đặc biệt có khiếu làm ăn và đã thành công trong việc xây dựng nên một vương quốc nho nhỏ, thuộc loại mang lại nhiều lợi lộc nhất.

Winston Wen cũng thành lập các công ty hợp tác với những người khổng lồ như tập đoàn quốc doanh China Mobile, thậm chí đang thương lượng với Hollywood về một dự án tài chính.

Quan tâm đến việc xây dựng một cơ sở nội trú sang trọng cho sinh viên Trung Quốc, anh ta vừa tuyển dụng các giám đốc của các trường danh giá như Choate và Hotchkiss ở tiểu bang Connecticut, nhằm giám sát việc thành lập một trường tư ở ngoại ô Bắc Kinh, với ngân sách 115 triệu euro.

Winston Wen và vợ cũng nắm nhiều cổ phiếu trong lãnh vực kỹ thuật mới và trong một công ty điện lực, và là các cổ đông gián tiếp của Union Mobile Pays, công cụ thanh toán trên mạng được chính phủ tài trợ, trong khi vẫn tiếp tục sống tại dinh cơ dành cho Thủ tướng ở trung tâm Bắc Kinh. Một chuyên gia về đầu tư mạo hiểm thường gặp gỡ Winston Wen giải thích : « Anh ta không ngần ngại sử dụng ảnh hưởng để đạt được những gì mình muốn ».

Người thừa kế trẻ tuổi đã từ chối mọi lời bình luận, nhưng qua điện thoại, vợ anh là Dương Tiểu Manh (Yang Xiaomeng) đã nhấn mạnh là chồng mình đã bị chỉ trích một cách bất công. « Tất cả những gì viết về anh ấy đều sai lạc. Hơn nữa trên thực tế anh đã rút khỏi việc kinh doanh ».

Winston Wen từng theo học ở Bắc Kinh, tốt nghiệp kỹ sư từ Viện Kỹ thuật Bắc Kinh. Sau đó anh ra ngoại quốc, đậu bằng thạc sĩ kỹ thuật vật liệu ở đại học Windsor, Canada, và một bằng MBA của trường thương mại Kellog, thuộc đại học Northwestern ở Evanston, tiểu bang Illinois gần Chicago.

Khi trở về Trung Quốc năm 2000, trong 5 năm anh tham gia vào việc thành lập ba công ty trong lãnh vực kỹ thuật mới. Hai trong số này được bán lại cho các doanh nhân Hồng Kông, và một công ty khác bán cho gia đình Lý Gia Thành, một trong những tỉ phú giàu bậc nhất châu Á.

Công ty đầu tiên của Winston Wen, Unihub Global, là nhà cung cấp dịch vụ internet, đã được thành lập năm 2000 với vốn khởi đầu 1,5 triệu euro. Số vốn được huy động từ một nhóm nhỏ người thân và cựu đồng nghiệp của bà mẹ, và từ việc buôn bán kim cương ; có sự tham gia của đối tác Trịnh Dụ Đồng (Cheng Yutung), nhà tỉ phú giàu thứ hai ở Hồng Kông. Trong số các khách hàng đầu tiên, công ty được sự hỗ trợ của các đơn vị môi giới quốc doanh, và công ty bảo hiểm Bình An mà gia đình ông Ôn là một cổ đông quan trọng.

Winston Wen còn tỏ ra táo bạo hơn vào năm 2005, khi bỏ vốn riêng thành lập New Horizon Capital, một dự án tập hợp các bạn học cũ cùng lớp người Hoa, trường đại học Northwestern. Công ty nhanh chóng thành công trong việc huy động 77 triệu euro từ các nhà đầu tư - như SBI Holdings, một chi nhánh của tập đoàn Nhật SoftBank và Temasek, một quỹ đầu tư công của Singapore.

Dưới sự điều hành của Winston Wen, New Horizon trở thành một công ty đầu tư mạo hiểm rất có ảnh hưởng. Công ty này đầu tư vào kỹ thuật sinh học, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sản xuất thiết bị cho lãnh vực xây dựng. Từ khi thành lập, công ty đã mang lại 333 triệu euro cho các nhà đầu tư, mà theo SBI Holding thì vốn ban đầu đã được nhân lên gấp bốn lần.

Kathleen Ng, tổng biên tập Asia Private Equity Review, một tạp chí tài chính tại Hồng Kông giải thích : « Quỹ đầu tư đầu tiên của họ đóng vai trò bộc phá, cho phép họ huy động được nhiều vốn hơn ».

Hiện nay, New Horizon quản lý hơn 2 tỉ euro. Nhưng một số hoạt động tài chính của Winston Wen đã gây ảnh hưởng xấu đến Thủ tướng.

Năm 2010, New Horizon đã mua lại 9% công ty Dược phẩm Tứ Hoàn (Sihuan), hai tháng trước khi công ty này được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thế nhưng thị trường chứng khoán Hồng Kông tuyên bố việc đầu tư vào giờ chót này là bất hợp pháp, và buộc công ty phải trả lại phần hùn. Quyết định này không cản trở New Horizon kiếm được 36 triệu euro khi bán lại.

Ít lâu sau đó, New Horizon loan báo Winston Wen chuyển giao một phần trách nhiệm trong công ty để nhận lãnh chức vụ ở Chia Satellite Communication Corporation, một tập đoàn quốc doanh phụ trách phát triển lãnh vực không gian, mà Winston Wen vừa được bổ nhiệm làm chủ tịch.

Thụy My
(Blog Thụy My)
   Nụ cười chiến thắng của đô la & sự tàn bạo thời trung cổ!   Tiểu xảo 'nhận lỗi' của Thủ Tướng!    Đừng 'ăn cắp' ngôn từ của nhân dân!   Cái văn bản 'Mèo mửa' của BCT!    Xin hỏi 'Quốc vụ khanh Chính phủ'?     Xin hỏi 'Quốc vụ khanh Chính phủ'?   Kỷ luật Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng!    Thủ Tướng cần làm gì để 'rửa lại mặt' sạch sẽ?  HÃY CHỜ XEM THỦ TƯỚNG THỰC HIỆN LỜI HỨA BẰN NƯỚC MẮT & QUYẾT TÂM!     Nguyễn Tấn Dũng chấp nhận ra đi hay gian lận?    KIểm điểm Thủ Tướng 19 điều ĐV không được làm!   Thực thi CV 7169 bẩn thỉu!    Thông điệp của ba Dũng gởi 'ứng viên Thủ Tướng'!  Ai đã Hacked vào QLB?  Tiểu sử Việt gian NTD   'Món quà quý giá' Của Thủ Tướng NTD mừng quốc khánh TQ!   'Cá 1 ăn 100 y tá về 'đuổi gà'!    NTD - Con tàu sắp chìm -P2   Nguyễn Tấn Dũng - Diễn viên đại tài    Nguyễn Tấn Dũng -Con tàu sắp chìm   Thủ tướng thoát tội nhờ tâm linh...   Thủ Tướng bỗng hoá con mèo ướt!       'Ma xó' Nguyễn Tấn Dũng lại bịt miệng nhân dân  Nguyễn Tấn Dũng -Hít-le của thế kỷ 21!    'Thách đấu' Thủ Tướng về điều hành kinh tế Vĩ mô  'Thách đấu' Thủ Tướng về Tái cấu trúc NH   'Hiệp sĩ' Tràn Hưng Quốc 'thách đấu' Thủ Tướng về các 'Quả đấm thép'    'Thách đấu' Thủ Tướng Những điều Đảng viên không được làm      'Thách đấu' Thủ Tướng trên võ đài   Thủ Tướng lại lãng phí của dân    Thủ Tướng bị 'Lừa'!   'Luật 7169' lê máy chém khắp Việt Nam   KH biến CTN thành 'Kẻ phản Quốc'        Ghê rợ sau VB 7169 của Thủ Tướng  Ngươi là ai mà chống Luật Biển?       Giải mã lá phiếu chống Luật Biển đông     Lộ mặt kẻ hán gián, bán nước   Không phải Quan điểm VP CTN   THủ Tướng YC xử lý Quan làm báo!  
 Sự hành hình người dân vô tội của Nguyễn Tấn Dũng...      Giải mã "Ai cõng rắn cắn gà nhà"?  Thủ Tướng 'Quên'!  4 câu hỏi cho TƯ 6     Trông đợi gì vào Cuộc họp BCT sắp tới?   Cảnh giác với Nguyễn Tấn Dũng   Những giây phút cuối cùng của con Quái vật  Từ các HN TƯ Đảng đến các 'Trận đấu'    'TÌNH BÁO' hay 'GIÁN ĐIỆP'?   Chủ tịch nước có phải là 'Thiên Tử'?  TBT:Có thể phải loại bỏ CB...      CHÍNH TRƯỜNG VN NHỮNG NGÀY QUA  Công bố thư của TKy TBT       XinChủ tịch nước diệt sâu chúa  Tậpđoàn Trần Thái là ai?   CASINOlậu của gia đình Thủ Tướng   Lãnhtụ thành con tin  NhàThủ Tướng sẽ bị khám? Chủtịch Sabeco là ai?  QuỷSa-Tăng phải xuống địa ngục!   Gótchân A-sin của Thủ Tướng   Chiêubài ổn định or ' ghế' Tổng Thống?  Cuộchôn nhân ma quỷ   NgườiViệt đổ tiền vào đâu?   ế

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã gởi nhận xét. Chúng tôi sẽ không đăng những nhận xét không có dấu và vi phạm thuần phong mỹ tục.
Chúc một ngày thành công!