Blogger Widgets

Tuesday, February 5, 2013

Phó ban nội chính lại là tai mắt của Chính Phủ!

Quanlambao - Sài gòn đồn rằng Phó chủ tịch Trí - Thư ký của 7 Thanh và là đệ tử ruột của Thủ Tướng sẽ ra làm Phó Ban nội chính, nhưng hóa ra không thấy ra! Có lẽ chán cái cảnh hòn tên mũi đạn chăng? Dù sao ông Bá Thanh chưa về thì đã có Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn - Một phó là người chính hiệu từ Chính Phủ sang rồi! Vậy thì từng đường đi nước bước của Ban Nội chính làm sao qua mắt khỏi Chính Phủ? Xem ra bên Đảng chỗ nào cũng có người của Chính Phủ nằm ở cấp phó hoặc cài răng lược! Chả thế mà Tổng BÍ Thư 'ngậm ngùi' chẳng làm được gì cũng phải!

Song vẫn hy vọng cái ông Tiến sĩ Luật này biết sợ Luật pháp!

Toàn cảnh nhân sự Ban Nội chính Trung ương

Dự kiến ngày 4-2, Ban Nội chính Trung ương, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chính thức ra mắt. Lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương gồm 1 trưởng ban và 3 phó ban.

Ngày 28-12-2012, Bộ Chính trị đã ban hành các quyết định về việc thành lập Ban Nội chính Trung ương. Đồng thời, Bộ Chính trị cũng ban hành Quyết định 655 phân công ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng giữ chức Trưởng ban Nội chính T.Ư.

Trưởng Ban Nội chính T.Ư Nguyễn Bá Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh (sinh năm 1953) là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Việt Nam.

Ông Nguyễn Bá Thanh quê ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Học vị: Tiến sĩ. Chức vụ hiện tại: Trưởng ban Nội chính Trung ương, trước đó là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Ông tốt nghiệp trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 13 tháng 2 năm 1980.

Ông từng là Chủ nhiệm HTX Hòa Nhơn, Phó Bí thư Huyện ủy Hòa Vang, Giám đốc Nông trường Chè Quyết Thắng, sau đó là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1996 ông được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng đầu tiên sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 2003, sau khi ông Nguyễn Đức Hạt được điều động làm Phó trưởng ban Thường trực Ban tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Nguyễn Bá Thanh thay ông Nguyễn Đức hạt giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Bá Thanh là đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá IX, XI và XII.

Phó Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc

Ông Phan Đình Trạc – Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An vừa được Bộ Chính trị điều động về làm Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương.

Phó Ban nội chính T.Ư Phan Đình Trạc.

Ông Phan Đình Trạc sinh ngày 25-8-1958, quê xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu; chuyên môn nghiệp vụ: Đại học An ninh Nhân dân (ngành điều tra tội phạm); Lý luận chính trị: Cử nhân.

Ông Phan Đình Trạc, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An khoá XVII vào tháng 10-2010, sẽ tiếp nhận trọng trách mới tại Ban Nội chính trung ương.

Chia sẻ về việc được bổ nhiệm làm Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương sau khi Ban này chính thức đi vào hoạt động được một ngày, ông Phan Đình Trạc cười nói: “Không, tôi không bất ngờ về quyết định này của Bộ Chính trị. Là người của Đảng thì luôn sẵn sàng, bảo đi là đi, bảo ở là ở thôi”.

Phó Ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn

Ông Phạm Anh Tuấn - Phó Ban Nội chính Trung ương. Ông Tuấn là tiến sĩ luật.

Phó Ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn.

Ông Tuấn nguyên là trưởng Ban Xây dựng pháp luật Văn phòng Chính phủ. Tháng 12-2008, ông Tuấn sang làm phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.

Ban Nội chính Trung ương có 108 cán bộ

Khi ra Trung ương nhận nhiệm vụ, ông Thanh điều động theo 5 cán bộ ở Đà Nẵng, gồm ông Phan Văn Tâm, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu; ông Lê Hồng Minh, Chánh văn phòng HĐND TP Đà Nẵng; 2 trợ lý và một lái xe.

Theo Người Lao Động
Theo Ông Phạm Anh Tuấn – Phó Ban Nội chính Trung ương, ngày mai (4-2) là ngày chính thức ra mắt Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và cũng là ngày ra mắt cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng là Ban Nội chính Trung ương.

Trong phiên họp đầu tiên, Ban chỉ đạo Trung ương sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xác định những định hướng công tác năm 2013.

Ngày 31-1, đã chuyển 86 cán bộ, nhân viên của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sang Ban Nội chính Trung ương.

Chiều ngày 1-2, đã chuyển giao 22 cán bộ, công chức của Vụ Nội chính và Vụ Pháp luật thuộc Văn phòng Trung ương Đảng về Ban. Về mặt cơ học, Ban Nội chính Trung ương có 108 cán bộ, công chức không tính lãnh đạo.

Nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương gồm 6 nhóm:

Thứ nhất là nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, định hướng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật (trọng tâm là những đề án liên quan đến lĩnh vực nội chính và PCTN); một số chủ trương, chính sách về an ninh quốc gia và PCTN; về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (được xác định gồm VKS, tòa án, tư pháp và các cơ quan có chức năng tư pháp trong công an, quân đội) và Hội Luật gia VN, Liên đoàn Luật sư VN. Đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo TƯ về PCTN cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án.

Thứ hai, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc các cấp ủy, tổ chức đảng trong lĩnh vực nội chính; phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động ở các cơ quan nội chính và hai tổ chức xã hội nghề nghiệp đã đề cập. Phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn xử lý một số vụ việc, vụ án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo TƯ ương về PCTN giao.

Thứ ba, thẩm định các đề án về lĩnh vực nội chính và PCTN trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Thứ tư, tham gia ý kiến trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật với các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý trong các cơ quan nội chính theo phân công, phân cấp.

Thứ năm, thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo TƯ về PCTN.

Thứ sáu, thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.

Theo N.C.Khanh
Tienphong

NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN

4 comments:

Anonymous said...

ĐCS sợ uy tín của Bá Thanh lên cao cho nên lúc nào cũng phải kềm chế điều này đã nhìn thấy rõ

Anonymous said...

ĐCS sợ uy tín của Bá Thanh lên cao cho nên lúc nào cũng phải kềm chế điều này đã nhìn thấy rõ

Ý Dân said...

Dú thăng Ếch có gài gián điêp vào BNC đi nữa, thì tội phạm vẫn là tội phạm !!! Miễn là ông Thanh và ông Tồng + ông Chủ quyết đánh bọi "tội phạm" này .

Cứ chiếu theo pháp luật mà xử. Sẽ lòi ra hết bè lũ Ếch.Nhóm quyền lợi chính là bè lũ Ếch,tiền tham ô từ các tập đoàn Nhà nước chính là bè lũ Ếch,hoạt động kinh doanh thua lỗ của "các quả đấm thép" cũng chính là bè lũ Ếch, rồi đến việc "kéo bè kéo cánh" trong bộ máy cầm quyền cũng là bè lũ Ếch - ai mà chẳng biết thằng con trai của Ếch non choẹt , vắt mũi chưa sạch ,lại "bị đưa" lên làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng , dân chúng tao dốt hết đấy ??? mà phải đưa thằng nhãi ranh lên ???- Còn nữa, ai có nhiều đất nhất Phú Quốc, cũng là lũ Ếch - có thế nó mới nhanh tay nhanh chân duyệt các dự án đầu tư nước ngoài tại Phú Quốc,lấy lý do là "vì nước vì dân" !!!

Kể tội thằng Ếch ra , đệ thấy là nó chết chắc rồi , nếu các ông Thanh , Trong , Sang quyết cho nó "lên đường".

Missximuoi said...

“Người làm vua phải tiếp thu ý kiến từ nhiều phía, mới sáng suốt xử lý sự việc không bị gian thần che mắt”.
(Ngụy Trưng)

2 bí quyết của Tào Tháo trong Tam Quốc để có thể lôi kéo được nhân tài là:

1. Phong tước.
2. Tặng vàng.
Như vậy, có thể cho chúng ta thấy rằng ông Tư hay ông Tám gì đó thua ông X là do không dám phong tước cho người khác, cho nên thuộc hạ không muốn hết lòng.
Ngoài ra, còn có những người nghĩa khí như cô Kim Chi thì 2 bí quyết của Tào Tháo sẽ bị nghĩa khí thổi tan ngay!

http://thaihien88.blogspot.com/