QLB - Trong khi Trung Quốc vẫn cố chấp chối bỏ vụ kiện xét xử “đường lưỡi bò” phi pháp mà họ tự vạch ra trên Biển Đông thì những thông tin mới nhất về phiên tòa này đã được cập nhật trên trang web chính thức của Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS).
Chánh án ITLOS Shunji Yanai. Ảnh: UN.org
Một số dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành phiên tòa xét xử “đường lưỡi bò” phi pháp cũng được công bố. Bao gồm: thời điểm Philippines kiện Trung Quốc (22/1), Trung Quốc phản đối quyết định của Philippines (19/2), thành lập Hội đồng trọng tài (21/6), phiên họp đầu tiên bàn luận về tiến trình xét xử được tổ chức ở Hà Lan (11/7), hay hạn chót cho Philippines hoàn tất hồ sơ vụ kiện (30/3/2014).
Theo đó, trang web chính thức của ITLOS vừa mới cập nhật đầy đủ các thông tin về vụ kiện Trung Quốc do Philippines khởi xướng. Các thông tin này được liệt kê từ quyết định của chính quyền Manila khi kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế ngày 22/1/2013 về những tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông cho tới các sự kiện gần đây nhất.
Cùng với đó, ITLOS cũng đăng tải lại danh sách chính thức Hội đồng trọng tài xét xử vụ kiện này bao gồm: Thẩm phán Ghana Thomas Mensah (Chủ tịch) cùng các thành viên hội đồng: Thẩm phán Đức Rüdiger Wolfrum (đại diện cho Philippines), Thẩm phán Ba Lan Stanislaw Pawlak (đại diện cho Trung Quốc), Thẩm phán Pháp Jean-Pierre Cot và Thẩm phán Hà Lan Alfred Soons.
Ngoài ra, website của ITLOS còn đính kèm phụ lục VII và các thông cáo báo chí về một số nội dung tại phiên họp đầu tiên thảo luận về tiến trình xét xử. Cũng trong phiên họp này, Hội đồng trọng tài đã gửi tiến trình này tới cho cả Manila và Bắc Kinh để lấy ý kiến. Trong khi Philippines tuyên bố ủng hộ thì Trung Quốc tiếp tục duy trì quan điểm phản đối tính pháp lý của vụ kiện mà Philippines khởi xướng. Mới nhất, ngày 9/7, Nhân dân Nhật báo còn cho đăng tải một bài viết chụp mũ Philippines và quy kết nước này đã có một bước đi “lạc lối, quấy phá” – giọng điệu quen thuộc mà phía truyền thông Trung Quốc thường đổ vấy cho Philippines về vấn đề Biển Đông.
Tuy nhiên, Giáo sư Julian Ku thuộc Đại học Yale (Mỹ) nhận định: dù một bất kỳ một bên nào phản đối thì phiên tòa vẫn sẽ được tiến hành theo đúng luật pháp quốc tế. Đó cũng là quyết tâm và quan điểm mà các quan chức Philippines vẫn thường tuyên bố bởi họ đánh giá “đường lưỡi bò” đã đi quá xa so với luật pháp quốc tế, nhất là khi những vạch khi đứt, khi liền này ít có những luận cứ lịch sử chắc chắn.
Chí Đăng - Theo Sống mới
Chánh án ITLOS Shunji Yanai. Ảnh: UN.org
Một số dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành phiên tòa xét xử “đường lưỡi bò” phi pháp cũng được công bố. Bao gồm: thời điểm Philippines kiện Trung Quốc (22/1), Trung Quốc phản đối quyết định của Philippines (19/2), thành lập Hội đồng trọng tài (21/6), phiên họp đầu tiên bàn luận về tiến trình xét xử được tổ chức ở Hà Lan (11/7), hay hạn chót cho Philippines hoàn tất hồ sơ vụ kiện (30/3/2014).
Theo đó, trang web chính thức của ITLOS vừa mới cập nhật đầy đủ các thông tin về vụ kiện Trung Quốc do Philippines khởi xướng. Các thông tin này được liệt kê từ quyết định của chính quyền Manila khi kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế ngày 22/1/2013 về những tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông cho tới các sự kiện gần đây nhất.
Cùng với đó, ITLOS cũng đăng tải lại danh sách chính thức Hội đồng trọng tài xét xử vụ kiện này bao gồm: Thẩm phán Ghana Thomas Mensah (Chủ tịch) cùng các thành viên hội đồng: Thẩm phán Đức Rüdiger Wolfrum (đại diện cho Philippines), Thẩm phán Ba Lan Stanislaw Pawlak (đại diện cho Trung Quốc), Thẩm phán Pháp Jean-Pierre Cot và Thẩm phán Hà Lan Alfred Soons.
Ngoài ra, website của ITLOS còn đính kèm phụ lục VII và các thông cáo báo chí về một số nội dung tại phiên họp đầu tiên thảo luận về tiến trình xét xử. Cũng trong phiên họp này, Hội đồng trọng tài đã gửi tiến trình này tới cho cả Manila và Bắc Kinh để lấy ý kiến. Trong khi Philippines tuyên bố ủng hộ thì Trung Quốc tiếp tục duy trì quan điểm phản đối tính pháp lý của vụ kiện mà Philippines khởi xướng. Mới nhất, ngày 9/7, Nhân dân Nhật báo còn cho đăng tải một bài viết chụp mũ Philippines và quy kết nước này đã có một bước đi “lạc lối, quấy phá” – giọng điệu quen thuộc mà phía truyền thông Trung Quốc thường đổ vấy cho Philippines về vấn đề Biển Đông.
Tuy nhiên, Giáo sư Julian Ku thuộc Đại học Yale (Mỹ) nhận định: dù một bất kỳ một bên nào phản đối thì phiên tòa vẫn sẽ được tiến hành theo đúng luật pháp quốc tế. Đó cũng là quyết tâm và quan điểm mà các quan chức Philippines vẫn thường tuyên bố bởi họ đánh giá “đường lưỡi bò” đã đi quá xa so với luật pháp quốc tế, nhất là khi những vạch khi đứt, khi liền này ít có những luận cứ lịch sử chắc chắn.
Chí Đăng - Theo Sống mới
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment