QLB
Ngân hàng ACB thực sự đã cho 6 công ty của “Bầu” Kiên vay bao nhiêu tiền?
ACB cho 6 công ty liên quan đến "Bầu" Kiên vay hơn 3.500 tỷ đồng, ngoài ra còn có số dư đầu tư vào chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn và các khoản phải thu khác.
Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ngân hàng này đã cho 6 công ty mà ông Nguyễn Đức Kiên ("Bầu" Kiên - nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB) là Chủ tịch hoặc là thành viên Hội đồng quản trị (gọi chung là Nhóm 6 công ty) vay hơn 3.500 tỷ đồng.
Trong đó, một công ty trong Nhóm 6 công ty này đang bị điều tra từ bên ngoài từ hồi tháng 8 năm ngoái, sau khi ông Kiên bị bắt giữ. Hiện cơ quan chức năng đang tìm kiếm thông tin liên quan đến các giao dịch và số dư giữa Ngân hàng với các công ty này.
Ngoài khoản cho vay trên, ACB còn có số dư đầu tư vào chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn và khoản phải thu khác với các công ty của bầu Kiên. Tại ngày 31/12/2012, số chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn là 2.450 tỷ đồng và các khoản phải thu khác từ cho vay khách hàng gần 1.167 tỷ đồng.
Dư nợ của nhóm 6 công ty của bầu Kiên tại ACB tại thời điểm cuối năm 2012
(nguồn: BCTC đã kiểm toán)
Báo cáo kiểm toán còn đề cập tới một khoản nợ khác của nhóm các công ty của bầu Kiên, đó là khoản lãi phải thu từ trái phiếu do 3 công ty thuộc Nhóm 6 công ty phát hành, tổng cộng 287 tỷ đồng. Khoản lãi này đã đến hạn thanh toán vào tháng 11/2012 và tháng 3/2013, tuy nhiên ACB đã gia hạn cho các công ty này tới năm 2015 và 2018.
Như vậy, tổng cộng dư nợ từ các khoản cho vay và phải thu liên quan đến nhóm 6 công ty của bầu Kiên là 7.415 tỷ đồng. Con số này gần như khớp với công bố của chủ tịch HĐQT Trần Hùng Huy tại Đại hội cổ đông bất thường của ACB diễn ra vào 26/12 năm ngoái, rằng các công ty của ông Kiên đang có dư nợ tại ACB khoảng 7.000 tỷ đồng.
Sau khi Nhóm 6 công ty của bầu Kiên bầu ra Ban lãnh đạo mới và hoạt động đi vào ổn định, tại thời điểm cuối năm 2012 và tháng 3/2013, ACB đã ký thỏa thuận với cả 6 công ty này về 3 vấn đề.
Thứ nhất, mọi giao dịch tài chính, giao dịch thanh toán, nhận thanh toán của các công ty phải thực hiện qua tài khoản của các công ty tại ACB; Thứ hai, ACB có quyền yêu cầu các công ty bán, chuyển nhượng tài sản đảm bảo khi giá trị tài sản đảm bảo tại thời điểm chuyển nhượng cao hơn tại thời điểm thế chấp; Thứ ba, thu nhập từ danh mục đầu tư của các công ty, bao gồm cả những khoản đầu tư không thế chấp tại ACB sẽ được dùng để thanh toán nghĩa vụ nợ của công ty với ngân hàng.
Cũng theo báo cáo, khoản tiền hơn 7.000 tỷ đồng dư nợ của Nhóm 6 công ty tại ACB đều có tài sản thế chấp, trong đó cổ phiếu của TCTD khác là 3.458 tỷ đồng; cổ phiếu của DN chưa niêm yết là 1.989 tỷ đồng; góp vốn vào doanh nghiệp 925 tỷ đồng và bảo lãnh của ngân hàng khác 750 tỷ.
Nguyễn Hằng
Theo TTVN
- Ngân hàng ACB công bố tổng dư nợ cho bố già Kiên bay đến thời điểm y bị bắt là 7.128 tỷ đồng. Thực chất tại thời điểm Bố già Kiên còn tại vị, y mặc sức làm mưa làm gió, tự giải quyết cho mình vay thông qua các công ty con và chính những nhà sáng lập ra ACB cũng vô cùng bất bình nhưng vì sự đe dọa của bố già Kiên với ông Thống đốc Bình do chính Kiên mua ghế dựng lên thì không ai dám phản kháng. Chính hậu quả đó đã khiến ACB vẫn đang tiếp tục gánh chịu hậu quả. Không những thế ACB còn chịu thảm họa bởi việc bán khống vàng của Kiên rất nặng nề.
Tuy nhiên những ngân hàng cho Kiên rút ruột nhiều nhất như Eximbank, Vietbank, NH Phương Nam, Kiên Long, SHB, Techcombank ... và cũng là những thủ phạm tiếp tay cho Kiên bán khống vàng thì im lặng không công bố tổng số công nợ của Kiên và các công ty con đến nay đã lên tới hàng trăm ngàn tỷ nếu tính đầy đủ lãi suất như những doanh nghiệp vay vốn khác.
Sở dĩ ACB công bố bởi vì hầu như lãnh đạo ACB vô can, các ngân hàng kia không công bố bởi những Lê Hùng Dũng, Phạm Hữu Phú, Trầm Bê, bầu Hiển, Hồ Hùn Anh... đều là những kẻ chủ mưu cùng bố già Kiên, cùng ăn chia khi rút ruột các ngân hàng. Tại sao báo giới và NHNN không 'soi' vào đây để tìm ra sự thật?
Thám tử quan
Ngân hàng ACB thực sự đã cho 6 công ty của “Bầu” Kiên vay bao nhiêu tiền?
ACB cho 6 công ty liên quan đến "Bầu" Kiên vay hơn 3.500 tỷ đồng, ngoài ra còn có số dư đầu tư vào chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn và các khoản phải thu khác.
Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ngân hàng này đã cho 6 công ty mà ông Nguyễn Đức Kiên ("Bầu" Kiên - nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB) là Chủ tịch hoặc là thành viên Hội đồng quản trị (gọi chung là Nhóm 6 công ty) vay hơn 3.500 tỷ đồng.
Trong đó, một công ty trong Nhóm 6 công ty này đang bị điều tra từ bên ngoài từ hồi tháng 8 năm ngoái, sau khi ông Kiên bị bắt giữ. Hiện cơ quan chức năng đang tìm kiếm thông tin liên quan đến các giao dịch và số dư giữa Ngân hàng với các công ty này.
Ngoài khoản cho vay trên, ACB còn có số dư đầu tư vào chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn và khoản phải thu khác với các công ty của bầu Kiên. Tại ngày 31/12/2012, số chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn là 2.450 tỷ đồng và các khoản phải thu khác từ cho vay khách hàng gần 1.167 tỷ đồng.
Dư nợ của nhóm 6 công ty của bầu Kiên tại ACB tại thời điểm cuối năm 2012
(nguồn: BCTC đã kiểm toán)
Báo cáo kiểm toán còn đề cập tới một khoản nợ khác của nhóm các công ty của bầu Kiên, đó là khoản lãi phải thu từ trái phiếu do 3 công ty thuộc Nhóm 6 công ty phát hành, tổng cộng 287 tỷ đồng. Khoản lãi này đã đến hạn thanh toán vào tháng 11/2012 và tháng 3/2013, tuy nhiên ACB đã gia hạn cho các công ty này tới năm 2015 và 2018.
Như vậy, tổng cộng dư nợ từ các khoản cho vay và phải thu liên quan đến nhóm 6 công ty của bầu Kiên là 7.415 tỷ đồng. Con số này gần như khớp với công bố của chủ tịch HĐQT Trần Hùng Huy tại Đại hội cổ đông bất thường của ACB diễn ra vào 26/12 năm ngoái, rằng các công ty của ông Kiên đang có dư nợ tại ACB khoảng 7.000 tỷ đồng.
Sau khi Nhóm 6 công ty của bầu Kiên bầu ra Ban lãnh đạo mới và hoạt động đi vào ổn định, tại thời điểm cuối năm 2012 và tháng 3/2013, ACB đã ký thỏa thuận với cả 6 công ty này về 3 vấn đề.
Thứ nhất, mọi giao dịch tài chính, giao dịch thanh toán, nhận thanh toán của các công ty phải thực hiện qua tài khoản của các công ty tại ACB; Thứ hai, ACB có quyền yêu cầu các công ty bán, chuyển nhượng tài sản đảm bảo khi giá trị tài sản đảm bảo tại thời điểm chuyển nhượng cao hơn tại thời điểm thế chấp; Thứ ba, thu nhập từ danh mục đầu tư của các công ty, bao gồm cả những khoản đầu tư không thế chấp tại ACB sẽ được dùng để thanh toán nghĩa vụ nợ của công ty với ngân hàng.
Cũng theo báo cáo, khoản tiền hơn 7.000 tỷ đồng dư nợ của Nhóm 6 công ty tại ACB đều có tài sản thế chấp, trong đó cổ phiếu của TCTD khác là 3.458 tỷ đồng; cổ phiếu của DN chưa niêm yết là 1.989 tỷ đồng; góp vốn vào doanh nghiệp 925 tỷ đồng và bảo lãnh của ngân hàng khác 750 tỷ.
Nguyễn Hằng
Theo TTVN
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment