Blogger Widgets

Sunday, October 7, 2012

NHNN là thủ phạm…Giấu nợ xấu: Ngân hàng nuôi ‘bệnh ung thư’

Vậy ai là thủ phạm trong những vụ bao che, giấu diếm nợ xấu này ???? Chính là NHNN, họ là cơ quan CP giám sát sự minh bạch của hệ thống NH, qua Nguyễn văn Bình, người xử dụng nghệ thuật xin – cho tới một tầm cao mới để mang lại lợi ích cá nhân cho hắn, họ đã để cục nợ xấu này âm thầm tăng cao từ 3 năm qua mà tôi không ngớt lên tiếng…CXN*_09.06.12_1758_Quay ngược kim đồng hồ, nếu NH đầu tiên với nợ xấu cao nhất phá sản hoàn toàn tháng 2.2011 thì kinh tế ngày nay có bế tắc như thế này hay không ????.

CXN*_090612_1759_Nếu ngày hôm nay không phá sản nhà băng thì 2 hay 3 năm nữa sẽ ra sao ???
Melbourne
07.10.2012
Châu Xuân Nguyễn
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/90941/giau-no-xau–ngan-hang-nuoi–benh-ung-thu-.html
3/10/2012 06:00
Giấu nợ xấu: Ngân hàng nuôi ‘bệnh ung thư’
- Có nhiều lý giải khác nhau về sự chênh lệch các con số nợ xấu của ngân hàng. Tuy nhiên, chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận tình trạng giấu nợ của các tổ chức tín dụng (TCTD). Thực tế này cùng với khó khăn trong việc xử lý nợ xấu chẳng khác nào là các ngân hàng đang nuôi bệnh ung thư trong cơ thể vốn đã không khỏe mạnh.
Xem bài khác trên Vef.vn
Nợ xấu của DNNN lên tới 200.000 tỷ đồng
Cơ chế thị trường: Đơn giản hóa việc xử lý nợ xấu
Xử lý nợ xấu: Hành động ngay để tạo niềm tin
Đã nợ xấu còn tham đòi giá cao?
Nợ xấu ngân hàng được giấu như thế nào?
Trong báo cáo về Thực trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay, so với tổng dư nợ cấp tín dụng cho nền kinh tế Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu là 4,47%. Trong khi đó, hãng xếp hạng tín dụng Moody đánh giá nợ xấu Việt Nam cao nhất Đông Nam Á, với mức nợ xấu lên đến 8,6%.

Thậm chí, theo một chuyên gia ngân hàng, nếu căn cứ báo cáo của các TCTD, không TCTD nào có nợ xấu quá cao và còn đều có lãi, nhưng khi NHNN thực hiện kiểm tra lại phát hiện có TCTD nợ xấu trên 30% hay cao hơn. Thậm chí có TCTD mất cả vốn điều lệ.

Chiêu “làm đẹp” của ngân hàng

Một trong những cách thức nhằm hạ thấp con số nợ xấu, là các ngân hàng ủ nợ, báo cáo sai giá trị thực. Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành từng nói: “Nợ xấu có thể còn cao hơn nhiều những gì các ngân hàng đang công bố. Ngân hàng không muốn trích lập dự phòng nên không khai trung thực”.

Con số nợ xấu thấp đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ được lợi, cụ thể là họ sẽ giảm được tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro nếu như tỷ lệ nợ xấu nằm trong phạm vi cho phép của Ngân hàng Nhà nước là 3% tổng dư nợ tín dụng. Bên cạnh đó, hiện tượng sở hữu chéo giữa các ngân hàng với nhau và giữa ngân hàng – DN càng làm cho con số nợ xấu thực tế trở nên khó xác định hơn bao giờ hết.

Qua việc làm mờ đi giá trị thực của các khoản nợ, các ngân hàng trong ngắn hạn là những người được hưởng lợi đầu tiên. Với con số nợ xấu thấp, ngân hàng vẫn có thể khẳng định rằng mình đang lãi lớn. Nhờ đó, khả năng huy động vốn cũng như tạo dựng uy tín của các ngân hàng vẫn sẽ được duy trì.

Còn đối với các doanh nghiệp, trong tình hình kinh doanh khó khăn, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, đơn hàng ít, xoay vốn khó, cộng với lãi suất cho vay trong nước còn cao, phổ biến ở 12-15% và những khoản nợ xấu vẫn còn tồn tại, khả năng vay vốn để tiếp tục kinh doanh của họ cũng rất khó khăn.

Chính vì thế, việc giảm con số nợ xấu thực tế sẽ mang lại tâm lý “dễ thở” hơn cho các doanh nghiệp, tạo sự lạc quan trong hoạt động vay vốn kinh doanh.

Ủ bệnh lâu dài

Tuy nhiên, tất cả chỉ là lợi ích trong ngắn hạn. Để làm đẹp báo cáo hay giảm trích quỹ dự phòng rủi ro để kiếm lợi, nhiều ngân hàng có sự sai lệch trong nhìn nhận giá trị của tài sản thế chấp và mức độ nguy hiểm của các khoản vay bị đánh giá thấp hơn so với thực tế.

Bên cạnh đó, do tình trạng sở hữu chéo chằng chịt giữa các ngân hàng, các liên minh ngân hàng – DN đã vô tình tạo điều kiện cho một số DN được vay dưới chuẩn, thực hiện đảo nợ sai quy định. Qua đó, nợ ngân hàng đang ở nhóm khó đòi là nhóm 4, nhóm 5 vẫn được tiếp tục vay tiền.

Chỉ đơn cử vụ vỡ nợ ở Công ty Thủy sản Bianfishco của đại gia Diệu Hiền cách đây không lâu kéo theo sự khốn đốn của nhiều ngân hàng có liên quan, khoản nợ của DN này ở Habubank đã chuyển qua SHB và NH này phải vất vả để xử lý sau khi nhận sáp nhập Habubank vào mình.

Do thông tin đã bị che giấu bớt, mức độ rủi ro sẽ cao hơn nhiều so với mức người đầu tư dự tính. Trong khi đó, các chỉ số rủi ro của ngân hàng lại giảm. Việc làm này có thể gây tác hại rất nghiêm trọng, khiến cho người đầu tư mất lòng tin vào sự minh bạch trong hoạt động của các ngân hàng, huy động vốn đã khó sẽ ngày càng khó khăn hơn.

Theo ông Gavin Parry, Giám đốc điều hành của Parry International Trading Ltd tại Hong Kong: “Vấn đề của Việt Nam liên quan đến niềm tin thị trường hơn là sự định giá thị trường.” Do đó, một khi niềm tin thị trường suy giảm, nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

Vì lợi ích dài hạn

Nợ xấu càng để lâu, thiệt hại càng lớn. Hay theo nhận định của Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa – nguyên Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia – để càng lâu thì kinh tế càng đình đốn, doanh nghiệp càng sa sút thì nợ xấu càng tăng lên. Sắp tới nợ xấu sẽ còn tăng với cấp độ còn nhanh hơn những năm trước nhiều.

Trong khi Chính phủ đang cố gắng giải quyết, đề ra nhiều chính sách trợ giúp doanh nghiệp, hỗ trợ ngân hàng, tái cấu trúc nền kinh tế, thì ngay tại những chỗ nút khó mở của vấn đề là ngân hàng và doanh nghiệp, những người hơn ai hết hiểu rõ thực trạng đang diễn ra, lại tỏ ra thiếu “nhiệt tình”. Dường như họ muốn kéo dài để đẩy việc xử lý cho cơ quan quản lý thay vì phải “tự làm, tự chịu”

Việc xử lý nợ xấu cần phải làm ngay, không chỉ vì lành mạnh hóa và tái cơ cấu TCTC và nền kinh tế mà còn vì lòng tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam. Chính vì thế, việc đưa ra con số nợ xấu chính xác để dễ dàng kiểm soát và khắc phục là rất cần thiết.

Ông Phạm Hồng Hải, Phó Tổng giám đốc HSBC đề nghị, Ngân hàng Nhà nước nên đề ra các quy định cụ thể hơn về việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng, hạn chế việc sở hữu chéo và tăng cường tỉ lệ dự trữ bắt buộc, đối với các ngân hàng cố tình giữ tỉ lệ nợ xấu thấp hơn thực tế như hiện nay.

Chính phủ đã yêu cầu NHNN tiếp tục xu thế công khai hóa, minh bạch hóa, công bố những số liệu chính thức về nợ xấu của các ngân hàng, tăng cường thanh tra, giám sát để cho những người quan tâm và nhân dân theo dõi. Nhưng khi mà chỉ thị và hành động giữa Chính phủ với ngân hàng và doanh nghiệp chưa nhất quán thì liệu những biện pháp này có giúp nợ xấu hiện nay giảm bớt hay không? Và khối “bệnh ung thư” sẽ còn ủ trong các ngân hàng bao lâu nữa?

Kim Ngân – Vân Hạ

3 comments:

Anonymous said...

chúng ta phải tìm ra nguyên nhân và giải pháp đúng đắn thì mới khắc phục được nợ xấu,nhưng hệ thống thanh tra giám sát tại các chi nhánh được mệnh danh là cánh tay nối dài của Thống đốc thì quá yếu kém,không phát hiện gì qua thanh tra cả,vì trình độ,năng lực thua xa cán bộ NHTM thì làm sao phát hiện Quan làm báo cứ khảo sát 63 tỉnh thành sẽ rõ năng lực của bộ phận thanh tra như thế nào

Anonymous said...

toàn là bệnh lâu năm mà dấu không đóa!!!

Anonymous said...

Các cụ đã nói rồi : khôn ngoan chẳng lọ thật thà , làm ăn gian dối thì sớm muộn gì cũng thất bại , đổ bể . Những người trong cuộc họ hiểu rất rõ điều đó nhưng vì cả xã hội gần như ai cũng vậy , những ai thật thà lại đang bị thua thiệt , thế nên mới có tình trạng này , chắc rằng phải một thời gian dài nữa mới khắc phục được .