Blogger Widgets

Sunday, October 7, 2012

Tại sao Moody củng cố quyết tâm dọn sạch hệ thống ngân hàng VN ??





Moody là một cty đánh giá quốc tế, tại sao họ lại tăng sức ép để NHNN làm rõ và giải quyết nợ xấu. Chuyện này là kinh tế nội bộ VN thì có liên quan gì đến họ đâu ????

Thực tế là liên quan rất sâu xa. Khi một cty ngoại quốc muốn cho vay một cty VN (như cty Bầu Đức), CP VN, hay đầu tư vào VN thì họ phải tìm thông tin từ Moody’s, S & P’s v.v…Khi những cty này đưa ra thông tin mà không có số liệu chắc về nguy cơ sụp đổ của hệ thống NH VN, và ngay sau khi những cty ngoại quốc này “mua” thông tin, hay “được cố vấn” bởi những cty như Moody’s này, thì hệ thống nợ xấu là NH VN suy sụp, nhà đầu tư mất vốn. Đó là lúc họ quay sang kiện Moody hàng chục lần số tiền đã mất, không những tiền đã mất mà uy tín trên thương trường của họ (goodwill and reputation) (của cty đầu tư dựa vào thông tin sai lầm của Moody) bị tổn thương nặng nề và phải được Tòa Án quốc tế phán xét Moody phải đền bù.

Chính vì lý do đó nên Moody phải hạ thấp bậc tín nhiệm của hệ thống NH VN trước, rồi đến khi có số liệu rõ ràng về nợ xấu theo thông lệ quốc tế thì họ sẽ điều chỉnh.

Ngày nào VN còn chưa rõ ràng về thực trạng và xử lý nợ xấu, ngày đó những cty đánh giá tín nhiệm, QWB, IMF, ADB, CXN v.v…còn tạo sức ép vào NHNN.
Melbourne
07.10.2012
Châu Xuân Nguyễn
http://cafef.vn/20121005112235739CA34/bloomberg-dong-thai-ha-bac-cua-moodys-cung-co-quyet-tam-don-sach-he-thong-ngan-hang.chn
Thứ 6, 05/10/2012, 11:33
Bloomberg: Động thái hạ bậc của Moody’s củng cố quyết tâm dọn sạch hệ thống ngân hàng

Sau khi đã kiềm chế lạm phát thành công và ổn định đồng nội tệ, Việt Nam chuyển hướng tập trung sang các ngân hàng thiếu vốn – yếu tố kéo lùi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Tháng 11/2011, Chính phủ đã cam kết sẽ tập trung tái cơ cấu đầu tư công, khu vực tài chính và các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, sau 1 năm với rất ít tiến triển, ngày 28/9, Moody’s đã hạ mức xếp hạng tín nhiệm nợ của Việt Nam xuống B2, ngang bằng với Campuchia và thấp hơn 5 bậc so với Indonesia. Đây cũng là lần hạ bậc đầu tiên kể từ năm 2010.

“Đây là 1 hồi chuông thức tỉnh”, Gene Davis, giám đốc của Finansa Pcl, công ty có trụ sở tại Bangkok và đang quản lý quỹ trị giá 5 triệu USD có hoạt động tại Việt Nam và đã đầu tư vào Việt Nam kể từ năm 1991, nhận định.

Theo Matt Hildebrandt, chuyên gia kinh tế tại JPMorgan Chase chi nhánh Singapore, việc chậm trễ trong việc dọn sạch hệ thống ngân hàng có thể khiến nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng chậm trong vòng 5 đến 10 năm tới. Đây cũng chính là yếu kém khiến Việt Nam bị Moody’s hạ bậc xếp hạng tín nhiệm tuần trước.

Nền kinh tế hiện đang tăng trưởng với tốc độ thấp nhất kể từ năm 1999 sau nhiều năm các ngân hàng bùng nổ tín dụng mà không được kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam hiện đang ở mức cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Theo ông Hildebrandt, môi trường vĩ mô của Việt Nam đã ổn định hơn nhiều so với 18 tháng trước. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2, tức là trong vài năm tới, các ngân hàng và khu vực doanh nghiệp nhà nước cần phải tái cơ cấu.

Chính phủ đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng 5,2% trong năm 2012 và đây cũng là tỷ lệ thấp nhất kể từ năm 1999. Đồng thời, năm 2012 cũng sẽ đánh dấu thời kỳ tăng trưởng dưới 7% dài nhất kể từ khi đất nước thực hiện mở cửa và bắt đầu công cuộc Đổi mới vào năm 1986 đến nay.

Tuy nhiên, theo Deepak Mishra, chuyên gia kinh tế trưởng tại World Bank chi nhánh Việt Nam, chỉ đến khi Việt Nam có thể triển khai xuất sắc chương trình tái cơ cấu và niềm tin của nhà đầu tư phục hồi, tăng trưởng kinh tế Việt Nam mới có thể trở lại mức trên 7%.

Tăng trưởng kinh tế sụt giảm cũng là 1 trong số những nguyên nhân khiến chỉ số VNIndex sụt giảm 21% kể từ khi đạt mốc cao nhất trong năm vào ngày 8/5. Thị trường giảm điểm nhanh chóng sau vụ việc ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt giữ hôm 20/8.

Chính phủ cũng đang có kế hoạch tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài để có thể hỗ trợ thị trường. Theo đó, số lượng cổ phần tối đa mà các công ty nước ngoài được phép nắm giữ tại công ty môi giới và 1 vài công ty liên doanh sẽ được tăng từ 49 lên 100%.

Tình hình thanh khoản của các ngân hàng cũng đã được cải thiện. Tính đến ngày 31/8, tổng lượng tiền gửi đã tăng thêm 11,2%. Theo dữ liệu của Bloomberg, lãi suất tiền gửi qua đêm liên ngân hàng đã giảm xuống còn 2,41%. Trước đó, lãi suất này đã lập đỉnh 12,7% vào hôm 30/1.

Ông Nguyễn Tấn Thắng, Giám đốc Nghiên cứu thị trường trái phiếu CTCK TP. HCM (HSC), thay vì tăng cho vay, các ngân hàng đã bỏ tiền mặt mua trái phiếu. Nhìn chung, thanh khoản của cả hệ thống vẫn tốt.

Bloomberg cũng trích dẫn số liệu cho thấy lợi suất trái phiếu chính phủ chỉ thay đổi nhẹ sau quyết định hạ bậc của Moody’s. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm tăng thêm 2 điểm cơ bản, lên 10,15%.

Theo Edwin Gutierrez, người quản lý danh mục đầu tư tại công ty quản lý tài sản Aberdeen và cũng là người đang quản lý khối lượng trái phiếu của các thị trường mới nổi (trong đó có Việt Nam) trị giá 9 tỷ USD, nếu như giá trái phiếu sụt giảm mạnh sau động thái của Moody’s, công ty của ông sẽ coi đó là 1 cơ hội để mua vào.

Ông cũng cho rằng thách thức mà khu vực ngân hàng Việt Nam gặp phải là khá lớn. Theo ông, quá trình giải quyết nợ xấu vẫn khá chậm. Thêm vào đó, con số cụ thể về số tiền cần thiết để giải quyết tận gốc vấn đề của ngành ngân hàng có thể sẽ chưa được đưa ra cho đến năm 2013 hoặc 2014.

Trong 1 tài liệu nghiên cứu được trường kinh doanh Harvard Kennedy School thực hiện tại thành phố Hồ Chính Minh, các ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước thường phải chịu những áp lực và phải dành ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước.

Theo Vishnu Varathan, chuyên gia kinh tế đến từ ngân hàng Mizuho, chính phủ đang thực sự quan tâm đến việc dọn sạch ngân hàng. Tuy nhiên, mối quan hệ gián tiếp giữa các ngân hàng và các công ty nhà nước đang khiến việc này trở nên rất khó khăn.

Việt Nam cũng không phải là nước duy nhất trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng triển vọng tăng trưởng kinh tế suy yếu. Hôm nay, NHTW Nhật Bản cũng sẽ có cuộc họp xem xét có nên thực hiện thêm các biện pháp tăng trưởng kích thích kinh tế hay không.

Trong cùng khu vực Đông Nam Á, Malaysia đưa ra dự báo xuất khẩu sẽ suy giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thu Hương
Theo TTVN/Bloomberg

3 comments:

Unknown said...

Tất cả chúng ta đều hiểu rằng: nói dóc, sàm tấu…là tật xấu
của bọn quan lại nịnh thần chỉ biết hối lộ và dùng lời nói ngon ngọt để hại
người khi họ ganh ghét với những người làm được việc và hơn họ.

Cho nên, người thông minh và chúng ta chỉ tin những gì
mắt thấy tai nghe. Và tôi đã chuẩn bị đầy đủ bằng chứng: ghi âm, báo cáo…hầu
quí vị xem xét để tránh tình trạng có người dùng tiền, người thân, mua chuộc
lợi ích, đe dọa người khác…buộc người ta nói theo mình thì lời nói đó hoàn toàn
không có giá trị pháp luật.
Nghe nói ông Hai Bế phó chủ tịch tỉnh Bạc Liêu là lính ruột của thủ tướng, nghe nói ngày xưa là tài xế cho ổng, ko biết có ko? Dạo trước khi trưởng phòng tín dụng VCB Sóc Trăng xuống VCB Bạc Liêu làm giám đốc thấy có nhiều xe bản số 83 (Sóc trăng) đậu gần nhà ông Hai Bế lắm. Lúc đó là có vụ lùm xùm công ty thủy sản Phương Nam ở Sóc Trăng rồi, sau đó là cắt mạng và lấy máy tính của kế toán trưởng VCB BL, không biết có sửa chứng từ hay không mà mãi đến 1 năm sau mới dám công bố VCB Sóc Trăng có dính vô công ty thủy sản Phương Nam đã phá sản?
http://giaohaoganxa.blogspot.com/2012/10/some-messages-when-public-speaking-or_6490.html

Anonymous said...

Chào mọi người...
Tôi đặt biệt quan tâm đến các bài viết kinh tế trên QLB, chúng ta dễ dàng nhận thấy ràng động thái của chính phủ VN trong lĩnh vực tài chính đang bị chi phối bởi TT,TT phát biểu không cần vay nợ.. nhưng sau đó lại "bắt đầu" anh VN-CreDit( công ty xếp hạng tính dụng đầu tiên của VN)ngay sau khi Anh Moody's hạ bậc xếp hạng tín nhiệm nợ của VN. Bởi vì Anh VN-CreDit có quan hệ mật thiết với Moody's, S/P... mà cũng có au đâu..ai làm gì được nhau.. tình hình là trước sau gì VN-cũng phải vay nợ..nhưng đó là chuyện chúng ta có thủ tướng mới... đừng mừng vội nhé.. Đời chít của chúng ta trả cũng không hết nợ nữa....còntiếp..
Bút danh: "Đời vẫn đẹp khi còn than thở.."

Không Ai CẢ said...

"Việt Nam cũng không phải là nước duy nhất trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng triển vọng tăng trưởng kinh tế suy yếu. Hôm nay, NHTW Nhật Bản cũng sẽ có cuộc họp xem xét có nên thực hiện thêm các biện pháp tăng trưởng kích thích kinh tế hay không". Đồng ý, nhưng nên thấy rằng không có quốc gia nào có gần như toàn bộ các ngành kinh tế quốc gia làm ăn không hiệu quả, thua lỗ như ở Việt Nam (dưới sự "lờ đờ" của 3D & bè lũ)!