Blogger Widgets

Tuesday, September 11, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị đe dọa

Các đối thủ trong nội bộ có thể đánh đổ ông ta. Khả năng kiểm soát chính phủ Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị suy yếu. Ông này đang bị tấn công bởi các đối thủ trong nội bộ đảng, thành phần vốn không ưa những người bạn giàu có và lỗi lầm trong quản lý kinh tế của ông ta. Nếu ông Dũng đổ, những thay đổi quan trọng trong quản lý các vấn đề kinh tế và xã hội của Việt Nam có khả năng sẽ xảy ra.

Như một quy luật, Đảng Cộng sản Việt Nam không vạch áo cho công chúng xem. Phát ngôn viên của đảng đã làm việc cần mẫn để duy trì hào quang thẩm quyền và không thể sai lầm của đảng. Đảng viên không mách lẻo chuyện nội bộ với người bên ngoài. Các quyết định thực hiện bởi Bộ Chính trị hay Uỷ ban trung ương đảng của họ được miêu tả như một sự đồng lòng nhất trí.
Cuộchôn nhân ma quỷ   NgườiViệt đổ tiền vào đâu?   ThủTướng in tiền cứu gái RƯỢU?  ThủTướng cướp tiền của DÂN xoá   nợVinashin xử tội gì Congái hưởng phúc cha  Vạchtrần sự dối trá  'Vuakhông ngai' xin tỵ nạn  Đằngsau tái cấu trúc 9 NH  BịtMiệng nhân dân
ThủTướng & Nhóm thâu tóm  Tạisao Nguyễn Tấn Dũng thoát lưới Vinashin?  Hôbiến nợ xấu cho Vinashin  Dấu ấnNguyễn Tấn Dũng  CÙNG CHƠIBÀI Ù!  BÃO NỔI LÊNRỒI Tạisao Thủ tướng 'ÔM' Tập đoàn

Điều 4 của Hiến pháp của Việt Nam rất rõ ràng về quyền lực chính trị độc quyền của Đảng Cộng sản: Đảng “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.” Một trong 30 người Việt Nam – tổng cộng khoảng 3 triệu người – là đảng viên. Các cấp uỷ đảng hiện diện trong mọi làng quê, mọi khu dân cư của các tỉnh thành.

Đảng đổi mới giới lãnh đạo của mình tại các đại hội đảng được xoay sở bằng nhiều tháng trời thay đổi đồng minh và dàn xếp phe phái. Thông thường đây không phải là một dịp của việc người thắng cuộc ăn cả, mà đúng hơn là để nhằm cập nhật sự cân bằng trong nội bộ giữa các phe phái và quyền lợi khi các nhà lãnh đạo già về hưu một cách ít đổ máu.

Theo các nhà ngoại giao và một số các học giả phương Tây, trong thời gian chuẩn bị hội lần thứ 11 được tổ chức đầu năm ngoái, quan chức đảng cao cấp Trương Tấn Sang đã từng sắp đạt một nỗ lực mạnh mẽ để thay thế việc Dũng làm thủ tướng. Ông đã thất bại và Quốc hội đã trao cho Dũng một nhiệm kỳ năm năm lần thứ hai. Giải khuyến khích cho Sang là một chức vụ chủ tịch chủ yếu về nghi lễ. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng được phong làm Tổng bí thư Đảng.

Hiện nay có dấu hiệu cho thấy các ông Sang, Trọng đang vận động để phá vỡ khả năng kiểm soát của ông Dũng trên các đòn bẩy chính sách và bảo trợ. Cả hai có thể vạch ra một danh sách dài của các rủi ro và thất bại. Họ có thể hướng cuộc đấu tranh vất vả với nạn lạm phát và sự thái quá của giới giàu mới nổi vào cơn giận của công chúng.

Nhiều năm đã trôi qua kể từ khi Đảng lãnh đạo cuộc chiến tranh đến chiến thắng, đầu tiên là chống lại Pháp, người chủ thuộc địa của Việt Nam, và sau đó chống lại một chế độ đối thủ ở miền nam được hậu thuẫn mạnh mẽ bởi Hoa Kỳ. Đối với một thế hệ mới, khẳng định lãnh đạo của đảng lệ thuộc rất nhiều vào khả năng mang lại ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế. Đảng đã thành công rực rỡ sau quyết định thực hiện “chủ nghĩa xã hội theo lối thị trường” vào năm 1986 của mình- những chính sách mà theo thuật ngữ chung gọi tên là đổi mới, từng sản sinh ra một khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh và sự nổi lên của Việt Nam như những xưởng thợ của thế giới.

Thu nhập quốc gia tăng trưởng với một tốc độ hàng năm là 7% trong hai thập kỷ qua, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp bốn lần và cấy trồng lên một quan niệm rằng bất kỳ người trẻ thông minh và có khả năng thích nghi đều có thể trở nên giàu có.

Tuy nhiên, những năm gần đây, những cơn đau ngày càng tăng đã trở thành hiển nhiên. Trong thông điệp ngày Quốc khánh của mình vào ngày 02 Tháng 9, Chủ tịch Sang thẳng thắn thừa nhận một số cơn đau ấy:

Phát triển kinh tế của chúng ta không bền vững và cân bằng kinh tế vĩ mô của chúng ta là không ổn định, trong khi chất lượng tốc độ tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và khả năng cạnh tranh kinh tế vẫn còn thấp”, ông tuyên bố. “Cùng với những yếu kém này là sự hạn chế trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có để phát triển. Tăng trưởng kinh tế của chúng ta có xu hướng phát triển rộng rãi, nhưng không sâu sắc. “

Về văn hóa và xã hội, ông tiếp tục thừa nhận, “vẫn còn nhiều thách thức, một số trong đó đã trở thành những chủ đề nóng. Môi trường bị ô nhiễm … Những hạn chế trong chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng cản trở phát triển của chúng ta. Vẫn còn nhiều yếu tố tiềm ẩn có thể có khả năng gây ra mất ổn định chính trị, xã hội và đe dọa đến chủ quyền quốc gia”.

Hầu hết các nhà phân tích tài chính nước ngoài ủng hộ phê phán của Sang. Ít nhất là kể từ khi tổ chức Fitch Ratings đánh tụt hạng tín dụng của Việt Nam trong tháng 7 năm 2010, với lý do “suy giảm tài chính quốc gia và một hệ thống ngân hàng ngày càng dễ bị tổn thương đến sự căng thẳng hệ thống”, các nhà phân tích đã có xu hướng cáu gắt với đất nước mà họ từng một thời yêu thích.

Những người chỉ trích ông Dũng, ở trong và ngoài nước, đánh giá sự thất bại không kiểm soát đưọc các nhà quản lý những doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước của ông. Thủ tướng đã quá tin vào khái niệm rằng Việt Nam có thể trở thành một nướ cạnh tranh tầm thế giới trong các lĩnh vực như than đá, khoáng sản, dầu khí, vận tải biển và đóng tàu. Các khoản vay lớn của ngân hàng do nhà nước kiểm soát được chuyển vào các công ty nhà nước trong các lĩnh vực này, và những công ty ấy, dù đã tái tổ chức như những tập đoàn độc quyền, nhưng vẫn giữ một nền văn hóa doanh nghiệp, biên chế cồng kềnh gợi tương tự ngành công nghiệp nặng của Liên Xô.

Các công ty quốc doanh này mở rộng nhanh chóng, sau đó đã trở nên quá mức và bị giáng đòn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-09. Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Vinashin yêu cầu được cứu hộ trong tháng 7 năm 2010. Hai năm sau, công ty vận chuyển và khai thác cảng nhà nước khổng lồ, Vinalines, đã gục ngã dưới một núi nợ tương tự.

Hai tập đoàn này là chỉ là những gì nổi bật. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước từng được chính phủ khuyến khích bằng các tài trợ, đặc biệt là trong năm 2009, đều chìm ngập nợ từ các ngân hàng, cả tư nhân và nhà nước,. Hà Nội đã tìm cách tránh một cuộc suy thoái bằng cách mở rộng tín dụng. Hậu quả là một cơn lạm phát luẩn quẩn vốn chỉ gần đây mới kiểm soát được Trong khi đó, hiện nay nợ xấu trong sổ sách của khu vực ngân hàng ước tính không chính thức là 10% tổng số nợ.

Các nạn nhân, không phải chỉ các ngân hàng mà cả những cộng tác viên của họ, khi sự việc trở nên đặc biệt rõ ràng trong cuộc sự bắt giữ chấn động vào ngày 18 tháng 8. Nguyễn Đức Kiên, một nhà tài phiệt ngân hàng và tài chính được biết đến như một người thân tín của thủ tướng. Mặc dù các cáo buộc chính thức vẫn chưa có, Kiên được cho là đã tham gia vào các giao dịch bất hợp pháp.”

Cảm giác chung trong lĩnh vực tài chính là Kiên hầu như không phải là trường hợp độc nhất, thực ra, các loại giao dịch có đòn bẩy rất cao mà Kiên thích xử dụng được cho là phổ biến trong thị trưòng tài chính mỏng vốn, cài thế và mờ đục đáng kể của Việt Nam. “Hành vi sai trái là … một đặc tính tổng quát của các tổ chức tài chính lớn và nhỏ [của Việt Nam]“, Jonathan Pincus cho biết. Pincus đặc biệt hiểu được điều này – ông và các đồng nghiệp của mình tại chương trình Kennedy Việt Nam của trường Harvard đã cố vấn cho chính phủ của ông Dũng trong nhiều năm qua. Lời khuyên của họ từng được lắng nghe một cách lịch sự và sau đó bị bỏ ngoài tai.

Một vướng mắc khác có lẽ đang được thắt chặt xung quanh thủ tướng là quyết định của Bộ Chính trị, được công bố vào tháng Sáu, chuyển giao trách nhiệm chống tham nhũng từ chính phủ vào tay của đảng. Sự việc này phù hợp nhịp nhàng với một chiến dịch chỉ trích và tự phê bình trong nội bộ đảng đã được đưa ra vào tháng Hai để xác định và loại bỏ các đảng viên có biểu hiện “tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống suy thoái.”

Một mảnh chứng cứ bất ngờ cuối cùng được mang lại bởi sự gia tăng đáng chú ý của một blog trực tuyến tự gọi mình là Quanlambao và tuyên bố rằng nhiệm vụ của họ là để “quét sạch tham nhũng bè phái độc quyền ra khỏi đời sống kinh tế và chính trị của quốc gia.” Không ai biết các tác giả của trang blog này là ai, giai điệu của họ là lớn tiếng theo chủ nghĩa dân túy, và cổ phiếu làm ăn của họ là đét vào mông Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và các cộng sự thân cận của ông – đặc biệt là tướng công an đã nghỉ hưu Nguyễn Văn Hưởng, được trang blog này xác định là tác nhân chính cho các thủ đoạn bẩn thỉu của ông Dũng.

Trang blog Quanlambao xuất hiện lần đầu tiên vào đầu tháng sáu. Đến giữa tháng Bảy, nó đã được báo cáo có 10.000 “khách mới” hàng ngày. Đó là trang blog đầu tiên đã đưa ra tin tức bắt giữ nhà ngân hàng Nguyễn Đức Kiên, mười hai tiếng đồng hồ trước khi Công an nhà nước thực hiện thông báo của riêng mình. Trong 10 ngày sau đó, số truy cập hàng ngày trên Quanlambao đạt đến gần một triệu người, một mức độ chưa từng có trong thế giới blog của Việt Nam.

Chắc chắn, sự xuất hiện của blog này là đáng chú ý và sự thất bại rõ ràng của cơ quan chịu trách nhiệm phải có biện pháp chống trả với những điều như vậy đã thúc đẩy suy đoán rằng những người đứng sau nó là kẻ thù nội bộ trong đảng của Dũng hay các dịch vụ tình báo Trung Quốc, hoặc có lẽ là cả hai.

Những gì có thể xảy ra sau đó nếu những hiện tượng đa dạng này thực sự báo trước một nỗ lực để loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng khỏi chức vụ Thủ tướng?

Để lật đổ Dũng, những người chỉ trích ông sẽ phải tập hợp được một thành phần đa số của 14 thành viên Bộ Chính trị, vốn sẽ phải lần lượt được xác nhận bằng một cuộc bỏ phiếu của trung ương đảng, một nhóm đại diện rộng rãi với 175 người. Đây sẽ là một sự kiện chấn động – sự thay đổi quyền lực thường xảy ra trong quá trình của đại hội đảng được tổ chức mỗi năm năm. Tất cả cũng không chắc chắn rằng những người chỉ trích Dũng có thể thắng trong một cuộc so găng. Nhiều người trong giới quyền thế mắc nợ vị trí của họ với sự bảo trợ của thủ tướng và các đồng minh của ông.

Trong kịch bản này, phe đối lập của ông Dũng sẽ mô tả mình là những nhà cải cách nhất quyết kiềm chế tham nhũng và lợi dụng quyền thế. Niềm tin phổ biến của họ sẽ có vẻ rằng sự “bất ổn” sẽ đến nếu đảng và chính phủ không khôi phục được niềm tin của công dân bình thường vào sự tử tế cần thiết của chế độ, trong khả năng giải quyết những thách thức kinh tế và phân phối công bằng các kết quả tăng trưởng.

Đối với các nhà lãnh đạo đảng, sự bất ổn là lời nguyền của họ – đó chính là những chống đối chính trị được tổ chức ngoài tầm kiểm soát của chế độ và chống lại đảng. Mặc dù người Việt Nam đã theo dõi những phát triển ở Miến Điện với sự thích thú gần như ngạc nhiên, việc ông Dũng bị lật đổ sẽ không tiên đoán được một sự nới lỏng kiểm soát về chính trị. Ngược lại có nhiều khả năng cả Sang và Trọng, vốn được coi là bảo thủ, là những nhà lãnh đạo nhìn khái niệm “cởi mở” chính trị như một âm mưu do phương Tây tài trợ để lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

theo Huỳnh Ngọc Chênh
TOP HOT LINKSQUAN LÀM BÁO

9 comments:

Anonymous said...

Xin hỏi Quan Làm Báo, với thời đại Internet, khi thông tin thế giới được cập nhật trong lòng bàn tay, và khi người dân Việt Nam đã thấu hiểu rõ chế độ CS, kể từ ngày "cướp chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim, năm 1954, ở Miền Bắc và nhuộm đỏ đất nước từ năm 1975. Chính quyền CS đã làm gì để phát triển đất nước?, để thu hút nhân tài để phục vụ đất nước, chính quyền CS đã làm gì để bớt dân oan, để thu phục "Nhân Tâm"? Nếu một chế độ độc tài, đầy tham nhũng, các quan chức lãnh đạo đất nước hầu hết là những tay xài bằng gian, bằng gỉa để tham nhũng lũng đoạn, làm băng hoại đất nước. Vậy thì chế độ này có đáng tồn tại hay không? vậy tương lai VN sẽ đi về đâu so với các nước láng giềng như Nam Hàn, Nhật, Singapore? ở đây tôi gỉa sử môi trường của quan làm báo là môi trường cởi mở chính trị, nơi mọi người có thể tranh luận tự do với nhau. Nếu được vậy thì xin đừng xóa hay tẩy sửa comment của tôi.
Xin cám ơn
Mike Nguyễn.

Anonymous said...

67 năm nếu giữa đường mà không ngữa tay xin ăn, mà lại xin Tư Bản, thì VN chết đói hết rồi, khốn nạn cái học thuyết CS.
Hãy cho người ta thấy ý kiến này có sai không

Anonymous said...

Mike Nguyễn nói rất đúng, hay lắm. Tôi là người dân quèn miền Nam ủng hộ quan điểm đó.

Khách quan mà nói với QLB: Sau ngày chính quền VNCH thất thủ 1975, từ đó đến nay chỉ mới 37 năm thôi mà công sản đã làm thay đổi toàn bộ cái giá trị đạo đức, văn hóa XH đã có từ hàng nghìn năm trước. Thay vào đó là cái đạo đức giã dối, văn hóa giã dối (có từ đứa con nít cho đến người lớn)không cần phải phân tích thêm.

Về mặt lãnh đạo đất nước: thiếu dân chủ, thiếu tự do. Toàn bộ các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội đều áp đặt lên người dân, không tuân theo qui luật khách quan, kém phát triển. Giáo dục, y tế hổn độn, kém chất lượng...Như vậy có thế nói: Đảng cộng sản không có khả năng lãnh đạo đất nước. Do vậy nên chăng, không cần BCT phải ngồi lại bỏ phiếu tín nhiệm làm gì cả, mà chỉ cần huy động quân đội đứng ra đảo chính, sau đó mở cuộc tổng tuyển cử bầu QH mới theo nguyện vọng của nhân dân. thế là tốt nhất.

Anonymous said...

bon tham quan , hai dan hai nuoc , cs oi che do doc tai

Anonymous said...

Hãy cung cấp thông tin một cách chân thật nhất có thể , tránh dùng thông tin vào mưu đồ đen tối .blog này có được người đọc tin tưởng hay không là chính vì hai điều đó.QLB nhé .

Anonymous said...

Có phải Quan làm báo cũng mê choieecs ghế quyền lực không? Hỏi thật đấy!

Anonymous said...

Đồng quan điểm. Người vào đọc Quan Làm Báo hiểu mục đích của blog này là gì. Bác chủ Blog có quan điểm và mục đích riêng của bác. Nhưng việc tự do ngôn luận thì không nên cấm.

Kể cả 3D và 4S, hay bất kỳ thằng nào lên làm lãnh đạo đều sẽ như vậy cả. Cái cần thay thế đó chính là thể chế chính trị VN hiện nay!

Bắn bỏ hết lũ tham nhũng đê.

Anonymous said...

Toi hoan toan dong y voi cac ban noi tren.
Hien nay tinh hinh la chau buoc thi ghet chau an,cho nen sang va trong len thi cung khong thay doi duoc hay tham chi con te hon.Neu muon tieu giet thi phai giet tan goc.

Anonymous said...

-VinaLine phá sản thì Tái cơ cấu các tập đoàn, doanh nghiệp
-Ngân hàng lung loạn tiền tệ thì Tái cơ cấu Tài chính
Theo tôi nên "Tái cơ cấu Chính phủ" giống bên Nhật là tối wu nhất?