Blogger Widgets

Saturday, June 30, 2012

TƯỜNG THUẬT BIỂU TÌNH TỪ SÀI GÒN


Mặc dù lực lượng an ninh hết sức nỗ lực để ngăn chặn, nhưng cuộc biểu tình ủng hộ Quốc hội thông luật biển và phản đôi Trung cộng xâm phạm vùng biển Việt Nam vẫn nổ ra mạnh mẻ với sự tham dự của trên 500 người.

TIN NÓNG - BIỂU TÌNH TẠI HÀ NỘI VÀ SÀI GÒN



Ảnh tư liệu, 2011.
Thời tiết Hà Nội: 25 độ C. Có mưa nhỏ. Trời dịu mát.
06h48: Hà Nội mưa rất to. Đường xá đã ngập nhiều.
Sài Gòn: Sau cơn mưa đêm qua, SG cũng đã dịu mát. 

BS: Lúc 6h30’, dạo quanh một vòng. Vườn hoa Lenin, khuôn viên gần Sứ quán Trung Quôc có khoảng 5 xe tải mui kín chuyên chở cảnh sát cơ động. Quanh Hồ Gươm vắng lặng hơn, chỉ có 1 xe tải nhỏ của công an phường, vài xe CSGT.

07h55: Hà Nội đã tạnh mưa. Trời quang.
08h00: Cụ bà Lê Hiền Đức đã có mặt tại chân tượng đài Lý Thái Tổ, Bờ Hồ. 


QUAN LÀM BÁO 1 THÁNG TUỔI!

 Mặc dù chỉ mới khai trương từ 7/6/2012 nhưng tiệm Quan Làm Báo đã được độc giả quan tâm với 1,727,815 đến từ 109 nước. Chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng để đóng góp sức mình vào sự nghiệp vì một đất nước Việt Nam công bằng, dân chủ, văn minh và hy vọng sẽ ngày càng được sự ủng hộ từ các độc giả.  Xin cám ơn Quý độc giả!
Hãy xem độc giả của quan làm báo quan tâm đến những đề tài nào nhé:

CHÂN DUNG CỦA BÀY TÔI PHẢN THẦY!


Hồ Sơ Đại Biểu Quốc Hội Khoá XII công bố trên Website của Quốc Hội VN

Theo Wiki:
“Trương Hoà Bình có tên thật là Nguyễn Văn Bình, còn gọi là Sáu Đạt, sinh ngày 13 tháng 4 năm 1955, quê tại Long Đước Đông, Cần Giuộc, tỉnh Long An. Trước năm 1975, ông tham gia du kích tại quê nhà và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 15 tháng 11 năm 1973 (chính thức: 15 tháng 8 năm 1974). Năm 1977, ông theo học khoa Xây dựng trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh và tốt nghiệp ngành Công trình Thủy lợi năm 1982. Trong thời gian học Đại học Bách khoa ông là Đảng ủy viên Đảng bộ trường phụ trách công tác sinh viên. Tuy nhiên, ông bắt đầu thăng tiến nhanh kể từ khi chuyển sang ngành an ninh.
Hoạt động trong ngành Công an

Trương Hòa Bình qua con mắt đồng nghiệp


Bạn đọc Dân Làm Báo - "...Về ông Trương Hòa Bình thì trong ngành công an nhiều người cũng biết được cái lý lịch trích ngang của ông Bình. Tôi là sĩ quan cấp tá, mặc dù cũng tốt nghiệp đại học, bằng cấp chính quy hẳn hoi (học thật chứ không học giả)...Vì là cùng nghề CA nên cũng biết sơ sơ về ông chánh án này. ..." 

Ông Viên Phương ơi, trước đây ông là dân “chạy án”, ông góp phần làm suy thoái các “đầy tớ” của dân. Sao lúc đó không ai bắt được ông đưa hối lộ nhỉ? Bây giờ ông viết về các quan chức ngành tư pháp có phần đúng, có phần chưa chính xác. Ông là dân, không nằm trong “chăn” nên không biết nhiều về các con “rận” núp trong cái "chăn" Đảng ta. Nhưng dù sao thì ông cũng biết một số thông tin, chiếm khoảng 60% sự thật. 

CHÁNH ÁN TRƯƠNG HOÀ BÌNH & BẰNG GIẢ



QUANLAMBAO - Chúng tôi đang lại một số bài tố cáo Chánh Án Trương Hoà Bình để quý vị theo dõi tiếp bài của Quan làm báo sẽ công bố về vị chánh án nay. 
Kính gửi:
- Đ/c Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh
- Đ/c Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
- Đ/c Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
- Đ/c Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng
- Đ/c Chủ nhiệm Uỷ ban KTTW Nguyễn Văn Chi
Ngành Toà án vừa có Chánh án mới, đ/c Trương Hoà Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an. Ban đầu, khi nghe tin đ/c Trương Hoà Bình sang làm Chánh án, đại đa số anh em thẩm phán, cán bộ ở Toà án nhân dân tối cao đều vui mừng với hy vọng đ/c Bình sẽ mang sức sống mới, là sự kết hợp hài hoà giữa hiểu biết sắc sảo về pháp luật và đạo đức, kỷ luật của một tướng lĩnh công an cho ngành. Ngay trong buổi ra mắt với cán bộ trong Toà, đ/c Trương Hoà Bình cũng đã phát biểu rất mạnh mẽ, sẽ kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, xây dựng cán bộ Toà án tinh thông pháp luật, đạo đức trong sáng. Nhưng thật thất vọng!

Ai phải chịu trách nhiệm nếu Trung Quốc mời thầu thành công 9 lô dầu khí trên Biển Đông của Việt Nam?



Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp lãnh đạo thành phố Thâm Quyến do Bí thư Thành ủy Vương Vinh dẫn đầu đến chào.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp lãnh đạo thành phố Thâm Quyến do Bí thư Thành ủy Vương Vinh dẫn đầu đến chào.

Ngày 5-6-1862, Phan Thanh Giản đại diện cho triều đình ký  điều ước Nhâm Tuất cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. Mặc dù là đại diện cho triều đình, nhưng sau đó Phan Thanh Giản đã bị vua Tự Đức quở trách và Tự Đức giao cho Phan Thanh Giản phải đi chuộc lại 3 tỉnh, coi đó là hành động lập công chuộc tội. Phan Thanh Giản dẫn đầu phái bộ Việt Nam sang Pháp nhưng kết cục việc chuộc đất không thành. Năm 1867, Pháp đánh tiếp 3 tỉnh miền Tây, Phan Thanh Giản thấy 

sức mình chống không nổi đã giao nốt 3 tỉnh miền Tây cho giặc và sau đó uống thuốc độc tự tử. Phan Thanh Giản đã tự nhận trách nhiệm để mất Nam Kỳ.  Ngày 20-11-1873, quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương không giữ được thành đã rút gươm tự vẫn. Nguyễn Tri Phương đã tự nhận trách nhiệm để mất Hà Nội.  Ngày 25-4-1882, quân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ hai, Tổng đốc Hoàng Diệu không giữ được thành đã thắt cổ tự tử.  Di biểu viết trước khi chết có câu: "Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ đất Bắc lúc sinh 
thời". Hoàng Diệu đã tự nhận trách nhiệm để mất Hà Nội. Trên đây chỉ là một vài tấm gương trong hàng loạt tấm gương tuẫn tiết trong công cuộc chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Tất nhiên việc đó ngày nay chúng ta đều hiểu, Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu,… là bộ phận tiến bộ của triều đình Tự Đức. Trách nhiệm mất nước thuộc về triều đình nhà Nguyễn đứng đầu là Tự Đức. Các nhân vật nói trên thực sự họ cũng đã làm tất cả những gì có thể để cứu nước và khi thất bại họ đã tự nhận lấy trách nhiệm bằng việc quyên sinh. Giở lại lịch sử gần đây, để mất Hoàng Sa năm 1974, mất Gạc Ma năm 1988 chưa thấy ai đứng ra nhận trách nhiệm. 

BẢN BÁO CÁO BỊ THỦ TƯỚNG CẤM CÔNG BỐ

 Quanlambao - Chúng tôi xin lần lượt gửi đến độc giả Bản báo cáo của Uỷ Ban giám sát tài chính Quốc gia do Tiến Sĩ Vũ Viết Ngoạn Nguyên Tổng giám đốc của ViệtCombank làm Trưởng ban đã bị Thủ Tướng CẤM công bố: (Chúng tôi sẽ chia thành nhiều kỳ)
 PHẦN 1
            Tình trạng khó khăn kéo dài của kinh tế thế giới đã tác động mạnh đến kinh tế và thị trường tài chính Việt Nam thông qua kênh thương mại và đầu tư. Kinh tế Việt Nam năm 2011 đối mặt với tình trạng lạm phát cao, tăng trưởng chậm. Vốn đăng ký FDI vào Việt Nam năm 2011 sụt mạnh, chỉ đạt 14,7 tỷ USD, giảm tới 26% so với năm 2010, cho thấy tiềm năng thu hút vốn của Việt Nam gặp nhiều thách thức. Ngoài yếu tố khách quan thì nguyên nhân chính vẫn là yếu tố nội tại kém cạnh tranh của nền kinh tế (lợi thế cạnh tranh từ lao động giá rẻ ngày càng giảm trong khi cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ). Bên cạnh đó, giá vàng biến động khó lường tác động tiêu cực tới thị trường tài chính Việt Nam do: (i) lượng vàng dự trữ lớn trong dân gây lãng phí nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế; (ii) giảm năng lực thu hút và dẫn vốn của ngân hàng cho nền kinh tế; (iii) ảnh hưởng tới sự ổn định của cán cân thanh toán quốc tế và làm trầm trọng thêm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.

Sướng như lãnh đạo... doanh nghiệp nhà nước

Quanlambao - Hãy đọc bài này để thấy những đứa con cưng của Chính Phủ nguyễn Tấn Dũng hư hỏng thế nào!? Vậy mà Đảng CSVN vẫn khăng khăng 'Các Tập đoàn nhà nước đóng vai trò chủ đạo'! Sự tan chảy của các Tập đoàn nhà nước từ sự đổ bể, tham nhũng, thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả của Tập đoàn nhà nước, trách nhiệm của Chính Phủ Dũng trong điều hành, song ngài Tổng Bí Thư và Bộ Chính Trị Việt Nam không thể vô can khi vẫn tiếp tục nuông chiều những đứa con hư hỏng mà không đẩy nó ra tự vận hành theo quy luật thị trường và chịu sự chi phối của pháp luật. Những ngành nghề lĩnh vực công ích và an ninh Quốc gia thì cần phải được tách bạch ra để nhà nước điều phối. Còn nhập nhèm giữa kinh doanh và nhiệm vụ chính trị và an ninh quốc gia thì chắc chắn sẽ tiếp tục..

Sướng như lãnh đạo... doanh nghiệp nhà nước

BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG Ở ĐÂU?

 
Quanlambao - Tại sao đến giờ này vẫn không thấy Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng lên tiếng? Đây là lúc Việt Nam cần đưa tầu tuần tra, tàu chiến ra vùng 09 lô mà Trung Quốc mời thầu để ngăn chặn mọi hành động xâm lăng của kẻ thù. Không thể ngồi đó để chờ đàm phán COC. Bộ ngoại giao vẫn tiếp tục làm việc của họ, song Bộ Quốc Phòng cần phải thực hiện vai trò giữ gìn lãnh thổ của mình. Tổng bí thư đã trả lơi ''Dù một tấc đất cũng phải giữ...", vậy tại sao chưa điều lực lượng ra khu vực 09 lô dầu khí để bảo vệ lãnh thổ của mình? Hay chỉ nói suông mỵ dân và vẫn hèn nhát núp trong nhà chờ Trung Quốc đến bắt luôn cả vợ con mình?
Bộ ngoại giao:  Đã hoàn tất tài liệu để khởi động đàm phán COC