Blogger Widgets

Tuesday, October 15, 2013

Ông Hai Say và chuyện uống trà

QLB 
“Tiếng lành đồn xa”, tiếng dữ cũng đồn xa. Từ ngày ông Hai Say bị công an bắt nhốt vì “Chuyện mất gà”, hàm ý của câu truyện này là điểm mặt chửi thẳng thằng hàng xóm Trung Cộng, bọn ở ngay xác nách nhà nên có nhiều cơ hội mò qua mà bợ đủ thứ.

Ngoài đám nữ sinh thân thương, những khách hàng yêu quý của ông, ông còn có những người bạn hoặc trạc tuổi hoặc nhỏ hơn ông rất nhiều. Thỉnh thoảng, những người này cũng xuyên tạc ngang (chữ viết ngắn của đi xuyên qua rùi tạc vô) để trước là thăm lom, nhưng sau là mong nghe ông bàn loạn tình hình, đó mới là điểm chính. Thời thơ ấu, ông được ba mẹ ẵm đi theo Việt cộng. Lớn lên trong núi rừng hoang dã, hòa nhịp cùng thiên nhiên nên tánh tình ông cũng rất tự nhiên. Ông kể truyện rất là có duyên, duyên dáng như những áng mây thu bàng bạc, bởi thế, không những đám nữ sinh cò con yêu thích ông mà người lớn cũng vậy.

- Anh Hai hôm nay khỏe không? Sao bày đồ nghề trễ vậy?.
- Ừ cũng lai rai, trời mưa bọn cò con ngại đi lại, sợ ướt áo dài. Vào làm cốc trà chơi.

Không mấy phút sau, lại thêm hai người nữa cũng xuyên tạc, một làm nghề buôn bán tạp hóa, còn gọi là nhà phân phối, một là chủ tiệm hàn sì, tuy chủ tiệm nhưng cũng được giới quan chức địa phương liệt vào hàng công nhân, giai cấp lãnh đạo. Còn ông bạn đầu tiên thì làm vườn, nhưng thôi cứ gọi là nông dân cho gọn.

Cả bốn người, một chủ ba khách ngồi nhâm nhi trà đạo, tuy uống trà nhưng chẳng mấy chốc không khí trở nên sôi nổi.

Anh hàn sì: Hôm qua, có ghé báo lề Dân, Dân Làm Báo mới đăng tin dân oan tay súng Đặng Ngọc Viết bắn đẹp một lũ tham quan ở ngoài Bắc, một vỡ sọ, bốn bị thương, đọc thấy đã quá mấy ông à.

Anh làm vườn: Bắn chết mẹ hết bọn cướp ngày đi, bắn càng nhiều càng tốt, để chúng sống chi cho chật đất hà hiếp dân lành.

Anh chủ tiệm tạp hóa: Đ.M nhìn người mà ngẫm đến ta, tui đây, nhiều lúc tui thấy tui hèn quá. Mẹ nó, có cái nhà phân phối nhỏ như mông đít, làm ăn ế ẩm, nhiều khi phải bán lỗ hàng để trả tiền nóng tiền nguội mà bọn công an thị trường, thuế vụ nào thương xót, nay đòi bia, mai đòi thuốc lá, mốt bắt phải tặng cạc điện thoại, một hai tuần thì cứ đòi nhậu, nhiều lúc hận đời, tui cũng muốn mời đầy đủ những cái mặt mẹt chúng nó nhậu một chầu Diêm Vương. Tôi sẽ cho TNT nổ banh xác hết. Nhưng thuốc nổ thì mua ở đâu anh Hai?

Hai Say: Tưởng gì chớ bửng đó thì khối, tìm mấy cha đánh cá là có ngay, cỡ bọn đó thì 2 ký cũng đủ banh xác pháo rùi. Súng thì nhờ anh em ở Mộc Bài Tây Ninh, ngắn dài có đủ, đạn, so giá thị trường thì hơi mắc chút, vài ba trăm ngàn một viên đó mà. Theo tui, bóp cò vào đầu từng thằng, thấy sướng hơn, nhìn nó dẫy dẫy, mắt chớp chớp vì phải lìa cuộc đời có quá nhiều dịp may tham nhũng trấn lột, luyến tiếc lắm chớ.

Một anh bạn trẻ với khuôn mặt đôi khi lầm lì, đôi khi ngơ ngác như kẻ mất thần, hàng xóm thường gọi là “Tùng ngơ ngác” bước vào, nó ngồi chệt xuống sàn nhà nhìn các chú bác một cách ngưỡng mộ thích thú.

Mặc dầu tất cả đã quá quen biết nhau nhưng ông Hai cũng châm gió lấy đà: Như thằng Tùng này đây, việc gì mà nó không dám làm. Hai năm trước, nó thấy cảnh sát giao thông tát đàn bà, nó nhảy vào can, bị côn an đánh nó luôn, nó chơi lại thì bị bốn thằng côn an giao thông bề hội đồng, nắm đầu nó đập xuống đường nứt sọ, giờ nó mới ra nông nỗi này.

Hai Say: Ê Tùng, chú mày dám chơi bọn tham quan không?.

Tùng: Mấy đại ca cho em đồ nghề, em sẽ chơi khi nào cảm thấy lên máu.

Anh hàn sì: Nó có bằng đó mấy ông à.

Câu chuyện đang hồi nhộn nhịp, nhưng ông Hai Say chuyển đề tài: Mấy ông nghĩ thế nào về những tay mệnh danh là khoa bảng, hở ra là vỗ ngực xưng tên nào là trí thức, nào là tiến sĩ, giáo sư…luôn hô hào là phải đấu tranh bất bạo động, hễ mở miệng là phê phán dùng bạo lực là bạo động, là hạ sách…chê đủ thứ để chẳng qua là nhằm che dấu cái bản chất hèn, chết nhát của mình!. Mẹ kiếp mấy thằng này, khi có chinh chiến, kêu chúng đi cầm súng giết giặc thì hỏi được mấy thằng xung phong?.

Những tên chánh trị sa lông này, khổ không chịu, gan như gan chuột, không biết mình biết ta, cứ ngồi mà hô với hào đấu tranh bất bạo động, đã mấy chục năm rồi mà chả thấy đi đến đâu. Công an thì vẫn cứ hà hiếp dân lành vì không ai phản kháng, án thì vẫn cứ liên tục xử, người thì cứ tiếp tục bị tống vô tù.

Tôi không phản đối phương cách đấu tranh bất bạo động, ngược lại còn ủng hộ là đằng khác nhưng tôi không đồng tình với việc phủ nhận đấu tranh bằng bạo động bởi nó cũng là một trong những chiến thuật cuả đấu tranh. Phải tùy tình hình, tình thế mà thực hiện một cách tùy nghi để mà ứng biến. Nếu không có “Hội đồng công luật công án Bia Sơn" không có tiếng súng của Đoàn Văn Vươn, của Đặng Ngọc Viết thì làm gì khiến cái đảng ma này nó hoảng lên?. Bộ tưởng đảng chúng nó cái gì cũng ngu sao, tuy chúng đần độn về nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng ma mẻ lắm chứ. Việc chúng nó tập luyện cho công an, dân phòng, sinh viên học sinh chống bạo động, tập thể vùng dậy lật đổ chánh quyền là việc làm có cơ sở vì chúng biết rằng một ngày mùa xuân đẹp trời nào đó, toàn dân sẽ nổi dậy dùng bạo lực của nhân dân mà khống chế chúng, hất chúng ra khỏi bộ máy tà quyền.

Anh của “Tùng ngơ ngác” có kinh doanh buôn bán xe gắn máy luôn bị thằng phó chủ tịch huyện kiêm trưởng phòng tài chánh thù vặc, nay đòi tịch thu giấy phép kinh doanh, mai hăm san bằng cơ sở, khiến cả nhà nó muốn khùng, ác mộng trong mấy năm trời.

Một chiều, thằng Tùng đứng chận ngay đường thằng quan huyện về nhà, mặt thẳng mặt, Tùng nói rõ: Đ.M mày là quan, là chén kiểu, tao là thằng bần cùng là mủng dừa, tao sẵn sàng đổi mạng với mày. Tính sao? Mày đội nón bảo hiểm thì cây sắt tao nện ngay cổ, liệu cổ mày có chịu nổi không?. Tên quan huyện rùng mình, da nổi gà như giấy nhám, thằng quan thầm nhủ: Ngu sao đổi mạng, ngu sao mà bỏ cả công việc béo bở đang hốt bạc tỉ tỉ. Thế là từ đó thằng tham quan không còn bén mảng làm mây mưa nữa.

Đó thấy chưa?. Nếu “Tùng ngơ ngác” thay vì liều mạng mà là bất bạo động, quì xuống lạy nó rằng thì bẩm xin quan huyện tha cho gia đình chúng con thì liệu rằng nhà thằng Tùng có được sự yên ổn như đã là không?.

Thêm một câu chuyện thật từ thằng quan huyện này, tuy chỉ là phó chủ tịch huyện, một nơi được gọi là “vùng sâu vùng xa” mà nó đã có được một mớ tài sản tương đương không dưới 2 trệu đô la Mỹ. Nó được đặc trách về kế hoạch và tài chánh của huyện bởi cái miệng của nó rất dẻo cùng bàn tay lông lá của nó rất ư là phóng khoáng khi chi cho đàn anh.

Căn nhà của nó thật uy nghi đồ sộ, khi qui hoạch phóng đường, một con đường tương đối thẳng nhưng khi khi đến khúc có gia trang của nó thì con đường phải quẹo bởi tránh đụng phải nhà quan. Đang không đường thẳng, Honda chạy ngon trớn, bỗng phải quẹo con dòng nên con đường này đã có lắm thằng “tài xế” 15-16 tuổi trượt bánh té chết dài dài. Con đường này được lục lộ tỉnh cho đặt tên là “Nguyễn Tất Thành” nhưng ở đây bà con cứ gọi là đường “Trần Dư” bởi nó có nhiều nhà của quan các cấp ở.

“Chiện thường ngày ở huyện” là hình ảnh thu nhỏ trên phạm trù quốc gia. Nếu không có ngọn lửa của Mohamed Bouazizi, một người dân bán hoa quả bình thường ở Tunisia thì làm sao có được cuộc Cách mạng mùa Xuân ở Ả Rập?. Có dứt điểm được nhà độc tài Ben Ali vào thời điểm đó không nếu không có ngọn lửa tự thiêu của một người dân bình thường?. Các nhà khoa bảng, trí thức tiến sĩ giáo sư…có học được gì ở Mohamed Bouazizi chăng?. Nếu có thì xin bớt “nhọn mỏ” dối lòng đi nhé.

Có một mẫu truyện thật ở một xã nhỏ tại Việt Nam, bà Sính có một đứa con trai duy nhất, đứa con rất hiếu thảo, thương mẹ nghèo nên không học đòi theo các con quan chơi bời lêu lỏng. Không như những đứa trẻ con nhà giàu khác, ở lứa tuổi 16, ngoài việc học rất giỏi Hiển còn phải phụ mẹ gánh từng gánh hàng ra chợ bán. Một đêm, thằng trời đánh, con của vị giám đốc công an tỉnh say rượu chạy xe, tông em Hiển với gánh bún mộc tung tóe, những sợi bún trắng đục trộn lẫn với máu và óc của người thanh niên hiếu đạo trông thật đau lòng. Trên vũng máu, trước khi lìa đời, Hiển còn nuối tiếc câu cuối cùng: Tại sao nỡ cán tôi, rồi đây, còn ai phụ mẹ gánh hàng bún mộc!.

Đêm đó, con trời không những chỉ cán thằng Hiển nhưng liên tục còn tông thêm 2 người nữa, một em bé 6 tuổi bị thương nặng, một phụ nữ chết bỏ lại 3 con dại. Thằng con trời chẳng những không bị ở tù bởi nhân viên công an làm án kết tránh bức dây động rừng mà còn hăm kiện ngược con bà Sính là làm cản trở giao thông!.

Người miền quê vốn dĩ chân chất, thấp cổ bé họng, lại phải triền miên sống trong màn phủ sợ hải bao trùm riết cũng thành quen. Mọi việc sẽ chìm vào dĩ vãng, còn chăng là những giọt nước mắt lăn dài của người mẹ quá thương tiếc cho con.

Họ chấp nhận sự hèn đốn cúi mặt, họ không dám nghĩ đến bạo động, họ chỉ vơ phó mặc vận mệnh cho trời, họ tự ru mình bằng những điệu ru “quân tử Tàu”…Những lối hành xử ấy không bao giờ làm cho một chế độ độc tài công an trị như Việt Nam nao núng.

Nguyên Thạch

4 comments:

Anonymous said...

Toi rat tam dac voi bai viet nay.Mong sao nhan dan Viet nam som bung tinh tien hanh dau tranh ket hop giua bao dong va bat bao dong.cong san xua cung fai tien hanh bao dong moi cuop duoc chinh quyen,khong cung con lau,ma cung chang co cai ngay hom nay de cho chung an tren ngoi troc,ap buc dan lanh.

Anonymous said...

Human Rights Violation in Vietnamese Court will happen?
Nếu tòa án nói đến các tài liệu chứng cứ liên quan thì xin quý tòa hãy đưa giám đốc Eximbank Bạc Liêu hồi xưa tên là: Nguyễn Mạnh Triều đến Tòa để làm rõ vụ việc theo chứng cứ liên quan vì người mới thì không có liên can đến vụ án này vì pháp luật là phải có chứng cứ và nguồn căn. Ông Triều làm sai nhưng trốn tránh. Ông Trương Quốc Khánh là giám đốc mới không biết sự việc trước kia nên tôi không chấp nhận vụ án này. Tôi yêu cầu đưa nguyên đơn là ông Triều ra. Vì người dân có quyền khiếu nại, bãi nại (Nhân Quyền, dân chủ).
Do án tại hồ sơ nên tôi đã trình bày miêu tả toàn bộ sự việc 1 cách chính xác, khách quan, rõ ràng và có chứng cứ như: ghi âm, văn bản, nhật ký làm việc theo trình tự thời gian. Xin Tòa hãy xâu chuỗi các sự kiện lại 1 cách logic.
Theo thẩm phán Châu Minh Nguyệt, Tòa sẽ hòa giải 3 lần mới đưa ra xét xử nhưng hòa giải lần đầu nguyên đơn đã ký tên kiện tôi là ông Nguyễn Mạnh Triều đã không xuất hiện.
* Lưu ý:
Ở đây, ai là người: Biết luật mà vẫn phạm luật?
Vì khi người dân vay vốn ở ngân hàng, thời hạn 10 năm. Chưa đến thời hạn, tôi không giựt, không trốn chạy nhưng Tòa án Bạc Liêu lại thụ lý vụ án, đem quyết định này ra xử là nguyên nhân gì?


Theo ý kiến người dân và theo pháp luật thì Tòa nên giải quyết sự việc đúng hoặc sai theo chứng cứ logic chứ đừng nên có hiện tượng xử ép theo 1 phía vì Tòa không phải có trách nhiệm đòi nợ thuê. Thí dụ: người ta rút tài khoản, rút lương mấy người, mấy người nghĩ sao? Trong những việc đó tôi làm sai nguồn căn là do đâu?
Thí dụ người ta sửa chứng từ, ngụy tạo hồ sơ và chứng cứ giả…thí dụ quý vị là kế toán trưởng thì quý vị nghĩ sao?
Tôi đã làm việc có nhiệt huyết và theo những tinh thần trách nhiệm thì họ phải bồi thường danh dự tổn hại cho tôi.
Tôi không có tự ý nghỉ việc nhưng họ cắt chức, rút hết tiền của tôi thì thu nhập, nguồn thu của tôi đâu mà tôi đóng doanh thu cho ngân hàng? Người dân lương thiện sống nhờ đồng lương nhưng mấy người rút hết của người ta, ép con dân mất việc. Mấy người có nghĩ thời gian qua con người ta sống sao không? Vì luật pháp là phải bảo vệ quyền làm việc của công dân bị người khác tước đoạt 1 cách vô lý.
Trong lần hòa giải đầu tiên ngày 16/8/2013, tôi đã cung cấp cho chị Châu Minh Nguyệt (thẩm phán kiêm phó chánh án TANDTPBL- Tỉnh Bạc Liêu) các tài liệu, chứng cứ sau:
Bản tóm tắt logic và xâu chuỗi các sự kiện, nguồn căn vì pháp luật là phải có chứng cứ và nguồn căn.
Tôi không đồng ý với kết quả số: 92/2013/TB-TA về việcThông Báo về phiên hòa giải là không hòa giải được là sai vì đương sự có liên quan khởi kiện tôi đã không xuất hiện. Và tôi cũng đã trình bày với Thẩm phán Nguyệt rằng:
Trước khi xét xử, bị đơn có quyền yêu cầu tòa án bác bỏ vụ kiện này do: không xuất hiện bên liên quan và những chứng cứ đưa ra không đủ để cấu thành tội phạm.
Theo quy định của pháp luật, ai là người đã chấp hành? Ai là người xem thường pháp luật đã quá rõ ràng. Xin quý tòa xem xét lại cho công bằng, dân chủ và Nhân quyền.

Dựa trên nguyên tắc, quyền bình đẳng, quyền được sống và làm việc và sự an toàn của người dân là đạo luật tối cao. Người dân yêu cầu Tòa án Nhân Dân Thành Phố Bạc Liêu- Tỉnh Bạc Liêu hãy xem xét lại tất cả nguồn căn và chứng cứ, nên tôn trọng quyền dân sự, lắng nghe ý kiến của người dân, tôn trọng lẫn nhau theo pháp luật.

Họ và tên
(Đã ký)
Hồ Thị Thái Hiền.

Trần Vũ said...

Bọn CSVG, Côn đồ CA...nên được "thưởng" mỗi đứa một viên "kẹo đồng" vào mồm, vào đầu là quá đúng rồi...Dân mình đâu có bạo động đâu, "thưởng kẹo đồng" cho bon giết dân bán nước, CA côn đồ mà...

Anonymous said...

The facts
1 - Cong Sam lien tiep tap duot chong bao dong,
2 - Nguyen Khang se bi dua ra toa vi toi khong bo, khung phat tu chung than den tu hinh, de lam nguoi

noi len dieu gi ??
Cong San nhin thay nguy co cua bao dong, va ho lam tat ca de dap tat mam mong bao dong

Hoc duoc gi tu lich su
Viet minh neu khong co sung truong vien tro cua Trung Quoc thi Ho Chi Minh khong boa gio dua dua dia chu ra dau to, cai cach dien dua, chieu du thanh phang ban co nong lam nen cach mang tham 8 thanh cong

Tai sao D N viet chon ngay 11/9 de chet, ???

Bao dong la can thiet,
Cong San lo so bao dong

Chi toi cai lu dan Viet hen thay me, chi duoc cai mieng, gioi noi it co thang nao dam lam,

Tai sao tu no hen
Tai vi khong khog co mot vi du de khuyen khich tui no dung hen,

Sadam Huisen tra 20,000 dollars, 40 trieu DVN cho gia dinh cam tu quan

1 dan oan mat dat, giet 1 thang can bo duoc thuong 1 ty dong, cho nguoi than mua lai dat tu can bo tham nhung ???? khi do se co nguoi lam,

Mot thang lao dong VNAm chet vi tai nan lao dong duoc boi thong bao nhieu , 5 trieu, chua toi 300 dollars ??????


Neu khong co tien thi phai xu dung la bai ton giao, nguoi Hoi Giao lam duoc, nguoi Viet phai lam duoc

So sanh voi cac dan toc khac
Khong ai choi bo duoc the fact, dan Viet nam hen thay me, Cong Sam hen truoc Trung Quoc, ..doi khang tuyet thuc khong bao gio chet, ...cuoi cung chang co thang nao dam chet

Chac