QLB
Các bồn chứa tinh luyện mỡ cá, nơi xảy ra vụ tai nạn. (Trần Lưu)
Theo những người có trách nhiệm tại Cty CP đầu tư phát triển đa quốc gia IDI, nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn lao động (TNLĐ) thương tâm làm 6 người chết tại Dự án nhà máy tinh luyện mỡ cá là do các cán bộ kỹ thuật “bất cẩn” trong khi làm việc.
Nếu chỉ là sự bất cẩn, hậu quả sao lại thảm khốc đến vậy! Hay còn có nguyên nhân nào khác?
Bất cẩn hay thiếu hiểu biết?
Ông Hồ Mạnh Dũng - Giám đốc Ban điều hành dự án nhà máy tinh luyện mỡ cá - cho biết, dự án đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện, được vận hành thử nghiệm, trước khi đưa vào hoạt động chính thức. Dự án có công nghệ hiện đại, lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam và Châu Á.
Với dự án này, mỡ cá tra có giá trị kinh tế thấp tiêu thụ nội địa, được tinh luyện thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, góp phần làm tăng hiệu quả cho ngành sản xuất, chế biến cá tra.
Mỡ cá tra được phân hóa trong các bồn chứa lớn, kín đáo. Theo qui trình, mỗi tuần các cán bộ kỹ thuật lấy mẫu 1 lần từ các bồn chứa. Mỗi lần lấy mẫu phải có ít nhất 3 người cùng đi. Thực hiện đúng qui trình, các cán bộ kỹ thuật Triệu Bá Trà, Lâm Thanh Phong và Trần Tấn Lợi đến lấy mẫu trong 1 trong tổng số 9 bồn chứa. Mực dầu cá trong bồn cao khoảng 2 mét, bằng khoảng 1/3 chiều cao của bồn.
Cũng theo qui định, người lấy mẫu phải dùng dây thả gàu kim loại xuống lấy mẫu. Thế nhưng, do mực dầu cá trong bồn xuống thấp, dây lại ngắn, nên gàu không chạm đến lớp dầu. Vì vậy mà anh Phong phải trực tiếp leo xuống cầu thang trong bồn để múc dầu. Đó là sự bất cẩn “chết người” dẫn đến thảm họa.
Trèo cầu thang xuống chưa chạm lớp dầu cá, anh Phong bất ngờ rơi khỏi cầu thang, ngoi ngóp trên mặt dầu cá. Những người bên trên cho rằng anh Phong bị trượt tay té (do dầu cá làm trơn trợt cầu thang), nên vừa kêu cứu, anh Lợi vừa leo xuống cứu đồng nghiệp. Rồi anh Lợi cũng té xuống mặt dầu.
Cứ vậy, hết người này đến người khác trèo xuống cầu thang và té ngã xuống mặt dầu. Người thứ 7 là anh Đặng Văn An cũng trèo xuống cầu thang cứu đồng nghiệp, nhưng vừa bước xuống vài bậc thì thấy khó thở, nên anh đã leo ngược trở lên rồi ngất xỉu ngay trên bồn chứa dầu.
Cũng theo ông Hồ Mạnh Dũng, sau khi tai nạn xảy ra, cơ quan chức năng đã đo nồng độ oxy trong các bồn chứa dầu cá có cùng điều kiện như bồn xảy ra tai nạn. Kết quả cho thấy, khí oxy chỉ chiếm khoảng 2%, thấp hơn khoảng 10 lần so với điều kiện bình thường (trong khí quyển oxy chiếm gần 21%).
Nồng độ oxy quá thấp đã gây ngạt, làm cho các nạn nhân choáng và té ngã xuống bồn. Còn nguyên nhân làm cho nồng độ oxy trong bồn xuống thấp, theo ông Hồ Mạnh Dũng, là do quá trình oxy hóa mỡ cá trong bồn.
Các nạn nhân đã không lường được nguy hiểm chết người đang chờ mình trong bồn, mặc dù hầu hết họ đều là kỹ sư. Thậm chí khi có người té ngã khi trèo xuống bồn, những người bên trên vẫn chưa nghĩ đến chuyện bị ngạt vì thiếu oxy, mà cho rằng té ngã vì trơn trượt. Điều này có thể hiểu được vì hầu hết họ đều còn trẻ, chưa có kinh nghiệm, thiếu hiểu biết trong công việc tinh luyện dầu cá.
Trách nhiệm của chủ đầu tư
Dự án tinh luyện mỡ cá tra là một phần trong kế hoạch phát triển sản xuất của Cty IDI. Theo những người có trách nhiệm của công ty, ngay ngày hôm trước ngày xảy ra tai nạn, bộ phận kỹ thuật của công ty đã có cuộc sinh hoạt về an toàn lao động cho lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật của dự án.
Thế nhưng, nội dung sinh hoạt không cụ thể đến mức cảnh báo khả năng chết người nếu trèo vào bồn chứa dầu cá. Việc các cán bộ kỹ thuật không hình được nguy hiểm chết người khi trèo xuống bồn chứng tỏ việc phổ biến kiến thức về an toàn lao động ở đây đã không được thực hiện đến nơi đến chốn.
Chủ dự án đã có những qui định cần thiết như: Đi lấy mẫu phải có ít nhất 3 người; lấy mẫu từ trên nắp bồn bằng dụng cụ chuyên dùng (dây thả gàu xuống bồn)...
Thế nhưng, độ sâu của bồn khoảng 6 mét, trong khi dụng cụ lấy mẫu chỉ có dây dài chưa tới 4 mét (nên không múc được mẫu ở độ cao khoảng 2 mét). Có thể trong quá trình làm việc sợi dây bị đứt nên ngắn lại. Nếu chủ dự án xác định việc lấy mẫu tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao, hẳn họ đã không thể để sợi dây lấy mẫu ngắn như thế.
Rõ ràng, sai sót dẫn đến tai nạn là do cả 2 phía, từ người thực hiện nhiệm vụ cả đơn vị quản lý dự án. Vụ tai nạn thương tâm xảy ra, không chỉ gia đình các nạn nhân chịu thiệt hại, mà công ty chủ đầu tư dự án tinh luyện mỡ cá tra cũng chịu tổn thất nặng nề. Công ty còn có cơ hội để khắc phục thiệt hại, còn gia đình các nạn nhân thì chịu mất mát mãi mãi!
Lao động
NHỮNG BÀI NỔI BẬT CỦA QLB
Các bồn chứa tinh luyện mỡ cá, nơi xảy ra vụ tai nạn. (Trần Lưu)
Theo những người có trách nhiệm tại Cty CP đầu tư phát triển đa quốc gia IDI, nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn lao động (TNLĐ) thương tâm làm 6 người chết tại Dự án nhà máy tinh luyện mỡ cá là do các cán bộ kỹ thuật “bất cẩn” trong khi làm việc.
Nếu chỉ là sự bất cẩn, hậu quả sao lại thảm khốc đến vậy! Hay còn có nguyên nhân nào khác?
Bất cẩn hay thiếu hiểu biết?
Ông Hồ Mạnh Dũng - Giám đốc Ban điều hành dự án nhà máy tinh luyện mỡ cá - cho biết, dự án đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện, được vận hành thử nghiệm, trước khi đưa vào hoạt động chính thức. Dự án có công nghệ hiện đại, lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam và Châu Á.
Với dự án này, mỡ cá tra có giá trị kinh tế thấp tiêu thụ nội địa, được tinh luyện thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, góp phần làm tăng hiệu quả cho ngành sản xuất, chế biến cá tra.
Mỡ cá tra được phân hóa trong các bồn chứa lớn, kín đáo. Theo qui trình, mỗi tuần các cán bộ kỹ thuật lấy mẫu 1 lần từ các bồn chứa. Mỗi lần lấy mẫu phải có ít nhất 3 người cùng đi. Thực hiện đúng qui trình, các cán bộ kỹ thuật Triệu Bá Trà, Lâm Thanh Phong và Trần Tấn Lợi đến lấy mẫu trong 1 trong tổng số 9 bồn chứa. Mực dầu cá trong bồn cao khoảng 2 mét, bằng khoảng 1/3 chiều cao của bồn.
Cũng theo qui định, người lấy mẫu phải dùng dây thả gàu kim loại xuống lấy mẫu. Thế nhưng, do mực dầu cá trong bồn xuống thấp, dây lại ngắn, nên gàu không chạm đến lớp dầu. Vì vậy mà anh Phong phải trực tiếp leo xuống cầu thang trong bồn để múc dầu. Đó là sự bất cẩn “chết người” dẫn đến thảm họa.
Trèo cầu thang xuống chưa chạm lớp dầu cá, anh Phong bất ngờ rơi khỏi cầu thang, ngoi ngóp trên mặt dầu cá. Những người bên trên cho rằng anh Phong bị trượt tay té (do dầu cá làm trơn trợt cầu thang), nên vừa kêu cứu, anh Lợi vừa leo xuống cứu đồng nghiệp. Rồi anh Lợi cũng té xuống mặt dầu.
Cứ vậy, hết người này đến người khác trèo xuống cầu thang và té ngã xuống mặt dầu. Người thứ 7 là anh Đặng Văn An cũng trèo xuống cầu thang cứu đồng nghiệp, nhưng vừa bước xuống vài bậc thì thấy khó thở, nên anh đã leo ngược trở lên rồi ngất xỉu ngay trên bồn chứa dầu.
Cũng theo ông Hồ Mạnh Dũng, sau khi tai nạn xảy ra, cơ quan chức năng đã đo nồng độ oxy trong các bồn chứa dầu cá có cùng điều kiện như bồn xảy ra tai nạn. Kết quả cho thấy, khí oxy chỉ chiếm khoảng 2%, thấp hơn khoảng 10 lần so với điều kiện bình thường (trong khí quyển oxy chiếm gần 21%).
Nồng độ oxy quá thấp đã gây ngạt, làm cho các nạn nhân choáng và té ngã xuống bồn. Còn nguyên nhân làm cho nồng độ oxy trong bồn xuống thấp, theo ông Hồ Mạnh Dũng, là do quá trình oxy hóa mỡ cá trong bồn.
Các nạn nhân đã không lường được nguy hiểm chết người đang chờ mình trong bồn, mặc dù hầu hết họ đều là kỹ sư. Thậm chí khi có người té ngã khi trèo xuống bồn, những người bên trên vẫn chưa nghĩ đến chuyện bị ngạt vì thiếu oxy, mà cho rằng té ngã vì trơn trượt. Điều này có thể hiểu được vì hầu hết họ đều còn trẻ, chưa có kinh nghiệm, thiếu hiểu biết trong công việc tinh luyện dầu cá.
Trách nhiệm của chủ đầu tư
Dự án tinh luyện mỡ cá tra là một phần trong kế hoạch phát triển sản xuất của Cty IDI. Theo những người có trách nhiệm của công ty, ngay ngày hôm trước ngày xảy ra tai nạn, bộ phận kỹ thuật của công ty đã có cuộc sinh hoạt về an toàn lao động cho lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật của dự án.
Thế nhưng, nội dung sinh hoạt không cụ thể đến mức cảnh báo khả năng chết người nếu trèo vào bồn chứa dầu cá. Việc các cán bộ kỹ thuật không hình được nguy hiểm chết người khi trèo xuống bồn chứng tỏ việc phổ biến kiến thức về an toàn lao động ở đây đã không được thực hiện đến nơi đến chốn.
Chủ dự án đã có những qui định cần thiết như: Đi lấy mẫu phải có ít nhất 3 người; lấy mẫu từ trên nắp bồn bằng dụng cụ chuyên dùng (dây thả gàu xuống bồn)...
Thế nhưng, độ sâu của bồn khoảng 6 mét, trong khi dụng cụ lấy mẫu chỉ có dây dài chưa tới 4 mét (nên không múc được mẫu ở độ cao khoảng 2 mét). Có thể trong quá trình làm việc sợi dây bị đứt nên ngắn lại. Nếu chủ dự án xác định việc lấy mẫu tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao, hẳn họ đã không thể để sợi dây lấy mẫu ngắn như thế.
Rõ ràng, sai sót dẫn đến tai nạn là do cả 2 phía, từ người thực hiện nhiệm vụ cả đơn vị quản lý dự án. Vụ tai nạn thương tâm xảy ra, không chỉ gia đình các nạn nhân chịu thiệt hại, mà công ty chủ đầu tư dự án tinh luyện mỡ cá tra cũng chịu tổn thất nặng nề. Công ty còn có cơ hội để khắc phục thiệt hại, còn gia đình các nạn nhân thì chịu mất mát mãi mãi!
Lao động
NHỮNG BÀI NỔI BẬT CỦA QLB
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
1 comment:
chu nghia tu ban dich chuyen tu My ve chau Am, why
Tai sao phai tra 200,000 tien boi thuong cho 1 cong nhan My, trong khi 1 cong nhan Vnam, hoac Trung Quoc chet khong dang gia 15,000 tine boi thuong,
Tien luong 1 thang cu li Viet Kieu du thue 20 cong nhan Vnam trong nuoc
Tien hieu tot, ky su VNam ngu nhung sinh mang nguoi VNam re nhu beo, tu tu no se hoc duoc kinh nghiem ky thuat,
Chac
Post a Comment