QLB
Các bị cáo nghe toà tuyên án.
Hôm nay (6.9), TAND tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án sát hại anh Nguyễn Tuấn Anh gây chấn động dư luận tỉnh Vĩnh Phúc hồi giữa tháng 3.2013. Trong phiên xét xử này, luật sư đại diện cho bên bị hại mong muốn làm rõ sự liên quan giữa con rể Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc với các đối tượng gây án.
Đề nghị làm rõ vai trò con rể Chủ tịch tỉnh trong vụ án
Trong phần tố tụng tại tòa, luật sư Lê Thị Oanh - người bảo vệ quyền lợi người bị hại - nêu quan điểm cơ quan tố tụng có biểu hiện vi phạm.
Theo đó, việc truy tố bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, luật sư Oanh cho rằng, ngoài tội danh “Che giấu tội phạm”, cần phải truy tố bị cáo Nguyễn Anh Tuấn thêm tội “Không tố giác tội phạm” vì bị cáo được các đối tượng sát hại Nguyễn Tuấn Anh kể lại sự việc, nhưng đã không tố cáo tội phạm tới cơ quan công an. Đồng thời, luật sư Oanh cho rằng HĐXX cần làm rõ một số tình tiết các bị cáo khai trước tòa có dấu hiệu bị ép cung bởi nhiều lời khai của các bị cáo không trùng khớp.
Ngoài ra, luật sư Oanh đề nghị cần phải làm rõ vai trò của ông Trần Khánh Dũng (giám đốc một doanh nghiệp về xây dựng ở Vĩnh Phúc, là con rể của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc) có liên quan đến vụ án mạng hay không, bởi 6 bị cáo trong vụ án giết người này đều là người làm việc cho ông Dũng, trước khi xảy ra vụ án, các bị cáo này ở trong nhà của ông Dũng.
Theo lập luận của luật sư Lê Thị Oanh: Tài liệu trong hồ sơ thể hiện ông Dũng là người quản lý nhóm đối tượng gây án trên. Mặc dù ông Dũng khai hôm xảy ra án mạng (đêm 14.3) đã đi ngủ sớm, không biết có việc đánh nhau, cũng không gọi điện cho 6 đối tượng trên; thế nhưng, cơ quan chức năng đã không làm rõ trong danh bạ, số điện thoại gọi đi, gọi đến của cả 6 đối tượng phạm tội "giết người" và của Nguyễn Anh Tuấn cùng Trần Khánh Dũng và những người làm cùng công ty có liên lạc với nhau hay không, kể cả trong đêm ngày 14, rạng sáng ngày 15, ngày 16, 17.3.
Trong khi đó, vào 15h ngày 15.3, người nhà nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh đã gọi điện cho ông Dũng nhờ tìm hộ Tuấn Anh bị “quân” của Dũng đánh bên bờ kênh từ tối hôm qua chưa về? Vậy nên cần phải làm rõ, điện thoại liên lạc của ông Dũng với các đối tượng trên trong thời gian này như thế nào?
Nếu ông Dũng biết có tội giết người xảy ra mà không tố giác thì cũng phạm vào tội “Không tố giác tội phạm”. Nếu ông Dũng biết và chỉ đạo các đối tượng gây án vớt xác lên mang đi cấp cứu, hô hấp nhân tạo nhưng không cứu được người đành nhét xác vào cống phi tang thì lại phạm vào tội “Giết người” với vai trò đồng phạm.
Về vấn đề này, kiểm sát viên cho tại phiên tòa cho biết: "Trong quá trình điều tra đã tiến hành hỏi và ghi lời khai nhiều lần đối với ông Trần Khánh Dũng. Trong quá trình điều tra thể hiện ông Dũng và các bị can không liên quan gì nhau. Ông Dũng khai khi đó ông ấy ngủ nên không biết gì. Ngay cả các bị cáo cũng nói rằng khi phạm tội xong, các bị cáo đều không gọi điện cho ông Dũng".
Làm rõ những điểm chưa sáng tỏ
Việc gia đình người bị hại đề nghị làm rõ thông tin bị cáo Nguyễn Duy Hiệp (em họ bị hại) có bị đe dọa hay không, công tố viên trả lời, trong quá trình điều tra, đã kiểm tra điện thoại của bị cáo Hiệp và không phát hiện tin nhắn hay cuộc gọi nào đe dọa Hiệp, nên ý kiến này không có cơ sở.
Luật sư Oanh đề nghị kiểm tra điện thoại và lịch sử liên lạc của bị cáo Nguyễn Duy Hiệp và các bị cáo khác để kiểm tra xem các bị cáo liên lạc với những ai sau khi gây án.
Một chi tiết đáng chú ý đó là khi đại diện VKS nêu số điện thoại của bị cáo Nguyễn Duy Hiệp thì đại diện hợp pháp của gia đình bị hại cho rằng số điện thoại trên là không đúng với số mà những người trong gia đình bị hại có, như vậy những tình tiết vụ án mà cơ quan CA điều tra theo số điện thoại trên sẽ không đúng. Tuy nhiên, bị cáo Hiệp xác nhận tại tòa số điện thoại đại diện VKS là của mình hay sử dụng.
Sau khi nghị án, HĐXX lần lượt tuyên án các bị cáo.
Theo đó, 6 bị cáo thuộc nhóm tội “giết người” nhận mức án lần lượt như sau: Phùng Mạnh Tuấn (SN 1992, trú tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) nhận mức án tử hình về tội "Giết người"; Phùng Đắc Tú (SN 1994, trú tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) tù chung thân; Đặng Quốc Tú (tức Tú “Phú Thọ”, SN 1980, trú tại TX.Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) lĩnh án tù chung thân; Nguyễn Văn Định (SN 1983, trú tại huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng) 20 năm tù; Nguyễn Văn Tình (SN 1988, trú tại huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng) nhận mức án 18 năm tù; bị cáo Nguyễn Văn Bính (tức Bính "cong", SN 1997, trú tại TP.Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) nhận mức án 12 năm tù.
Bí cáo Nguyễn Duy Hiệp (SN 1986, trú tại TP.Vĩnh Yên, em họ nạn nhân Tuấn Anh) nhận mức án 2 năm 6 tháng tù về tội "Không tố giác tội phạm"; Nguyễn Anh Tuấn (SN 1992, trú tại huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) nhận mức án 3 năm tù về tội “Che giấu tội phạm”.
Lao động
Các bị cáo nghe toà tuyên án.
Hôm nay (6.9), TAND tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án sát hại anh Nguyễn Tuấn Anh gây chấn động dư luận tỉnh Vĩnh Phúc hồi giữa tháng 3.2013. Trong phiên xét xử này, luật sư đại diện cho bên bị hại mong muốn làm rõ sự liên quan giữa con rể Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc với các đối tượng gây án.
Đề nghị làm rõ vai trò con rể Chủ tịch tỉnh trong vụ án
Trong phần tố tụng tại tòa, luật sư Lê Thị Oanh - người bảo vệ quyền lợi người bị hại - nêu quan điểm cơ quan tố tụng có biểu hiện vi phạm.
Theo đó, việc truy tố bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, luật sư Oanh cho rằng, ngoài tội danh “Che giấu tội phạm”, cần phải truy tố bị cáo Nguyễn Anh Tuấn thêm tội “Không tố giác tội phạm” vì bị cáo được các đối tượng sát hại Nguyễn Tuấn Anh kể lại sự việc, nhưng đã không tố cáo tội phạm tới cơ quan công an. Đồng thời, luật sư Oanh cho rằng HĐXX cần làm rõ một số tình tiết các bị cáo khai trước tòa có dấu hiệu bị ép cung bởi nhiều lời khai của các bị cáo không trùng khớp.
Ngoài ra, luật sư Oanh đề nghị cần phải làm rõ vai trò của ông Trần Khánh Dũng (giám đốc một doanh nghiệp về xây dựng ở Vĩnh Phúc, là con rể của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc) có liên quan đến vụ án mạng hay không, bởi 6 bị cáo trong vụ án giết người này đều là người làm việc cho ông Dũng, trước khi xảy ra vụ án, các bị cáo này ở trong nhà của ông Dũng.
Theo lập luận của luật sư Lê Thị Oanh: Tài liệu trong hồ sơ thể hiện ông Dũng là người quản lý nhóm đối tượng gây án trên. Mặc dù ông Dũng khai hôm xảy ra án mạng (đêm 14.3) đã đi ngủ sớm, không biết có việc đánh nhau, cũng không gọi điện cho 6 đối tượng trên; thế nhưng, cơ quan chức năng đã không làm rõ trong danh bạ, số điện thoại gọi đi, gọi đến của cả 6 đối tượng phạm tội "giết người" và của Nguyễn Anh Tuấn cùng Trần Khánh Dũng và những người làm cùng công ty có liên lạc với nhau hay không, kể cả trong đêm ngày 14, rạng sáng ngày 15, ngày 16, 17.3.
Trong khi đó, vào 15h ngày 15.3, người nhà nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh đã gọi điện cho ông Dũng nhờ tìm hộ Tuấn Anh bị “quân” của Dũng đánh bên bờ kênh từ tối hôm qua chưa về? Vậy nên cần phải làm rõ, điện thoại liên lạc của ông Dũng với các đối tượng trên trong thời gian này như thế nào?
Nếu ông Dũng biết có tội giết người xảy ra mà không tố giác thì cũng phạm vào tội “Không tố giác tội phạm”. Nếu ông Dũng biết và chỉ đạo các đối tượng gây án vớt xác lên mang đi cấp cứu, hô hấp nhân tạo nhưng không cứu được người đành nhét xác vào cống phi tang thì lại phạm vào tội “Giết người” với vai trò đồng phạm.
Về vấn đề này, kiểm sát viên cho tại phiên tòa cho biết: "Trong quá trình điều tra đã tiến hành hỏi và ghi lời khai nhiều lần đối với ông Trần Khánh Dũng. Trong quá trình điều tra thể hiện ông Dũng và các bị can không liên quan gì nhau. Ông Dũng khai khi đó ông ấy ngủ nên không biết gì. Ngay cả các bị cáo cũng nói rằng khi phạm tội xong, các bị cáo đều không gọi điện cho ông Dũng".
Làm rõ những điểm chưa sáng tỏ
Việc gia đình người bị hại đề nghị làm rõ thông tin bị cáo Nguyễn Duy Hiệp (em họ bị hại) có bị đe dọa hay không, công tố viên trả lời, trong quá trình điều tra, đã kiểm tra điện thoại của bị cáo Hiệp và không phát hiện tin nhắn hay cuộc gọi nào đe dọa Hiệp, nên ý kiến này không có cơ sở.
Luật sư Oanh đề nghị kiểm tra điện thoại và lịch sử liên lạc của bị cáo Nguyễn Duy Hiệp và các bị cáo khác để kiểm tra xem các bị cáo liên lạc với những ai sau khi gây án.
Một chi tiết đáng chú ý đó là khi đại diện VKS nêu số điện thoại của bị cáo Nguyễn Duy Hiệp thì đại diện hợp pháp của gia đình bị hại cho rằng số điện thoại trên là không đúng với số mà những người trong gia đình bị hại có, như vậy những tình tiết vụ án mà cơ quan CA điều tra theo số điện thoại trên sẽ không đúng. Tuy nhiên, bị cáo Hiệp xác nhận tại tòa số điện thoại đại diện VKS là của mình hay sử dụng.
Sau khi nghị án, HĐXX lần lượt tuyên án các bị cáo.
Theo đó, 6 bị cáo thuộc nhóm tội “giết người” nhận mức án lần lượt như sau: Phùng Mạnh Tuấn (SN 1992, trú tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) nhận mức án tử hình về tội "Giết người"; Phùng Đắc Tú (SN 1994, trú tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) tù chung thân; Đặng Quốc Tú (tức Tú “Phú Thọ”, SN 1980, trú tại TX.Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) lĩnh án tù chung thân; Nguyễn Văn Định (SN 1983, trú tại huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng) 20 năm tù; Nguyễn Văn Tình (SN 1988, trú tại huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng) nhận mức án 18 năm tù; bị cáo Nguyễn Văn Bính (tức Bính "cong", SN 1997, trú tại TP.Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) nhận mức án 12 năm tù.
Bí cáo Nguyễn Duy Hiệp (SN 1986, trú tại TP.Vĩnh Yên, em họ nạn nhân Tuấn Anh) nhận mức án 2 năm 6 tháng tù về tội "Không tố giác tội phạm"; Nguyễn Anh Tuấn (SN 1992, trú tại huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) nhận mức án 3 năm tù về tội “Che giấu tội phạm”.
Lao động
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment