QLB - Gần hai triệu người Syria đổ sang các nước láng giềng, thậm chí nhiều nước xa xôi khác, để lánh nạn kể từ khi quê hương chìm trong nội chiến. Họ buộc phải chấp nhận cuộc sống chen chúc và thiếu thốn trong những căn lều tạm bợ.
ảnh minh họa
Trại tị nạn Zaatari ở Jordan được thành lập vào ngày 28/7/2012, để làm nơi trú ngụ cho những người Syria chạy trốn cuộc nội chiến nổ ra năm 2011. Đến 4/7 năm nay, dân tị nạn tại Zaatari ước tính là hơn 140.000 người, khiến khu trại này trở thành thành phố lớn thứ tư của Jordan. Do sức chứa tối đa của trại chỉ là 60.000 người, Cao ủy Liên Hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) đang xây thêm một khu trại khác với sức chứa 130.000 người. Ảnh: Telegraph
Bé Yasmin, mới hai tháng tuổi, trong vòng tay mẹ ở Zaatari. Ảnh: Telegraph
Hai bé trai ở Zaatari cùng nhau bê can nước về lều. Ảnh: Telegraph
Jordan đang nỗ lực hạn chế dòng người tị nạn từ Syria bằng cách đóng cửa biên giới. Tuy nhiên, người dân Syria vẫn tìm được đường để vượt biên. Các nước láng giềng của Syria đang lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, hoặc phải để người tị nạn nhập cảnh và đối mặt với nguy cơ quá tải, hoặc phải hạn chế dòng người tị nạn và tạo ra các khu trại lớn giống như các trại ở biên giới Jordan. Ảnh: Telegraph
515.000 người tị nạn có đăng ký đang sinh sống ở Jordan, chiếm 8% trong tổng số 6,2 triệu dân của nước này. Ảnh: Telegraph
Những nụ cười hồn nhiên của trẻ em Syria ở trại Zaatari. Ảnh: Telegraph
Một cậu bé thích thú với con diều tự chế trước sân khu tị nạn. Ảnh: Telegraph
Bản đồ Syria và các nước láng giềng. Đồ họa: Turkey-Visit
Những người tị nạn tại một nơi trú ngụ dành cho những người di cư lậu gần Lyubimets, Bulgaria. Quốc gia nhỏ ở châu Âu này cũng đang gặp khó khăn trong việc đối phó với lượng người tị nạn từ Syria đổ sang ngày càng tăng. Hơn 3.100 người di cư chui, trong đó một nửa là người Syria, đã vượt biên vào Bulgaria từ nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ trong năm nay, tăng gấp đôi so với năm ngoái và khiến những trung tâm tạm trú ít ỏi ở nước này bị quá tải. Ảnh: AFP
Một gia đình người tị nạn Syria đến Thổ Nhĩ Kỳ tại cửa khẩu Cilvegozu ở Hatay hôm 31/8. Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp chỗ ở cho hầu hết người tị nạn Syria tại các thành phố thuộc tỉnh Hatay. So với các khu lều trại thường bị bão cát thổi bay trên sa mạc ở Jordan, điều kiện sống ở các trại tị nạn Thổ Nhĩ Kỳ cao hơn. Dịch vụ giáo dục và y tế được cung cấp bởi chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ ở nước này. Ảnh: AFP
Xe buýt chở những người tị nạn Syria băng qua cửa khẩu Masnaa với Lebanon cùng ngày. Đến đầu tháng 8 năm nay, có hơn 677.000 người Syria đang tị nạn ở Lebanon. Ảnh: AFP
Một người tị nạn Syria trong ánh chiều tà ở trại tị nạn Quru Gusik, cách Arbil, thủ phủ vùng tự trị Kurdish phía bắc Iraq, 20 km. Hơn 50.000 người Syria cũng đã vượt biên vào vùng tự trị của người Kurd trong chưa đầy hai tuần qua. Ảnh: AFP
Một quầy tạp hóa ở trại tị nạn Quru Gusik. Các nhà chức trách đang nỗ lực bố trí thêm các khu trại cố định cho những người Syria chạy trốn chiến tranh. Ảnh: AFP
Quang cảnh tấp nập tại khu trại tị nạn Quru Gusik ở Iraq. Ảnh: AFP
Theo Xã luận
ảnh minh họa
Trại tị nạn Zaatari ở Jordan được thành lập vào ngày 28/7/2012, để làm nơi trú ngụ cho những người Syria chạy trốn cuộc nội chiến nổ ra năm 2011. Đến 4/7 năm nay, dân tị nạn tại Zaatari ước tính là hơn 140.000 người, khiến khu trại này trở thành thành phố lớn thứ tư của Jordan. Do sức chứa tối đa của trại chỉ là 60.000 người, Cao ủy Liên Hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) đang xây thêm một khu trại khác với sức chứa 130.000 người. Ảnh: Telegraph
Bé Yasmin, mới hai tháng tuổi, trong vòng tay mẹ ở Zaatari. Ảnh: Telegraph
Hai bé trai ở Zaatari cùng nhau bê can nước về lều. Ảnh: Telegraph
Jordan đang nỗ lực hạn chế dòng người tị nạn từ Syria bằng cách đóng cửa biên giới. Tuy nhiên, người dân Syria vẫn tìm được đường để vượt biên. Các nước láng giềng của Syria đang lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, hoặc phải để người tị nạn nhập cảnh và đối mặt với nguy cơ quá tải, hoặc phải hạn chế dòng người tị nạn và tạo ra các khu trại lớn giống như các trại ở biên giới Jordan. Ảnh: Telegraph
515.000 người tị nạn có đăng ký đang sinh sống ở Jordan, chiếm 8% trong tổng số 6,2 triệu dân của nước này. Ảnh: Telegraph
Những nụ cười hồn nhiên của trẻ em Syria ở trại Zaatari. Ảnh: Telegraph
Một cậu bé thích thú với con diều tự chế trước sân khu tị nạn. Ảnh: Telegraph
Bản đồ Syria và các nước láng giềng. Đồ họa: Turkey-Visit
Những người tị nạn tại một nơi trú ngụ dành cho những người di cư lậu gần Lyubimets, Bulgaria. Quốc gia nhỏ ở châu Âu này cũng đang gặp khó khăn trong việc đối phó với lượng người tị nạn từ Syria đổ sang ngày càng tăng. Hơn 3.100 người di cư chui, trong đó một nửa là người Syria, đã vượt biên vào Bulgaria từ nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ trong năm nay, tăng gấp đôi so với năm ngoái và khiến những trung tâm tạm trú ít ỏi ở nước này bị quá tải. Ảnh: AFP
Một gia đình người tị nạn Syria đến Thổ Nhĩ Kỳ tại cửa khẩu Cilvegozu ở Hatay hôm 31/8. Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp chỗ ở cho hầu hết người tị nạn Syria tại các thành phố thuộc tỉnh Hatay. So với các khu lều trại thường bị bão cát thổi bay trên sa mạc ở Jordan, điều kiện sống ở các trại tị nạn Thổ Nhĩ Kỳ cao hơn. Dịch vụ giáo dục và y tế được cung cấp bởi chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ ở nước này. Ảnh: AFP
Xe buýt chở những người tị nạn Syria băng qua cửa khẩu Masnaa với Lebanon cùng ngày. Đến đầu tháng 8 năm nay, có hơn 677.000 người Syria đang tị nạn ở Lebanon. Ảnh: AFP
Một người tị nạn Syria trong ánh chiều tà ở trại tị nạn Quru Gusik, cách Arbil, thủ phủ vùng tự trị Kurdish phía bắc Iraq, 20 km. Hơn 50.000 người Syria cũng đã vượt biên vào vùng tự trị của người Kurd trong chưa đầy hai tuần qua. Ảnh: AFP
Một quầy tạp hóa ở trại tị nạn Quru Gusik. Các nhà chức trách đang nỗ lực bố trí thêm các khu trại cố định cho những người Syria chạy trốn chiến tranh. Ảnh: AFP
Quang cảnh tấp nập tại khu trại tị nạn Quru Gusik ở Iraq. Ảnh: AFP
Theo Xã luận
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment