QLB
Tập Cận Bình thăm 4 nước Trung Á
Chủ tịch Tập Cận Bình có chuyến thăm 4 nước Trung Á 10 ngày từ 3/9/2013 nhằm củng cố và tăng cường quan hệ với các nước “Sân sau” của Trung Quốc trong tình hình uy tín và ảnh hưởng ở “Sân trước” là Biển Đông bị suy giảm kể từ khi Mỹ thực hiện Chiến lược trở lại Châu Á – Thái Bình Dương.
1- Chuyến thăm củng cố “Sân sau”
Tân Hoa Xã ngày 3/9/2013 thông báo Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm bốn nước Trung Á là Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan 10 ngày. Trong thời gian ở thăm, ông sẽ dự cuộc họp Ủy ban thường trực Tổ chức SCO và có bài phát biểu tại Kazakhstan, trình bày chính sách đối nội, đối ngoại của Trung Quốc. Sau đó ông sang Nga để dự Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 8 tại Saint Peterburg từ 5 tới 6/9/2013. Tháp tùng Tập Cận Bình có Vương Hộ Ninh, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban chính sách trung ương; Ủy viên Bộ chính trị Phó Thủ tướng Uông Dương ; Ủy viên Bộ chính trị, Ban bí thư kiêm Chánh văn phòng trung ương Túc Chiến Thư, Ủy viên quốc vụ Dương Khiết Trì và Thống đốc Ngân hàng trung ương Chu Tiểu Xuyên.
Đây là chuyến thăm bốn nước Trung Á đầu tiên của ông Tập Cận Bình sau khi nắm quyền lãnh đạo cao nhất ở Trung Quốc. Tân Hoa Xã cho biết, mục đích chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ kinh tế, ngoại thương, ủng hộ lẫn nhau về chính trị và củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống.
Đây là chuyến thăm nước ngoài lần thứ ba của ông sau chuyến thăm Nga, Tandania, Cộng hòa Nam Phi và Công gô vào tháng trung tuần tháng 3/2013 và chuyến thăm ba nước Mỹ La tinh là Trinidad and Tobago, Costs Rica, Mêhico và Mỹ vào cuối tháng 5 đầu tháng 6/2013. Đáng lưu ý là chuyến thăm Mỹ để làm việc gấp gáp với Obama trong hai ngày 6 -7/6/2013.
Bình luận về chuyến thăm này, Đài “Tiếng nói nước Đức” và hãng AP của Mỹ ngày 3/9/2013 cho rằng bốn nước Trung Á là “Sân sau” của Trung Quốc. Mặc dù có quan hệ hữu nghị lâu dài nhưng không ổn định, bởi vì “Phong trào li khai Tân Cương” có quan hệ gắn bó với các phần tử Hồi giáo các nước này. Ngoài ra, Mỹ tiếp tục duy trì căn cứ quân sự ở Manas ( Kyrgyzstan) gần kề với Trung Quốc và các cuộc “Cách mạng màu” từng nổ ra ở một số nước như Kyrgyzstan năm 2005 đã tác động không nhỏ tới Trung Quốc. Bởi vậy, việc củng cố “Sân sau” là rất quan trọng trong tình hình “Sân trước” đang bất lợi.
2-Nguyên nhân chính khiến Trung Quốc phải củng cố “Sân sau”
Báo chí nước ngoài cho rằng những nguyên nhân khiến ông Tập Cận Bình phải nhanh chóng thăm 4 nước để củng cố “Sân sau”, gồm có:
- Một là, về kinh tế bốn nước này có nguồn dầu lửa phong phú, nên có thể bổ sung cho Trung Quốc nhằm đa dạng hóa thị trường dầu mỏ. Thời gian qua tới 80% dầu mỏ nhập từ Trung Đông trong khi tình hình Khu vực này ngày càng trở nên bất ổn. Năm 2011, kim ngạch buôn bán Trung Quốc – bốn nước Trung Á đạt xấp xỉ 40 tỉ USD, trong đó Trung Quốc chủ yếu nhập dầu mỏ của họ và xuất hàng hóa sinh hoạt sang các nước. Bởi vậy, tăng cường quan hệ hợp tác thì Trung Quốc sẽ có thêm nguồn cung cấp dầu tin cậy gần kề từ các nước láng giềng.
- Hai là, ngăn chặn Phong trào li khai ở Tân Cương. Khu tự trị Tân Cương có mối quan hệ gắn bó với các phần tử Hồi giáo cực đoan ở các nước này, vì vậy liên tục nổ ra các cuộc nổi dậy đòi Tân Cương độc lập, tách ra khỏi Trung Quốc. Cuộc nổi dậy xảy ra ngày 5/7/2009 (gọi là “Sự kiện 5/7”) làm 192 người chết, 1721 người bị thương. Tiếp đó, cuộc nổi dậy trong ba ngày từ 26/6 tới 28/6/2013 làm 35 người chết và nhiều người bị thương.
Giáo sư Andrew Scobell thuộc Công ty nghiên cứu quốc tế RAND của Mỹ cho rằng trong tình hình Mỹ lấn át ở Châu Á – Thái Bình Dương và trong nước chưa ổn định sau khi ê-kíp lãnh đạo mới nắm quyền, Trung Quốc tỏ ra rất lo ngại về tình hình mất ổn định thời gian tới ở Tân Cương, từ đó tác động sâu vào nội địa Trung Quốc. Giáo sư Raffaello Pantucci thuộc Viện nghiên cứu Quốc phòng Hoàng gia Anh (Royal United Services Institute) cho rằng Trung Quốc muốn ổn định Tân Cương thì phải có quan hệ với các nước Trung Á, nếu không sẽ tác động nghiêm trọng tới Tân Cương và toàn quốc.
Ngay các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng có chung quan điểm trên. Ông Thẩm Ký Như, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng có quan hệ tốt với các nước Trung Á thì mới có thể ngăn chặn được các rủi ro đối với Tân Cương. Ông cho rằng có một “Phía Tây ổn định thì có lợi cho ngăn chặn rủi ro ở Phía Đông”.
- Ba là, Trung Quốc lo ngại tình hình bất ổn ngay “Sân sau” của mình khi Mỹ rút quân vào năm 2014. Ông Lý Tân, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu vấn đề Nga và quốc tế của Trung Quốc cho rằng năm 2014 khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan thì một loạt những bất ổn sẽ xảy ra. Bởi vậy, duy trì quan hệ tốt với bốn nước Trung Á có thể giảm bớt các nguy cơ tác động vào Trung Quốc. Ngoài ra, có quan hệ tốt với các nước Trung Á thì Trung Quốc nhân cơ hội Mỹ rút quân có thể phát huy vai trò quan trọng thay thế Mỹ ở khu vực này.
- Bốn là, cố gắng thuyết phục các nước Trung Á không cho Mỹ lập căn cứ quân sự ở nước mình, bởi vì đây là mối nguy cơ tiềm tàng ngay bên sườn và sau lưng Trung Quốc. Hiện nay, Mỹ tiếp tục duy trì căn cứ không quân ở Manas (Kyrgyzstan) khiến Trung Quốc rất lo ngại. Căn cứ này chi viện đắc lực cho quân Mỹ ở Afghanistan, vì vậy Trung Quốc muốn thuyết phục các tháo gỡ các căn cứ quân sự sau khi Mỹ rút quân.
- Năm là, Trung Quốc muốn ra mắt ê-kíp lãnh đạo mới sau Đại hội 18 cũng như đường lối chính sách đối nội, đối ngoại của Trung Quốc với các nước, trấn an các nước về những điều chỉnh kinh tế cũng như chính sách sau khi ban lãnh đạo mới lên nắm quyền, nhất là khuyến cáo các nước cần thắt chặt hơn nữa sự hợp tác giữa các nước thành viên trong Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) do Trung Quốc và Nga đứng đầu.
Bởi vậy, dư luận cho rằng đây là chuyến thăm “củng cố Sân sau” của Trung Quốc trong thời kỳ Tập Cận Bình./.
Theo Tầm Nhìn
NHỮNG BÀI NỔI BẬT CỦA QLB
Tập Cận Bình thăm 4 nước Trung Á
Chủ tịch Tập Cận Bình có chuyến thăm 4 nước Trung Á 10 ngày từ 3/9/2013 nhằm củng cố và tăng cường quan hệ với các nước “Sân sau” của Trung Quốc trong tình hình uy tín và ảnh hưởng ở “Sân trước” là Biển Đông bị suy giảm kể từ khi Mỹ thực hiện Chiến lược trở lại Châu Á – Thái Bình Dương.
1- Chuyến thăm củng cố “Sân sau”
Tân Hoa Xã ngày 3/9/2013 thông báo Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm bốn nước Trung Á là Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan 10 ngày. Trong thời gian ở thăm, ông sẽ dự cuộc họp Ủy ban thường trực Tổ chức SCO và có bài phát biểu tại Kazakhstan, trình bày chính sách đối nội, đối ngoại của Trung Quốc. Sau đó ông sang Nga để dự Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 8 tại Saint Peterburg từ 5 tới 6/9/2013. Tháp tùng Tập Cận Bình có Vương Hộ Ninh, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban chính sách trung ương; Ủy viên Bộ chính trị Phó Thủ tướng Uông Dương ; Ủy viên Bộ chính trị, Ban bí thư kiêm Chánh văn phòng trung ương Túc Chiến Thư, Ủy viên quốc vụ Dương Khiết Trì và Thống đốc Ngân hàng trung ương Chu Tiểu Xuyên.
Đây là chuyến thăm bốn nước Trung Á đầu tiên của ông Tập Cận Bình sau khi nắm quyền lãnh đạo cao nhất ở Trung Quốc. Tân Hoa Xã cho biết, mục đích chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ kinh tế, ngoại thương, ủng hộ lẫn nhau về chính trị và củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống.
Đây là chuyến thăm nước ngoài lần thứ ba của ông sau chuyến thăm Nga, Tandania, Cộng hòa Nam Phi và Công gô vào tháng trung tuần tháng 3/2013 và chuyến thăm ba nước Mỹ La tinh là Trinidad and Tobago, Costs Rica, Mêhico và Mỹ vào cuối tháng 5 đầu tháng 6/2013. Đáng lưu ý là chuyến thăm Mỹ để làm việc gấp gáp với Obama trong hai ngày 6 -7/6/2013.
Bình luận về chuyến thăm này, Đài “Tiếng nói nước Đức” và hãng AP của Mỹ ngày 3/9/2013 cho rằng bốn nước Trung Á là “Sân sau” của Trung Quốc. Mặc dù có quan hệ hữu nghị lâu dài nhưng không ổn định, bởi vì “Phong trào li khai Tân Cương” có quan hệ gắn bó với các phần tử Hồi giáo các nước này. Ngoài ra, Mỹ tiếp tục duy trì căn cứ quân sự ở Manas ( Kyrgyzstan) gần kề với Trung Quốc và các cuộc “Cách mạng màu” từng nổ ra ở một số nước như Kyrgyzstan năm 2005 đã tác động không nhỏ tới Trung Quốc. Bởi vậy, việc củng cố “Sân sau” là rất quan trọng trong tình hình “Sân trước” đang bất lợi.
2-Nguyên nhân chính khiến Trung Quốc phải củng cố “Sân sau”
Báo chí nước ngoài cho rằng những nguyên nhân khiến ông Tập Cận Bình phải nhanh chóng thăm 4 nước để củng cố “Sân sau”, gồm có:
- Một là, về kinh tế bốn nước này có nguồn dầu lửa phong phú, nên có thể bổ sung cho Trung Quốc nhằm đa dạng hóa thị trường dầu mỏ. Thời gian qua tới 80% dầu mỏ nhập từ Trung Đông trong khi tình hình Khu vực này ngày càng trở nên bất ổn. Năm 2011, kim ngạch buôn bán Trung Quốc – bốn nước Trung Á đạt xấp xỉ 40 tỉ USD, trong đó Trung Quốc chủ yếu nhập dầu mỏ của họ và xuất hàng hóa sinh hoạt sang các nước. Bởi vậy, tăng cường quan hệ hợp tác thì Trung Quốc sẽ có thêm nguồn cung cấp dầu tin cậy gần kề từ các nước láng giềng.
- Hai là, ngăn chặn Phong trào li khai ở Tân Cương. Khu tự trị Tân Cương có mối quan hệ gắn bó với các phần tử Hồi giáo cực đoan ở các nước này, vì vậy liên tục nổ ra các cuộc nổi dậy đòi Tân Cương độc lập, tách ra khỏi Trung Quốc. Cuộc nổi dậy xảy ra ngày 5/7/2009 (gọi là “Sự kiện 5/7”) làm 192 người chết, 1721 người bị thương. Tiếp đó, cuộc nổi dậy trong ba ngày từ 26/6 tới 28/6/2013 làm 35 người chết và nhiều người bị thương.
Giáo sư Andrew Scobell thuộc Công ty nghiên cứu quốc tế RAND của Mỹ cho rằng trong tình hình Mỹ lấn át ở Châu Á – Thái Bình Dương và trong nước chưa ổn định sau khi ê-kíp lãnh đạo mới nắm quyền, Trung Quốc tỏ ra rất lo ngại về tình hình mất ổn định thời gian tới ở Tân Cương, từ đó tác động sâu vào nội địa Trung Quốc. Giáo sư Raffaello Pantucci thuộc Viện nghiên cứu Quốc phòng Hoàng gia Anh (Royal United Services Institute) cho rằng Trung Quốc muốn ổn định Tân Cương thì phải có quan hệ với các nước Trung Á, nếu không sẽ tác động nghiêm trọng tới Tân Cương và toàn quốc.
Ngay các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng có chung quan điểm trên. Ông Thẩm Ký Như, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng có quan hệ tốt với các nước Trung Á thì mới có thể ngăn chặn được các rủi ro đối với Tân Cương. Ông cho rằng có một “Phía Tây ổn định thì có lợi cho ngăn chặn rủi ro ở Phía Đông”.
- Ba là, Trung Quốc lo ngại tình hình bất ổn ngay “Sân sau” của mình khi Mỹ rút quân vào năm 2014. Ông Lý Tân, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu vấn đề Nga và quốc tế của Trung Quốc cho rằng năm 2014 khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan thì một loạt những bất ổn sẽ xảy ra. Bởi vậy, duy trì quan hệ tốt với bốn nước Trung Á có thể giảm bớt các nguy cơ tác động vào Trung Quốc. Ngoài ra, có quan hệ tốt với các nước Trung Á thì Trung Quốc nhân cơ hội Mỹ rút quân có thể phát huy vai trò quan trọng thay thế Mỹ ở khu vực này.
- Bốn là, cố gắng thuyết phục các nước Trung Á không cho Mỹ lập căn cứ quân sự ở nước mình, bởi vì đây là mối nguy cơ tiềm tàng ngay bên sườn và sau lưng Trung Quốc. Hiện nay, Mỹ tiếp tục duy trì căn cứ không quân ở Manas (Kyrgyzstan) khiến Trung Quốc rất lo ngại. Căn cứ này chi viện đắc lực cho quân Mỹ ở Afghanistan, vì vậy Trung Quốc muốn thuyết phục các tháo gỡ các căn cứ quân sự sau khi Mỹ rút quân.
- Năm là, Trung Quốc muốn ra mắt ê-kíp lãnh đạo mới sau Đại hội 18 cũng như đường lối chính sách đối nội, đối ngoại của Trung Quốc với các nước, trấn an các nước về những điều chỉnh kinh tế cũng như chính sách sau khi ban lãnh đạo mới lên nắm quyền, nhất là khuyến cáo các nước cần thắt chặt hơn nữa sự hợp tác giữa các nước thành viên trong Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) do Trung Quốc và Nga đứng đầu.
Bởi vậy, dư luận cho rằng đây là chuyến thăm “củng cố Sân sau” của Trung Quốc trong thời kỳ Tập Cận Bình./.
Theo Tầm Nhìn
NHỮNG BÀI NỔI BẬT CỦA QLB
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment