QLB - Dựa trên bằng chứng từ nguồn công khai không nhiều lắm và xem xét những ấn phẩm nội bộ của TQ, nổi lên 16 nhân tố tâm lý-những mối lo ngại hay khả năng dễ bị tổn thương về quân sự - giải thích vì sao TQ xây dựng các lực lượng quân sự như hiện nay và những nhân tố có thể có ảnh hưởng đối với chính sách quân sự của TQ trong tương lai.
Nhà phân tích quân sự Michael Pillsbury trong bài viết trên tạp chí Surival gần đây đã nêu ra 16 cái sợ để giải thích vì sao Bắc Kinh xác định những yêu cầu chiến lược cụ thể và tập trung phát triển một số hệ thống trong thập kỷ qua để tăng cường sức mạnh quốc phòng.
Không có cách nào để biết chắc danh mục mười sáu cái sợ này đã đầy đủ chưa, và cũng không thể xếp theo thứ tự mức độ sợ hãi, nhưng chắc rằng tất cả sẽ tiếp tục tác động đến quá trình ra quyết định quốc phòng của TQ về lâu dài.
16 nỗi sợ này gồm: Sợ bị phong tỏa bởi các đảo; Sợ mất các nguồn tài nguyên biển; Sợ bị chặn các đường giao thông biển; Sợ bị xâm lược trên bộ hay chia cắt lãnh thổ; Sợ bị tiến công bằng lực lượng thiết giáp hay không quân; Sợ mất ổn định bên trong do những cuộc bạo loạn, nội chiến hay khủng bố; Sợ hệ thống đường ống bị tiến công; Sợ các đòn tiến công từ tàu sân bay; Sợ các đòn tập kích đường không lớn; Sợ Đài Loan trở thành một quốc gia độc lập; Sợ các lực lượng chưa đủ mạnh để “giải phóng” Đài Loa; Sợ các lực lượng tên lửa chiến lược bị tiến công bằng lực lượng biệt kích, gây nhiễu hay vũ khí tiến công chính xác; Sợ leo thang và mất khả năng kiểm soát; Sợ bị tiến công điều khiển học; Sợ bị tiến công vào các vũ khí chống vệ tinh; Sợ các nước láng giềng trong khu vực.
1. Sợ bị phong toả bởi các đảo
Nhiều nhân vật trong Quân đội TQ lo ngại rằng TQ có thể dễ dàng bị một cường quốc bên ngoài phong toả dựa vào một dãy đảo trải dài từ Nhật đến Philippines trên đó rất dễ xây dựng công sự. TQ coi dãy đảo này là chướng ngại vật địa lý thiên nhiên chặn lối ra biển khơi của TQ-một điều kiện mà các nước xung quanh TQ đang tích cực khai thác.
Thật vậy, một cựu tham mưu trưởng hải quân Nhật đã từng huyênh hoang nói rằng tàu ngầm của TQ sẽ không thể lọt qua dãy đảo Ryukuy để ra vùng biển khơi của Thái Bình Dương lên phía Bắc hay Nam Đài Loan, hoặc qua Eo biển Bashi (luzon) mà không bị các lực lượng chống ngầm của Mỹ và Nhật phát hiện.
Các tác giả của những bài viết trên báo chí quân sự TQ thường đề cập sự cần thiết của việc huấn luyện, diễn tập và kế hoạch chiến dịch quân sự nhằm phá vỡ thế bị phong toả bởi các đảo. Một bài viết phân tích mang tính nghiên cứu về tác chiến hình dung bảy loại phương tiện thù địch mà tàu ngầm TQ sẽ phải khắc phục để phá vỡ hàng rào phong toả. Kẻ địch sẽ sử dụng một hệ thống phong toả chống TQ gồm các mạng chống ngầm, hệ thống thuỷ âm, thuỷ lôi ngầm, chiến hạm nổi, máy bay chống ngầm, tàu ngầm và vệ tinh trinh sát. Những sĩ quan TQ viết bài phân tích này dẫn ra mười bài nghiên cứu trước từ năm 1997 đến 2004 cũng đã đề cập việc ước tính lực lượng cần thiết như thế nào để phá vỡ thế bị phong toả do dãy đảo tạo ra.
Hải quân Trung Quốc tập trận hồi tháng 7
2. Sợ mất các nguồn tài nguyên biển
Một cái sợ khác về biển mà các tác giả TQ quan tâm là những nguồn tài nguyên quí giá bên trong ranh giới lãnh hải của TQ đang bị các cường quốc bên ngoài cướp đoạt do Hải quân TQ còn yếu, khiến sự phát triển tương lai của TQ bị đe doạ. Đã có nhiều đề xuất khác nhau nhằm cải thiện tình hình này. Trương Văn Mộc, vốn là một nhà nghiên cứu trong nhóm cố vấn của Bộ An ninh Nhà nước, thường nói:
“Hải quân gắn với sức mạnh biển của TQ, và sức mạnh biển gắn với sự phát triển tương lai của TQ. Tôi nhận thấy nếu một quốc gia không có sức mạnh biển thì sự phát triển không có tương lai”. Một bài viết đăng trên tạp chí “Nghiên cứu kinh tế quân sự” năm 2005 cho rằng kinh tế đối ngoại của TQ, ngoại thương và
các thị trường ở hải ngoại của TQ “tất cả đều cần được bảo đảm bằng một lực lượng quân sự hùng mạnh; nếu không, TQ có thể sẽ rơi vào thế bị động”.
3. Sợ bị chặn các đường giao thông trên biển
Nhiều bài viết trên báo chí TQ nói đến ngay có các đường giao thông trên biển của TQ dễ bị “cắt đứt”, đặc biệt là đường vận chuyển dầu lửa “có tầm quan trọng sống còn” qua Eo biển Malắcca. Những người hộ chủ trương xây dựng lực lượng hải quân biển xanh nêu lý do không an toàn của việc nhập khẩu năng lượng. Có người cho rằng các hạm đội Mỹ, Nhật và Ấn Độ kết hợp với nhau “tạo ức ép vô cùng lớn đối với đường vận chuyển dầu lửa của TQ”, nhưng cũng có người cho rằng “chỉ nước Mỹ có đủ sức mạnh và dám chặn đường vận chuyển dầu lửa của TQ”.
Tương tự như vậy, cuốn “Hướng dẫn Nghiên cứu lý luận chiến dịch”, một cuốn sách giáo khoa do các học giả trường Đại học Quốc phòng TQ viết năm 2001, đề cập nhiều tình huống có thể xảy ra về việc ngăn chặn và bảo vệ các đường giao thông trên biển”. Khoa học chiến dịch”, một tài liệu giáo khoa quan trọng khác, cũng do trường Đại học Quốc phòng biên soạn, bàn về việc bảo vệ các đường giao thông trên biển trong ấn bản năm 2006.
Một số tác giả coi đây là vấn đề cấp bách: “Về những vấn đề… cấm vận đường biển hay đường vận chuyển dầu lửa bị cắt đứt… TQ phải… ‘sửa nhà trước khi trời mưa’ ”. Những người ủng hộ chủ trương này dường như muốn nhanh chóng chuyển từ nỗ lực phát triển hải quân chủ yếu dựa vào tàu ngầm sang ưu tiên phát triển hải quân lấy tàu sân bay làm “nòng cốt”. Những người ủng hộ chủ trương bảo đảm an toàn cho các đường giao thông trên biển nhiều tham vọng nhất mong muốn lực lượng quân sự TQ có mặt trên toàn cầu.
4. Sợ bị xâm lược trên bộ hay chia cắt lãnh thổ
TQ đã vạch kế hoạch chiến dịch đối phó với những tình huống bị xâm lược khác nhau trong một cuốn Điều lệ huấn luyện chỉ sử dụng trong quân đội; và một công trình nghiên cứu có ảnh hưởng do các nhà nghiên cứu của trường Đại học Quốc phòng, Viện Hàn lâm khoa học quân sự và các nhóm chuyên gia chiến lược hàng đầu khác tiến hành năm 2005 đã đánh giá những mặt dễ bị tổn thương của bảy đại quân khu, xem xét nhữung con đường khác nhau mà kẻ địch có thể tiến vào xâm lược TQ.
Trên cơ sở điều kiện địa lý của từng quân khu và những hành động xâm lược của các lực lượng nước ngoài trong lịch sử họ dự báo khả năng dễ bị tổn thương khi bị tiến công trên bộ trong tương lai, thậm chí xác định các nước láng giềng là những kẻ xâm lược tiềm tàng. Những thay đổi gần đây về cơ cấu lực lượng Quân giải phóng Nhân dân dường như nhằm nâng cao khả năng chống hành động xâm lược TQ trên bộ.
Michael Pillsbury – Tạp chí Survival
Người đưa tin
(Còn nữa)
Nhà phân tích quân sự Michael Pillsbury trong bài viết trên tạp chí Surival gần đây đã nêu ra 16 cái sợ để giải thích vì sao Bắc Kinh xác định những yêu cầu chiến lược cụ thể và tập trung phát triển một số hệ thống trong thập kỷ qua để tăng cường sức mạnh quốc phòng.
Không có cách nào để biết chắc danh mục mười sáu cái sợ này đã đầy đủ chưa, và cũng không thể xếp theo thứ tự mức độ sợ hãi, nhưng chắc rằng tất cả sẽ tiếp tục tác động đến quá trình ra quyết định quốc phòng của TQ về lâu dài.
16 nỗi sợ này gồm: Sợ bị phong tỏa bởi các đảo; Sợ mất các nguồn tài nguyên biển; Sợ bị chặn các đường giao thông biển; Sợ bị xâm lược trên bộ hay chia cắt lãnh thổ; Sợ bị tiến công bằng lực lượng thiết giáp hay không quân; Sợ mất ổn định bên trong do những cuộc bạo loạn, nội chiến hay khủng bố; Sợ hệ thống đường ống bị tiến công; Sợ các đòn tiến công từ tàu sân bay; Sợ các đòn tập kích đường không lớn; Sợ Đài Loan trở thành một quốc gia độc lập; Sợ các lực lượng chưa đủ mạnh để “giải phóng” Đài Loa; Sợ các lực lượng tên lửa chiến lược bị tiến công bằng lực lượng biệt kích, gây nhiễu hay vũ khí tiến công chính xác; Sợ leo thang và mất khả năng kiểm soát; Sợ bị tiến công điều khiển học; Sợ bị tiến công vào các vũ khí chống vệ tinh; Sợ các nước láng giềng trong khu vực.
1. Sợ bị phong toả bởi các đảo
Nhiều nhân vật trong Quân đội TQ lo ngại rằng TQ có thể dễ dàng bị một cường quốc bên ngoài phong toả dựa vào một dãy đảo trải dài từ Nhật đến Philippines trên đó rất dễ xây dựng công sự. TQ coi dãy đảo này là chướng ngại vật địa lý thiên nhiên chặn lối ra biển khơi của TQ-một điều kiện mà các nước xung quanh TQ đang tích cực khai thác.
Thật vậy, một cựu tham mưu trưởng hải quân Nhật đã từng huyênh hoang nói rằng tàu ngầm của TQ sẽ không thể lọt qua dãy đảo Ryukuy để ra vùng biển khơi của Thái Bình Dương lên phía Bắc hay Nam Đài Loan, hoặc qua Eo biển Bashi (luzon) mà không bị các lực lượng chống ngầm của Mỹ và Nhật phát hiện.
Các tác giả của những bài viết trên báo chí quân sự TQ thường đề cập sự cần thiết của việc huấn luyện, diễn tập và kế hoạch chiến dịch quân sự nhằm phá vỡ thế bị phong toả bởi các đảo. Một bài viết phân tích mang tính nghiên cứu về tác chiến hình dung bảy loại phương tiện thù địch mà tàu ngầm TQ sẽ phải khắc phục để phá vỡ hàng rào phong toả. Kẻ địch sẽ sử dụng một hệ thống phong toả chống TQ gồm các mạng chống ngầm, hệ thống thuỷ âm, thuỷ lôi ngầm, chiến hạm nổi, máy bay chống ngầm, tàu ngầm và vệ tinh trinh sát. Những sĩ quan TQ viết bài phân tích này dẫn ra mười bài nghiên cứu trước từ năm 1997 đến 2004 cũng đã đề cập việc ước tính lực lượng cần thiết như thế nào để phá vỡ thế bị phong toả do dãy đảo tạo ra.
Hải quân Trung Quốc tập trận hồi tháng 7
2. Sợ mất các nguồn tài nguyên biển
Một cái sợ khác về biển mà các tác giả TQ quan tâm là những nguồn tài nguyên quí giá bên trong ranh giới lãnh hải của TQ đang bị các cường quốc bên ngoài cướp đoạt do Hải quân TQ còn yếu, khiến sự phát triển tương lai của TQ bị đe doạ. Đã có nhiều đề xuất khác nhau nhằm cải thiện tình hình này. Trương Văn Mộc, vốn là một nhà nghiên cứu trong nhóm cố vấn của Bộ An ninh Nhà nước, thường nói:
“Hải quân gắn với sức mạnh biển của TQ, và sức mạnh biển gắn với sự phát triển tương lai của TQ. Tôi nhận thấy nếu một quốc gia không có sức mạnh biển thì sự phát triển không có tương lai”. Một bài viết đăng trên tạp chí “Nghiên cứu kinh tế quân sự” năm 2005 cho rằng kinh tế đối ngoại của TQ, ngoại thương và
các thị trường ở hải ngoại của TQ “tất cả đều cần được bảo đảm bằng một lực lượng quân sự hùng mạnh; nếu không, TQ có thể sẽ rơi vào thế bị động”.
3. Sợ bị chặn các đường giao thông trên biển
Nhiều bài viết trên báo chí TQ nói đến ngay có các đường giao thông trên biển của TQ dễ bị “cắt đứt”, đặc biệt là đường vận chuyển dầu lửa “có tầm quan trọng sống còn” qua Eo biển Malắcca. Những người hộ chủ trương xây dựng lực lượng hải quân biển xanh nêu lý do không an toàn của việc nhập khẩu năng lượng. Có người cho rằng các hạm đội Mỹ, Nhật và Ấn Độ kết hợp với nhau “tạo ức ép vô cùng lớn đối với đường vận chuyển dầu lửa của TQ”, nhưng cũng có người cho rằng “chỉ nước Mỹ có đủ sức mạnh và dám chặn đường vận chuyển dầu lửa của TQ”.
Tương tự như vậy, cuốn “Hướng dẫn Nghiên cứu lý luận chiến dịch”, một cuốn sách giáo khoa do các học giả trường Đại học Quốc phòng TQ viết năm 2001, đề cập nhiều tình huống có thể xảy ra về việc ngăn chặn và bảo vệ các đường giao thông trên biển”. Khoa học chiến dịch”, một tài liệu giáo khoa quan trọng khác, cũng do trường Đại học Quốc phòng biên soạn, bàn về việc bảo vệ các đường giao thông trên biển trong ấn bản năm 2006.
Một số tác giả coi đây là vấn đề cấp bách: “Về những vấn đề… cấm vận đường biển hay đường vận chuyển dầu lửa bị cắt đứt… TQ phải… ‘sửa nhà trước khi trời mưa’ ”. Những người ủng hộ chủ trương này dường như muốn nhanh chóng chuyển từ nỗ lực phát triển hải quân chủ yếu dựa vào tàu ngầm sang ưu tiên phát triển hải quân lấy tàu sân bay làm “nòng cốt”. Những người ủng hộ chủ trương bảo đảm an toàn cho các đường giao thông trên biển nhiều tham vọng nhất mong muốn lực lượng quân sự TQ có mặt trên toàn cầu.
4. Sợ bị xâm lược trên bộ hay chia cắt lãnh thổ
TQ đã vạch kế hoạch chiến dịch đối phó với những tình huống bị xâm lược khác nhau trong một cuốn Điều lệ huấn luyện chỉ sử dụng trong quân đội; và một công trình nghiên cứu có ảnh hưởng do các nhà nghiên cứu của trường Đại học Quốc phòng, Viện Hàn lâm khoa học quân sự và các nhóm chuyên gia chiến lược hàng đầu khác tiến hành năm 2005 đã đánh giá những mặt dễ bị tổn thương của bảy đại quân khu, xem xét nhữung con đường khác nhau mà kẻ địch có thể tiến vào xâm lược TQ.
Trên cơ sở điều kiện địa lý của từng quân khu và những hành động xâm lược của các lực lượng nước ngoài trong lịch sử họ dự báo khả năng dễ bị tổn thương khi bị tiến công trên bộ trong tương lai, thậm chí xác định các nước láng giềng là những kẻ xâm lược tiềm tàng. Những thay đổi gần đây về cơ cấu lực lượng Quân giải phóng Nhân dân dường như nhằm nâng cao khả năng chống hành động xâm lược TQ trên bộ.
Michael Pillsbury – Tạp chí Survival
Người đưa tin
(Còn nữa)
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment