Blogger Widgets

Sunday, August 25, 2013

Bầu cử thật Đảng CS 'vẫn có thể thắng'

QLB  

Lời kêu gọi thành lập một đảng mới, Đảng Dân chủ Xã hội, do nhóm của luật gia Lê Hiếu Đằng, một đảng viên cộng sản lâu năm, khởi xướng đã gây ra những tranh luận nhiều chiều trong những ngày qua.

Ông Lê Hiếu Đằng, trong cuộc trả lời phỏng vấn BBC hôm 21/8/2013 đã phản hồi lại các ý kiến nhiều chiều như của Giáo sư Vũ Minh Giang, hay bài viết của người có bút danh Trọng Đức trên tờ Quân Đội Nhân Dân:
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Là người nằm trong hệ thống chính trị lâu năm, trên 45 tuổi đảng, và làm ở Hội đồng nhân dân thành phố nhiều năm, tôi có kinh nghiệm về vấn đề này. Như trong bài tôi mới viết "Những điều cần nói rõ thêm", thật ra một số đảng viên, một số người có tấm lòng, người ta rất cố gắng để làm sao cho Đảng tự thay đổi. Và đây là phương án tốt nhất.

Tôi có nhắc tới kinh nghiệm khi ông Lê Quang Đạo làm Chủ tịch Mặt trận cũng như là ông Phạm Văn Kiết làm Tổng thư ký, ông chỉ đề xuất ý tưởng Mặt trận là đối trọng để giám sát chính quyền. Hoặc khi ông Phạm Thế Duyệt là Chủ tịch Mặt trận cũng đưa ra đề án về vai trò giám sát của Mặt trận, trình lên Ban Bí thư, nhưng cuối cùng thì Ban Bí thư cũng lờ luôn cùng với việc lập hội. Sau đó biết bao nhiêu người, tướng lãnh thì ví dụ như ông Trần Độ, ông Đặng Quốc Bảo, ông Trần Vĩnh, nhiều người lắm.

Quan chức chính quyền thì có nguyên ủy viên Bộ Chính trị và Chủ tịch Quốc hội là ông Nguyễn Văn An cũng có những góp ý rất chân tình. Ví dụ ông An nói thực chất đây là lãnh đạo tập thể nhưng thực ra là mua tập thể, ông có nói những ý đó thì cũng không ai nghe hết.

Thành ra đã đến lúc tôi thấy rằng nếu cứ cái kiểu hy vọng một cách hão huyền tự bản thân thay đổi thì tôi nghĩ là rất khó, vì nói thật bây giờ nhà nước VN đã bị tha hóa, ở chỗ nó trở thành những tập đoàn lợi ích, lũng loạn nhà nước rồi. Do đó khó mà họ từ bỏ vị trí, địa vị hiện nay.
"Nếu bầu cử tự do thật sự thì đảng Cộng sản với hệ thống chính trị của mình ở tận cơ sở như vậy thì vẫn có thể thắng lợi. Có thể mấy chục phần trăm đó nhưng vẫn là một đảng cầm quyền và như vậy lúc đó có chính danh"

Ông Lê Hiếu Đằng

Vì vậy quan điểm của chúng tôi là bây giờ phải có một xã hội công dân với những tổ chức thực sự thay mặt cho người dân để giám sát một cách có hiệu quả chính quyền. Như các nước trong xu thế hiện nay trên thế giới cũng vậy. Do đó mà chúng tôi chủ chương là phải có những lực lượng đối lập thực sự.

Tôi nghĩ đây cũng là điều bình thường. Chữ đối lập đây không có nghĩa là mình bài bác gì đảng Cộng sản. Bản thân tôi là đảng viên đảng Cộng sản lâu năm mà. Nhưng chính cái đó là cái giúp cho đảng một lối thoát. Và đảng phải thông qua đấu tranh bằng bầu cử tự do, bỏ phiếu kín và nếu đảng giành được quyền lãnh đạo thì mới là chính danh và sự lãnh đạo của đảng mới là hợp pháp.

Còn bây giờ nói thật ra cái chủ trương không đa nguyên là chủ trương của đảng thôi. Như tôi đã nói, chưa có văn bản luật pháp nào cấm đa nguyên đa đảng. Mà theo nguyên tắc pháp lý cái gì nhà nước không cấm thì dân có quyền làm. Dân người ta có quyền sử dụng cái quyền công dân của người ta để người ta làm những việc đó.

BBC: Nhưng như Giáo sư Vũ Minh Giang thì hiện nay chưa có cơ sở pháp lý nào cho phép việc thành lập chính đảng mới tại Việt Nam. Như vậy có đúng không thưa ông? Ông thì vừa nói là không có điều nào cấm không cho thành lập đảng?

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Hoàn toàn không đúng bởi vì cơ sở pháp lý là gì? Tức là không có văn bản nhà nước cấm đa nguyên đa đảng thì người dân có quyền thành lập những đảng, những lực lượng chính trị độc lập, song song cùng tồn tại với đảng Cộng sản chứ không bài bác gì đảng Cộng sản và như vậy nó phù hợp với luật pháp chứ tại sao không có cơ sở pháp lý?

Thí dụ nhà nước cấm thì thôi mình không làm. Nhưng nhà nước không cấm thì mình làm. Bây giờ có tình trạng một số trí thức sợ một cách quá đáng. Tại sao em Phương Uyên, một cô gái 21 tuổi trước tòa em công khai nói những điều chống Trung Quốc? Với phong trào đấu tranh quần chúng thì cuối cùng buộc lòng họ cũng phải tha em, 6 năm quản chế nhưng mà được tha ngay tại tòa. Thế tại sao một số nhân sĩ trí thức cho đến bây giờ vẫn cứ sợ hãi là sao?

Rõ ràng tình hình bây giờ đã chín muồi rồi. Tình hình kinh tế, xã hội, tất cả các lĩnh vực xuống cấp nghiêm trọng. Phải thấy là trách nhiệm của nhân sĩ trí thức Việt Nam là do anh thụ động, do anh thủ tiêu đấu tranh cho nên tình hình mới tồi tệ như hiện nay, để đảng Cộng sản muốn làm gì thì làm. Thì bây giờ anh phải thức tỉnh chứ.

Quá khứ đã qua rồi. Nhưng bây giờ có những điều kiện để nhận thức lại tình hình thì phải nhận thức lại, và từ nhận thức lại thì phải có hành động, chứ khoanh tay ngồi chờ sao? Giờ có những lực lượng xâm nhập vào đất Việt, nó phá kinh tế của mình, nó phá nhiều cái. Có những nguy cơ như vậy, nhất là ở bên cạnh một nhà nước bành trướng, có thể nói là vốn có truyền thống bành trướng, không bao giờ thay đổi bản chất.

Bây giờ nó triển khai lực lượng trên các vùng rừng núi Tây nguyên, ngay cả ở Cà Mau. Kinh tế thì nó khống chế, hàng gian, hàng giả, đủ thứ chuyện, nguy cơ đe dọa như vậy. Tình hình đối đầu rất là nguy cấp. Nếu mà người dân, nhất là nhân sĩ trí thức không dám nói tiếng nói của mình thì sẽ để cho chính quyền muốn làm gì thì làm và như vậy những hy sinh xương máu của biết bao nhiêu người trong đó có bạn bè chúng tôi trở nên vô ích.

Vì chúng tôi khi đi đấu tranh, ngoài đấu tranh giành độc lập, thống nhất lãnh thổ rồi, thì hy vọng là có một chính quyền tốt đẹp hơn trước. Nhưng bây giờ tính về mọi mặt thì so ra còn tệ hơn nữa. Thành ra chúng tôi nghĩ đây là lúc trí thức phải đứng ra nhận trách nhiệm của mình. Và từ đó số anh chị em trẻ người ta đã hăng hái tham gia sẽ có chỗ dựa cho người ta đi lên.

BBC: Liệu lời kêu gọi của ông như vậy có thể trở thành hiện thực hay không? Và muốn trở thành hiện thực thì phải có những yếu tố gì thưa ông?

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi cho là trong tình hình hiện nay nhiều anh em rất là ủng hộ, đến gặp tôi hoặc qua điện thoại, rất chia sẻ. Nếu có ý kiến nào, ví vụ như tờ Quân đội nhân dân có đăng ý kiến một cái ông đó, thì người ta phản bác lại ngay. Nói chung là người ta đồng tình với đề xuất của chúng tôi. Còn tôi chỉ là người đề xuất, còn làm thì phải rất nhiều người cùng làm và làm cái này thì phải có một quá trình chứ không thể ngày một ngày hai mà làm được. Việc hình thành xã hội công dân phải là một quá trình hết sức khó khăn.

BBC: Hôm nay trên báo Quân đội nhân dân có một bài ký tên là Trọng Đức trong đó có họ nói ông dùng "bức tử" là không có đúng vì "những đảng đã giải tán tại Việt Nam trước đây đều là do tự giải tán sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình. Đảng Cộng sản Việt Nam không hề có hành động gì gọi là bức tử những đảng đó cả" thì ông nghĩ sao về lập luận này của tác giả Trọng Đức?

Các lãnh đạo cộng sản Hoàng Quốc Việt, Võ Chí Công, Song Hào và Trần Nam Trung (Mặt trận Giải phóng) cùng ông Nghiêm Xuân Yêm, Tổng thư ký đảng Dân chủ hôm 20/11/1975 ở Sài Gòn

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi là người trong Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ Miền Nam, tức là bên cạnh Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời. Tôi quen rất nhiều anh là đảng viên đảng Dân chủ và đảng Xã hội trước đây.

Thí dụ anh Huỳnh Văn Tiểng, hay bác sĩ Nguyễn Tấn Gi Trọng, những người của đảng Dân chủ. Tôi đã đi công tác nước ngoài với đoàn của ông Nghiêm Xuân Yêm. Bức tử tức là người ta đề nghị phải giải tán chứ thực ra các ông đâu có muốn giải tán nhưng sự thực như vậy đó.

Người ta buộc phải giải tán với danh nghĩa là hoàn thành nhiệm vụ. Cũng như trước đây tờ Tin Sáng cũng vậy. Sau giải phóng có tờ Tin Sáng của anh Hồ Ngọc Nhuận thì cuối cùng tồn tại được mấy năm rồi cũng dẹp luôn. Vì thế tôi dùng từ "bức tử" là rất là đúng.

Nhưng tất nhiên nhà nước mình đâu có thể nói là họ bức tử mà họ phải nói là hai đảng đó tự giải tán. Tôi cho là thực ra chỉ là cách nói giả dối và không lừa được ai.

BBC: Nếu bây giờ những đảng cũ đó muốn đứng ra để thành lập lại, hoặc như theo lời kêu gọi của ông, thì làm sao thành lập được một đảng phái khác có thể hoạt động được để trở thành một đảng đối lập tại Việt Nam thưa ông?

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Vấn đề ở chỗ là cơ sở pháp lý nhà nước không cấm thì mình không phải là khôi phục lại hai đảng cũ mà là một đảng Dân chủ Xã hội mới. Việc thành lập này nó có thuận lợi là hiện nay hệ thống đảng Dân chủ Xã hội là trên phạm vi toàn thế giới.

Khuynh hướng dân chủ xã hội là khuynh hướng tiến bộ hiện nay. Nó hạn chế những mặt tiêu cực của chủ nghĩa tư bản và nó đấu tranh vì dân quyền, nhân quyền và bảo vệ môi trường. Tôi nghĩ đó là con đường phải đi.

Nhiều năm bàn về việc thành lập đảng thì nhà nước không chịu. Tôi cho là nhiều anh em nghĩ là thôi, mình thành lập một phong trào, chẳng hạn như Phong trào vì một nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh và tiến bộ xã hội. Dưới dạng một phong trào, cái gì cũng được miễn là có một lực lượng của nhân dân thực sự đứng ra giám sát chính quyền. Chứ còn Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hiện này là không thể giám sát được vì đó là công cụ của đảng Cộng sản.
"Chúng tôi nghĩ đây là lúc trí thức phải đứng ra nhận trách nhiệm của mình. Và từ đó số anh chị em trẻ người ta đã hăng hái tham gia sẽ có chỗ dựa cho người ta đi lên"

Luật gia Lê Hiếu Đằng

BBC: Cũng trong bài viết của mình, ông Trọng Đức có viết "Nhân dân Việt Nam đã lựa chọn đảng Cộng sản là người lãnh đạo duy nhất của mình". Vậy ông nghĩ sao về ý kiến này trong khi ông cho rằng nên thành lập cả các đảng khác nữa. Vì nếu như theo ông Trọng Đức nói thì nhân dân chọn là chỉ có một đảng thôi?

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Nói nhân dân chọn sự lãnh đạo của đảng thì cũng đúng trong thời kỳ kháng chiến. Vì trong thời kỳ kháng chiến thực ra người ta cũng không có nghĩ là theo đảng mà người ta nghĩ là đi kháng chiến chống lại thực dân Pháp và sau này người ta hy vọng là sau khi thắng lợi rồi thì xây dựng tốt đẹp hơn cũ. Nhưng tình hình không phải như vậy.

Ngay hiến pháp và tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước Ba Đình thì những điều đó bây giờ bị rơi vãi, không nói là xóa bỏ hết các quyền tự do dân chủ của người dân.

Mục tiêu của cuộc cách mạng bây giờ không còn nữa vì vậy đảng Cộng sản không còn là đảng cách mạng như trước. Thành ra trước đây người ta theo đảng Cộng sản với tư cách là đảng cách mạng nhằm lãnh đạo cuộc kháng chiến.

Nhưng bây giờ đảng Cộng sản đang trở thành một sức ngăn trở sự phát triển của đất nước và xã hội. Thế tại sao lại nói là được nhân dân ủy nhiệm? Anh muốn nói là được nhân dân ủy nhiệm thì ở một đất nước hòa bình chỉ việc thông qua một cuộc bầu cử hợp pháp có sự tham gia giám sát của một lực lượng quốc tế.

Thực ra bây giờ không có lực lượng nào mạnh bằng đảng Cộng sản. Nếu bầu cử tự do thật sự thì đảng Cộng sản với hệ thống chính trị của mình ở tận cơ sở như vậy thì vẫn có thể thắng lợi. Có thể mấy chục phần trăm đó nhưng vẫn là một đảng cầm quyền và như vậy lúc đó có chính danh.

Như thế là có một cơ chế dân chủ, và lực lượng đối lập trong một xã hội công dân sẽ ngày càng phát triển, và sẽ đến lúc nó lớn dần lên. Cũng như ở các nước thực ra chỉ cần hai đảng, còn mấy đảng nhỏ. Tôi nghĩ như vậy là quy luật phát triển tất yếu của tất cả các nước hiện nay mà Việt Nam cũng không thể đi ngược lại được.

Ông BấmLê Hiếu Đằng từng giữ chức Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM. Quý vị có các ý kiến khác nhau về chủ đề này xin chia sẻ với Diễn đàn BBC hoặc trang Facebook. Về bài mới nhất trên Quân đội Nhân dân phê phán ông Lê Hiếu Đằng xin bấm vào Bấmđịa chỉ này

BBC

4 comments:

louielamson2000 said...


Phải chăng đa số Việt Kiều Tị Nạn ở Mỹ-Úc-Canada-Châu Âu… Họ nghĩ niếu đưa tiền và chất xám về Việt Nam, đầu tư vào chế độ Cộng Sản@Công An Trị. Độc Tài Tham Nhũng như: “Gởi trúng cho ác” .
Chỉ có số ít hạng Việt Kiều sân sau của đảng…

Các tập đoàn Tư Bản nước ngoài ở Á Châu, như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Thailand, Singapore, India… Mục đích của họ là mướn được công nhân Việt Nam với giá rẻ mạt, để làm ra sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Âu-Mỹ bán được lời nhiều…
Riêng Trung Cộng cũng không ngoài mục đích đó, nhưng phần quan trọng hơn nữa là vấn đề chiến lược??? Trung Cộng muốn sử dụng Việt Nam làm cái sân sau…Chính sách đồng hóa-Giăng câu thả lưới + Lưỡi Bò Biển Đông…

Hơn 10 năm qua các tập đoàn, doanh nghiệp tư bản thế giới đổ tiền vào Việt Nam cũng khá… Bây giờ thì họ đã niếm mùi, hiểu và biết được!!! Tiền bôi trơn cho các dự án, tiền vào cửa trước cửa sau, cho các quan quyền tham nhũng của đảng…
Thử hỏi với một hệ thống chính trị gọi là: “Công An Trị”. Đảng Cộng Sản độc quyền kiểm soát toàn bộ xã hội như ở Việt Nam ngày nay. Thủ Tướng Công An-Bí Thư Công An -Chủ Tịch Công An , Tòa Án, Truyền Thông, Báo Chí, Tôn Giáo, Ngân Hàng, Giao Thông, Điện Lực, Giáo Dục, Y Tế…
Cái gì Công An Trị nó cũng thọc tay vào điều khiển hết…
Một đất nước như vậy thì làm sao mà khá nổi. Cho nên câu nói: “Gởi trứng cho ác” mà đa số Việt Kiều Tị Nạn ở Mỹ-Úc-Canada-Châu Âu nói là đúng…
Công An Nhân Dân!? Công việc nghề nghiệp của cảnh sát công An là gì!? Trong khi đó theo tài liệu điều tra thống kê về tỉ số tham nhũng ở Việt Nam, nghành Công An Cảnh Sát đứng hàng đầu…
Hệ thống Công An Trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam thọc tay vào nắm giữ, kiểm soát tất cả mọi nghành nghề trong xã hội. Công An Trị của Đảng tự do làm mưa làm gió, tác ai tác quái, nó chỉ làm cho hình ảnh con người, văn hóa xã hội, của đất nước Việt Nam thêm xấu đi.
Và tất nhiên các Quốc Gia cộng đồng trên Thế giới văn minh ngày nay, họ sẽ phải cân nhắc kỹ khi bỏ đồng tiền đầu tư vào một nước Viêt Nam: Tham Nhũng Độc Tài-Công An Trị, luật pháp bất công. (Luật rừng)

Ở Miền Bắc Việt Nam hiện nay có nhiều công ty đầu tư nước ngoài, trong đó có hai (2) tập đoàn đầu tư lớn như Samsung ở Bắc Ninh. Bridgestone, thuê mướn lao đông công nhân Việt Nam với giá rẻ.
Nhưng thử hỏi lợi nhuận mang lại cho người công dân Việt Nam là bảo nhiêu?
Về lâu dài cuộc sống môi trường sinh thái, của những gia đình công nhân và con cháu họ phải chăng năng lưc và trí tuệ của họ bị vắt kiệt

http://worldconstructionnetwork.com/projects/bridgestone_hai_phong_car_tire/
Bridgestone - Hai Phong Car Tire
Dự án này chủ nhân của Nhật bản trên 300 kỹ sư chyên viên kỹ thuật.. Over 300 Japanese Engineers
Kiểm soát toàn bộ hệ thống điều hành về công thức kỹ thuật chế biến sản suất từ A đến Z không cho lọt ra ngoài… Phải chăng Bridgestone - Hai Phong Car Tire, họ đã học được những kinh nghiệm mà các doanh nhân Mỹ đã phải trả giá ở Trung Công.
Hơn 3000 công nhân Việt Nam làm việc tại Bridgestone - Hai Phong Car Tire, họ chỉ là những người được sử dụng trong các khâu: làm việc thể lực tay chân”.
Trong một chuyến đi từ Hà Nội xuống Hải Phòng đầu tháng 8-2013, tình cờ gặp người lái xe chở các chuyên gia kỹ thuật-kỹ sư Nhật của hãng Bridgestone - Hai Phong Car Tire. Nghe người tài xế kể qua, không khác gì mấy so với công nhân làm việc như giày da, gấu bông, may mặc … lương bổng hàng tháng khá hơn gì?
Bridgestone – Hai Phong Car Tire:
This project of the Japan has over 300 Japanese people, including Administrators, Technicians, Engineers, Director. Bridgestone – Hai Phong Car Tire control and hiring over 3000 Vietnamese workers for manufacturing…

Tám Thơm said...

(Xin được tiếp tục từ những câu chuyện đóng góp trong bài "Kêu gọi thành lập chính đảng mới ở Việt Nam ".

Ô-sin em và con nhỏ bạn chăm chú lắng nghe Thày Năm diễn giải, chúng em rất ngạc nhiên, trước nay chỉ thấy thày cặm cụi vườn rau sau nhà hay đi đó đơm rạch nước ven song, hoặc thỉnh thoảng ra chợ chiều mua sắm muối mắm, đậu gạo.để song qua ngày ... chúng em cũng biết với kiến thức một giáo sư Việt văn trước năm 75 - nếu lâu năm không được xử dung cũng phải cũ mòn đi chứ ?. Không ngờ chuyến đi chơi của Thày cùng với người cháu ra thăm Chùa Bái Đính Hoa Lư, đã mang về nhiều nhận xét rất hấp dẫn và sôi nổi.
Ô-sin em nhớ lại trước đây, có một lần quá tò mò, nên buộc miệng hỏi Thày Năm về ba mẹ của Thày còn sống hay đã khuất bóng cả rồi. Dịp đó, Thày cho biết ông cụ thân sinh - Thày gọi là bố, gốc người Hà Nội, học xong Tú Tài, làm việc cho Pháp, được bổ nhậm vô Nam, làm việc tại Cần Thơ, sau này, cưới Mẹ của Thày, gốc người Mỹ Tho. Thày là con trai lớn trong gia đình, người em trai kế vào bưng, tập kết ra Bắc - không tin tức, còn một người em gái út đã lấy chồng Pháp, sống ở Ba-Lê - nhưng đã mất liên lạc từ lâu. Xã hội thời chiến that có nhiều sứt mẻ - không gia đình nào là không có những liên hệ vế nhửng mất mát đau thương.
Nghĩ về gia cảnh của Thày chẳng có gì là vui, chạnh long nghĩ vê gốc gác của mình - mồ côi cha mẹ từ tấm bé, được cậu ruột đem về nuôi dưỡng, học hành chẳng đến đâu ... em không cầm được nước mắt, lấy bàn tay che mặt.
Con Hường thấy vậy, cười :
"Nghe chuyện chính trị Thày Năm kể mà mày cũng rơi nước mắt hả con ô-sin ? ".

(xin xem tiếp kỳ sau).

Tám Thơm (tiếp theo) said...

Ô-sin em quẹt nhanh dòng nước, hét con nhỏ bạn :
" Thôi mày im đi nhe, tao chợt buồn về gia cảnh Thày Năm và chạnh long vê hoàn cảnh mồ côi cha mẹ của tao, nên bật khóc cho nhẹ tí thội ... "
Thày Năm tiếp tục :
" Từ ngày CSVN dấy lên, cõng rắn cắn bà con làng xóm, các con biết đấy, có ai vui bao giờ ... tụi nó chiếm mien Bắc, rồi lại cướp được mien Nam. Ác ôn nhưng lại giành được cả 3 mien Bắc - Trung - Nam. Thật khổ luỵ cho cả một dân tộc, vẫn chìm sâu trong màn đêm cai trị độc đoán của cộng sản. CSVN đã giành được độc lập cho đất nước, nhưng hạnh phúc của toàn dân vẫn trong ảo vọng. Kẻ chiến thắng đã trở thành đám kiêu binh phong kiến - gần 40 qua đi, chúng vẫn chưa tìm được hướng đi đứng đắn cho dân tộc. Men chiến thắng mùa xuân ngày nào, đã trở thành men say máu đàn áp, bóc lột dân lành. Hăng say tích luỹ túi tham cho đầy - và mặc cho dân đói nghèo sơ xác ... Các con biết đấy, nếu dân mình tiếp tục muốn hoà giải và song chung với CS - đây là điều nhân ái kinh thiện địa nghĩa trong dòng lịch sử dân tộc ..."
Thày Năm phải ngừng đôi chút để lấy sức nói tiếp :
" Tất cả thong tin chúng ta nhận được đều ở trong sự than trọng suy ngẫm. Mọi việc đều có thể được thay đổi từng ngày, kết lại sinh hoạt chính trị trên quê hương chúng ta tuỳ thuộc rất lớn vào lòng dân và vận nước. Thời cơ đến tay, dân ta sẽ làm tất cả ..."

(xin xem tiếp kỳ sau).

Tám Thơm (tiếp theo) said...

Con Hường dơ tay cao tỏ vẻ không chịu và nói :
" Thày kết luận sớm quá, chúng con không chịu, phải không nhỏ Ô-sin ?. Nó nháy mắt với em .
" Vậy Thày nói thêm chút nữa đi Thày ".
Thày Năm nở nụ cười hiền dịu :
" CSVN là một chuyện dài, nói cả đời thày cũng không hết, vì nó rất phức tạp và được xây dung trên thế đứng của người viết. Tìm kiếm một nhà sử học trung thực và khách quan thật khó hơn mò kim đáy biển. Tuy vậy, các con đừng buồn, chúng ta có họ, chứ không phải hoàn toàn là không. Ngay cả những điều thày học hiểu và nói ra - chắc đã có nhiều người không hoàn toàn đồng ý ".
Thày làm một hụm nước mưa cho đỡ khô cổ, rối tiếp :
" Việt Nam ta vào thời thuộc địa Pháp - là một nước nhỏ, nghèo đói và chậm tiến ... chúng ta muốn giải phóng dân tộc khỏi bàn tay tàn ác của cường quốc thực dân, mà không lọt vào bàn tay gian ác của CS quốc tế, đó mới là một điều lạ. "Cõng rắn cắn gà nhà" nhiều khi là một giải pháp thiếu khôn ngoan - nhưng thật là vạn bất đắc dĩ, vì trong dòng lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như trên thế giới - chưa có một loại giặc ngoại xâm nào bị đuổi đi - mà không bị đánh cho nhừ tử ???. Không bao giờ có chữ "nếu" thế này thì thế nọ. Như một số nhà xã hội học than thở trách móc - không cần nhọc công đánh nó, nó cũng trao trả độc lập cho mình một cách dễ dàng ???".
...............................
" CSVN đã rất khôn ngoan trong cách đối phó với giặc ngoại xâm (tàu, Pháp, Mỹ). NHƯNG lại rất vụng về trong cách ứng xử với dân tộc của mình. Tiền bạc và quyền lực đã làm họ méo mó khi nắm chính quyền trong tay. Kiến thức xây dung đất nước trong thời hậu chiến của họ, rất là nông cạn - cầm sung bóp cò giết giặc thì rất hay, nhưng làm sao cho dân chúng mến phục và ủng hộ lại rất dở. Chính quyền càng gia tang đàn áp bóc lột dân chúng bao nhiêu, thì càng chứng tỏ sự thiếu tự tin vào chính họ bấy nhiêu. Những chính sách họ đưa ra đã không đáp ứng được nguyện vọng của toàn dân trong thời kỳ xây dung đất nước. Nước Việt Nam là của dân tộc Việt Nam, chứ không phải là của riêng của đảng CS. Muốn tất cả cùng tiến lên, phải tìm cách có được sự đóng góp tim óc của mỗi một người dân trưởng thành trong kiến thức. Công trạng của CS đã được chính họ tự đền bù cũng đã quá lâu (gần 40 năm). Nay đã đến lúc họ chịu chia sẻ cho toàn dân chưa ???. Tìm ra một cách để CS và dân tộc (đảng phái không CS phát xuất từ quần chúng) là một vấn đề thiết yếu phải có, để hoà giải hoà hợp dân tộc. KHông ai dại gì - cùng chết để cho ngư ông tàu đắc lợi. phải không các con ... "

Thày Năm như muốn ngưng thở vì tuôn trào tâm huyết của mình. Hai đứa em nhìn nhau và cùng hiểu, đã đến lúc phải chào ra về, để Thày còn nghỉ ngơi .


Hết.

(xin gặp lại trong bài khác).