Blogger Widgets

Tuesday, June 25, 2013

Việt Nam được máy bay nhanh nhất TG của Mỹ 'chỉ điểm'

QLB Máy bay nhanh nhất thế giới SR-71 được Mỹ dùng để trinh sát các mục tiêu ở Việt Nam thì đồng thời Việt Nam cũng dùng để trinh sát máy bay Mỹ.                     
Thoát chết nhờ siêu nhanh 

Máy bay trinh sát mang mã hiệu SR-71, có các biến thể SR-71A, SR-71B, SR-71C, dài 32,74m, sải cánh 16,95m, trọng lượng cất cánh lớn nhất 77,1 tấn. Máy bay không có vũ khí, được trang bị khí tài trinh sát quang học, điện tử, hồng ngoại (KA-5, KA-18, KA-15), thiết bị thông tin liên lạc và dẫn đường tầm xa, mỗi giờ có thể chụp ảnh một diện tích rộng 260.000km2. 
Máy bay trinh sát SR-71 của Mỹ

Cấu tạo của máy bay trinh sát SR-71 

Mỗi chiếc SR-71 được trang bị 2 động cơ phản lực J-58 nên đạt được tốc độ cực nhanh 

Đây là loại máy bay có tốc độ nhanh nhất của Không quân Mỹ vào thời kỳ đó và cho tận đến bây giờ: tốc độ tối đa 3.717 km/h (tức là 1.032 m/s), trần bay 30.500 m (trung bình 24.000 m), tầm bay 4.800 km. 

Máy bay có 2 động cơ phản lực J58 với sức đẩy cực lớn 14.740 kg mỗi chiếc (gần gấp đôi sức đẩy động cơ của F-4 là 8.120 kg). Thời gian bay qua vùng trời Bắc Việt Nam chỉ hết 8-12 phút. Mỹ đã sản xuất tất cả 32 chiếc loại này. Trong quá trình sử dụng, bị trục trặc kỹ thuật rơi 12 chiếc. 

Đưa vào sử dụng từ 1964, trong 25 năm hoạt động, SR-71 đã thực hiện 3.551 phi vụ qua vùng trời Việt Nam, Cuba, Triều Tiên, khu vực biên giới Liên Xô…và đã bị khoảng 100 quả tên lửa phòng không các loại công kích nhưng hầu hết đều nổ… phía sau máy bay. 

Ngày nay, nhiều loại tên lửa phòng không tầm xa và tầng cao hiện đại như SA-5, SA-10 và SA-12… đủ khả năng bắn hạ mọi loại mục tiêu nên SR-71 không dám tung hoành như trước nữa. Từ đầu 1990, SR-71 bị loại khỏi trang bị nhưng đến năm 1995 lại được phục hồi và cải tiến để sử dụng tiếp sang thế kỷ 21. 

Từ 1967, Không quân Mỹ quyết định sử dụng SR-71 ở Việt Nam do các loại máy bay trinh sát khác bị tổn thất nhiều và không đấp ứng đủ nhu cầu tình báo. 

Ngày 31/7/1967 đánh dấu lần đầu tiên SR-71 trinh sát Hà Nội và sau đó thường xuyên bay qua vùng trời miền Bắc. Ngày 17/9/1967, lần đầu tiên kíp trắc thủ radar P-35 và đài đo cao PRV-11 của đại đội 45 ở trận địa An Khánh đã phát hiện được SR-71 xâm nhập. Đây là chiến công của bộ đội radar góp phần quan trọng cho việc đối phó có hiệu quả và hạn chế tác dụng của SR-71. 

Thời kỳ này, Quân chủng Phòng không – Không quân đã nghiên cứu đánh SR-71 và cuối tháng 11/1967, có trận đã tập trung 5 tiểu đoàn tên lửa và phóng lên 6 quả đạn nhưng không diệt được. Lý do là vì SR-71 bay với tốc độ 900-1.000 m/s ở độ cao rất lớn, tên lửa SAM-2 của ta không thể đuổi kịp mục tiêu… 

Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam (1965-1973), quân và dân ta đã bắn rơi hàng nghìn máy bay phản lực gồm 40 kiểu loại, duy nhất chỉ có SR-71 không bị bắn rơi. Sau này, ta không chủ trương đánh loại máy bay trinh sát này để giữ bí mật trận địa mà tập trung đối phó với các loại máy bay khác sẽ xuất hiện sau khi SR-71 bay qua. 

Việt Nam lợi dụng máy bay Mỹ “chỉ điểm” cho mình 

Tuy nhiên, chính đường bay của SR-71 mà ta theo dõi được đã “tố cáo” hướng tấn công và khu vực sẽ đánh phá của các loại máy bay cường kích và ném bom. Cùng với các nguồn tin tình báo khác, bộ đội ta đã mưu trí điều chỉnh đội hình chiến đấu và tăng cường lực lượng khi cần thiết ở những khu vực trọng điểm để kịp thời giáng trả đòn tập kích của địch. 

Dù SR-71 “nhanh chân” thoát được sự trừng phạt của bộ đội phòng không nhưng tất cả các loại máy bay khác của Mỹ đều không thể thoát được lưới lửa đã chờ sẵn của quân và dân Việt Nam. 

Nhờ tốc độ cực nhanh và bay ở tầm cao nên SR-71 may mắn thoát khỏi lưới lửa phòng không Việt Nam 

Đầu tháng 10/1967, ta đã phát hiện 27 lần tốp máy bay trinh sát SR-71 cùng các “đàn em” khác như RF-4, RF-101, 147-J bay qua Hà Nội và đặc biệt lưu ý tới đường bay của 10 lần qua cầu Long Biên, 4 lần qua sân bay Nội Bài và 3 lần qua cầu Đuống. 

Phán đoán được ý đồ đánh lớn của Không quân Mỹ, ta đã nhanh chóng tăng cường lực lượng bảo vệ Hà Nội với 8 trung đoàn cao xạ (riêng pháo cao xạ 57mm bảo vệ cầu Long Biên được tăng từ 11 lên 17 đại đội…), 22 tiểu đoàn tên lửa và 3 trung đoàn không quân tiêm kích cùng hàng trăm đơn vị dân quân, tự vệ bắn máy bay bằng súng bộ binh. 

Từ ngày 24 đến 28/10/1967, Mỹ tập trung gần 500 máy bay chiến thuật từ căn cứ ở Thái lan và 3 tàu sân bay, liên tục đánh phá các mục tiêu ở Hà Nội với 1.230 phi vụ. Phía Việt Nam nhờ chủ động nên đã tiêu diệt được 45 chiếc máy bay trong 5 ngày. 

Kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) chỉ riêng bộ đội cao xạ, tên lửa và không quân tiêm kích của Quân chủng Phòng không – Không quân đã bắn rơi 1.331 máy bay chiến đấu phản lực các loại (chưa kể thành tích của lực lượng phòng không địa phương và dân quân, tự vệ)… 
Pháo cao xạ bảo vệ cầu Long Biên trong những năm kháng chiến chống Mỹ 

Như vậy, SR-71 “bay nhanh nhất thế giới” cũng không giúp ích gì hơn được cho Không quân Mỹ mà còn góp phần giúp Việt Nam đoán định được ý đồ chiến thuật và giăng lưới lửa phòng không chuẩn bị săn máy bay Mỹ. 

Theo Trí Thức Trẻ

2 comments:

Anonymous said...

ăn mày quá khứ ? nay thì còn đâu cái "vinh quang" ấy?- đi đánh thuê cho tàu, cho nga-Ngu để giết dân mình chứ hay ho gì?,
Bây giờ dân sáng mắt ra thì trời đã sắp tối.

Unknown said...

Danh giac mieng thi hay sao khong chong lai Tau cong dang giet dan cuop nuoc di.gio phut nay van con ngu mo tren chien thang ao,ai cung da biet duoc bo mmat that gian xao va hen nhat cua dang CS da ban nuoc dang Dat dang Bien cho giac Tau.gio con gi de khoe nua chu.Da ngu xin lam chu hau cho giac ngoai xam.That khong biet xau ho va liem si la gi.