Blogger Widgets

Wednesday, June 12, 2013

Nợ xấu có quá "xấu" không mà nhiều ngân hàng phải giấu?

QLB    - Hôm qua 12/7 Tại cuộc họp báo thường kỳ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lại công bố nợ xấu hiện khoảng 202.000 tỷ đồng,một con số "mới" nhưng không biết đã tập hợp đủ chưa nhưng theo thực tế thì con số này vẫn còn "mờ ảo" vì nhiều ngân hàng sợ báo cáo nợ xấu lại lo mắc kiểu "ô mai sấu" một đặc sản quý của Thủ đô bị "hiểu nhầm" và còn đang tìm cách "ô mai giấu" con số nợ xấu thực. 

 
Có rất nhiều con số thông báo về "nợ xấu" cụ thể văn bản báo cáo của các tổ chức tín dụng (TCTD), nợ xấu tính đến 31-3- 2012 là hơn 117.000 tỷ đồng, chiếm 4,47% tổng dư nợ tín dụng. Nhưng Ngân NHNN thông báo cuối tháng 6 là khoản 10% tổng dư nợ tín dụng và chiều ngày hôm qua 12/7 lại được NHNN thông báo con số nợ xấu là 8,6%.Tại sao lại có nhiều con số khác nhau thế có phải do "nợ xấu" bị chê là "ô mai sâu" trong ngành tín dụng không nên nhiều ngân hàng thương mại giấu nợ xấu, nhằm giảm trích lập dự phòng rủi ro thay cho việc nhà nước phải đầu tư giải quyết "nợ xấu" theo đề án...lập công ty mua bán "nợ xấu"... 
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Quyền Chánh thanh tra cơ quan Thanh tra Giám sát NHNN,có ý kiến:Chưa có chuẩn quốc tế về phân loại "nợ xấu" hay nói cách khác như thế nào được xếp vào hạng "nợ xâu" từ đó lập dự phòng rủi ro. Như vậy các con số "nợ xấu" gia tăng được thống kê theo nguyên tắc nào? hay cụ thể hơn cái nguyên tắc về giảm giá trị tài sản theo giá trị dự phòng và các quốc gia cùng thực hiện nguyên tắc đó. Nên con số nợ xấu khác nhau do cách tính toán theo định tính và định lượng” Và như vậy mỗi ngân hàng có một cách giấu hay phô ra những khoản "nợ xấu" của mình khác nhau vì vậy có quá nhiều con số thông báo, cảnh báo về nợ xấu cũng rất khác nhau vì sao vậy? 

Ví như với con số 4,47% là con số do các TCTD báo cáo qua hệ thống thống kê tính đến ngày 31/3/2012 khác xa với con số cũng đến ngày 31-3-2012, là 8,6% của NHNN. Vậy ta biết tin vào con số nào? Trong thời gian qua báo chí viết quá nhiều về đề tài này có tờ báo phải giật tít "Nợ xấu ngân hàng, con số mà biết nói năng" khác gì hơn câu "hòn đất mà biết nói năng...Thì thầy địa lý...chẳng còn "Vì sao vấn đề nóng bỏng này cần được công khai minh bạch và tìm hướng giải quyết thì lại không nhận được sự thật thà khai báo của các chủ thể ? Vậy thì tìm cách nào mà giải quyết được một con số không thực như vây? Nhất là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng theo thời gian của vấn đề "nợ xấu". 

Có những nhận định cho rằng có sự chênh lệch trên về con số quá lớn trên do các nguyên nhân: 

Thứ nhất: Do tiêu chí xét về định tính của nợ xấu "thế nào là được tập hợp là nợ xấu khác nhau về tuổi nợ (cụ thể Có nơi quy ước quá hạn trả nợ từ 90 ngày trở lên thuộc nợ nhóm 3, có nơi lại tính từ 90-180 ngày. Cùng một bảng cân đối, giữa các ngân hàng cũng có những đánh giá khác nhau) 

Thứ hai, thực tế tại các TCTD có một bộ phận không nhỏ cố ý vi phạm quy định trích lập dự phòng (giấu nợ xấu,nhằm giảm số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro) Hay nói cách khác là báo cáo tổng kết có bao giờ là con số thực đâu vì vậy con số báo cáo của TCTD thì chắc hẳn là số ảo? 

Còn một con số về nợ xấu của ta được tổ chức ngân hàng nước ngoài công bố từ (8-14 % tổng dư nợ tín dụng như (theo Flich là trên 13%) thì phải hết sức thận trọng và cũng phải xem lại vì cứ nợ quá hạn là xếp vào nợ xấu, thì Việt Nam phải sát 13%. Thế nhưng, có phải cứ nợ quá hạn là nợ xấu không? Cũng cần được xác định công khai vì vậy rất cần sự công khai minh bạch về vấn đề này từ chính các TCTD và ngân hàng. 

Mặt khác cũng cần phân định mức độ nợ xấu ví như trong số nợ xấu 117.000 tỷ đồng mà TCTD báo cáo, thì nợ được phân vào nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn), nhưng không có nghĩa chắc chắn mất vốn, chiếm khoảng 40%. Có những thông tin cũng căn cứ vào con số không chính xác cho rằng nợ xấu có thể "mất vốn" đến 45-50% như vậy là mọi sự cứ phải "tù mù" đoán và suy đoán những cái không thực tế? Muốn làm rõ việc này trước hết NHNN cần yêu cầu tất cả các TCTD rà soát, kiểm tra và thẩm định toàn bộ các khoản nợ sau đó công khai các tiêu chí về định tính và định lượng và thời gian để hợp thức thống nhất "nợ xấu" không được phép giấu "nợ xấu"  

Nếu cứ theo số liệu của NHNN, nợ xấu hiện khoảng 202.000 tỷ đồng, trong đó tập trung ở một số lĩnh vực về sản xuất, công nghiệp,xây dựng do chịu tác động lớn bởi thị trường BĐS đóng băng. 

Dư nợ cho vay BĐS đến cuối tháng 5 khoảng 197.000 tỷ đồng, chiếm 13% trong tổng số dư nợ toàn nền kinh tế 2,6 triệu ngàn tỷ đồng. Nợ xấu từ cho vay BĐS theo tính toán khoảng 12.000 tỷ, chiếm 6,5%dư nợ cho vay BĐS. Cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, đến 31-5, dư nợ chỉ còn khoảng 12.000 tỷ, trong đó nợ xấu khoảng 485 tỷ đồng. Mà đây vẫn không phải là những con số chính xác thì NHNN làm sao có biện pháp xử lý đúng và trúng được? 

Một vài biện pháp căn cơ là đẩy mạnh xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm. Việc bảo đảm phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro rất quan trọng, giúp TCTD hoạt động an toàn, bảo đảm vốn cho nền kinh tế. Nhưng vẫn cần sự phân định rõ ràng về con số nợ xấu và phân loại nợ xấu. 

Có thể biện pháp tiếp theo NHNN sẽ ban hành văn bản về trích lập dự phòng rủi ro, quy định về cho vay; thanh tra giám sát. Vai trò trong cảnh báo sớm rủi ro về đầu tư tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi rocũng chưa thực sự hiệu quả thì vẫn cần sự thật về con số nợ xấu. 

Phương án lâu dài NHNN sẽ thực hiện một loạt các đềán như: TCTD bán nợ cho công ty mua bán nợ của Bộ Tài chính; Chính phủ mua lại các dự án BĐS phục vụ an sinh xã hội, nhà ở, văn phòng cho các cơ quan công vụ… 

Nhưng thực tế vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đòi hỏiviệc xử lý nợ xấu phải gắn với tái cơ cấu hệ thống tài chính của các doanh nghiệp nhà nước. 

Hiện có trên 100 TCTD, nên cơ quan thanh tra giám sát không thể thanh tra đồng loạt, phát hiện xử lý những vi phạm này dù đi thanh tra thực tế lúc nào cũng “bắt” được lỗi.Do vậy cần có sự trung thực trong báo cáo hoạt động kinh doanh vì "giải pháp của mọi giải pháp là cần công khai minh bạch" 

Thực tế và theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế cho rằng con số "nợ xấu" của Việt Nam vẫn đang là ẩn số vì vậy muốn giải quyết được nó trước hết phải tìm ra được con số thực và những nguyên nhân dẫn đến có con số đó thì mới có giải pháp cụ thể, Nhưng với những gì chúng ta đang thấy thì quả thực là không thể yên tâm được mà cần phải có biện pháp mạnh tay để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng giải quyết những ngân hàng yếu kém và tìm cách tháo gỡ về "nợ xấu" giúp cả DN và Ngân hàng cũng như ôn định nền kinh tế. 

Mai Huy

1 comment:

louielamson2000 said...

Đọc bài viết dưới đây, liên quan đến đề tài : ” Nhiều người Việt ở Nhật bị kỳ thị vì ăn cắp vặt? ”

Quốc Hội Việt Nam, các ông Nghị-bà Nghị, đọc tìm hiểu học tập văn hóa người Nhật!!!

http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/nhiu-ngi-vit-nht-cp-vt.html#comment-47692 Nhiều người Việt ở Nhật bị kỳ thị vì ăn cắp vặt?

“Hiện nay tình hình bên Nhật đang trong tình cảnh người Việt Nam không được tốt mấy dưới mắt người Nhật, gần đây phần đông các em Du học sinh sang không có việc làm, cho nên không có tiền trả tiền học và tiền nhà thậm chí tiền ăn cũng không có, vì vậy làm những việc như Đá tàu điện (đi tàu không trả tiền tàu, chạy trốn) ăn cắp, làm xấu xa dưới mắt người Nhật, gây mất niềm tin từ người Nhật, ảnh hưởng cho cộng đồng người Việt Nam và sự quan hệ của hai đất nước”.

(“Trước đó, tháng 9/2012, một bức ảnh được cho là chụp tại một nhà hàng buffet ở Thái Lan đã khiến cộng đồng mạng nổi sóng và đặt ra những suy nghĩ về văn hóa ứng xử của một số du khách Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài. Tấm biển cảnh báo của nhà hàng này ghi dòng chữ Việt: “Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 baht đến 500 baht. Xin cảm ơn!”.)

http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/nhiu-ngi-vit-nht-cp-vt.html#comment-47692 Nhiều người Việt ở Nhật bị kỳ thị vì ăn cắp vặt?

Chính quyền Quảng Ngãi xây 2 phòng vệ sinh toilet cho trường học, giá 600 triệu, Giá này đắt nhất hành tinh ?!
Quảng Ngải xây nhà vệ sinh 2 phòng toilet cho trường học, giá đắt nhất hành tinh.? Hình ảnh và bài viết này cần chuyển tải ra nhiều nguôn ngữ, để google quảng bá dùm cho thương hiệu " Sự Kiện Việt Nam ". Đồng thời gởi lên trình Quốc Hội Việt Nam đang bầu bán phiếu tín nhiệm ở Ba Đình, Hà Nội.