QLB
- Kiểm toán Nhà nước vừa có Báo cáo kiểm toán năm 2012 về niên độ ngân sách năm 2011 đối với Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại nhà nước (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV, Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long MHB) trình Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XIII. Chỉ qua các thông tin được công bố trên báo chí chính thống đã khiến người đọc phải giật mình suy nghĩ: có hay không có lợi ích nhóm tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
Theo báo cáo, Ngân hàng BIDV huy động vốn vượt trần lãi suất tại 10 chi nhánh tổng cộng 3,2 tỷ đồng, Ngân hàng MHB huy động vốn vượt trần lãi suất 59,7 tỷ đồng. Còn nhớ trong năm 2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có chỉ đạo quyết liệt các ngân hàng thương mại phải giảm lãi suất huy động. Thậm chí Thống đốc yêu cầu một Ngân hàng thương mại cổ phần cách chức lãnh đạo một chi nhánh huy động vượt trần với số lượng tiền chưa đến 2 tỷ đồng. Và còn nhớ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, các Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu bị truy tố vì cố tình làm trái, cho gửi tiền với lãi suất vượt quá quy định..... Tại sao những Ngân hàng này KHÔNG BỊ TRUY TỐ?Vậy ở đây có câu hỏi: Kiểm toán Nhà nước đã có đầy đủ chứng cớ về việc huy động vượt trần lãi suất quy định với mức độ tại nhiều chi nhánh và số tiền lớn vượt trội, tại sao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không xử lý? Có hay không việc cố tình bỏ qua vi phạm đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Chủ sở hữu hay có vì những mục đích nào khác nữa không?
Sốc hơn nữa khi báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho biết lợi nhuận của Ngân hàng MHB trong năm 2011 là 84 tỷ đồng. Và cuối cùng, số liệu không thể tin được là thu nhập từ các hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phiếu trên tổng giá trị đầu tư năm 2011 của Ngân hàng MHB là 0,07% (???). Điều này đã đặt ra câu hỏi Ngân hàng MHB đã hoạt động như thế nào trong thời gian qua?
Trên trang mạng chính thức của Ngân hàng MHB có Báo cáo Tài chính 2011 đã được kiểm toán bởi một cơ quan kiểm toán độc lập. Theo đó trong năm 2011, vốn tự có của MHB là 31000,757 tỷ đồng; tổng tài sản có là 47.281,766 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng là 22.669,954 tỷ đồng, còn lại hơn 55% tổng tài sản kinh doanh trên thị trường tài chính. Như vậy, tỷ lệ lãi trên vốn tự có của MHB là 2,7%, trên tổng tài sản là 0,0018%. Không so sánh với 4 ngân hàng thương mại nhà nước khác mà thậm chí trong tất cả các ngân hàng thương mại đang hoạt động ở Việt Nam, không ngân hàng nào có các kết quả kinh doanh thê thảm như vậy.
Ngạc nhiên hơn khi biết, trong năm 2010 kết quả kinh doanh của Ngân hàng MHB còn không thể nào tin nổi: với tổng tài sản 51.210,983 tỷ, vốn tự có 3045,205 tỷ đồng, Ngân hàng MHB chỉ kinh doanh có lãi được 35,504 tỷ đồng (???).
Và càng ngạc nhiên hơn khi biết, suốt 5 năm qua Ngân hàng MHB hầu như không phát triển. Tổng tài sản 2008 là 37.000 tỷ đồng, năm 2010, năm 2010 tăng lên 51.000 tỷ, năm 2011 giảm còn 47.000 tỷ và đến hết năm 2012 lại đúng 37.000 tỷ đồng ?????
Chỉ tiêu thứ hai được Nhà nước đánh giá cũng quá sốc: thu nhập từ các hoạt động đầu tư, góp vốn, mua cổ phần trên tổng giá trị đầu tư là 0,07%.
Tìm hiểu về vấn đề này, trên trang mạng chính thức của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long MH
BS (mà Ngân hàng MHB góp 100 tỷ đồng chiếm 60% vốn điều lệ) có các số liệu chi tiết hơn. Cụ thể hơn, trong năm 2011 Công ty MHBS là cổ đông chính chiếm 60% vốn điều lệ thì Ngân hàng MHB còn phải chịu lỗ phân bổ thêm 30 tỷ và kết quả lãi kinh doanh hợp nhất chỉ còn khoảng 54 tỷ đồng. Một số liệu không thể tin nổi hay không thể chịu đựng nổi ???
Và thật là thú vị khi thông tin chính thức công bố cho biết Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán MHBS lại chính là ông Huỳnh Nam Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng MHB. Vậy ông Dũng có trách nhiệm không khi Công ty Chứng khoán MHBS kinh doanh liên tục thua lỗ, đến hết năm 2013 lỗ lũy kế đến 65 tỷ, trong đó phần góp vốn của Nhà nước, của nhân dân mất 40 tỷ.
Năm 2012 Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long thực hiện IPO, chuyển đổi thành Ngân hàng Thương mại cổ phần. Nghị quyết đại hội đồng cổ đông phê chuẩn kế hoạch lợi nhuận cho năm tới là bằng 150% so với năm trước, tức là kế hoạch chỉ lãi 120 tỷ trong khi vốn tự có là trên 3500 tỷ đồng và tín dụng được Ngân hàng Nhà nước duyệt cho tăng 17%. Không biết việc này Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Chính phủ biết không và có chỉ đạo đại diện phần vốn nhà nước trong Ngân hàng MHB biểu quyết như vậy không ???
Và càng không hiểu được khi mà Ngân hàng MHB được Chính phủ thành lập nhằm mục tiêu phát triển nhà ở và cơ sở hạ tầng, vậy mà không thấy vai trò của Ngân hàng MHB trong việc thực hiện chính sách tài chính nhà ở, thậm chí ngay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã phải cho phép Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Tín chuyển tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam để thực hiện các nhiệm vụ trên (???)
Tại sao Ngân hàng MHB lại được Ngân hàng nhà nước Việt Nam ưu ái như vậy: Vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà không bị xử lý; không cần thực hiện các mục tiêu chính trị là thực hiện chính sách tài chính nhà ở; kinh doanh thương mại đơn thuần không cần quan tâm về hiệu quả của đồng vốn của nhân dân giao phó. Phải chăng có lợi ích nhóm ở đây?
Những vấn đề này rất cần Thống đốc Nguyễn Văn Bình chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Chính phủ, có câu trả lời và những hành đồng kịp thời để xây dựng lại kỷ cương trong ngành ngân hàng, chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, hoạt động hiệu quả và bền vững ../.
Ngô Thủy
Theo báo cáo, Ngân hàng BIDV huy động vốn vượt trần lãi suất tại 10 chi nhánh tổng cộng 3,2 tỷ đồng, Ngân hàng MHB huy động vốn vượt trần lãi suất 59,7 tỷ đồng. Còn nhớ trong năm 2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có chỉ đạo quyết liệt các ngân hàng thương mại phải giảm lãi suất huy động. Thậm chí Thống đốc yêu cầu một Ngân hàng thương mại cổ phần cách chức lãnh đạo một chi nhánh huy động vượt trần với số lượng tiền chưa đến 2 tỷ đồng. Và còn nhớ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, các Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu bị truy tố vì cố tình làm trái, cho gửi tiền với lãi suất vượt quá quy định..... Tại sao những Ngân hàng này KHÔNG BỊ TRUY TỐ?Vậy ở đây có câu hỏi: Kiểm toán Nhà nước đã có đầy đủ chứng cớ về việc huy động vượt trần lãi suất quy định với mức độ tại nhiều chi nhánh và số tiền lớn vượt trội, tại sao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không xử lý? Có hay không việc cố tình bỏ qua vi phạm đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Chủ sở hữu hay có vì những mục đích nào khác nữa không?
Sốc hơn nữa khi báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho biết lợi nhuận của Ngân hàng MHB trong năm 2011 là 84 tỷ đồng. Và cuối cùng, số liệu không thể tin được là thu nhập từ các hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phiếu trên tổng giá trị đầu tư năm 2011 của Ngân hàng MHB là 0,07% (???). Điều này đã đặt ra câu hỏi Ngân hàng MHB đã hoạt động như thế nào trong thời gian qua?
Trên trang mạng chính thức của Ngân hàng MHB có Báo cáo Tài chính 2011 đã được kiểm toán bởi một cơ quan kiểm toán độc lập. Theo đó trong năm 2011, vốn tự có của MHB là 31000,757 tỷ đồng; tổng tài sản có là 47.281,766 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng là 22.669,954 tỷ đồng, còn lại hơn 55% tổng tài sản kinh doanh trên thị trường tài chính. Như vậy, tỷ lệ lãi trên vốn tự có của MHB là 2,7%, trên tổng tài sản là 0,0018%. Không so sánh với 4 ngân hàng thương mại nhà nước khác mà thậm chí trong tất cả các ngân hàng thương mại đang hoạt động ở Việt Nam, không ngân hàng nào có các kết quả kinh doanh thê thảm như vậy.
Ngạc nhiên hơn khi biết, trong năm 2010 kết quả kinh doanh của Ngân hàng MHB còn không thể nào tin nổi: với tổng tài sản 51.210,983 tỷ, vốn tự có 3045,205 tỷ đồng, Ngân hàng MHB chỉ kinh doanh có lãi được 35,504 tỷ đồng (???).
Và càng ngạc nhiên hơn khi biết, suốt 5 năm qua Ngân hàng MHB hầu như không phát triển. Tổng tài sản 2008 là 37.000 tỷ đồng, năm 2010, năm 2010 tăng lên 51.000 tỷ, năm 2011 giảm còn 47.000 tỷ và đến hết năm 2012 lại đúng 37.000 tỷ đồng ?????
Chỉ tiêu thứ hai được Nhà nước đánh giá cũng quá sốc: thu nhập từ các hoạt động đầu tư, góp vốn, mua cổ phần trên tổng giá trị đầu tư là 0,07%.
Tìm hiểu về vấn đề này, trên trang mạng chính thức của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long MH
BS (mà Ngân hàng MHB góp 100 tỷ đồng chiếm 60% vốn điều lệ) có các số liệu chi tiết hơn. Cụ thể hơn, trong năm 2011 Công ty MHBS là cổ đông chính chiếm 60% vốn điều lệ thì Ngân hàng MHB còn phải chịu lỗ phân bổ thêm 30 tỷ và kết quả lãi kinh doanh hợp nhất chỉ còn khoảng 54 tỷ đồng. Một số liệu không thể tin nổi hay không thể chịu đựng nổi ???
Và thật là thú vị khi thông tin chính thức công bố cho biết Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán MHBS lại chính là ông Huỳnh Nam Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng MHB. Vậy ông Dũng có trách nhiệm không khi Công ty Chứng khoán MHBS kinh doanh liên tục thua lỗ, đến hết năm 2013 lỗ lũy kế đến 65 tỷ, trong đó phần góp vốn của Nhà nước, của nhân dân mất 40 tỷ.
Năm 2012 Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long thực hiện IPO, chuyển đổi thành Ngân hàng Thương mại cổ phần. Nghị quyết đại hội đồng cổ đông phê chuẩn kế hoạch lợi nhuận cho năm tới là bằng 150% so với năm trước, tức là kế hoạch chỉ lãi 120 tỷ trong khi vốn tự có là trên 3500 tỷ đồng và tín dụng được Ngân hàng Nhà nước duyệt cho tăng 17%. Không biết việc này Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Chính phủ biết không và có chỉ đạo đại diện phần vốn nhà nước trong Ngân hàng MHB biểu quyết như vậy không ???
Và càng không hiểu được khi mà Ngân hàng MHB được Chính phủ thành lập nhằm mục tiêu phát triển nhà ở và cơ sở hạ tầng, vậy mà không thấy vai trò của Ngân hàng MHB trong việc thực hiện chính sách tài chính nhà ở, thậm chí ngay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã phải cho phép Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Tín chuyển tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam để thực hiện các nhiệm vụ trên (???)
Tại sao Ngân hàng MHB lại được Ngân hàng nhà nước Việt Nam ưu ái như vậy: Vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà không bị xử lý; không cần thực hiện các mục tiêu chính trị là thực hiện chính sách tài chính nhà ở; kinh doanh thương mại đơn thuần không cần quan tâm về hiệu quả của đồng vốn của nhân dân giao phó. Phải chăng có lợi ích nhóm ở đây?
Những vấn đề này rất cần Thống đốc Nguyễn Văn Bình chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Chính phủ, có câu trả lời và những hành đồng kịp thời để xây dựng lại kỷ cương trong ngành ngân hàng, chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, hoạt động hiệu quả và bền vững ../.
Ngô Thủy
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment