Blogger Widgets

Friday, April 5, 2013

Nhật ký tự sự của Điệp viên Đặng Ngọc Ánh 4

QLB  - Sự kiện Léna Phạm (bà Đặng Hoàng Ánh), con gái nuôi của tổng thống Ngô Đình Diệm giết chết tên Tỉnh trưởng háo dâm Khưu Văn Ba, Văn phòng Tổng thống Phủ chỉ đạo, vụ án tuyệt đối phải được điều tra bí mật, bị án Léna Phạm phải ra Côn Đảo ngay, khi nào hồ sơ vụ án hoàn thành mới trở về.

 Bị cáo đặc biệt và phiên tòa đại hình bí mật xử con nuôi Ngô Đình Diệm 

Ngày 3/7/1959, đúng 8 tháng sau phiên tòa đại hình được mở bí mật tại Vĩnh Long, như dự kiến, Léna Phạm được trả tự do, khôi phục danh dự. 

Mệnh lệnh từ Tổng thống phủ
Sau khi hạ sát tên Tỉnh trưởng háo dâm ngay tại văn phòng dinh vào chiều 3/9/1958, Ngọc Diệp (Léna Phạm) được Albet Thảo hay còn gọi là Phạm Ngọc Thảo được Tổng Giám mục Ngô Đình Thục nhận đỡ đầu, là tình báo của cách mạng đến hiện trường hỗ trợ tạo hiện trường giả. Để hợp pháp hóa một cuộc tự vệ bảo vệ danh dự và trinh tiết, Ngọc Diệp vờ xé áo, đầm tơi tả rồi nhanh chóng chạy đến sở cảnh sát hốt hoảng báo án. "Chính xác là vào 15h30’ ngày 3/9/1958, cái chết của Khưu Văn Ba (viên Tỉnh trưởng Khưu Văn Ba được Ngô Đình Diệm thay sau này cũng bị cách mạng bắn chết vào ngày 16/6/1960) tuy có tính trước, nhưng chính tôi cũng không khỏi hốt hoảng", bà Ánh nhớ lại. 
 
Bà Đặng Hoàng Ánh ngồi đọc lại quyển nhật ký xưa. 

Ở sở cảnh sát, Léna Phạm tiếp tục dùng kịch bản như đã bàn trước đó với Albet Phạm Ngọc Thảo. Thấy Léna Phạm áo đầm tả tơi, hốt hoảng khóc lóc, viên cảnh sát trưởng Nguyễn Thế Vinh lắc đầu ái ngại, rồi lấy áo cảnh sát cho cô mặc tạm và lấy lời hỏi cung. Những câu trả lời được Léna Phạm diễn một cách rất thực trước sau như một. Cuộc thẩm vấn vào 16h ngày 3/9/1958 được bà Đặng Hoàng Ánh ghi lại, chúng tôi trích đoạn sơ lược như sau. Bị án gặp tỉnh trưởng lúc nào, vì sao lại dùng súng giết tỉnh trưởng, viên cảnh sát hỏi. 

Tôi gặp tỉnh trưởng lúc 15h, nhưng tôi bị tỉnh trưởng vật xuống nền cưỡng hiếp, hai bên giằng co thì súng cướp cò. Viên cảnh sát tiếp tục: "Bị án tại sao có súng, vậy thuộc đảng phái nào, mau khai rõ sự thật. Léna Phạm bình tĩnh trả lời: "Súng do Tổng thống phủ cấp để phòng thân. Nghe đến đây viên cảnh sát trợn mắt đập bàn: "Bị án dám lấy danh tổng thống để hù dọa bản chức sao?". Đoạn, Léna Phạm lấy giấy phép sử dụng súng, viên cảnh sát nhìn thấy chữ ký của tổng thống Ngô Đình Diệm, hoảng hốt liền hạ giọng: "Vậy mời cô ký vào biên bản hỏi cung và sang phòng bên". 

Ở phòng bên là Tỉnh trưởng quân sự kiêm phó tỉnh trưởng bảo an đoàn Albet Thảo chờ sẵn, vờ như không biết. Albet Thảo nói với viên cảnh sát bằng giọng phiền muộn: "Khưu Văn Ba là quan tỉnh trưởng mới về thay tỉnh trưởng Trần Văn Phước (người đã đính hôn với Léna Phạm), chỉ một thời gian ngắn đã xảy ra đến hai vụ xác chết nữ lõa lồ ở Cầu tàu Vĩnh Long, trước cửa dinh Tỉnh trưởng. Nội các Tổng thống phủ cho thám tử truy lùng mà chưa ra, nay lại xảy ra vụ việc này. Xứ giáo Vĩnh Long yên bình chưa có tiền lệ”. 

Albet Thảo tiếp lời: "Việc này phải trình về Tổng nha để chờ lệnh Tổng thống phủ, không nên cho báo chí biết, để rồi tung tin thất thiệt, tạo điều kiện cho các Đảng phái khác chống phá. Hiện nay Quốc Dân Đảng, Đại Việt Đảng, Cao Đài, Hòa Hảo, Việt Minh... liên tục ngóc đầu. Bị án Léna Phạm phải được giải ngay về Sài Gòn, biệt giam để phục vụ điều tra. Đó là kịch bản mà Albet Thảo đã tính trước. 

Sau cái chết của Tỉnh trưởng Khưu Văn Ba, vợ hắn là Nùng Củ Tà Soàng (người Campuchia) làm khó, đòi gặp và xử bằng được kẻ giết chồng mình. Tại Sài Gòn, ngày 21/9/1958 Albet Thảo gặp Léna Phạm trong nhà lao Phú Lợi, báo cho cô một số tin: Để tránh người nhà tên Khưu Văn Ba trả thù, Tổng thống phủ lệnh đưa Léna Phạm ra Côn Đảo khoảng 6- 8 tháng để cơ quan điều tra dễ bề làm việc. Cũng thời gian này, để không ảnh hưởng đến con gái nuôi và vì uy tín của nền Đệ nhất Cộng Hòa, tổng thống Ngô Đình Diệm lệnh tức tốc bổ nhiệm một tên Khưu Văn Ba mới người Chợ Lớn (Sài Gòn) về làm Tỉnh trưởng Vĩnh Long để yên bề dư luận. Đúng 10h ngày 21/9/1958 Léna Phạm về sân bay Biên Hòa và lên máy bay ra Côn Đảo. 
 
Tình báo chiến lược Albet Phạm Ngọc Thảo người luôn sát cánh cùng Ngọc Diệp trong sự kiện ám sát Khưu Văn Ba. 

Phiên tòa đại hình xử bị cáo đặc biệt 

Bà Đặng Hoàng Ánh giở dòng nhật ký hoen ố ghi lại những ngày tháng đằng đẵng chờ đợi ở Côn Đảo. Những suy nghĩ được chép trực quan của một người có trái tim nóng và cái đầu lạnh, luôn đau đáu nhớ về đất liền, nhớ về các đồng chí. Với cô, việc đón nhận án phạt này là mệnh lệnh trái tim, là sự sẵn sàng hi sinh tuổi xanh vì sự nghiệp cách mạng. Ở Côn Đảo cô thuộc diện tù nhân mắc tội ngộ sát và thân nhân đặc biệt nên làm việc nhẹ hơn. Là bác sỹ vừa học từ Pháp về, cô được làm ở trạm y tế của nhà tù, điều kiện sống cũng đỡ hơn rất nhiều so với những người mắc tội chính trị, hay phạm nhân cộng sản khác. Lần đầu tiên cô gái 27 tuổi phải chứng kiến cảnh địa ngục trần gian, tận thấy những người tù bị tra tấn dã man, làm việc khổ sai, chết chóc và bệnh tật. Những con quỷ lốt người ngày ngày gây tội ác tày trời của chế độ gia đình trị họ Ngô mà kẻ chóp bu là tổng thống Ngô Đình Diệm (người nhận cô làm con nuôi) đang ngày ngày gieo rắc. 

Theo trích đoạn nhật ký của bà Ánh: "Bọn cai tù như hung thần, ác quỷ, tra tấn, giết tù không thương xót. Chẳng có ngôn từ nào có thể nói hết đau khổ, tủi nhục của những người tù cộng sản. Lúc nào cũng có tiếng chửi bới, hù dọa của cai tù, tiếng van xin của tù nhân, nhiều đêm tôi không ngủ được". 
Những dòng nhật ký ngày qua ngày cứ sang trang, dày mãi ghi tỉ mẩn những công việc, nghĩ suy của Léna Phạm. 

“Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”, nhớ lại câu thơ ấy của Hồ Chí Minh, Ngọc Diệp càng nhớ về quê hương và các đồng chí, Ngọc Diệp càng thấy ngày tháng cứ dài ra đằng đẵng. Ngoài đảo có người mà cô đơn, quanh năm sóng gió gào thét nghe mà chạnh lòng. Tôi thèm ước là một cánh chim để tìm thấy vạn vật ở phương trời tự do, không còn cảnh nô lệ. Quyết không lùi bước, thà chết để rạng danh quê hương...". Những dòng nhật ký bà Ánh ghi lại đầy suy tư. Vì hay suy nghĩ, ở Côn Đảo Ngọc Diệp gầy đi, may có những cánh thư bí mật của đồng chí Albet Thảo từ Sài Gòn gửi ra động viên một phần. Ngọc Diệp biết ngày ra tòa cô sẽ được trắng án, nhưng sao cái ngày đó ở địa ngục trần gian lâu quá. Rồi tháng thứ 8 đã đến, tin ở Sài Gòn báo ra cho biết, hồ sơ về vụ ngộ sát Khưu Văn Ba đã hoàn thành, dự kiến ngày 3/7/1959 Tòa đại hình sẽ tiến hành xét xử. Bị án Léna Phạm sắp được về đất liền, cô mừng khôn xiết. Ngày 21/5/1959 cô chính thức lên máy bay rời Côn Đảo, chấm dứt những tháng ngày đằng đẵng đợi chờ. 

Biết trước tòa sẽ tuyên trắng án! 

Vĩnh Long, Tòa đại hình được tổ chức bí mật vào 20h, Léna Phạm bị bịt mắt, còng tay trước vành móng ngựa. Dù biết trước phiên tòa sẽ tuyên trắng án như tình báo Albet Thảo báo trước nhưng cô không khỏi hồi hộp lo lắng. Những thành viên của Hội đồng xét xử đã được văn phòng Tổng thống phủ chỉ đạo từ trước, bị cáo Léna Phạm bình thản nghe cáo trạng từ Chánh án Cao Minh Hoàng. Ngô Đình Diệm xét thấy, một nữ Docteur Medecin vừa du học về, đem tài năng y học phục vụ cho bệnh viện, giúp dân nghèo, đây là một công dân tốt. Giúp ích cho xã hội, đây là thiện ý tốt được Ngô Đình Diệm hoan nghênh. Nhưng vừa đi qua nhận việc tại bệnh viện tỉnh Vĩnh Long đến Tổng hành dinh tỉnh trưởng trình giấy tờ thì bị Đốc phủ sứ Khưu Văn Ba quan lang tỉnh trưởng làm nhục, một bác sỹ non trẻ chưa gia thất. May mà chưa mất cái quý giá ngàn vàng của người con gái, nhờ biết sử dụng súng bảo vệ thân thể. Ngô Đình Diệm đã có lời khen Docteur Léna Phạm biết bảo vệ thân thể an toàn. 

Cuối cùng tòa tuyên án, bị cáo Léna Phạm được trả tự do và danh dự, được trở về làm việc nơi đã định. Nguyên cáo Nùng Củ Tà Soàng (đại diện cho bị hại Khưu Văn Ba) là người không chứng kiến vụ án, việc tố cáo sai sự thật buộc phải bồi thường danh dự cho bị cáo Léna Phạm. Tất cả tài sản của chồng bị niêm phong, bên cạnh đó Nùng Củ Tà Soàng cùng thân quyến bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ quốc gia sau 24h, không được kháng án và tung tin thất thiệt... Phiên tòa kết thúc đúng 22h đêm, Ngọc Diệp thở phào nhẹ nhõm, cô biết phía trước lại là những tháng ngày đầy chông gai. 

Kỳ Anh

3 comments:

Anonymous said...

du ba co bao nhieu huy chuong chien cong khong ai bang cu cho la anh hung so 1 du muon hay khong cai ba chiu ngay hom nay dieu mot nguoi binh thuong deu hieu .ba la nguoi bat hieu voi bo me.du muon day khong da gop phan khong nho hai bo minh nen phai chiu qua bao .au cung la cong bang khong dang ban. pham mot trong toi con nguoi.....?

Anonymous said...

Thu hồi sách “Quận chúa biệt động”

Các ban ngành, Hội Cựu chiến binh và nhiều người cao tuổi, đọc sách xong đã phản ứng quyết liệt, cho rằng ở chương 4 của sách, tác giả đã bịa đặt, bóp méo lịch sử

Ngày 26/10, Giám đốc NXB Công an nhân dân vừa có công văn xin lỗi Tỉnh ủy Vĩnh Long và bạn đọc cả nước; đồng thời quyết định thu hồi cuốn sách mang tên “Quận chúa biệt động” do có nhiều chi tiết sai sự thật, gây xôn xao dư luận tại tỉnh Vĩnh Long và yêu cầu tác giả và biên tập viên chỉnh sửa lại nội dung cho đúng.

“Quận chúa biệt động” là cuốn sách do tác giả Đặng Vương Hưng viết theo dạng tiểu thuyết, tư liệu ghi chép lại cuộc đời hoạt động cách mạng của bà Đặng Hoàng Ánh, nhân vật lịch sử có thật hiện đang sinh sống tại Lâm Đồng. Sách gồm 30 chương, hơn 400 trang, do Nhà xuất bản Công an nhân dân in và phát hành trong quý 2 năm nay. Ngay khi phát hành, cuốn sách được bạn đọc trong cả nước đón đọc, tìm hiểu cuộc đời hoạt động đầy chông gai của bà Ánh. Tuy nhiên, tại Vĩnh Long, các ban ngành, Hội Cựu chiến binh và nhiều người cao tuổi, đọc sách xong đã phản ứng quyết liệt, cho rằng ở chương 4 của sách, tác giả đã bịa đặt, bóp méo lịch sử. Cụ thể, chương 4 có tựa đề “Người đẹp làm sát thủ và gã yêu râu xanh”, miêu tả bà Ánh can đảm tìm cách đột nhập nhà riêng Khưu Văn Ba và dùng súng riêng bắn chết tên tỉnh trưởng ác ôn. Tuy nhiên, theo các độc giả ở tỉnh Vĩnh Long, việc ám sát Khưu Văn Ba là chiến công của Đại đội 256, Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt, thuộc lực lượng vũ trang tỉnh Vĩnh Long.

Ngày 16/6/1960, Đại đội 256 kết hợp với nhân dân và du kích địa phương, phục kích bắn chết tên tỉnh trưởng Khưu Văn Ba tại cổng Cây Sao, đường 16 B, thuộc xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Những nhân chứng tham gia trận đánh này hiện vẫn còn sống./.

Anonymous said...

Mẹ kiếp! Bọn bay đừng cớ ở đó mà giành công. Dù là con mụ Ánh hay thằng Phạm Ngọc Thảo hoặc bất cứ thằng nào từ thằng Hồ trở xuống, tất cả bọn bay là một lũ bán nước, hại dân. Không có bọn bay "giải phóng" thì dân Việt đâu có bị cơ cực lầm than còn hơn bị phỏng giái như hiện nay đâu! Bọn nay là một bọn ác quỷ đội lốt người, một lũ ngu dốt, kể cả những đứa có chút ăn học như con ánh này.