QLB - Đạo là đường đi, là hướng đi, là cách suy nghĩ, cách làm việc, cách cư xử với đời. Đạo là căn bản của tôn giáo.
Mọi tôn giáo đều dạy chúng ta hiểu biết điều ngay lẽ phải, tránh cái ác, tránh gian tham, không hèn nhát, keo kiệt... và khuy- ến khích điều thiện, sự hòa giải, lòng chính trực, dũng cảm, độ lượng... là căn bản để xây dựng đạo đức công dân.
Đức Phật, Đức Chúa, Đức Thầy Hùynh Phú Sổ, Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Sư phụ Lý Hồng Chí của Pháp Luân Công đều nhận thức sự sa hóa của xã hội, nên chấp nhận dấn thân thực hiện công bằng xã hội, nhưng không dấn thân để tham gia vào các thể chế chính trị. Các nhà tu tôn giáo còn bị cấm tham chính, vì tham chính là gắn liền với quyền lực và quyền lợi, dễ tạo ra những mâu thuẫn giữa Đạo và đời.
Tôn giáo giải quyết các vấn đề trong xã hội bằng cách giáo dục cá nhân, đào tạo họ thành những công dân tốt. Ở tầm mức cao hơn bằng cách đề nghị các nguyên tắc để điều hướng xã hội tiến đến một xã hội nhân bản, cổ võ sự phân phối các nguồn vật lực một cách công bằng, cải thiện đời sống của mọi công dân, xây dựng một xã hội hài hòa.
Mọi công dân đều bị chi phối bởi luật pháp, bởi phương cách phân phối kinh tế, bởi guồng máy quản trị hành chính, và như thế chịu ảnh hưởng của hòan cảnh chính trị quốc gia. Vì thế tôn giáo luôn khuyến khích các tín đồ tham gia vào tiến trình chính trị, xây dựng và điều hành xã hội. Nói cách khác là mang đạo vào chính trị.
Trước 30-4-1975, tại miền Nam bên cạnh các trường công lập, nhiều trường lớp từ mẫu giáo đến đại học được các tôn giáo xây dựng và điều hành. Các tổ chức thanh thiếu niên tôn giáo họat động theo phương cách hướng đạo, vừa được hướng dẫn đạo vừa được hướng dẫn đời, để các thanh thiếu niên trở thành những công dân tốt phụng sự xã hội.
Nhiều nhà tu nghiên cứu, viết sách hay dịch sách. Nhiều nhà xuất bản sách báo do các tôn giáo điều hành. Nói chung các tôn giáo đã đóng góp rất lớn trong việc xây dựng nền giáo dục và văn hóa nhân bản tại miền Nam tự do.
Về phương diện y tế và xã hội, nhiều nhà thương, phòng mạch, viện dưỡng lão, cô nhi viện, được các tôn giáo xây dựng và điều hành. Các tôn giáo cũng chia sẻ trách nhiệm với chính quyền bằng cách chủ động trong mọi công tác xã hội, từ thiện, cứu tế, đặt biệt là trong các trường hợp khẩn cấp như bão lụt hay chiến tranh.
Vì có cùng mục tiêu mang lại bình đẳng và công bằng cho tòan xã hội, các đảng Xã Hội thường phát xuất từ các tôn giáo và thường được các tôn giáo hổ trợ. Cũng cần nói thêm Đức Hùynh Phú Sổ đã thành lập Dân chủ Xã hội đảng với chủ trương đấu tranh cho một xã hội công bằng. Nhiều chiến sĩ Dân Xã đã dấn thân đấu tranh chống Pháp, rồi xây dựng và bảo vệ miền Nam tự do.
Các tôn giáo liên kết thành Liên Tôn gồm nhiều tôn giáo. Vai trò của Liên Tôn là tìm hiểu và giảng giải những khác biệt tôn giáo để mọi người có thể sống một cuộc sống hài hòa. Nhận lãnh trách nhiệm hòa giải giữa các cá nhân, giảm bớt việc đưa ra pháp luật hay dẫn đến bạo động xô sát. Tích cực điều hợp những họat động từ thiện, cứu tế, xã hội. Giữ vai trò cố vấn cho chính quyền từ trung ương đến địa phương.
Sau 30-4-1975 mọi đóng góp của tôn giáo và liên tôn đã bị nhà cầm quyền cộng sản xóa bỏ: các cơ sở tôn giáo bị tước đọat, mọi sinh họat bị cấm đóan, đàn áp và trừng phạt, hằng chục ngàn nhà tu hay lãnh đạo tôn giáo bị tù “cải tạo”, bị áp lực rời khỏi các dòng tu … Đồng thời một guồng máy tuyên truyền luôn rêu rao những tiêu cực tôn giáo, bịa đặt dữ kiện, gieo tiếng xấu, xói mòn niềm tin. Vì thế ngày nay khó hình dung được sự đóng góp vô cùng to lớn của các tôn giáo cho xã hội miền Nam.
Trên diễn đàn đài BBC vừa đưa ra nhận định của một số nhà nghiên cứu tôn giáo và xã hội học như sau: “đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam có nguy cơ bị tha hóa và lũng đoạn mạnh vì tính vụ lợi trong số người giàu, quan chức, được tiếp tay bởi một số tu sỹ và cơ sở tôn giáo tín ngưỡng.”
Muốn tu hành cũng phải có lý lịch tốt, phải giấy phép của nhà cầm quyền cộng sản. Bởi thế nhiều đảng viên cộng sản đang đội lốt nhà tu làm ô uế chốn tu hành. Tự do tín ngưỡng không có, tự do chính trị cũng không, tôn giáo không thể nào phát triển để đóng góp tích cực cho xã hội.
Tình trạng nói trên là hậu quả của sách lược chính trị hóa tôn giáo hay “mang chính trị vào tôn giáo” mà đảng Cộng sản bấy lâu nay bằng mọi cách thực hiện. Giáo phái, cá nhân nào chấp nhận họat động ngọai vi cho đảng Cộng sản thì được nhà cầm quyền hỗ trợ còn ngược lại nếu muốn giữ Đạo đều bị đảng Cộng sản tìm mọi cách khủng bố đàn áp.
Tôn giáo và giáo phái có cơ cấu tổ chức tốt thường không bị cộng sản xâm nhập hay chính trị hóa. Như vừa rồi một bản tin thời sự trên VTV1 đưa một “linh mục giả” thuộc Giáo phận Bắc Ninh, ông Nguyễn Quốc Hiếu lên tuyên truyền cho việc sửa đổi hiến pháp.
Trước đó Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam đã đưa ra một bản góp ý nêu rõ các quyền tự do cần được xác định rõ ràng, cần tháo gỡ điều 4 hiến pháp, cần xây dựng một thể chế tam quyền phân lập và cần trả lại quyền lập hiến cho dân. Bản góp ý đã được phổ biến rộng rãi tại nhiều nhà thờ và được nhiều vị lãnh đạo giảng dạy cho tín đồ.
Hồng Y Phạm Minh Mẫn sau khi tham dự Mật Nghị Hồng Y về đã nhận xét: “rằng việc sửa đổi Hiến Pháp chỉ là một bước cần thiết mở ra con đường đổi mới lòng trí mọi người, cải thiện đời sống văn hóa và giáo dục, kinh tế và chánh trị của dân tộc Việt Nam”.
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ cũng đã tuyên bố ủng hộ bản Kiến nghị 72 và Tuyên bố của các Công dân tự do. Đồng thời Ngài nhắc lại sách lược 8 điểm cứu nguy đất nước được công bố ngày 21-02-2001. Một trong 8 điểm đó là "Bầu lại Quốc hội thật sự đại diện cho dân, thiết lập một Nhà nước pháp quyền". Ngài cũng kêu gọi tín đồ phải tham gia chính trị và kêu gọi nhà nước tôn trọng quyền tự do chính trị.
Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy, lên tiếng tán đồng các ý kiến của Hòa thượng Thích Quảng Độ, của Hội đồng Giám mục Việt Nam và của các nhân sĩ trí thức, của nhóm Các Công dân tự do, và của khối 8406. Cụ Liêm kêu gọi mọi người liên kết đấu tranh đòi đảng Cộng sản chấp nhận một cuộc trưng cầu dân ý có sự giám sát của quốc tế.
Cụ là một lãnh đạo tôn giáo mang tâm huyết gầy dựng lại một liên tôn nhằm đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Trước đây Cụ đã vượt qua hàng rào an ninh dầy đặc ra Huế diện kiến linh mục Nguyễn văn Lý, còn hiện nay Cụ đang ngỏ lời viếng thăm Hồng Y Phạm Minh Mẫn để có cơ duyên trao đổi về hiện tình đất nước.
Nhân ngày Đức Hùynh Phú Sổ thọ nạn năm nay, ngày 6-4-2013, một phái đòan Công Giáo, Phật Giáo và Khối 8406 đã viếng thăm Cụ Lê Quang Liêm với 1 lá Thư Hiệp Thông từ Linh mục Vinh sơn Phạm Trung Thành Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam kêu gọi các tôn giáo tiến đến thành lập liên tôn.
Ngày hôm sau 7-4-2013, tại chùa Liên Trì Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Tin Lành và Khối 8406 đã cùng cầu nguyện và phát quà cho 96 em bệnh nhân bệnh ung thư.
Ngày hôm nay 18-4-2013, trên các diễn đàn tự do một nhóm gồm 33 học viên Pháp Luân Công ký tên và 5 học viên đại diện cho biết đã đến gặp Ủy Ban Dự Thảo Sửa đổi Hiến Pháp để trao bản góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 nhưng bị từ chối. Nhóm ủng hộ lấy nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” làm kim chỉ nam để sọan thảo một hiến pháp mới cho Việt Nam.
Trong bài viết “Phe Bắc Phe Nam Phe Nào Thắng?” người viết cũng đã phân tích tình hình nội bộ đảng Cộng sản, nhiều vấn đề sẽ được công khai tranh luận bao gồm định hướng xã hội chủ nghĩa, theo Tàu hay theo Mỹ, dân chủ trong và ngòai đảng, sửa hiến pháp ra sao… đảng Cộng sản càng phân hóa thì lại càng tạo thêm điều kiện cho cá nhân hay tổ chức đấu tranh chính trị chủ động xây dựng và phát triển phong trào dân chủ.
Liên tôn không phải là một tổ chức chính trị với mục tiêu tham chính. Liên tôn giữ vai trò kết nối giữa các tôn giáo, xây dựng lại niềm tin và đứng ra kết hợp các tổ chức chính trị, các tổ chức dân sự nhằm đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.
Bằng phương thức ôn hòa nhưng triệt để này, một Liên Minh Dân Tộc sẽ được hình thành sọan ra một hiến pháp dân chủ đưa ra trưng cầu dân ý với sự kiểm soát Quốc tế. Chỉ có sự kiểm sóat trực tiếp, sâu rộng và hiệu quả của Quốc Tế, mới giới hạn được những lừa đảo gian lận trong chuyển biến dân chủ đã đang và sẽ xẩy ra.
Khi giải pháp liên tôn nói trên được nhắc đến, người viết đã nhận được một góp ý đáng quan tâm. Một bạn trẻ tên Bichthuy ly qua Facebook cho rằng chính ngay trong các tôn giáo cũng không thống nhất nên giải pháp này xem ra bất khả thi và nếu chỉ làm cho có hình thức thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến niềm tin của giới trẻ. Góp ý xem ra có tình có lý.
Đạo khi mang vào chính trị thì trở thành một con đường cho chính trị. Con đường Liên tôn được thảo luận trong bài là con đường chuyển tiếp ôn hòa không đổ máu dẫn đến tự do dân chủ cho Việt Nam. Vai trò của Liên tôn là chuyển hóa đất nước từ cộng sản sang tự do, và sẽ tiếp tục chuyển hóa Việt Nam từ một xã hội khủng hỏang tòan diện sang một xã hội nhân bản đậm tình dân tộc.
Đạo khi mang vào đời cần thêm chữ Đức. Đức là sự hiểu biết, sự giác ngộ, sự thức tỉnh, là khả năng nắm vững và vận dụng các quy luật xã hội. Đức là đức của từng cá nhân từ những người đang cầm quyền đến những người đang đấu tranh chính trị và mở rộng ra tòan xã hội. Một liên tôn nếu không được sự ủng hộ của đa số mà chỉ có vài người đứng ra kêu gọi thì đúng là một liên tôn hình thức.
Nói một cách khác giải pháp liên tôn cần sự hiểu biết và cộng tác của nhiều thành viên trong xã hội thì mới mong đạt được kết quả. Người viết sẵn sàng trao đổi với tất cả những ai quan tâm về con đường liên tôn hay bất cứ con đường nào khả thi hơn mà không gây ra đổ máu và xáo trộn xã hội. Xin liên lạc qua email duyact@yahoo.com.au
Cuối bài xin thông báo đến bạn đọc, 6 giờ tối ngày thứ bảy 20-4-2013, Cộng đồng Người Việt tự do tại Victoria Úc sẽ cử hành một đêm thắp nến trước Quốc Hội Tiểu Bang để cầu nguyện anh linh của những chiến sĩ đã chiến đấu cho tự do và cầu nguyện cho những nỗ lực tiến đến một hiến pháp tự do. Đêm thắp nến sẽ có sự tham dự của Giám mục Nguyễn văn Long, Thượng tọa Thích Phước Tấn và các vị đại diện Hòa Hảo, Cao Đài. Xin mời bạn đọc tham dự hay hướng về Melbourne cùng hiệp thông cầu nguyện.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
18/4/2013
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
3 comments:
" Vui lên sống đạo làm người.
" Tình đời tình nước, muôn năm vững bền ".
TỰ MÌNH THƯỞNG THỨC
Một lần kia, người đệ tử than van với thầy mình :
" Thầy thường kể chuyện cho con nghe, nhưng chẳng bao giờ thầy tiết lộ ý nghĩa câu chuyện cho con cả ".
Vị sư trả lời :
" Ngươi có lấy làm thích nếu ai cho người một trái táo mà trước đó họ đã nhai bấy sẵn rồi không ?".
Không ai có thể tìm ra ý nghĩa đời bạn, ngay cả những vị thầy của bạn .
Cầu mong cho đất Việt được an lành theo tính Đạo của Liên Tôn!...
Xin Thiên Chúa chúc phúc cho tất cả chúng con, những con người quá bé nhỏ với bạo cường và bất công!...
CACH NOI PHAN TICH CHI LA MOT CAI LA TREN TAN CAY CO THU . MUON PHAN TICH PHAI HIEU DUOC BAN CHAT..DAO HOC VO DANH....TRIET HOC HUU DANH, MOI CAI DEU CO GIA TRI DICH THUC CUA NO VA TON TAI SONG HANH NEU KHONG CO TAM NHIN CAO RONG THI CUNG CHI LA GIOT NUOC TRONG BIEN CA MENH MONG....?
Post a Comment