QLB
Công an canh gác trước TAND TPHCM trong phiên xử các blogger bị kết tội "Tuyên truyền chống nhà nước" hôm 24/9/2012, ảnh minh họa.
AFP photo
Tháng 10 năm 2012, sinh viên Nguyễn Phương Uyên sinh viên Đại học công nghiệp thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh bị bắt khẩn cấp cùng với Đinh Nguyên Kha, sinh viên Đại học kinh tế công nghiệp Long An.
Ngày 29 tháng ba, bà Nhung là mẹ của Phương Uyên, hiện đang bị giam tại trại “tạm” giam xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, đã đến thăm con. Tại đây gia đình đã được Phương Uyên cho biết ý kiến của cô về bản cáo trạng của Viện kiểm sát tỉnh Long An đã đưa cho cô đọc. Phương Uyên không đồng ý về hai điểm, thứ nhất là việc số tiền 100 đô la Mỹ của một người bạn biếu cho Phương Uyên không được ghi rõ trong cáo trạng, thứ hai là khẩu hiệu mà Phương Uyên viết bày tỏ thái độ chống sự xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông phải được xem như là một tình tiết giảm nhẹ. Chị Nhung cho biết như sau,
“Cháu đã đọc cáo trạng bốn năm lần và không đồng ý 2 điểm, thứ nhất là chiếc máy ảnh được một người bạn cũ hồi còn học cấp một hứa tặng, và người đó nói là nếu gửi máy ảnh qua hải quan thì phức tạp phiền phức nên bạn đó gửi tiền, rồi Uyên mua máy ảnh để phục vụ việc chụp hình lưu niệm trong gia đình, chứ không phải để làm chuyện rải truyền đơn như trong cáo trạng nên Uyên không đồng ý.
Điều thứ hai là Uyên có viết trên một mảnh vải là Trung Quốc cút khỏi Biển Đông, thì điều đó thể hiện lòng yêu nước, phải là một tình tiết giảm nhẹ, mà sao không thấy ghi.”
Về điều thứ nhất, Luật sư Hà Huy Sơn, người sẽ bào chữa cho Phương Uyên trong phiên tòa sắp tới cho biết,
“Phương Uyên có nói là trước đó được một người ở nước ngòai tặng 100 đô chứ người ta không có nói là làm cái gì cả, rồi sau đó khi đi rải truyền đơn với Đinh Nguyên Kha thì Kha mượn cái máy ảnh để chụp hình, tức là không phải Phương Uyên mua máy ảnh để làm cái việc ngày hôm đó, việc mua máy ảnh đã có trước rồi.”
Về điều thứ hai, luật sư Hà Huy Sơn nói,
“Phương Uyên có viết Hòang Sa Trường Sa Việt Nam, thì đây là những điều đáng biểu dương, chứ không phải truy tố theo luật hình sự Việt Nam”
Khi nói về tình tiết giảm nhẹ ông nói,
“Không phải tình tiết giảm nhẹ vì theo quan điểm của tôi là Phương Uyên không có tội, những hành động như vậy là đáng khuyến khích.”
Ngày 15 tháng tư gia đình Phương Uyên lại đến thăm con nhưng không được gặp mặt. Về phía trường Đại học công nghiệp thực phẩm thì chị Nhung nói rằng,
“Họ chẳng hỏi han gì cả, tôi có nói với họ rằng họ vô lương tâm và vô trách nhiệm. Tôi biết là con đường học vấn của Phương Uyên là không thể cứu vãn được rồi.”
Về phiên tòa sắp tới, luật sư Hà Huy Sơn cho biết,
“Tôi thì cho là không có tội, nhưng chuyện đó còn phụ thuộc vào Tòa, mà theo kinh nghiệm của tôi thì phụ thuộc vào những chuyện ngòai tòa nữa.”
Sau khi sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị bắt một cách bất minh, một số nhân sĩ- trí thức, trong đó có giáo sư Ngô Bảo Châu, có kiến nghị gửi văn phòng chủ tịch nước yêu cầu trả tự do và giải thích về việc bắt giam sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Các bạn sinh viên cùng trường Đại học công nghiệp thực phẩm cũng có thư gửi chủ tịch nước nói về người bạn của họ, cho rằng bạn ấy vô tội.
Ngược lại, nhà nước Việt Nam cũng công bố một đọan video trong đó có cảnh Phương Uyên đọc bản nhận tội, trang mạng báo Giáo dục cũng đăng bài, theo đó trình tự bắt giữ và tố tụng đều theo đúng pháp luật.
Theo gia đình Phương Uyên dự đoán thì phiên tòa sẽ được mở vào cuối tháng này hoặc đầu tháng tới, một phiên tòa với tội danh nêu trong cáo là “Tuyên truyền chống nhà nước".
RFA
Công an canh gác trước TAND TPHCM trong phiên xử các blogger bị kết tội "Tuyên truyền chống nhà nước" hôm 24/9/2012, ảnh minh họa.
AFP photo
Tháng 10 năm 2012, sinh viên Nguyễn Phương Uyên sinh viên Đại học công nghiệp thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh bị bắt khẩn cấp cùng với Đinh Nguyên Kha, sinh viên Đại học kinh tế công nghiệp Long An.
Ngày 29 tháng ba, bà Nhung là mẹ của Phương Uyên, hiện đang bị giam tại trại “tạm” giam xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, đã đến thăm con. Tại đây gia đình đã được Phương Uyên cho biết ý kiến của cô về bản cáo trạng của Viện kiểm sát tỉnh Long An đã đưa cho cô đọc. Phương Uyên không đồng ý về hai điểm, thứ nhất là việc số tiền 100 đô la Mỹ của một người bạn biếu cho Phương Uyên không được ghi rõ trong cáo trạng, thứ hai là khẩu hiệu mà Phương Uyên viết bày tỏ thái độ chống sự xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông phải được xem như là một tình tiết giảm nhẹ. Chị Nhung cho biết như sau,
“Cháu đã đọc cáo trạng bốn năm lần và không đồng ý 2 điểm, thứ nhất là chiếc máy ảnh được một người bạn cũ hồi còn học cấp một hứa tặng, và người đó nói là nếu gửi máy ảnh qua hải quan thì phức tạp phiền phức nên bạn đó gửi tiền, rồi Uyên mua máy ảnh để phục vụ việc chụp hình lưu niệm trong gia đình, chứ không phải để làm chuyện rải truyền đơn như trong cáo trạng nên Uyên không đồng ý.
Điều thứ hai là Uyên có viết trên một mảnh vải là Trung Quốc cút khỏi Biển Đông, thì điều đó thể hiện lòng yêu nước, phải là một tình tiết giảm nhẹ, mà sao không thấy ghi.”
Về điều thứ nhất, Luật sư Hà Huy Sơn, người sẽ bào chữa cho Phương Uyên trong phiên tòa sắp tới cho biết,
“Phương Uyên có nói là trước đó được một người ở nước ngòai tặng 100 đô chứ người ta không có nói là làm cái gì cả, rồi sau đó khi đi rải truyền đơn với Đinh Nguyên Kha thì Kha mượn cái máy ảnh để chụp hình, tức là không phải Phương Uyên mua máy ảnh để làm cái việc ngày hôm đó, việc mua máy ảnh đã có trước rồi.”
Về điều thứ hai, luật sư Hà Huy Sơn nói,
“Phương Uyên có viết Hòang Sa Trường Sa Việt Nam, thì đây là những điều đáng biểu dương, chứ không phải truy tố theo luật hình sự Việt Nam”
Khi nói về tình tiết giảm nhẹ ông nói,
“Không phải tình tiết giảm nhẹ vì theo quan điểm của tôi là Phương Uyên không có tội, những hành động như vậy là đáng khuyến khích.”
Ngày 15 tháng tư gia đình Phương Uyên lại đến thăm con nhưng không được gặp mặt. Về phía trường Đại học công nghiệp thực phẩm thì chị Nhung nói rằng,
“Họ chẳng hỏi han gì cả, tôi có nói với họ rằng họ vô lương tâm và vô trách nhiệm. Tôi biết là con đường học vấn của Phương Uyên là không thể cứu vãn được rồi.”
Về phiên tòa sắp tới, luật sư Hà Huy Sơn cho biết,
“Tôi thì cho là không có tội, nhưng chuyện đó còn phụ thuộc vào Tòa, mà theo kinh nghiệm của tôi thì phụ thuộc vào những chuyện ngòai tòa nữa.”
Sau khi sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị bắt một cách bất minh, một số nhân sĩ- trí thức, trong đó có giáo sư Ngô Bảo Châu, có kiến nghị gửi văn phòng chủ tịch nước yêu cầu trả tự do và giải thích về việc bắt giam sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Các bạn sinh viên cùng trường Đại học công nghiệp thực phẩm cũng có thư gửi chủ tịch nước nói về người bạn của họ, cho rằng bạn ấy vô tội.
Ngược lại, nhà nước Việt Nam cũng công bố một đọan video trong đó có cảnh Phương Uyên đọc bản nhận tội, trang mạng báo Giáo dục cũng đăng bài, theo đó trình tự bắt giữ và tố tụng đều theo đúng pháp luật.
Theo gia đình Phương Uyên dự đoán thì phiên tòa sẽ được mở vào cuối tháng này hoặc đầu tháng tới, một phiên tòa với tội danh nêu trong cáo là “Tuyên truyền chống nhà nước".
RFA
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment