Blogger Widgets

Saturday, October 6, 2012

Tham vọng của Trung Quốc đối với Bắc Cực


Trung Quốc không che dấu tham vọng khai thác tài nguyên Bắc Cực, một khi lớp băng che phủ bề mặt đại dương tan chảy (DR)

Tháng 6/2012 lần đầu tiên chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào công du Đan Mạch. Hai tháng trước đó, Iceland và Thụy Điển là trọng tâm vòng công du 4 nước châu Âu của thủ tướng Ôn Gia Bảo. Tại Iceland, thủ tướng Trung Quốc đã ký một hiệp định khung về việc hợp tác ở vùng Bắc cực để đổi lại, Reykjavik ủng hộ việc Bắc Kinh lại xin được cấp quy chế quan sát viên thường trực của Hội đồng Bắc Cực. Đơn của Trung Quốc sẽ được cứu xét vào tháng 5/2013.

HỒ SƠ VINALINE
     Dương chí Dũng bị dẫn giải ra để đối chứng?   Dương Chí Dũng được đi 'chuyên cơ'       Hãy vinh danh những chiến sỹ thầm lặng   Ai bắt Dương Chí Dũng    Bắt cá thằn lăn      Kẻ ăn ốc, Người đổ vỏ vào tù!     Bài toán Dương Chí Dũng     Những thương vụ mua tàu & Ụ nổi      Ai tiết lộ cho Dương Chí Dũng trốn mất       Phạm Quý Ngọ là ai?     Dường dây Mafia Phạm Quý Ngọ     Ai đưa Dương Chí Dũng lên     Dương chí Dũng trốn ở đâu?

Hội đồng Bắc Cực là một diễn đàn liên chính phủ gồm 8 nước (Canada, Đan Mạch,Hoa Kỳ Phần Lan, Iceland, Na Uy, Thuỵ Điển và Nga), chính thức được thành lập năm 1996 để thảo luận về các vấn đề liên quan đến môi trường và phát triển tại khu vực.

Hai chuyến viếng thăm Đan Mạch và Iceland, Thụy Điển kể trên của lãnh đạo Trung Quốc càng chứng tỏ là Bắc Kinh đang nhòm ngó đến vùng băng giá, nhưng lại chiếm vị trí chiến lược này của hành tinh. Trung Quốc theo đuổi cùng một lúc hai mục tiêu : tranh giành các nguồn tài nguyên tiềm tàng và bố dàn trước những quân cờ, đợi khi Bắc Cực tan băng, chiếm được lợi thế về giao thông trên biển.

Groenland là một vùng đất tự trị thuộc về Đan Mạch, rộng gấp bốn lần nước Pháp và 85 diện tích chôn vùi dưới băng tuyết. Thế nhưng đất ngầm Groenland lại ẩn chứa một kho tàng vô giá : dầu khí, than đá, khoáng sản. Trung Quốc không che dấu tham vọng đối với Groenland nói riêng và với Bắc Cực nói chung.

Đâu là những động lực thúc đẩy Bắc Kinh nhòm ngó đến vùng đất xa xôi và lạnh đó ? Trung Quốc đã chuẩn bị như thế nào cho chiến lược vươn ra Bắc Băng Dương ?

Đài RFI trong khuôn khổ chương trình « Địa Chính trị » nhà báo Corine Mandjou đã mời giáo sư Régis Boyer, chuyên gia về Groenland, nhà nghiên cứu về Trung Quốc đương đại Marie Holzman và Thierry Aube, chuyên gia về châu Á thuộc Viện Nghiên cứu về Quan hệ Quốc tế của Pháp, CERI, trả lời các câu hỏi trên.

Tài nguyên tiềm tàng

Trung Quốc đang lao vào cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng tai Bắc Cực với ít nhất là ba mục tiêu. Trước hết là mục tiêu khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên còn đang ngủ vùi dưới lòng đại dương.

Một công trình nghiên cứu của Nga ước tính tại đây có đến ¼ tài nguyên của trái đất còn chưa được phát hiện. Còn căn cứ theo nghiên cứu của Viện địa chất Mỹ thì với 30% trữ lượng khí đốt thế giới, 13% trữ lượng dầu mỏ, 10% than đá và các khoáng sản khác, kể cả đất hiếm, Bắc Cực đương nhiên đã ‘lọt vào mắt xanh’ của Trung Quốc. Cuối cùng, trong viên cảnh trái đất bị hâm nóng làm tan băng, chỉ riêng Groenland đang kiểm soát đến 10 % dự trữ nước ngọt của nhân loại.

Trả lời đài RFI giáo sư Régis Boyer một trong những chuyên gia hiếm hoi của Pháp về đảo Groenland tỏ ra thận trọng khi nói vế tài nguyên còn tiềm tàng của vùng tự trị thuộc về Đan Mạch này.

« Dường như Groenland là một vùng đất chứa nhiều dầu hỏa, than đá, và kim loại hiếm như chì, đồng và kể cả uranium. Tuy nhiên trước mắt, đấy mới chỉ là những dự đoán và các chuyên gia vẫn còn đang tiếp tục nghiên cứu, thăm dò. Chúng ta chưa bước vào giai đoạn khai thác. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy vùng đất này có tiềm năng ẩn chứa đến 25 % đất hiếm của thế giới. Nhưng đây cũng chỉ mới là những dự đoán như tôi vừa nói ».

Trực tiếp liên quan đến hiện tượng tan băng, theo dự báo thì chỉ trong ngót nửa thế kỷ nữa, vào mùa hè, 80 % diện tích Bắc Băng Dương không còn phủ băng và sẽ mở ra tuyến đường hàng hải cho phép tàu bè Trung Quốc nối liền Thượng hải với Hambourg, cảng lớn của Đức.

Mục tiêu cuối cùng trên con đường chinh phục phương bắc này của Trung Quốc mang tính chiến lược : chen chân được vào Bắc Cực sẽ cho phép Bắc Kinh quan sát tận tường mọi ‘động thái’ của Âu, Mỹ. Hiện tại 8 nước cận cực – trong đó có Hoa Kỳ, Canada và Nga - đều là thành viên Hội đồng Bắc cực. Nga, Mỹ và Canada sẽ tranh giành chủ quyền ở Bắc cực, quyền sở hữu các tuyến giao thông vận tải.

Những năm gần đây, Nga không ngừng củng cố sức mạnh quân sự miền cực. Matxcơva còn dự định xây dựng các căn cứ quân sự ở khu vực cận cực. Canada cũng xem Bắc cực là một mục tiêu quân sự mang tính chiến lược lên kế hoạch đặt căn cứ quân sự tại đảo Cornwallis thuộc Bắc Băng Dương. Về phần Hoa Kỳ không cần nhắc lại sự hiện diện của Mỹ tại đây từ giữa thế kỷ XX khi Washington thiết lập căn cứ quân sự tối tân tại Thulé, phía bắc Groenland.

Trở lại với tham vọng của Bắc Kinh : Trung Quốc tìm kiếm gì ở vùng Groenland ? Chuyên gia về châu Á thuộc Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế CERI của Pháp, Thierry Aube nhấn mạnh đến cuộc chạy đua tranh giành quyền khai thác tài nguyên

« Chắc chắn một điều là Trung Quốc có nhu cầu rất lớn, đặc biệt là về năng lượng. Hơn nữa Trung Quốc cần được bảo đảm về các nguồn cung cấp nguyên và nhiên liệu. Cho nên Groenland lại càng được Bắc Kinh chú ý và quan tâm đến nhiều hơn. Trung Quốc hiện là một quan sát viên của Hội đồng Bắc Cực. Đây là một diễn đàn liên chính phủ để bảo vệ môi truờng và đời sống của người dân ở vùng Bắc Cực ».

Về phần mình nhà nghiên cứu về tình hình Trung Quốc đương đại, bà Marie Holzman chú ý nhiều hơn đến tham vọng của Trung Quốc trước tiềm năng vươn ra Bắc Băng Dương :

« Đương nhiên là Trung Quốc cần năng lượng và các nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu để phát triển. Nhưng bên cạnh đó tôi cũng xin lưu ý là 50 % GDP của Trung Quốc tùy thuộc vào giao thông hàng hải. Bắc Kinh gần như chắc chắn là Groenland sẽ tan băng trong một tương lai không xa, và vùng bắc Băng Dương, sẽ trở thành một tuyến đường lưu thông hàng hải quan trọng, mở ra cánh cửa cho phép tàu bè của Trung Quốc đi thẳng từ Thượng Hải tới Hambourg, rút ngắn hành trình đến 6 000 km so với các tuyến đường hiện có. Những năm gần đây Trung Quốc thường xuyên bị hải tặc tấn công ở ngoài khơi Malaysia và Somalia chẳng hạn. Tôi muốn nói là Trung Quốc không chỉ quan tâm đến các kho dự trữ tài nguyên tiềm tàng của Groenland và Bắc Cực mà còn đang nhòm ngó đến vùng biển Bắc Băng Dương và biển Groenland nữa ».

Chuyên gia về quan hệ quốc tế, Thierry Aube cho rằng mong muốn của Trung Quốc làm chủ các tuyến đường mở ra Bắc Băng Dương còn có nhiều giới hạn :

« Đó là một cách nhìn vấn đề. Nhưng chúng ta cũng nên thận trọng. Ngay cả khi Bắc Băng Dương tan băng, chúng ta cũng không đủ điều kiện và phương tiện tài chính để bảo đảm an toàn cho các tuyến hàng hải mới. Hơn nữa chúng ta cũng không thề làm chủ tình hình ở khu vực này, vì đừng quên rằng khi băng tan, thì sẽ đặt ra vấn đề những tảng băng đó sẽ trôi dạt như thế nào... Bởi vì không dễ đi lại trên một vùng biển có quá nhiều băng đá ».

Trung Quốc đánh đường vòng để chen vào Bắc Cực

Dù muốn dù không, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất nhòm ngó kho dự trữ tiềm tàng của vùng Groenland. Trong cuộc chạy đua tranh giành tài nguyên ở vùng Bắc Cực này thì Bắc Kinh sẽ phải đối diện với những đối thủ nặng ký như Hoa Kỳ, Canada hay Nga và kể cả trong một chừng mực nào đó là của các nước bắc Âu. Theo quan điểm của ông Thierry Aube, trung tâm nghiên cứu CERI không một ai muốn nhường cho Trung Quốc một chỗ đứng dù khiêm tốn trong khu vực này :

« 5 nước bao quanh không muốn để mất độc quyền – tôi không kể đến Đan Mạch, Island và Thụy Điển. Những thành phần chống đối sự hiện diện của Trung Quốc đang triệt để khai thác lá bài ‘môi trường’ để loại Bắc Kinh ra khỏi cuộc chinh phục Bắc cực. 5 quốc gia này muốn Groenland vẫn là phần sân sau của mình. Quan điểm này bị nhiều nước chỉ trích, chứ không chỉ riêng gì Trung Quốc. Bởi vì ai cũng muốn có phần trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của vùng Groenland ».

Bà Marie Holzman, người 30 năm qua liên tục quan sát và nghiên cứu về Trung Quốc lưu ý thính giả về tầm nhìn xa, trông rộng của Bắc Kinh về những phương tiện dồi dào và những tính toán khôn ngoan của đảng cộng sản Trung Quốc :

« Điều khiến tôi quan tâm hơn cả không chỉ là tham vọng của Trung Quốc muốn nối liền Thượng Hải với Hambourg bằng đường thủy. Chúng ta nên nhớ rằng Trung Quốc luôn có tầm nhìn xa, rất xa và có những tính toán lâu dài.

Trung Quốc luôn sẵn sàng hy sinh để đạt được điều họ mong muốn. Tôi muốn nói là Bắc Kinh đã huy động rất nhiều phương tiện để đạt đến đích. Tôi biết là Trung Quốc đã xây dựng hẳn những phòng thí nghiệm, các trung tâm nghiên cứu về vùng Bắc Băng Dương tại nhiều thành phố như Thượng Hải, Đại Liên, Vũ Hán …

Tại Trung Quốc hiện có ít nhất 10 trường đại học chuyên nghiên cứu về đại dương học, về luật biển, về môi trường … về tất cả những khía cạnh của chính sách vươn ra đại dương đối với vùng Bắc Băng Dương. Trung Quốc cũng đã có hẳn một chính sách rất rõ ràng cho đến năm 2020 -2030. Theo tôi đấy mới là điều đáng quan ngại ».

Từ Biển Đông đến Bắc Băng Dương

Về con đường chinh phục đai dương, mở rộng tầm ảnh hưởng trên biển của Trung Quốc chuyên gia về châu Á của viện CERI, Thierry Aube nhắc lại thời sự nóng bỏng và căng thẳng tại vùng Biển Đông. Ông nhấn mạnh đến lối hành sử của Trung Quốc, bắt nạt các nước bé :

« Trung Quốc thường khiến mọi người ‘khiếp sợ’. Đó là một sự thật có phần đúng và có phần không đúng. Nhưng nếu nhìn đến chiến lược bành trướng trên biển của Bắc Kinh, đặc biệt đối với các nước lân cận ở khu vực Biển Đông thì thái độ của Trung Quốc khiến chúng ta phải nêu lên nhiều nghi vấn và cần thận trọng : Trung Quốc không hề bị lương tâm cắn rứt khi khẳng định chủ quyền đối với cả một vùng biển rộng lớn. Trung Quốc cũng không ngần ngại uy hiếp các nước nhỏ trong khu vực. Bài học và kinh nghiệm với tranh chấp ở Biển Đông bắt buộc chúng ta phải cân nhắc kỹ hơn về những ý đồ và tham vọng của Trung Quốc đối với vùng Bắc Băng Dương, đối với vùng đất Groenland ».

Một số nhà quan sát cho rằng biến đổi khí hậu đang biến « Bắc Cực thành điểm nóng » của cuộc chạy đua tranh giành tài nguyên. Giáo sư Régis Boyer chuyên gia về Groenland chơi chữ khi nói đến một cuộc « chiến tranh lạnh » có thể nổ ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ông Thierry Aube đưa ra thêm một yếu tổ củng cố quan điểm này :

« Chúng ta đừng quên căn cứ quân sự của Mỹ ở Thulé, được xây dựng từ những thập niên 50-60 thế kỷ trước. Đây hiện là nơi chung chuyển nhiều thông tin tình báo liên quan đến khu vực Trung Cận Đông. Tôi không tin là Mỹ sẽ dễ dàng nhượng bộ để Trung Quốc chen chân vào được Groenland ».

Chinh phục Bắc Cực : chỉ là vấn đề thời gian

Nhà nghiên cứu về Trung Quốc Marie Holzman quan niệm rằng bằng một cách hành xử vừa khôn ngoan và khéo léo, cộng thêm với tính kiên nhẫn vốn có, Trung Quốc sớm muộn gì cũng sẽ đạt được mục tiêu với tới Bắc Cực bất chấp những chống đối của 8 nước liên quan.

« Chúng ta thấy rõ là đảng cộng sản Trung Quốc thắt chặt quan hệ, hợp tác với nhiều nước châu Phi, cho dù đó là những nước bị tố cáo vi phạm nhân quyền, để bảo đảm nguồn cung cấp về nguyên,nhiên liệu hay năng lượng. Thí dụ như là với Gabon, Nigeria, Cameroun, Angola… Trung Quốc đã ký hợp đồng để đặt cọc trước 1,3 tỷ thùng dầu !!!

Đảng Cộng Sản Trung Quốc tỏ ra cực kỳ thực tế khi đề nghị với các quốc gia chậm phát triển những hợp đồng phát triển kinh tế. Bắc Kinh đề nghị xây dựng hạ tầng cơ sở cho các nước châu Phi, xây trường học, đường cao tốc, sân bay…, đầu tư vào ngành khai thác dầu mỏ… để đổi lấy dầu hỏa, khí đốt hay các tài nguyên. Đó là thực tế đã xảy ra.

Điều làm chúng ta phải suy nghĩ là liệu rồi đây Bắc Kinh sẽ thương lượng những gì với người Inouit ở Groenalnd để vào khai thác dầu mỏ, khí đốt còn đang ngủ vùi dưới các tảng băng ? Trước mắt, Na Uy vẫn cương quyết chống đối việc để cho Trung Quốc chen chân vào khu vực. Hiềm khích giữa Bắc Kinh với Oslo sau vụ ủy ban Nobel Hòa Bình trao giải thưởng cho nhà đối lập Trung Quốc Lưu Hiểu Ba năm 2010 vẫn là cái gai trong quan hệ song phương. Và kinh nghiệm cho thấy khi có tranh chấp, thì Trung Quốc thường xuyên chơi trò ‘chia để trị’ dùng nước này để đánh nước kia … »

Chuyên gia về quan hệ quốc tế của Viện nghiên cứu CERI, Thierry Aube tiếp lời bà Holzman :

« Ngoài Na Uy thì còn có Nga : Matxcơva cũng không mấy mặn mà với việc để Trung Quốc tham gia vào các hoạt động kinh tế trong vùng bắc cực. Canada cũng vậy. Chính vì muốn tránh làm dấy lên sự chống đối mạnh mẽ, hiện tại Trung Quốc tỏ thái độ nhũn nhặn và chỉ tập trung vào các công trình nghiên cứu mang tính khoa học ».

Dù không có địa thế thuận lợi trực tiếp đối với Bắc Cực nhưng Trung Quốc đã đi đường vòng để tham gia vào cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng và tài nguyên của khu vực. Trong bài toán chiến lược đó, Bắc Kinh đang tìm cách lôi kéo Đan Mạch và Iceland về phía mình, bằng những hợp đồng và thỏa thuận hợp tác phát triển lâu dài. E rằng những lời dỗ ngọt và lá bài chiêu dụ của Trung Quốc, sớm muộn gì cũng sẽ làm siêu lòng Iceland và Groenland.
Theo RFI
TOP HOT LINKSQUAN LÀM BÁO


No comments: