Blogger Widgets

Sunday, August 31, 2014

Bước Đường Cùng cho Giang Trạch Dân ở Thượng Hải

QLB
Stephen Gregory, Epoch Times
Tập Cận Bình Chuẩn Bị Hạ Bệ Cựu Lãnh Đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Thời gian còn lại của Giang Trạch Dân chỉ còn được đếm từng ngày. Kẻ thống trị hệ thống chính trị của Trung Quốc trong hơn hai thập kỷ qua hiện đang bị điều tra tại chính sân sau của ông ta, thành phố Thượng Hải.
 
Cựu Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân tham dự phiên khai mạc của Đại hội toàn quốc lần thứ 18 tại Đại lễ đường nhân dân vào ngày 8 Tháng Mười Một năm 2012, tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Tại Đại hội này, Tập Cận Bình đã được bầu vào vị trí cao nhất trong Đảng, ông là người ra lệnh bắt các thành viên của phe Giang Trạch Dân với cáo buộc tham nhũng trong 19 tháng qua. (Feng Li / Getty Images)

 
 
Tin về đoàn điều tra chống tham nhũng của lãnh đạo đứng đầu ĐCSTQ Tập Cận Bình đến làm việc tại Thượng Hải đã được thông báo rộng rãi. Một công bố ngắn gọn vào ngày 11 tháng 8 trên trang web chính thức của Viện kiểm sát tối cao Thượng Hải, cơ quan chịu trách nhiệm việc điều tra và truy tố tội phạm, cho biết cuộc điều tra đang được tiến hành một cách nghiêm túc.
 
Doanh nhân nổi tiếng Vương Tông Nam, chủ tịch của Tập đoàn Thực phẩm Bright, đã bị bắt vì hối lộ và biển thủ công quỹ. Đó được cho là tội ác sẽ bị xét xử của Vương, nhưng hành vi phạm tội thực sự của ông ta là do có mối quan hệ chặt chẽ với cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân và con trai của Giang là Giang Miên Hằng.
 
Thượng Hải là bệ phóng cho tham vọng chính trị quốc gia của Giang Trạch Dân và ông ta đã hình thành cơ sở quyền lực cho mình tại đây.
 
Giang từng là người đứng đầu Đảng của Thượng Hải từ năm 1985 đến năm 1989. Đối mặt với một phong trào dân chủ mạnh mẽ vào năm 1989, Đặng Tiểu Bình đã rất ấn tượng với cách làm mạnh tay của Giang trong việc xử lý các bất đồng chính kiến ​​ở Thượng Hải, trong khi nhiều vị lãnh đạo ĐCSTQ khác thì đứng bên lề.
Sau khi cách chức Tổng bí thư Triệu Tử Dương vì sự cảm thông của ông đối với sinh viên, Đặng Tiểu Bình đã đưa Giang Trạch Dân đến Bắc Kinh. Sau khi nắm quyền, Giang đã lần theo dấu vết và trừng phạt tàn nhẫn những ai bất đồng chính kiến ​​trong vụ ‘xe tăng’ vào đêm mùng 4 tháng 6.
 
Sau khi nắm quyền ở Bắc Kinh, Giang cất nhắc những cán bộ không mấy tiếng tăm ở Thượng Hải vào các vị trí quan trọng trong Đảng. Họ hình thành một đội ngũ lãnh đạo chủ chốt để Giang có thể sử dụng để chi phối hệ thống chính trị của Trung Quốc trong hơn 20 năm.

Nhắm mục tiêu vào Giang

Hơn 19 tháng qua, người đứng đầu ĐCSTQ Tập Cận Bình đã thực hiện một chiến dịch chống tham nhũng trên diện rộng, đồng thời đã hạ bệ các đồng minh thân cận nhất của Giang Trạch Dân.
 
Đỉnh cao của chiến dịch này là việc thông báo công khai cuộc điều tra chính thức về cựu chiến lược gia an ninh Chu Vĩnh Khang vào ngày 29 tháng 7. Dự đoán sự sụp đổ của Chu sẽ đánh dấu hồi kết cho cuộc thanh trừng phe phái đối lập trong Đảng của Tập đã nhanh chóng bị xua tan.
 
Ngay sau khi có thông báo về Chu, Nhân Dân nhật báo – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đã công bố một bài bình luận có tiêu đề “Hạ bệ con hổ lớn Chu Vĩnh Khang chưa phải là sự kết thúc của chiến dịch chống tham nhũng”. Bài báo chỉ ra rằng Chu đã được cấp trên nâng đỡ. Ai cũng biết rằng Giang Trạch Dân là người đã cất nhắc Chu.
 
Mặc dù bài báo đã nhanh chóng bị gỡ bỏ, nhưng vẫn đủ thời gian để được sao chép và lan truyền rộng rãi trên toàn mạng Internet Trung Quốc.
 
Hai tuần trước đó, Thời báo Đại Kỷ Nguyên đã báo cáo rằng cố vấn hàng đầu của Giang Trạch Dân là Tăng Khánh Hồng đã bị bắt. Nếu chiến dịch chống tham nhũng trở thành một hoạt động càn quét, thì sau đó mục tiêu hợp lý tiếp theo chính là Giang Trạch Dân. Những con hổ lớn khác đều đã bị hạ bệ.
 
Việc bắt giữ Vương Tông Nam vào tuần trước đã khiến cho Giang bị tổn thất. Nếu Giang không thể bảo vệ Vương tại Thượng Hải, thì sau đó ông ta sẽ bị tước bỏ quyền lực tại thành lũy thâm sâu nhất của mình.
Nếu những động thái vừa qua mới chỉ là màn mở đầu, thì sau khi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương điều tra hàng ngàn vụ trước đây tại những nơi khác ở Trung Quốc, thì hiện nay nó đang được thực hiện tại Thượng Hải, tạo ra một cuộc điều tra bủa vây từ ngoài vào trong. Ủy ban kiểm tra đang tấn công vào những mắt xích yếu nhất ở ngoại vi để chúng phơi bày các mối liên hệ với trung tâm và sau đó tiến hành từng bước cho đến khi mục tiêu cuối cùng bị bao vây và vô hiệu.

‘Bế tắc’

Theo cơ quan ngôn luận nhà nước Tân Hoa Xã, 85.000 quan chức đã bị điều tra trong vòng 6 tháng qua.
Mặc dù phạm vi điều tra của chiến dịch này rất rộng lớn, tuy nhiên tại một cuộc họp vào ngày 26 tháng Sáu của Bộ Chính trị, Tập Cận Bình đã phàn nàn rằng lực lượng tham nhũng và chống tham nhũng đang ở thế “bế tắc”.
Bốn ngày sau đó có thông báo rằng bốn quan chức cấp cao đã bị thanh trừng trong cùng một ngày: cựu lãnh đạo quân sự hàng đầu Từ Tài Hậu; cựu Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản nhà nước Tưởng Khiết Mẫn, và nguyên phó chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc Vương Vĩnh Xuân; và Lý Đông Sinh, cựu thứ trưởng Bộ Công an và là người đứng đầu phòng chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công.
 
Bất chấp sự thanh trừng mạnh mẽ này, phe của Giang vẫn có những động thái chống cự.
 
Ngô Phạp, trưởng ban biên tập tạp chí các vấn đề Trung Quốc bằng tiếng Hoa có trụ sở tại Hoa Kỳ, gần đây đã nói với NTDTV rằng quân đội đang tiếp tục theo dõi Quách Bá Hùng, nay đã nghỉ hưu, là một trong những nhân vật được Giang Trạch Dân bổ nhiệm vào vị trí cao trong lực lượng vũ trang Trung Quốc.
 
Ngô Phạp cho biết “Một số khu vực quân sự, bao gồm cả Quân khu Quảng Châu và Quân khu Bắc Kinh, đã hoàn toàn không nghe theo sự chỉ đạo của Tập Cận Bình. Họ làm theo lệnh của Quách Bá Hùng và phe của ông ta”.
 
Cuộc chống cự của Quách là theo chỉ thị của phe Giang, bất chấp lệnh từ Trung ương Đảng.
Trong mười năm Hồ Cẩm Đào là người đứng đầu danh nghĩa của ĐCSTQ, đã có một câu nói phổ biến ở Trung Quốc là “một trật tự không bao giờ vượt quá xa cổng ra vào của Trung Nam Hải.” Trung Nam Hải là trụ sở chính và là khu liên hợp lãnh đạo của ĐCSTQ tại Bắc Kinh.
 
Để Tập Cận Bình được biết đến là người hoàn toàn thống lĩnh ĐCSTQ, ông ta cần phải nhổ tận gốc phe cánh của Giang, cũng có nghĩa là phải hạ bệ Giang.

“Cuộc sống và cái chết”

Nhưng ông Tập chậm chí có một lý do mạnh mẽ hơn để theo đuổi chiến dịch của mình vì kết quả của nó chính là: sự sống còn.
 
Trong bài phát biểu ngày 26 tháng 6 trước Bộ Chính trị, Tập được cho là đã nói rằng: “Trong cuộc chiến chống tham nhũng, cuộc sống và cái chết và danh lợi là vô nghĩa đối với tôi.”
 
Tập đã học được bài học về mối đe dọa đối với cuộc sống của mình trước khi chính thức được bầu vào vị trí cao nhất của Đảng. Theo những người trong Đảng, việc phát hiện ra kế hoạch đảo chính chống lại Tập Cận Bình là cùng lúc với những động thái trong chiến dịch chống lại Giang Trạch Dân và phe của ông ta.
Sau khi cảnh sát trưởng Trùng Khánh Vương Lập Quân xin tị nạn tại Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô vào tháng Hai năm 2012, ông ta đã bị chuyển đến Bắc Kinh. Sau đó Trung ương Đảng biết được rằng Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai – cựu Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh – là người Giang đã từng muốn cất nhắc lên vị trí Tổng Bí thư, đã có dự định hạ bệ Tập ngay sau khi ông nhậm chức.
 
Các mối đe dọa đối với Tập vẫn chưa chấm dứt mặc dù âm mưu đảo chính đã bị vỡ lở. Đại Kỷ Nguyên báo cáo rằng trong khoảng thời gian các nhà lãnh đạo Đảng tập trung tại Bắc Đới Hà vào mùa hè năm 2013, Chu Vĩnh Khang đã từng nỗ lực ám sát Tập với một quả bom được hẹn giờ tại một hội nghị và trong một dịp khác với một cây kim độc khi Tập đến thăm một bệnh viện.
 
Vào ngày 6 tháng 8, Tạp chí Thế giới (World Journal) bằng tiếng Hoa có trụ sở tại Hoa Kỳ đã đăng bài về những tin đồn được lưu truyền rộng rãi trong quân đội Trung Quốc rằng Quách Bá Hùng đã lên kế hoạch thực hiện một cuộc đảo chính.

Động cơ

Trong khi truyền thông phương Tây đã bắt đầu quan tâm hơn đến cuộc chiến sống còn giữa Tập và Giang, thì các thông tin quan trọng đang dần hé lộ động cơ của cuộc chiến này. Họ cho rằng nền chính trị Trung Cộng đang ở vào thời điểm vô cùng nguy hiểm.
 
Rõ ràng là nếu Tập thể hiện sự yếu kém của mình trước kẻ thù, ông sẽ bị thua. Nhưng tại sao Giang Trạch Dân cần phải cho rằng Tập là kẻ thù trí mạng của mình?
 
Câu trả lời cho câu hỏi này nằm ngoài tầm hiểu biết của các phương tiện truyền thông: đó chính là chính sách đàn áp Pháp Luân Công.
 
Giang Trạch Dân đã cấu kết với Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Bạc Hy Lai, Lý Đông Sinh và các nhà lãnh đạo hàng đầu khác của ĐCSTQ để thực hiện tội ác tày trời đối với nhân dân Trung Quốc.
 
Theo văn phòng báo chí của Pháp Luân Công, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công vẫn đang bị giam giữ kể từ khi Giang phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công vào tháng Bảy năm 1999.
 
Theo thông cáo báo chí vào thời điểm đó, chiến dịch này đã tìm cách nhổ tận gốc môn tu luyện tinh thần truyền thống của Trung Quốc được 100 triệu người dân Trung Quốc tập luyện vào năm 1999. Do đó nó đã thiết lập trạng thái chiến tranh cho chế độ cầm quyền nhằm làm việc trái lương tâm lên 1/13 dân số Trung Quốc, xử lý họ như những tội phạm hình sự khi họ nỗ lực tuân theo các nguyên tắc của Chân Thiện Nhẫn.
 
Các học viên bị giam giữ thường bị tra tấn và tẩy não. Theo trang web của Pháp Luân Công Minghui.org, 3.776 trường hợp đã được xác nhận bị chết vì tra tấn và lạm dụng. Do khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin từ Trung Quốc, số lượng học viên thực tế bị chết được cho là cao hơn nhiều lần.
 
Ngoài ra, các học viên còn là mục tiêu bị thu hoạch nội tạng cưỡng bức. Trong năm 2011, các nhà nghiên cứu David Kilgour và David Matas, các tác giả của cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu” (Bloody Harvest) đã điều tra về hoạt động mổ cướp nội tạng cưỡng bức, và nhà báo điều tra Ethan Gutmann, tác giả của “Sự tàn sát: Giết người hàng loạt, thu hoạch nội tạng, và Giải pháp bí mật của Trung Quốc đối với vấn đề bất đồng chính kiến​​” (The Slaughter: Mass Killings, Organ Harvesting, and China’s Secret Solution to Its Dissident Problem) ước tính rằng trong những năm 2000-2008, có tới 62.000 học viên đã bị giết để lấy nội tạng. Hiện nay con số này có thể là nhiều hơn hàng chục ngàn.
 
Giang Trạch Dân và phe của ông ta sợ Tập Cận Bình vì Tập không liên quan đến tội ác chống lại nhân loại này. Có khả năng Tập sẽ chấm dứt cuộc bức hại. Nếu Tập làm như vậy thì sự kêu gọi việc bắt những kẻ có trách nhiệm trong việc này ở Trung Quốc sẽ chiếm áp đảo.
 
Để tránh phải chịu trách nhiệm, phe Giang Trạch Dân đã tìm mọi cách để giành lại quyền lực, cũng đồng nghĩa với việc cố gắng hạ bệ Tập.

Hệ thống tham nhũng

Tập không phải là lãnh đạo ĐCSTQ đầu tiên sử dụng tham nhũng để tấn công kẻ thù của mình, nhưng trong trường hợp của phe Giang Trạch Dân, chiến dịch chống tham nhũng này không chỉ là một cái cớ. Nó nhắm đến một hệ thống quyền lực chính trị.
 
Giang Trạch Dân được coi là một tên hề ở Trung Quốc, nhưng ông ta đã biết cách điều hành để trở thành người quyền lực nhất tại Trung Quốc trong hơn 20 năm qua. Bằng cách cho phép tham nhũng ở mọi cấp lãnh đạo của Đảng, Giang đã mua lòng trung thành của cấp dưới đối với ông ta.
 
Các nhà bình luận về chiến dịch của Tập cho rằng tham nhũng như thể rằng đó đơn giản là cách thức điều hành của ĐCSTQ. Khi làm như vậy, họ đã bỏ qua quy mô tham nhũng trên diện rộng của phe Giang, thực sự vượt xa bất cứ điều gì được biết trước đó.
 
Các nhà bình luận cũng thường viết một cách khá vô cảm, và thiếu đi mặt cấp bách của vấn đề này đối với người dân Trung Quốc.
 
Khi người dân Trung Quốc nghĩ về tham nhũng, họ không nghĩ về những chiếc ô tô Audi lấp lánh đi trên đường phố hoặc sự nuông chiều của tình nhân hay những bữa ăn xa hoa.
 
Họ nghĩ về cuộc sống bên trong những ngôi làng ung thư. Họ nghĩ về thực phẩm nhiễm độc, nước nhiễm độc, và không khí không còn trong lành.
 
Họ nhớ đến hệ thống trại cải tạo lao động đã gần như chấm dứt hoạt động trước khi Giang lên nắm quyền và làm thế nào mà dưới quyền ông ta số lượng trại cải tạo lại tăng nhiều đến như vậy.
 
Họ biết về “hệ thống duy trì sự ổn định” – do Chu Vĩnh Khang sử dụng để chống lại các học viên Pháp Luân Công – cướp nhà cửa và trang trại của những người phản đối sự đàn áp này.
 
Người dân Trung Quốc cũng nhìn thấy một xã hội không còn ràng buộc đạo đức. Họ lướt qua câu chuyện kinh khủng này đến câu chuyện kinh khủng khác trên Internet và tự hỏi, làm thế nào các giá trị đạo đức của dân tộc mình lại suy đồi đến vậy?
 
Bằng cách này và vô số những cách khác, cuộc chiến chống tham nhũng của Tập hứa hẹn cho người dân Trung Quốc sẽ thoát khỏi sự bất bình nhức nhối.

Hạ bệ Giang

Ý nghĩa lớn nhất của việc khôi phục lại các luật lệ này, bằng việc chống tham nhũng, sẽ là việc hạ bệ chính Giang Trạch Dân.
 
Khi các cán bộ Đảng thấy rằng Giang đã nằm dưới sự kiểm soát của Tập, thì mạng lưới ảnh hưởng của Giang khắp Trung Quốc sẽ bắt đầu phân rã.
 
Ông Tập có thể hy vọng sau đó người dân Trung Quốc sẽ có thể tin tưởng vào một ĐCSTQ thuần khiết, nhưng sự tin tưởng của người dân Trung Quốc vào sự hồi sinh của Đảng đã qua rồi.
 
Chiến dịch của Tập Cận Bình sẽ chấm dứt một kỷ nguyên, nhưng con đường dẫn tới tương lai vẫn chưa rõ ràng.
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là những ý kiến ​​cá nhân của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.
 
 
Theo: Đại Kỷ Nguyên







No comments: