Blogger Widgets

Tuesday, March 4, 2014

Lãnh đạo nào của báo Tuổi Trẻ chỉ đạo đăng clip Dương Chí Dũng khai trước tòa?

QLB - Trưa ngày 7/1/2013, khi đang chuẩn bị giấy bút cho phiên xử buổi chiều vụ trọng án Dương Tự Trọng và các đồng phạm phạm tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, cô phóng viên “Tâm Lụa” (tức Nguyễn Thị Lụa, Phóng viên Ban Chính trị Xã hội, Báo Tuổi Trẻ, còn một bút danh khác là “An Nhiên”) nhận được cuộc điện thoại chỉ đạo trực tiếp từ Tăng Hữu Phong (Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, đặc trách Tuổi Trẻ Online): “Em kiểm tra lại máy quay, máy ghi âm, tập trung quay, ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa chiều nay, xong gửi cho anh, nhớ gởi trực tiếp cho anh!”.

Các phóng viên tác nghiệp thông qua màn hình vô tuyến
Ngay chiều tối ngày 7/1/2013, tại trụ sở tòa soạn báo Tuổi Trẻ (60A, Hoàng Văn Thụ, P.9, Q. Phú Nhuận, TP HCM) đã diễn ra buổi “hội ý bất thường” của Ban biên tập, thành phần gồm có Tổng biên tập Phạm Đức Hải, các Phó tổng biên tập Vũ Văn Bình, Tăng Hữu Phong và Thư ký tòa soạn Lê Xuân Trung. Sau khi xem đi xem lại toàn bộ video clip được gửi về từ “Tâm Lụa”, Tăng Hữu Phong đắc chí kể công: “Có ông anh đồng hương trong Bộ Chính trị ‘mật báo’, tôi đã chỉ đạo con Lụa ghi ngay clip này, giờ mình đang có ‘hàng nóng’, cần phải ‘bóc băng’ và đăng ngay lên TTO cho kịp!”. Đụng đến vấn đề nhạy cảm, Đức Hải, Vũ Bình, Xuân Trung trộm nghĩ “Sao cái thằng chỉ quen với hoạt động hô khẩu hiệu, xếp hàng, nghiêm, nghỉ, tuýt còi này hôm nay lại tinh tướng, tỏ ra nguy hiểm đến thế?”. Đức Hải bắt đầu run cầm cập nghĩ đến hậu quả, nếu manh động khi mới chỉ có thông tin một chiều thì quả là chí nguy, không phải là Tuổi Trẻ chưa có tiền lệ. Đức Hải bèn gạt ngay việc đăng clip, Tăng Hữu Phong tức tối “Ông anh đồng hương của tôi ‘lệnh’ phải đánh mạnh vụ này, dằn mặt bọn công an đến nơi đến chốn, có gì tôi sẽ chịu trách nhiệm!”. Sau khi bàn tính, cả Đức Hải, Văn Bình, Xuân Trung đều không ủng hộ việc đưa đoạn clip này lên TTO vì như thế sẽ vi phạm chỉ đạo của Ban Bí thư và Ban Tuyên giáo TW, sẽ mang lại dư luận không tốt, ảnh hưởng đến “thanh danh” của Tuổi Trẻ, không chừng còn bị “xử lý” như chơi. Tuy nhiên, cả ban biên tập đều thống nhất phải theo vụ này đến cùng và phân chia công việc: Vũ Bình phụ trách cánh Cảng Sài Gòn, Vạn Thịnh Phát liên quan đến khoản 1 triệu USD. Xuân Trung phụ trách liên hệ các cơ quan nội chính, tố tụng để “xin” bằng được đơn tố cáo của Dũng “chàm”. Đức Hải kết luận trong vụ này phải làm thật kỹ, kín kẽ, tuyệt đối không được hở sườn để Tuổi Trẻ lại bị “sờ gáy” lần nữa, phải tìm cách cho phóng viên tiếp cận ông Ngọ, ông Thanh, ông Sơn để tìm manh mối.

Không được ủng hộ việc đăng clip, Tăng Hữu Phong ngồi lặng lẽ, trầm ngâm với những toan tính thiệt hơn và không có ý kiến gì nữa. Cuộc họp kết thúc!

Tăng Hữu Phong, Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, phụ trách Tuổi Trẻ Online

Tối về, Phong không ngủ được, gác tay lên trán ngẫm nghĩ sự đời, tuổi đã ngoài bốn mươi, cùng xuất thân từ Hội Sinh viên, Thành đoàn Thành phố, những kẻ cùng thời ai cũng đã trưởng thành, có sự nghiệp sáng chói, còn mình vẫn cặm cụi ở góc bếp mãi sao? Bao giờ mới đổi đời, thoát khỏi kiếp sống “căn hộ” này? Bọn chúng có coi mình ra gì đâu, suốt ngày rỉ tai nhau chê bai mình là thằng tài hèn sức mọn, chỉ biết hô khẩu hiệu!

Suy nghĩ kỹ, Phong nhấc máy bấm 0-9-0-3-5-0-0-7-2-9, dù đêm đã về khuya nhưng vẫn còn nghe giọng ấm áp của ông anh đồng hương xứ Quảng. Sau khi tỉ tê, than vãn, kể tội “hèn nhót” của đám đồng sự, ông anh đáp ngay: “Mi cứ đeng đi, răng phải sợ chúng nớ, còn tau ở ni, kỳ tới bọn tê về hết, tau sẽ kéo mi ra TW!”, Phong mừng như mở cờ trong bụng, nhưng vẫn tính toán để chu toàn mọi lẽ.

Đúng 9 giờ sáng ngày 8/1/2013, Tăng Hữu Phong đã chỉ đạo trực tiếp thư ký tòa soạn trực hôm ấy là Trương Bảo Châu đăng đoạn clip dài 25 phút lên TTO và cả phiên bản mobile. Phong còn tỏ ra láu cá khi chỉ cho đăng mỗi clip mà không “bóc băng”, thậm chí còn “dẫn nguồn” từ “Truyền hình Tuổi trẻ” và giật lại tít của bài cũ (cũng là ghi âm lời khai nhưng chỉ dài hơn 1 phút). Dù chị Châu có thoáng nghi ngờ, đề xuất gửi qua ban “Tỉnh táo viên” để thẩm định nhưng Phong gạt phắt, bảo “Em cứ đăng đi, anh xem kỹ rồi, không vấn đề gì!”. Đêm qua Phong biết trước nếu đăng sẽ bị “thổi còi” và đã tính toán: Nếu vin vào “sai sót kỹ thuật” không được thì mọi tội lỗi sẽ đổ lên đầu Đức Hải.

Clip được Tăng Hữu Phong chỉ đạo đăng lên TTO vào đúng 9 giờ sáng ngày 8/1/2013

Không ngoài dự đoán của ông anh đồng hương “xứ nẫu”, clip của TTO ngay lập tức trở thành một sự kiện truyền thông chấn động trong và ngoài nước, công an đã bị một vố nặng trong ngày hôm trước, thì khi tung clip này lên giống như một cú “knock-out”, hạ gục uy tín các cơ quan hành pháp nói chung.

Chuyện gì đến sẽ phải đến, Đức Hải với tư cách Tổng Biên tập lại thêm một lần nữa tim đập chân run, mồ hôi nhễ nhại nhận đòn từ Ban Tuyên giáo TW. Ngay 9 giờ tối hôm ấy, bài đăng đã bị âm thầm gỡ xuống và Tăng Hữu Phong nhận án kỷ luật “khiển trách và rút kinh nghiệm nghiêm túc” của tòa soạn. Tuy thế, nhưng Phong chẳng buồn, chiến thuật “lùi một bước, tiến ba bước” mới chỉ bắt đầu, quan trọng nhất là “mục đích” của ông anh đã đạt được, thế là tương lai đầy sáng lạn của Phong đã được đảm bảo.
Đêm ấy Phong ngủ rất ngon…

Người Trong Cuộc

2 comments:

PHẠM QUÝ NGỌ CHẾT CHƯA HẾT CHUYỆN ! said...

Mới ngày 17-2-2014, trả lời báo Người Lao động, ông Phạm Anh Tuấn, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, đã có ý kiến đề xuất đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng Bộ công an Phạm Qúy Ngọ để điều tra, làm rõ những nội dung tố cáo của Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam, tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng bọn “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”. Và theo đài BBC thì đã có quyết định khởi tố bị can đối với Phạm Qúy Ngọ.
Cứ tưởng câu chuyện về vị thượng tướng Ủy viên Trung ương Đảng. Thứ trưởng Bộ Công an này đến hồi gay cấn. Đùng một cai sáng 19-2, tờ báo PtroTimes đưa tin Phạm Qúy Ngọ đã chết lúc 16 giờ chiều 18, sau cải chính lại 21h 20 phút giờ cùng ngày.
Cái chết đột ngột của tướng Ngọ khiến mọi người xửng sốt, đặt nhiều dấu hỏi, và vì thế, đối với Phạm Qúy Ngọ chết chưa hết chuyện.
Ai cũng biết vụ án Vinalines là vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Nó không chỉ gây thất thoát khối tài sản rất lớn mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín chính trị của đảng và chính phủ. Vì vậy Thủ tướng phải trực tiếp chỉ đạo, và người được giao nhiệm vụ Trưởng ban chuyên án không phải một sỹ quan bình thường mà là một trung tướng , ủy viên trung ương đảng , tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống tội phạm. Là một cán bộ lãnh đạo đang giữ trọng trách cao như thế, một người được coi là tài năng và rất dày dạn kinh nghiệm đánh án , nhẽ ra Phạm Qúy Ngọ không được để ra bất kỷ sai sót nào. Nhưng đằng này , khi Thủ tướng vừa ra quyết định khởi tố và ra lệnh bắt Dương Chí Dũng chiều hôm trước thì sáng hôm sau Dương Chí Dũng đã xa chạy cao bay.................

Đi tù vì đòi chia tài sản said...

Nhưng, vụ ly hôn kỷ lục về số tài sản tranh chấp phải kể đến chuyện ly hôn của cặp vợ chồng Bùi Đức Minh và bà Nguyễn Thanh Thủy, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Sơn đồng thời là con gái của Tổng giám đốc Bảo Sơn cách đây chưa lâu. Đây là vụ án lý hôn được dư luận cả nước đặc biệt chú ý vì số tài sản của cặp vợ chồng này được định giá khoảng 10 ngàn tỷ đồng, một số tiền phải nói là khổng lồ đối với người dân Việt Nam. Cụ thể, ngày 21/4/2011 vừa qua, TAND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và quyết định bà Nguyễn Thanh Thủy được ly hôn với ông Bùi Đức Minh sau gần 7 năm chung sống. Con chung giữa hai người được giao cho vợ, là bà Thủy, nuôi dưỡng với điều kiện, ông Minh phải có trách nhiệm chu cấp tiền (chưa thỏa thuận) hàng tháng để bà Thủy nuôi con.

Tuy nhiên, điểm đặc biệt của phiên tòa này là chỉ xử cho 2 người được phép ly hôn mà thôi còn việc tranh chấp tài sản lại do một phiên tòa khác xét xử do bên trong vụ án ly hôn có nhiều ẩn tình, mà cụ thể là số lượng tài sản được định giá quá lớn. Ngoài ra, còn một tình tiết nữa của vụ ly hôn này là ban đầu, ông Minh bà Thủy chỉ nộp đơn xin tòa án làm thủ tục ly hôn chứ không xin tòa phán xét phân chia tài sản, công nợ chung giữa hai vợ chồng. Tuy nhiên, ngay trước ngày phiên tòa xảy ra, ông Minh đã bổ sung thêm đơn xin phân chia tài sản vì cho rằng trong thời gian qua, cổ phần của Tập đoàn Bảo Sơn tăng giá, số tài sản của 2 vợ chồng đứng tên bà Thủy tăng từ 5 - 15% giá trị của toàn Tập đoàn Bảo Sơn. Tuy nhiên, tòa án đã không chấp nhận đơn này và chuyển qua thành một vụ án tranh chấp tài sản khác.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài cổ phần tăng thêm trong Công ty cổ phần Tập đoàn Bảo Sơn và nhiều tài sản khác thì lớn nhất là toàn bộ quyền sử dụng đất tại dự án Khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) đứng tên Nguyễn Thanh Thủy, Phó tổng giám đốc Công ty Bảo Sơn làm chủ đầu tư rộng chừng 34ha. Khối tài sản này theo ước tính của ông Minh và một số chuyên gia bất động sản theo giá thị trường không dưới 500 triệu USD, tức là khoảng 10.000 tỷ đồng bởi đây được coi là khu “đất vàng” ở thành phố Hà Nội, nằm ngay trên mặt đường Láng. Tại đây hiện đang xây dựng nhiều biệt thự, căn hộ cao cấp với giá bán khoảng từ 50 cho tới 100 triệu đồng/m2. Có lẽ, đây là khối tài sản lớn nhất từng được định giá trong một vụ án ly hôn tại Việt Nam từ trước đến nay.

Và, đỉnh điểm của rắc rối liên quan đến vụ ly hôn này là tuyên bố của ông Minh rằng, những khách hàng đã giao dịch mua nhà đất, biệt thự của tập đoàn Bảo Sơn sẽ gặp rắc rối lớn về vấn đề giấy tờ, thủ tục do hai vợ chồng ông đang tranh chấp tài sản là khu đất này. Có lẽ vì thế mà hàng trăm người đã bỏ tiền đầu tư vào bất động sản của Bảo Sơn đã không khỏi lo lắng, như ngồi trên đống lửa. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau, ông Minh lại bị Công an TP.Hà Nội bắt trong một vụ án vu khống lãnh đạo, dùng hơn 200 sim điện thoại nhắn tin đe dọa, mạt sát một số cán bộ trên địa bàn TP.Hà Nội về việc nghi ngờ những người này có quan hệ bất chính với vợ mình. Kết quả, vụ ly hôn với số tài sản khổng lồ vẫn chưa giải quyết xong thì Minh (thường trú tại Hàng Bạc, Hà Nội) phải lãnh án 15 tháng tù giam cho những tội danh trên. Mặc dù đây được xác định là một vụ án khác nhưng nếu ngẫm kỹ lại thì nó cùng là hệ quả tất yếu của việc tranh chấp tài sản giữa ông Minh, bà Thủy, một người mà ai cũng biết là có “thanh thế” rất lớn ở thành phố Hà Nội.............