QLB - Từ thập niên 1980 biện pháp tử hình bằng tiêm thuốc độc ngày càng được sử dụng phổ biến trên thế giới, đây được coi là cách xử tử nhân đạo thay thế các biện pháp khác.
Theo Luật Thi hành án hình sự có hiệu lực từ 1/7/2011, Việt Nam áp dụng duy nhất một phương thức thi hành án tử hình là tiêm thuốc độc, thay cho xử bắn trước đó.
Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, từ ngày 27/6/2013 việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc được áp dụng theo Nghị định số 47/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 82/2011).
Theo Nghị định số 47/2013/NĐ-CP, lúc thi hành án tử hình mỗi tử tù sẽ được tiêm 1 liều bao gồm 3 loại thuốc sau: Thuốc làm mất trí giác; Thuốc làm liệt hệ vận động; Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.
Theo Nghị định số 47/2013/NĐ-CP, lúc thi hành án tử hình mỗi tử tù sẽ được tiêm 1 liều bao gồm 3 loại thuốc sau: Thuốc làm mất trí giác; Thuốc làm liệt hệ vận động; Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
Trước giờ thi hành án, cơ quan chức năng phải chuẩn bị đủ 3 liều thuốc, mỗi liều bao gồm 3 loại thuốc như đã nêu trên (trong đó có 2 liều dự phòng). Việc bàn giao thuốc phải được lập biên bản giao, nhận, niêm phong, quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm: Trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo chủ tịch Hội đồng thi hành án để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch.
Theo Nghị định số 47/2013/NĐ-CP, việc đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định, thực hiện theo trình tự 3 bước sau:
Bước 1: Tiêm thuốc làm mất trí giác.
Sau khi tiêm mũi thuốc thứ nhất xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất trí giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất trí giác.
Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động
- Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim
Sau khi tiêm mũi thứ 3, kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo chủ tịch Hội đồng thi hành án để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện tiêm lần thứ hai.
Trường hợp đã tiêm hết hai liều thuốc mà người bị thi hành án vẫn chưa chết, thì đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo chủ tịch Hội đồng thi hành án ra lệnh tiêm lần thứ ba.
Nghị định 47/2013 quy định việc tiêm thuốc có thể tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp. Và cơ quan thi hành án hình sự đã chọn phương pháp tiêm thuốc tự động.
Theo các cán bộ thi hành án, ống truyền thuốc được gắn vào một thiết bị có nhiều nút bấm. Những cán bộ tiến hành thi hành án tử sẽ cùng lúc bấm vào những nút trên nhưng trong đó chỉ có một nút bấm có tác dụng tiêm thuốc cho tử tù. Điều này giúp cho những cán bộ thi hành án giảm được gánh nặng về tâm lý.
Nhà thi hành án đầu tiên của Việt Nam được xây dựng tại khu vực Trường bắn Cầu Ngà, Hà Nội.
Dù hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc thay cho xử bắn được nêu trong Luật Thi hành án hình sự đã có hiệu lực từ cách đây 2 năm nhưng do nhiều nguyên nhân mà trong đó có việc không nhập được thuốc ngoại nên đến ngày 6/8/2013 Việt Nam mới áp dụng hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc với trường hợp đầu tiên.
Tính đến nay, đã có 14 tử tù bị tử hình bằng tiêm thuốc độc tại nhà thi hành án tử hình tỉnh Đắk Lắk (10 người), Bình Dương (1 người), Hà Nội (1 người), Sơn La (1 người), Hải Phòng (1 người).
Nguoi dua tin
Theo Luật Thi hành án hình sự có hiệu lực từ 1/7/2011, Việt Nam áp dụng duy nhất một phương thức thi hành án tử hình là tiêm thuốc độc, thay cho xử bắn trước đó.
Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, từ ngày 27/6/2013 việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc được áp dụng theo Nghị định số 47/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 82/2011).
Theo Nghị định số 47/2013/NĐ-CP, lúc thi hành án tử hình mỗi tử tù sẽ được tiêm 1 liều bao gồm 3 loại thuốc sau: Thuốc làm mất trí giác; Thuốc làm liệt hệ vận động; Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.
Theo Nghị định số 47/2013/NĐ-CP, lúc thi hành án tử hình mỗi tử tù sẽ được tiêm 1 liều bao gồm 3 loại thuốc sau: Thuốc làm mất trí giác; Thuốc làm liệt hệ vận động; Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
Trước giờ thi hành án, cơ quan chức năng phải chuẩn bị đủ 3 liều thuốc, mỗi liều bao gồm 3 loại thuốc như đã nêu trên (trong đó có 2 liều dự phòng). Việc bàn giao thuốc phải được lập biên bản giao, nhận, niêm phong, quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm: Trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo chủ tịch Hội đồng thi hành án để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch.
Theo Nghị định số 47/2013/NĐ-CP, việc đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định, thực hiện theo trình tự 3 bước sau:
Bước 1: Tiêm thuốc làm mất trí giác.
Sau khi tiêm mũi thuốc thứ nhất xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất trí giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất trí giác.
Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động
- Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim
Sau khi tiêm mũi thứ 3, kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo chủ tịch Hội đồng thi hành án để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện tiêm lần thứ hai.
Trường hợp đã tiêm hết hai liều thuốc mà người bị thi hành án vẫn chưa chết, thì đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo chủ tịch Hội đồng thi hành án ra lệnh tiêm lần thứ ba.
Nghị định 47/2013 quy định việc tiêm thuốc có thể tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp. Và cơ quan thi hành án hình sự đã chọn phương pháp tiêm thuốc tự động.
Theo các cán bộ thi hành án, ống truyền thuốc được gắn vào một thiết bị có nhiều nút bấm. Những cán bộ tiến hành thi hành án tử sẽ cùng lúc bấm vào những nút trên nhưng trong đó chỉ có một nút bấm có tác dụng tiêm thuốc cho tử tù. Điều này giúp cho những cán bộ thi hành án giảm được gánh nặng về tâm lý.
Nhà thi hành án đầu tiên của Việt Nam được xây dựng tại khu vực Trường bắn Cầu Ngà, Hà Nội.
Dù hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc thay cho xử bắn được nêu trong Luật Thi hành án hình sự đã có hiệu lực từ cách đây 2 năm nhưng do nhiều nguyên nhân mà trong đó có việc không nhập được thuốc ngoại nên đến ngày 6/8/2013 Việt Nam mới áp dụng hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc với trường hợp đầu tiên.
Tính đến nay, đã có 14 tử tù bị tử hình bằng tiêm thuốc độc tại nhà thi hành án tử hình tỉnh Đắk Lắk (10 người), Bình Dương (1 người), Hà Nội (1 người), Sơn La (1 người), Hải Phòng (1 người).
Nguoi dua tin
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment