QLB
Trung Quốc điều tra về các viên chức đã nhận đút lót của GSK - Reuters
Theo truyền thông chính thức Trung Quốc được AFP trích dẫn vào hôm nay, 19/12/2013, một lãnh đạo cao cấp của thành phố Thượng Hải vừa bị bắt. Nhân vật này có dính líu đến vụ tập đoàn bào chế dược phẩm Anh Quốc GlaxoSmithKline (GSK) đang bị điều tra về tham nhũng ở Trung Quốc.
Người bị bắt là ông Hoàng Phong Bình (Huan Fengping), Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Thượng Hải, đặc trách y tế và kế hoạch hóa gia đình. Trên site web của Ủy ban Nhân dân, tên ông đã bị rút ra khỏi danh sách ban lãnh đạo.
Trong một thông cáo ngắn gọn, Sở Tư pháp Thượng Hải cho biết ông đã bị câu lưu hôm qua, 18/12, vì đã có "hành vi tội phạm".
Thông cáo chính thức không nêu chi tiết về tội trạng của ông Hoàng Phong Bình, nhưng theo AFP, truyền thông chính thức cho biết là viên chức này đã nhận đút lót khi ông làm việc ở bệnh viện thành phố và việc ông bị bắt liên quan đến vụ điều tra tham nhũng mở ra từ tháng 7, nhắm vào tập đoàn GSK.
Một nguồn tin ẩn danh đã cho tờ 21st Century Business Herald biết là ông Hoàng Phong Bình có thân nhân làm việc cho GSK, và một số người trong gia đình ông đã sang định cư ở Canada.
Từ tháng 7/2013, chính quyền Trung Quốc đã tiến hành một cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào tập đoàn GSK, bị tố cáo đút lót, hối lộ các viên chức Trung Quốc và các công ty trong ngành dược phẩm, các bác sĩ, các bệnh viện... để thúc đẩy việc bán sản phẩm của mình ở Trung Quốc.
Theo công an Trung Quốc, từ năm 2007, đã có gần 500 triệu đô la được chi ra trong các vụ hối lộ, qua trung gian các hãng du lịch và đề án tài trợ.
Bốn lãnh đạo người Trung Quốc làm việc trong tập đoàn GSK đã bị câu lưu trong khuôn khổ cuộc điều tra này, cũng như nhà điều tra độc lập người Anh Peter Humphrey, mà văn phòng làm việc cho GSK.
Thụy My (RFI)
Trung Quốc điều tra về các viên chức đã nhận đút lót của GSK - Reuters
Theo truyền thông chính thức Trung Quốc được AFP trích dẫn vào hôm nay, 19/12/2013, một lãnh đạo cao cấp của thành phố Thượng Hải vừa bị bắt. Nhân vật này có dính líu đến vụ tập đoàn bào chế dược phẩm Anh Quốc GlaxoSmithKline (GSK) đang bị điều tra về tham nhũng ở Trung Quốc.
Người bị bắt là ông Hoàng Phong Bình (Huan Fengping), Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Thượng Hải, đặc trách y tế và kế hoạch hóa gia đình. Trên site web của Ủy ban Nhân dân, tên ông đã bị rút ra khỏi danh sách ban lãnh đạo.
Trong một thông cáo ngắn gọn, Sở Tư pháp Thượng Hải cho biết ông đã bị câu lưu hôm qua, 18/12, vì đã có "hành vi tội phạm".
Thông cáo chính thức không nêu chi tiết về tội trạng của ông Hoàng Phong Bình, nhưng theo AFP, truyền thông chính thức cho biết là viên chức này đã nhận đút lót khi ông làm việc ở bệnh viện thành phố và việc ông bị bắt liên quan đến vụ điều tra tham nhũng mở ra từ tháng 7, nhắm vào tập đoàn GSK.
Một nguồn tin ẩn danh đã cho tờ 21st Century Business Herald biết là ông Hoàng Phong Bình có thân nhân làm việc cho GSK, và một số người trong gia đình ông đã sang định cư ở Canada.
Từ tháng 7/2013, chính quyền Trung Quốc đã tiến hành một cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào tập đoàn GSK, bị tố cáo đút lót, hối lộ các viên chức Trung Quốc và các công ty trong ngành dược phẩm, các bác sĩ, các bệnh viện... để thúc đẩy việc bán sản phẩm của mình ở Trung Quốc.
Theo công an Trung Quốc, từ năm 2007, đã có gần 500 triệu đô la được chi ra trong các vụ hối lộ, qua trung gian các hãng du lịch và đề án tài trợ.
Bốn lãnh đạo người Trung Quốc làm việc trong tập đoàn GSK đã bị câu lưu trong khuôn khổ cuộc điều tra này, cũng như nhà điều tra độc lập người Anh Peter Humphrey, mà văn phòng làm việc cho GSK.
Thụy My (RFI)
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment