QLB
- Trong Bản Tin ngày 17 tháng 7 năm 2013, Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam có đưa tin Văn Bút Quốc Tế đòi trả Tự Do tức khắc và vô điều kiện cho nhà thơ tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu. Trước đó, giữa tháng 5 năm 2013, thành phố Cracovie, Ba Lan hậu Cộng sản, đã tiếp đón Hội Nghị kỳ thứ 10 của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù. Tại Hội Nghị này, đại diện Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã đích thân báo động và trao tận tay các văn thi hữu quốc tế tập tài liệu về tình trạng sức khỏe và điều kiện giam cầm của những tù nhân ngôn luận và lương tâm Việt Nam. Thi hữu còn báo trước rằng trong Dự thảo Quyết Nghị về Việt Nam tại Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế ở Reykjavik, nước Islande vào tháng 9 tới sẽ đặc biệt nêu ra năm trường hợp nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu, linh mục Nguyễn Văn Lý, nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, nhà tranh đấu bênh vực Nhân Quyền Hồ Thị Bích Khương và nhà luật học viết nhựt ký điện tử Tạ Phong Tần. Thi hữu nói thêm sẽ đính theo Quyết Nghị một bản Danh sách dù không đầy đủ của nhiều nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và nhà tranh đấu bênh vực Nhân Quyền đang bị đày đọa trong ngục tù cộng sản. Bài thơ ‘’Khỏe Re Như Con Bò Kéo Xe’’ của nhà thơ tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu đã được phổ biến với bản tiếng Pháp của nhà giáo Nguyễn Văn Trần ở Paris và bản tiếng Anh của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt.
Nhân dịp Hội Nghị, thi hữu đã đọc bài thơ ‘’Khỏe Re Như Con Bò Kéo Xe’’ theo lời yêu cầu của văn hữu Job Degenaar, đại biểu Trung tâm Văn Bút Hòa Lan. Buổi đọc thơ được tổ chức trên bờ sông Vistule chảy ngang thành phố Cracovie trước khi các văn thi hữu tham dự Đại Hội đi viếng trại tù Auschwitz-Birkenau do Đức Quốc Xã dựng lên thời Đệ Nhị Thế Chiến *. Nữ văn hữu Tienchi Martin-Liao, Chủ tịch Trung tâm Văn Bút Trung Hoa Độc Lập, cũng đã đọc thơ của các thi hữu tù nhân dưới chế độ Trung Cộng trong buổi đọc thơ đặc biệt này dành cho Trung Hoa và Việt Nam. Văn hữu Hòa Lan có thu hình và ghi âm để làm một vidéo, bắt đầu một cuộc vận động chính giới và công luận quốc tế. Bản tiếng Hòa Lan đã được in thành tập và đăng trên Trang Web Thông tin của Trung tâm Văn Bút Hòa Lan cùng với vidéo đọc bài thơ của thi hữu Nguyễn Hữu Cầu.
Chúng tôi xin được gởi đến quý bạn và diễn đàn bài Thơ ‘’Khỏe Re Như Con Bò Kéo Xe’’ của nhà thơ tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu, kèm theo ba bản tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Hòa Lan (sao ảnh vidéo và trang Web Trung tâm Văn Bút Hòa Lan).
* Ghi chú : Được biết thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt đã viếng trại tù ‘’diệt chủng’’ này hồi tháng 6 năm 1999, nhân dịp Đại Hội Văn Bút Quốc Tế ở thủ đô Varsovie. Lần này, thi hữu đặt chân trở lại trại tù Auschwitz-Birkenau để thắp nén hương lòng trước nhứt cho hàng triệu người Do Thái và các dân tộc khác đã chết bi thảm, vô danh, biệt tích trước khi chế độ Đức Quốc Xã bị tiêu vong. Sau nữa là để thắp nén hương lòng cho hàng triệu người Việt Nam yêu nước, thương dân, quý chuộng Nhân Ái, Công Lý và Hòa Bình, đã bị thảm sát dưới chế độ độc tài Cộng sản Việt Nam trong hơn 6 thập niên sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Genève ngày 25 tháng 10 năm 2013
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
- Trong Bản Tin ngày 17 tháng 7 năm 2013, Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam có đưa tin Văn Bút Quốc Tế đòi trả Tự Do tức khắc và vô điều kiện cho nhà thơ tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu. Trước đó, giữa tháng 5 năm 2013, thành phố Cracovie, Ba Lan hậu Cộng sản, đã tiếp đón Hội Nghị kỳ thứ 10 của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù. Tại Hội Nghị này, đại diện Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã đích thân báo động và trao tận tay các văn thi hữu quốc tế tập tài liệu về tình trạng sức khỏe và điều kiện giam cầm của những tù nhân ngôn luận và lương tâm Việt Nam. Thi hữu còn báo trước rằng trong Dự thảo Quyết Nghị về Việt Nam tại Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế ở Reykjavik, nước Islande vào tháng 9 tới sẽ đặc biệt nêu ra năm trường hợp nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu, linh mục Nguyễn Văn Lý, nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, nhà tranh đấu bênh vực Nhân Quyền Hồ Thị Bích Khương và nhà luật học viết nhựt ký điện tử Tạ Phong Tần. Thi hữu nói thêm sẽ đính theo Quyết Nghị một bản Danh sách dù không đầy đủ của nhiều nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và nhà tranh đấu bênh vực Nhân Quyền đang bị đày đọa trong ngục tù cộng sản. Bài thơ ‘’Khỏe Re Như Con Bò Kéo Xe’’ của nhà thơ tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu đã được phổ biến với bản tiếng Pháp của nhà giáo Nguyễn Văn Trần ở Paris và bản tiếng Anh của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt.
Nhân dịp Hội Nghị, thi hữu đã đọc bài thơ ‘’Khỏe Re Như Con Bò Kéo Xe’’ theo lời yêu cầu của văn hữu Job Degenaar, đại biểu Trung tâm Văn Bút Hòa Lan. Buổi đọc thơ được tổ chức trên bờ sông Vistule chảy ngang thành phố Cracovie trước khi các văn thi hữu tham dự Đại Hội đi viếng trại tù Auschwitz-Birkenau do Đức Quốc Xã dựng lên thời Đệ Nhị Thế Chiến *. Nữ văn hữu Tienchi Martin-Liao, Chủ tịch Trung tâm Văn Bút Trung Hoa Độc Lập, cũng đã đọc thơ của các thi hữu tù nhân dưới chế độ Trung Cộng trong buổi đọc thơ đặc biệt này dành cho Trung Hoa và Việt Nam. Văn hữu Hòa Lan có thu hình và ghi âm để làm một vidéo, bắt đầu một cuộc vận động chính giới và công luận quốc tế. Bản tiếng Hòa Lan đã được in thành tập và đăng trên Trang Web Thông tin của Trung tâm Văn Bút Hòa Lan cùng với vidéo đọc bài thơ của thi hữu Nguyễn Hữu Cầu.
Chúng tôi xin được gởi đến quý bạn và diễn đàn bài Thơ ‘’Khỏe Re Như Con Bò Kéo Xe’’ của nhà thơ tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu, kèm theo ba bản tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Hòa Lan (sao ảnh vidéo và trang Web Trung tâm Văn Bút Hòa Lan).
* Ghi chú : Được biết thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt đã viếng trại tù ‘’diệt chủng’’ này hồi tháng 6 năm 1999, nhân dịp Đại Hội Văn Bút Quốc Tế ở thủ đô Varsovie. Lần này, thi hữu đặt chân trở lại trại tù Auschwitz-Birkenau để thắp nén hương lòng trước nhứt cho hàng triệu người Do Thái và các dân tộc khác đã chết bi thảm, vô danh, biệt tích trước khi chế độ Đức Quốc Xã bị tiêu vong. Sau nữa là để thắp nén hương lòng cho hàng triệu người Việt Nam yêu nước, thương dân, quý chuộng Nhân Ái, Công Lý và Hòa Bình, đã bị thảm sát dưới chế độ độc tài Cộng sản Việt Nam trong hơn 6 thập niên sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Genève ngày 25 tháng 10 năm 2013
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment