QLB - Chuyến thăm Việt Nam vừa rồi của Tổng thống Putin chỉ là dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ đang phát triển của hai đồng minh trước đây.
Tổng thống Nha Vladimir Putin vừa thực hiện chuyến thăm chớp nhoáng tới Hà Nội ngày 12.11 để thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện mà hai bên đạt được vào năm ngoái. Đây là chuyến công du thứ ba của Putin đến Việt Nam và là chuyến thứ hai trên cương vị Tổng thống Liên bang Nga.
Putin đã gặp 3 nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Trương Tấn Sang và TBT Nguyễn Phú Trọng. Kết thúc chuyến thăm, người ta loan báo là hai bên đã đạt được 17 thoả thuận song phương, trong đó có 5 thoả thuận trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng. Những thoả thuận này phản ánh tính chất sâu rộng của mối quan hệ song phương mà hai nước bắt đầu phát triển sau khi Liên bang Soviet sụp đổ 10 năm.
Các lực lượng vũ trang của Việt Nam – phòng không, không quân, hải quân, tăng-thiết giáp và pháo binh – phụ thuộc vào phụ tùng và trang thiết bị từ thời Liên Xô và rất cần được hiện đại hoá. Từ năm 1993 đến 2000, Nga đã bán cho Việt Nam 12 máy bay Su-27SK và Su-27UB Flanker, 2 hộ vệ hạm (corvette) gắn tên lửa, 4 hệ thống radar và các thiết bị quân sự khác.
Tháng 3.2001, Nga trở thành đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam. Lúc đó, hai bên đã vạch ra 8 lĩnh vực hợp tác chính: chính trị - ngoại giao; dầu khí, thuỷ điện và năng lượng hạt nhân; thương mại và đầu tư; khoa học - công nghệ; giáo dục - đào tạo; văn hoá - du lịch; thiết bị và công nghệ quân sự.
Điều 8 của thoả thuận đối tác chiến lược nêu rõ: “Hai bên sẽ tăng cường hợp tác trong việc cung ứng trang thiết bị quân sự nhằm đáp ứng nhu cầu an ninh của Việt Nam và Nga mà không chống lại bất kỳ bên thứ ba nào.”
Từ năm 2001 đến 2008, mối quan hệ song phương giữa hai nước bị hạn chế do tình hình kinh tế tồi tệ ở Nga; điều này khiến cho mối quan hệ đối tác chiến lược trở nên yếu ớt. Kể từ năm 2008, tình hình chính trị của Nga ổn định trở lại và nền kinh tế được thúc đẩy nhờ sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí. Nga tìm cách khai thác cơ hội thị trường tại một Việt Nam đang tăng trưởng nhanh cũng như các tuyến vận tải giữa Việt Nam và vùng Viễn Đông của Nga.
Việc Nga bán vũ khí cho Việt Nam nhanh chóng trở thành một bộ phận quan trọng trong mối quan hệ đối tác chiến lược.
Từ năm 2008 đến 2012, Hải quân Việt Nam nhận 2 khinh hạm (frigate) lớp Gepard gắn tên lửa điều khiển và 4 tàu tuần tiễu cao tốc lớp Svetlyak. Ngoài ra, Hải quân Việt Nam còn mua 40 tên lửa chống hạm Yakhont/SS-N-26 và 400 tên lửa chống hạm Kh-35Uran/SS-N-25.
Năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm lớp Kilo cải tiến.
Quân chủng Phòng không - Không quân của Việt Nam nhận 20 máy bay chiến đấu Su-30MK2V với các tên lửa hành trình chống hạm Kh-59MK, 100 tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 (AA-11 Archer), 200 tên lửa đất đối không 9M311/SA-19 Grisons, 2 khẩu đội pháo đất đối không S-300PMU-1, 4 radar phòng không Kolchnya và thiết bị định vị radio thụ động VERA. Ngoài ra, Việt Nam còn tiếp nhận 2 khẩu đội pháo bảo vệ bờ biển K-300P Bastion.
Ngày 27.7.2012, Tổng thống Putin gặp Chủ tịch Sang tại thành phố nghỉ dưỡng Sochi và thông qua Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược toàn diện. Các hợp đồng bán vũ khí và cung cấp dịch vụ quân sự mà Nga dành cho Việt Nam giờ đây đã trở thành hợp phần quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa hai nước.
Từ năm 2012, Việt Nam đã đặt mua thêm 12 máy bay Su-30MK2s và 2 khinh hạm lớp Gepard 3.9 (được thiết kế để chiến đấu chống tàu ngầm). Nga cũng được trao hợp đồng xây dựng một cơ sở bảo dưỡng và sửa chữa tàu quân sự ở vịnh Cam Ranh.
Trước thềm chuyến thăm Việt Nam mới đây của Putin, Nga đã cho chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên của Việt Nam lên tàu vận chuyển để giao cho Việt Nam đồng thời loan báo rằng họ sẽ bàn giao trung tâm đào tạo thuỷ thủ tàu ngầm mà họ đang xây dựng ở cảng Cam Ranh vào tháng 1.2014.
Kết thúc chuyến thăm của Putin, bản Tuyên bố chung đã đề cập đến một thoả thuận về hợp tác quốc phòng giữa hai bên mà không cung cấp chi tiết cụ thể. Báo chí cũng như những tuyên bố chính thức khác cho thấy Nga sẽ tham gia tích cực vào việc sửa chữa, bảo dưỡng các vũ khí và trang thiết bị quân sự mà họ đã bán cho Việt Nam, đồng thời chuyển giao công nghệ quân sự cho nhà máy liên doanh của hai nước. Chẳng hạn, Việt Nam và Nga có thể sẽ đồng sản xuất tên lửa hành trình chống hạm Uran (SS-N-25 Switchblade).
Trong cuộc phỏng vấn ngày 9.11, trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Putin, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã kêu gọi hai nước “đưa hợp tác quân sự lên tầm mức mới”. Để “tạo bước đột phá mới” trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, Chủ tịch Sang còn đề xuất “hình thành liên doanh sản xuất, trong hoạt động nghiên cứu, trong việc thành lập các trung tâm dịch vụ và triển khai dịch vụ hậu mãi, cũng như trong việc xuất khẩu sang nước thứ ba”.
Tuyên bố trước khi đến Hà Nội, Tổng thống Putin lưu ý: “Hợp tác quân sự và kỹ thuật đã diễn ra theo một chiều hướng hoàn toàn mới. Công cuộc hợp tác đó không còn bó hẹp trong phạm vi cung ứng hàng xuất khẩu, mà hai bên đang thực hiện các bước để khởi động dự án sản xuất thiết bị quân sự tiên tiến với sự trợ giúp của các công ty Nga ở Việt Nam.”
Nga đang thúc ép Việt Nam cho phép họ độc quyền tiếp cận các cơ sở hậu cần và sửa chữa, bảo dưỡng tàu quân sự hiện đang được xây dựng ở vịnh Cam Ranh.
Những vũ khí và trang thiết bị quân sự mà Việt Nam tiếp nhận hiện nay, cũng như dự đoán sẽ tiếp nhận trong tương lai, dẫn đến nhu cầu thúc bách đối với các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và đào tạo thích hợp mà chỉ các doanh nghiệp quốc phòng của Nga mới có thể cung cấp. Ngoài ra, Nga còn đề xuất mở rộng khu lưu trú tại các học viện quân sự của mình để đào tạo nhân sự cho quân đội Việt Nam.
Mới đây, James Goldrich, đô đốc hồi hưu người Australia, đã lưu ý về việc Việt Nam mua 6 tàu ngầm lớp Kilo rằng: “Người Việt Nam đang nỗ lực để nhanh chóng đạt được điều mà trong thời gian gần đây, không một lực lượng hải quân nào xoay xở thành công với một quy mô lớn như thế và từ một nền tảng hạn hẹp đến thế”. Ông kết luận: “Những tàu thuyền mới có thể có số lượng người Nga đáng kể trên boong trong những năm sắp tới… Các chuyên gia Nga chắc chắn là sẽ được cần đến ở trên bờ.”
Tóm lại, “gấu Nga” đang trở lại Việt Nam. Những năm tới đây, các công ty Nga sẽ trợ giúp Việt Nam trong việc sửa chữa và bảo dưỡng những vũ khí và trang thiết bị quân sự mà họ mua từ Nga. Các công ty quốc phòng của Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam trong hoạt động đồng sản xuất nhiều loại tên lửa và vũ khí, trang thiết bị quân sự, những thứ sẽ được lắp vào các bệ tác chiến trên không và trên biển mới của Việt Nam. Bên cạnh đó, các sỹ quan và chuyên gia khác của Nga cũng sẽ giúp Việt Nam phát triển hạm đội tàu ngầm của mình.
Các tiện ích quân sự của Nga ở Cam Ranh cũng được cho là sẽ cung cấp hậu cần và dịch vụ cho các tàu hải quân của Nga trên đường từ Viễn Đông đến vịnh Aden và ngược lại. Như bản Tuyên bố chung của hai nước ngày 12.11 tiết lộ, các liên doanh dầu khí Việt-Nga sẽ tiếp tục thăm dò và sản xuất các loại hydro-carbon trên thềm lục địa của Việt Nam. Vì thế, Việt Nam và Nga có lợi ích tương đồng trong việc duy trì hoà bình và ổn định trên Biển Đông.
Carl Thayer | The Diplomat | 26.11.2013
Người dịch: Lê Anh Hùng
Tổng thống Nha Vladimir Putin vừa thực hiện chuyến thăm chớp nhoáng tới Hà Nội ngày 12.11 để thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện mà hai bên đạt được vào năm ngoái. Đây là chuyến công du thứ ba của Putin đến Việt Nam và là chuyến thứ hai trên cương vị Tổng thống Liên bang Nga.
Putin đã gặp 3 nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Trương Tấn Sang và TBT Nguyễn Phú Trọng. Kết thúc chuyến thăm, người ta loan báo là hai bên đã đạt được 17 thoả thuận song phương, trong đó có 5 thoả thuận trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng. Những thoả thuận này phản ánh tính chất sâu rộng của mối quan hệ song phương mà hai nước bắt đầu phát triển sau khi Liên bang Soviet sụp đổ 10 năm.
Các lực lượng vũ trang của Việt Nam – phòng không, không quân, hải quân, tăng-thiết giáp và pháo binh – phụ thuộc vào phụ tùng và trang thiết bị từ thời Liên Xô và rất cần được hiện đại hoá. Từ năm 1993 đến 2000, Nga đã bán cho Việt Nam 12 máy bay Su-27SK và Su-27UB Flanker, 2 hộ vệ hạm (corvette) gắn tên lửa, 4 hệ thống radar và các thiết bị quân sự khác.
Tháng 3.2001, Nga trở thành đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam. Lúc đó, hai bên đã vạch ra 8 lĩnh vực hợp tác chính: chính trị - ngoại giao; dầu khí, thuỷ điện và năng lượng hạt nhân; thương mại và đầu tư; khoa học - công nghệ; giáo dục - đào tạo; văn hoá - du lịch; thiết bị và công nghệ quân sự.
Điều 8 của thoả thuận đối tác chiến lược nêu rõ: “Hai bên sẽ tăng cường hợp tác trong việc cung ứng trang thiết bị quân sự nhằm đáp ứng nhu cầu an ninh của Việt Nam và Nga mà không chống lại bất kỳ bên thứ ba nào.”
Từ năm 2001 đến 2008, mối quan hệ song phương giữa hai nước bị hạn chế do tình hình kinh tế tồi tệ ở Nga; điều này khiến cho mối quan hệ đối tác chiến lược trở nên yếu ớt. Kể từ năm 2008, tình hình chính trị của Nga ổn định trở lại và nền kinh tế được thúc đẩy nhờ sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí. Nga tìm cách khai thác cơ hội thị trường tại một Việt Nam đang tăng trưởng nhanh cũng như các tuyến vận tải giữa Việt Nam và vùng Viễn Đông của Nga.
Việc Nga bán vũ khí cho Việt Nam nhanh chóng trở thành một bộ phận quan trọng trong mối quan hệ đối tác chiến lược.
Từ năm 2008 đến 2012, Hải quân Việt Nam nhận 2 khinh hạm (frigate) lớp Gepard gắn tên lửa điều khiển và 4 tàu tuần tiễu cao tốc lớp Svetlyak. Ngoài ra, Hải quân Việt Nam còn mua 40 tên lửa chống hạm Yakhont/SS-N-26 và 400 tên lửa chống hạm Kh-35Uran/SS-N-25.
Năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm lớp Kilo cải tiến.
Quân chủng Phòng không - Không quân của Việt Nam nhận 20 máy bay chiến đấu Su-30MK2V với các tên lửa hành trình chống hạm Kh-59MK, 100 tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 (AA-11 Archer), 200 tên lửa đất đối không 9M311/SA-19 Grisons, 2 khẩu đội pháo đất đối không S-300PMU-1, 4 radar phòng không Kolchnya và thiết bị định vị radio thụ động VERA. Ngoài ra, Việt Nam còn tiếp nhận 2 khẩu đội pháo bảo vệ bờ biển K-300P Bastion.
Ngày 27.7.2012, Tổng thống Putin gặp Chủ tịch Sang tại thành phố nghỉ dưỡng Sochi và thông qua Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược toàn diện. Các hợp đồng bán vũ khí và cung cấp dịch vụ quân sự mà Nga dành cho Việt Nam giờ đây đã trở thành hợp phần quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa hai nước.
Từ năm 2012, Việt Nam đã đặt mua thêm 12 máy bay Su-30MK2s và 2 khinh hạm lớp Gepard 3.9 (được thiết kế để chiến đấu chống tàu ngầm). Nga cũng được trao hợp đồng xây dựng một cơ sở bảo dưỡng và sửa chữa tàu quân sự ở vịnh Cam Ranh.
Trước thềm chuyến thăm Việt Nam mới đây của Putin, Nga đã cho chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên của Việt Nam lên tàu vận chuyển để giao cho Việt Nam đồng thời loan báo rằng họ sẽ bàn giao trung tâm đào tạo thuỷ thủ tàu ngầm mà họ đang xây dựng ở cảng Cam Ranh vào tháng 1.2014.
Kết thúc chuyến thăm của Putin, bản Tuyên bố chung đã đề cập đến một thoả thuận về hợp tác quốc phòng giữa hai bên mà không cung cấp chi tiết cụ thể. Báo chí cũng như những tuyên bố chính thức khác cho thấy Nga sẽ tham gia tích cực vào việc sửa chữa, bảo dưỡng các vũ khí và trang thiết bị quân sự mà họ đã bán cho Việt Nam, đồng thời chuyển giao công nghệ quân sự cho nhà máy liên doanh của hai nước. Chẳng hạn, Việt Nam và Nga có thể sẽ đồng sản xuất tên lửa hành trình chống hạm Uran (SS-N-25 Switchblade).
Trong cuộc phỏng vấn ngày 9.11, trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Putin, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã kêu gọi hai nước “đưa hợp tác quân sự lên tầm mức mới”. Để “tạo bước đột phá mới” trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, Chủ tịch Sang còn đề xuất “hình thành liên doanh sản xuất, trong hoạt động nghiên cứu, trong việc thành lập các trung tâm dịch vụ và triển khai dịch vụ hậu mãi, cũng như trong việc xuất khẩu sang nước thứ ba”.
Tuyên bố trước khi đến Hà Nội, Tổng thống Putin lưu ý: “Hợp tác quân sự và kỹ thuật đã diễn ra theo một chiều hướng hoàn toàn mới. Công cuộc hợp tác đó không còn bó hẹp trong phạm vi cung ứng hàng xuất khẩu, mà hai bên đang thực hiện các bước để khởi động dự án sản xuất thiết bị quân sự tiên tiến với sự trợ giúp của các công ty Nga ở Việt Nam.”
Nga đang thúc ép Việt Nam cho phép họ độc quyền tiếp cận các cơ sở hậu cần và sửa chữa, bảo dưỡng tàu quân sự hiện đang được xây dựng ở vịnh Cam Ranh.
Những vũ khí và trang thiết bị quân sự mà Việt Nam tiếp nhận hiện nay, cũng như dự đoán sẽ tiếp nhận trong tương lai, dẫn đến nhu cầu thúc bách đối với các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và đào tạo thích hợp mà chỉ các doanh nghiệp quốc phòng của Nga mới có thể cung cấp. Ngoài ra, Nga còn đề xuất mở rộng khu lưu trú tại các học viện quân sự của mình để đào tạo nhân sự cho quân đội Việt Nam.
Mới đây, James Goldrich, đô đốc hồi hưu người Australia, đã lưu ý về việc Việt Nam mua 6 tàu ngầm lớp Kilo rằng: “Người Việt Nam đang nỗ lực để nhanh chóng đạt được điều mà trong thời gian gần đây, không một lực lượng hải quân nào xoay xở thành công với một quy mô lớn như thế và từ một nền tảng hạn hẹp đến thế”. Ông kết luận: “Những tàu thuyền mới có thể có số lượng người Nga đáng kể trên boong trong những năm sắp tới… Các chuyên gia Nga chắc chắn là sẽ được cần đến ở trên bờ.”
Tóm lại, “gấu Nga” đang trở lại Việt Nam. Những năm tới đây, các công ty Nga sẽ trợ giúp Việt Nam trong việc sửa chữa và bảo dưỡng những vũ khí và trang thiết bị quân sự mà họ mua từ Nga. Các công ty quốc phòng của Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam trong hoạt động đồng sản xuất nhiều loại tên lửa và vũ khí, trang thiết bị quân sự, những thứ sẽ được lắp vào các bệ tác chiến trên không và trên biển mới của Việt Nam. Bên cạnh đó, các sỹ quan và chuyên gia khác của Nga cũng sẽ giúp Việt Nam phát triển hạm đội tàu ngầm của mình.
Các tiện ích quân sự của Nga ở Cam Ranh cũng được cho là sẽ cung cấp hậu cần và dịch vụ cho các tàu hải quân của Nga trên đường từ Viễn Đông đến vịnh Aden và ngược lại. Như bản Tuyên bố chung của hai nước ngày 12.11 tiết lộ, các liên doanh dầu khí Việt-Nga sẽ tiếp tục thăm dò và sản xuất các loại hydro-carbon trên thềm lục địa của Việt Nam. Vì thế, Việt Nam và Nga có lợi ích tương đồng trong việc duy trì hoà bình và ổn định trên Biển Đông.
Carl Thayer | The Diplomat | 26.11.2013
Người dịch: Lê Anh Hùng
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment