QLB
- Hai đứa trẻ sinh đôi từ tinh trùng tử thi là người cha đã mất cách đó gần 4 năm sẽ mở ra một hướng mới trong khoa học ứng dụng cũng như hành lang pháp lý.
Khi tiếng khóc của hai đứa trẻ sinh đôi từ tinh trùng là Hồ Sỹ Hoàng Đức và Hồ Sỹ Hoàng Hải cất lên tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương vào ngày 9/12/2013, nhiều người đã vỡ òa cảm xúc. Tiếng khóc, nụ cười xen lẫn của cả đội ngũ bác sĩ cũng như người nhà sản phụ Hoàng Thị Kim Dung. Hiệu ứng của ca sinh ấy dần lan tỏa và chạm tới cảm xúc của hàng triệu trái tim. Bởi lẽ, hai đứa trẻ ấy được sinh ra từ tinh trùng của người bố Hồ Sỹ Ngọc đã mất cách đây gần 4 năm.
Người đã góp phần tạo nên sự “kì diệu” ấy là TS. BS Lê Vương Văn Vệ - Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn.
Hai bé Hồ Sỹ Hoàng Đức (bên trái) và Hồ Sỹ Hoàng Hải (bên phải)
Tâm sự với chúng tôi, TS. BS Vệ kể, tại thời điểm nhận được cuộc điện thoại từ số máy lạ vào ngày 20/3/2010 đề nghị lấy tinh trùngcủa một người đã mất để sau này làm thụ tinh nhân tạo, ông đã nhận lời trên phương diện là một bác sĩ chuyên về nam học và hiếm muộn mà không hề nghĩ sẽ có ngày, câu chuyện ấy lại có một hiệu ứng xã hội rất lớn.
“Khi tôi có mặt tại Bệnh viện Thanh Trì, Hà Nội, thi thể chồng chị Dung đang được bảo quản vì đã tử vong trước đó 6 tiếng. Dù thi thể đã lạnh ngắt, nhưng với linh cảm nghề nghiệp tinh trùng vẫn sống tôi đã rạch lấy túi tinh hoàn bên phải của nạn nhân cho vào hộp bảo quản mang về ngân hàng tinh trùng bệnh viện chia làm 14 mẫu và lưu giữ ở nhiệt độ - 196 độ C.
Sau đó, tôi làm giống như cái máy chứ không “thiên vị” bệnh nhân nào. Bản thân tôi cũng không biết gì về hoàn cảnh của chị Dung. Nhân viên ở bệnh viện của tôi cũng không hề biết 14 mẫu tôi mang về đó là của người đã mất. Họ chỉ thấy tôi thỉnh thoảng lại qua “ngó” các mẫu đó.
Mãi sau này, khi các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về sự việc này, chúng tôi mới biết việc mình đã làm có một hiệu ứng xã hội lớn. Lúc chuẩn bị sinh, Dung có gọi điện cho tôi và nói bị đau bụng, có chất nhày ở miệng. Ngay lập tức tôi đã điện thoại nhờ sự giúp sức của BS Vũ Bá Quyết, Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương. BS Quyết là người trực tiếp mổ ca này”,BS Vệ nói.
Kết quả ADN được đưa đi kiểm tra
BS Vệ chia sẻ thêm về câu chuyện hiếm gặp: "Lấy tinh trùng của người đã mất để sau này thụ tinh nhân tạo, trên thế giới không phải nhiều. Tôi còn nhớ, ca đầu tiên là vào năm 1981. Năm 1995 ở một bệnh viện thuộc bang Califonia (Mỹ) cũng lấy tinh trùng của một người mất do đột tử, đến năm 1999 mới tiến hành thụ tinh. Nhưng những trường hợp ấy là họ tiến hành lấy tinh trùng ngay sau khi bệnh nhân qua đời. Còn trường hợp của anh Ngọc đã mất cách đó 6 tiếng. Ở Việt Nam đây là trường hợp đầu tiên. Cả bệnh viện và gia đình chị Dung đều rất may mắn”.
Chia sẻ về những khó khăn trong suốt quá trình mang đến “sự sống” cho hai đứa trẻ sơ sinh, BS Vệ nói: “Thực tế có cái không may là chị Dung quá kích buồng trứng không chuyển phôi được. Rất may, bệnh viện có khả năng chữa được phôi và phôi phải đông lạnh hai lần. Mặc dù biết chắc chắn mẫu tinh hoàn đó rồi nhưng vẫn phải kiểm tra ADN xem có nhầm hay không, có chuẩn mực không. Và kết quả là hoàn toàn chính xác. Hơn nữa trữ mô khó hơn trữ tinh trùng rất nhiều. Chúng tôi là nhà lâm sàng nhưng rất may mắn là đã làm được điều ấy”.
TS. BS Lê Vương Văn Vệ (GĐ bệnh viện Nam học và Hiếm muộn)
Khi được hỏi về cảm xúc khi đón chào hai công dân đặc biệt mà mình đã góp một phần công sức để mang lại sự “đặc biệt” ấy, BS Vệ không giấu được niềm vui: “Tôi chưa đi thăm sản phụ bao giờ, nhưng khi bé Đức và bé Hải chào đời tôi đã tới thăm và còn đi mua sữa về làm quà cho hai bé. Tôi cũng đặt vấn đề là bệnh viện nhận đỡ đầu cho hai đứa trẻ đồng thời giúp đỡ về học hành sau này của các cháu và nhận được sự đồng ý của gia đình”.
Nói về những tương lai mở sau khi ca thụ tinh “hi hữu” này thành công, BS Vệ chia sẻ: “Hai đứa trẻ sinh ra từ tinh trùng người cha đã mất cách đó gần 4 năm sẽ mở ra một hướng mới trong khoa học ứng dụng. Trong hoàn cảnh gia đình 1 – 2 con nhưng không may bị đột tử, tai nạn, rồi những người bệnh tật nhiều chúng ta có thể tổ chức làm sao lấy được tinh trùng để duy trì nòi giống. Đồng thời sẽ có hàng lang pháp lý. Vì thực tế việc này sẽ tác động vào chính sách, mở đường cho thực tiễn. Bởi lẽ, những ca tương tự đầu tiên của thế giới cũng không được ủng hộ về hành lang pháp lý nhưng sau quá trình đấu tranh việc đó đã được thực hiện”.
Soha
- Hai đứa trẻ sinh đôi từ tinh trùng tử thi là người cha đã mất cách đó gần 4 năm sẽ mở ra một hướng mới trong khoa học ứng dụng cũng như hành lang pháp lý.
Khi tiếng khóc của hai đứa trẻ sinh đôi từ tinh trùng là Hồ Sỹ Hoàng Đức và Hồ Sỹ Hoàng Hải cất lên tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương vào ngày 9/12/2013, nhiều người đã vỡ òa cảm xúc. Tiếng khóc, nụ cười xen lẫn của cả đội ngũ bác sĩ cũng như người nhà sản phụ Hoàng Thị Kim Dung. Hiệu ứng của ca sinh ấy dần lan tỏa và chạm tới cảm xúc của hàng triệu trái tim. Bởi lẽ, hai đứa trẻ ấy được sinh ra từ tinh trùng của người bố Hồ Sỹ Ngọc đã mất cách đây gần 4 năm.
Người đã góp phần tạo nên sự “kì diệu” ấy là TS. BS Lê Vương Văn Vệ - Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn.
Hai bé Hồ Sỹ Hoàng Đức (bên trái) và Hồ Sỹ Hoàng Hải (bên phải)
Tâm sự với chúng tôi, TS. BS Vệ kể, tại thời điểm nhận được cuộc điện thoại từ số máy lạ vào ngày 20/3/2010 đề nghị lấy tinh trùngcủa một người đã mất để sau này làm thụ tinh nhân tạo, ông đã nhận lời trên phương diện là một bác sĩ chuyên về nam học và hiếm muộn mà không hề nghĩ sẽ có ngày, câu chuyện ấy lại có một hiệu ứng xã hội rất lớn.
“Khi tôi có mặt tại Bệnh viện Thanh Trì, Hà Nội, thi thể chồng chị Dung đang được bảo quản vì đã tử vong trước đó 6 tiếng. Dù thi thể đã lạnh ngắt, nhưng với linh cảm nghề nghiệp tinh trùng vẫn sống tôi đã rạch lấy túi tinh hoàn bên phải của nạn nhân cho vào hộp bảo quản mang về ngân hàng tinh trùng bệnh viện chia làm 14 mẫu và lưu giữ ở nhiệt độ - 196 độ C.
Sau đó, tôi làm giống như cái máy chứ không “thiên vị” bệnh nhân nào. Bản thân tôi cũng không biết gì về hoàn cảnh của chị Dung. Nhân viên ở bệnh viện của tôi cũng không hề biết 14 mẫu tôi mang về đó là của người đã mất. Họ chỉ thấy tôi thỉnh thoảng lại qua “ngó” các mẫu đó.
Mãi sau này, khi các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về sự việc này, chúng tôi mới biết việc mình đã làm có một hiệu ứng xã hội lớn. Lúc chuẩn bị sinh, Dung có gọi điện cho tôi và nói bị đau bụng, có chất nhày ở miệng. Ngay lập tức tôi đã điện thoại nhờ sự giúp sức của BS Vũ Bá Quyết, Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương. BS Quyết là người trực tiếp mổ ca này”,BS Vệ nói.
Kết quả ADN được đưa đi kiểm tra
BS Vệ chia sẻ thêm về câu chuyện hiếm gặp: "Lấy tinh trùng của người đã mất để sau này thụ tinh nhân tạo, trên thế giới không phải nhiều. Tôi còn nhớ, ca đầu tiên là vào năm 1981. Năm 1995 ở một bệnh viện thuộc bang Califonia (Mỹ) cũng lấy tinh trùng của một người mất do đột tử, đến năm 1999 mới tiến hành thụ tinh. Nhưng những trường hợp ấy là họ tiến hành lấy tinh trùng ngay sau khi bệnh nhân qua đời. Còn trường hợp của anh Ngọc đã mất cách đó 6 tiếng. Ở Việt Nam đây là trường hợp đầu tiên. Cả bệnh viện và gia đình chị Dung đều rất may mắn”.
Chia sẻ về những khó khăn trong suốt quá trình mang đến “sự sống” cho hai đứa trẻ sơ sinh, BS Vệ nói: “Thực tế có cái không may là chị Dung quá kích buồng trứng không chuyển phôi được. Rất may, bệnh viện có khả năng chữa được phôi và phôi phải đông lạnh hai lần. Mặc dù biết chắc chắn mẫu tinh hoàn đó rồi nhưng vẫn phải kiểm tra ADN xem có nhầm hay không, có chuẩn mực không. Và kết quả là hoàn toàn chính xác. Hơn nữa trữ mô khó hơn trữ tinh trùng rất nhiều. Chúng tôi là nhà lâm sàng nhưng rất may mắn là đã làm được điều ấy”.
TS. BS Lê Vương Văn Vệ (GĐ bệnh viện Nam học và Hiếm muộn)
Khi được hỏi về cảm xúc khi đón chào hai công dân đặc biệt mà mình đã góp một phần công sức để mang lại sự “đặc biệt” ấy, BS Vệ không giấu được niềm vui: “Tôi chưa đi thăm sản phụ bao giờ, nhưng khi bé Đức và bé Hải chào đời tôi đã tới thăm và còn đi mua sữa về làm quà cho hai bé. Tôi cũng đặt vấn đề là bệnh viện nhận đỡ đầu cho hai đứa trẻ đồng thời giúp đỡ về học hành sau này của các cháu và nhận được sự đồng ý của gia đình”.
Nói về những tương lai mở sau khi ca thụ tinh “hi hữu” này thành công, BS Vệ chia sẻ: “Hai đứa trẻ sinh ra từ tinh trùng người cha đã mất cách đó gần 4 năm sẽ mở ra một hướng mới trong khoa học ứng dụng. Trong hoàn cảnh gia đình 1 – 2 con nhưng không may bị đột tử, tai nạn, rồi những người bệnh tật nhiều chúng ta có thể tổ chức làm sao lấy được tinh trùng để duy trì nòi giống. Đồng thời sẽ có hàng lang pháp lý. Vì thực tế việc này sẽ tác động vào chính sách, mở đường cho thực tiễn. Bởi lẽ, những ca tương tự đầu tiên của thế giới cũng không được ủng hộ về hành lang pháp lý nhưng sau quá trình đấu tranh việc đó đã được thực hiện”.
Soha
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment