Blogger Widgets

Wednesday, December 18, 2013

"Đại án" tham nhũng gần 5000 tỉ đồng, thủ phạm Huyền NHư và Phạm Huy Hùng vẫn nhởn nhơ mang tiền đi hối lộ!

Chiếm đoạt số tiền lên tới 4.900 tỷ đồng nhưng Huyền Như không hề bị truy tố tội danh tham nhũng nào
Có bỏ lọt tội phạm?
QLB Chiếm đoạt hơn 4.900 tỷ đồng tương đương 250 triệu USD, vụ án “Huỳnh Thị Huyền Như” trở thành một trong những “đại án” tham nhũng vì mức độ vi phạm nghiêm trọng. Nhưng cho đến thời điểm này, Huyền Như vẫn “nhởn nhơ” ngoài vòng pháp luật và Chủ tịch Vietinbank vẫn tiếp tục phung phí tiền của Vietinbank thành 'của người, phúc ta' mà không hề thấy ai nói đến trách nhiệm của ông ta trong vụ án động Trời này! Chỉ vì liên đới mang tiền đi gởi ở Vietinbank mà có đến 07 người đã bị khởi tố, Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải thì bị bắt, ngay cả cựu Bộ Trưởng Kế hoạch đầu tư, Chủ tịch ACB cũng bị khởi tố. Nhưng kẻ thật sự lừa đảo và người lãnh đạo nhân viên lừa đảo mà người ta nói rằng có qua hệ mật thiết với Huyền NHư là Phạm Huy Hùng - Chủ tịch Vietinbank thi vì quá nhiều tiền nên lại ung dung tự tại chẳng hề hấn gì!

Quan điểm của cơ quan tố tụng

Trong suốt thời gian từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, với chức danh Quyền Trưởng Phòng giao dịch Điện Biên Phủ (Vietinbank chi nhánh TP HCM) Huyền Như đã chiếm đoạt hơn 4.900 tỷ đồng của nhiều ngân hàng, doanh nghiệp, cá nhân, hiện chưa thu hồi được 3.900 tỷ đồng, trong đó có đến hơn 3.400 tỷ đồng được thực hiện tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam, bằng thủ đoạn chủ yếu là dùng chứng từ giả rút tiền, chuyển tiền, sử dụng trái phép tiền trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Kết luận điều tra và Cáo trạng truy tố Huyền Như xác định Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt của một số ngân hàng, doanh nghiệp, cá nhân toàn bộ số tiền trên.

Với kết luận này, các ngân hàng, doanh nghiệp, cá nhân gửi tiền tại Ngân hàng Công thương sẽ phải “đi tìm” Huyền Như để đòi tiền. Ngân hàng Công thương không chịu trách nhiệm trả lại tiền cho khách hàng gửi tiền.

Tuy nhiên, trước đó, trong hai lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã yêu cầu cơ quan điều tra xác định trách nhiệm của Ngân hàng Công thương Việt Nam đối với hơn 1.400 tỷ đồng tiền gửi của Công ty CP chứng khoán Phương Đông (ORS), Công ty An Lộc, Ngân hàng Nam Việt, Ngân hàng Á Châu.

Ngân hàng Công thương là đơn vị bị hại, bị Huyền Như chiếm đoạt số tiền này. Trên cơ sở xác định Ngân hàng Công thương là đơn vị bị hại, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát tại thời điểm tiền bị chiếm đoạt để xác định Huyền Như có phạm tội tham ô không.
Theo Cơ quan điều tra, Huyền Như không phạm tội tham ô vì: Huyền Như không được Ngân hàng Công thương giao hoặc ủy quyền quản lý tiền, tài sản của Ngân hàng mà chỉ được giao nhiệm vụ kiểm soát, xét duyệt các giao dịch chuyển tiền của khách hàng.

Đồng thời, Cơ quan điều tra vẫn khẳng định Ngân hàng Công thương không có trách nhiệm với các khoản tiền gửi như Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã nêu khi yêu cầu điều tra bổ sung. Trách nhiệm là của cá nhân Huyền Như.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề trách nhiệm đối với tài sản bị chiếm đoạt trong "đại án" này, ông Nguyễn Am Hiểu, nguyên Vụ Phó Vụ Pháp luật Kinh tế dân sự Bộ Tư Pháp cho biết: Đây là một vụ án phức tạp, liên quan đến nhiều giao dịch, vì vậy cần phải xem xét đánh giá từng giao dịch để khẳng định được ai là người phải chịu trách nhiệm cụ thể.

Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, trách nhiệm của ngân hàng là phải quản lý tiền và thực hiện các giao dịch của khách hàng đúng quy định pháp luật.Các ngân hàng có các quy định, quy trình chặt chẽ để kiểm soát, thực hiện các giao dịch đối với tiền gửi của khách hàng, đây chính là căn cứ xác định trách nhiệm quản lý tiền gửi.

Hầu như ở tất cả các ngân hàng hiện nay khách hàng đều có thể gửi tiền ở một nơi và rút tiền, giao dịch tại tất cả các địa điểm của ngân hàng đó trên toàn quốc, vì vậy không thể giao việc quản lý tiền của khách hàng cho một người cụ thể nào.

Chính vì vậy, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc thu, chi, chuyển tiền của khách hàng là người được ngân hàng ủy thác trách nhiệm quản lý tiền của khách hàng.

Nếu những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc thu, chi, chuyển tiền của khách hàng không thực hiện đúng chức trách của họ mà gây thất thoát tài sản thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm về sự thất thoát tài sản.

Ngân hàng có quyền yêu cầu những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc thu, chi, chuyển tiền của khách hàng không thực hiện đúng chức trách của họ phải bồi thường cho ngân hàng. Những vấn đề này đều được quy định trong pháp luật Việt Nam hiện nay và cũng là thông lệ quốc tế.

Còn theo ông Trần Minh Hải, Chuyên gia pháp luật: Theo quy định của Bộ luật hình sự, tham ô là hành vi của người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.

Quản lý tài sản chính là việc trông coi, thực hiện việc dịch chuyển tài sản đó đúng nguyên tắc đã đề ra.

Thủ kho có trách nhiệm trông coi hàng hóa trong kho, cho xuất, nhập kho đúng nguyên tắc, có nghĩa là thủ kho có trách nhiệm quản lý hàng hóa trong kho, nếu thủ kho lấy hàng trong kho của mình là tham ô.

Huyền Như là Quyền Giám đốc phòng giao dịch, là người có chức vụ, quyền hạn. Huyền Như có trách nhiệm kiểm soát, xét duyệt các chứng từ chuyển tiền, rút tiền, giao dịch khác trên tài khoản của khách hàng, có nghĩa là có trách nhiệm quản lý tiền của khách hàng. Khi thực hiện việc này, Huyền Như có trách nhiệm kiểm tra và đảm bảo các chứng từ chính xác, hợp lệ.

Huyền Như lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để lập chứng từ giả chiếm đoạt tiền gửi của khách hàng là hành vi tham ô tài sản của Ngân hàng Công thương. Ngân hàng Công thương phải chịu trách nhiệm với khách hàng gửi tiền.

Việc xác định tội danh của Huyền Như trong hành vi trên sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định các vấn đề khác của vụ án, như các đồng phạm khác, trách nhiệm dân sự …

Nếu xác định tội danh của Huyền Như không chính xác, sẽ làm cho việc xử lý toàn bộ vụ án không chính xác, dẫn đến việc xác định sai trách nhiệm dân sự, gây oan sai và bỏ lọt tội phạm.

Trong rất nhiều vụ án tham nhũng điển hình xảy ra tại Vinalines, Công ty tài chính 2 Ngân hàng Nông nghiệp, Công ty Vifon … vừa qua, hành vi tham ô của các cá nhân có liên quan đã được các cơ quan pháp luật xác định chính xác trên cơ sở các nguyên tắc trên, không nhất thiết phải dựa vào văn bản giao, ủy quyền quản lý tài sản cụ thể của các doanh nghiệp này.

Theo Luật phòng chống tham nhũng, theo định nghĩa của Tổ chức minh bạch quốc tế, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ quyền hạn đó để trục lợi cho cá nhân mình.

Trong các tội danh thuộc nhóm tham nhũng được quy định trong Bộ luật Hình sự, tham ô là hành vi được xếp đầu tiên, nghiêm trọng nhất, chịu trách nhiệm hình sự nặng nhất, với mức hình phạt cao nhất là tử hình.
Dư luận đang đặt câu hỏi tại sao Huyền Như thoát tội tham ô, liệu “đại án” tham nhũng có bỏ qua hành vi tham nhũng nặng nhất.

Theo báo VTC News

1 comment:

Unknown said...

Nếu người phụ nữ đại bịp này không có tội gì hết thì lu-ạt pháp VN có tội với nhạn dân VN.