QLB - Năm cũ 2013 qua đi và năm 2014 tới với một dự đoán chằng mấy khả quan cho Việt Nam, từ kinh tế tới dân chủ, nhân quyền.
Điểm lại năm cũ, 10 sự kiện nổi bật, theo tôi, là:
1. Vụ án Tiên Lãng, Hải Phòng.
Đây là một vụ án gây sôi động dư luận. Một bên là việc thực hiện cưỡng chế sai luậ pháp mà đích thân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải họp báo và kết luận. Một bên là sự phản kháng chống lại hành vi sai pháp luật ấy. Vụ án đã lan rộng ra diễn đàn quốc hội, nhiều vị lão thành cách mạng, cũng như những người còn nắm giữ các chức vụ quan trọng đã lên tiếng yêu cầu xét xử đúng người, đúng tội. Sự kiện này được so sánh với vụ án Đồng Nọc Nạn, thời thực dân Pháp, gần một thế kỷ trước.
Bản án 5 năm tù dành cho Đoàn văn Vươn chứng tỏ sự công bình, các nguyên tắc của pháp luật và chuẩn mực tư pháp của chính quyền này bị đảo ngược. Vụ án Tiên Lãng bị dập tắt bằng sự tráo trở. Tiếng súng hoa cải của Đoàn Văn Vươn trong tình thế đơn côi không tạo nên ngọn lửa thiêu cháy bất công, không tạo ra được cơn phẫn nộ, đơn giản là vì dân chúng không quan tâm, hoặc cũng xem như một vụ án bình thường. Những tiếng nói phản kháng về vụ án không đại diện cho đa số. Cho nên, chỉ những người ảo tưởng mới mơ về một cuộc cách mạng "tức nước vỡ bờ", "lật thuyền"...
Cái chết của Đặng Ngọc Viết vào tháng 9/2013 lặp lại một tình trạng như vậy. Một cái chết uất ức, bất lực và bị lãng quên. Một vệt sáng không đủ làm tan đi màu đen tối, bế tắc của bức tranh nông thôn hiện nay.
2. Nguyễn Thị Phương Uyên
Phiên toà phúc thẩm xét xử Nguyễn Thị Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, ngày 16/8, về tội tuyên truyền chống phá nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự.
Tứ mức án 6 năm tù giam, Phương Uyên đã được trả tự do tại toà, tuy vẫn chịu bản án khá nặng 3 năm tù treo và 52 tháng quản chế, Đinh Nguyên Kha từ 8 năm tù giam, giảm xuống còn 4 năm và huỷ bỏ điều tra tội khủng bố. Cho đến nay vẫn khó dự đoán vì một nguyên nhân nào cụ thể. Dường như mọi người iêng về sức ép dư luận xã hội và quốc tế. Tuy nhiên, sự kiên cường, quyết liệt của Phương Uyên rất có thể đã đẩy toà vào thế thụ động. Phương Uyên đã nói:
"Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần toà xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống đảng cộng dản không phải chống phá đất nước, dân tộc. Các ông đừng đánh đồng”.
3. Luật sư Lê Quốc Quân
Phiên toà xét xử luật sư Lê Quốc Quân về tội trốn thuế được báo chí nhà nước loan tin rộng rãi. Thực chất cho thấy khó có chứng cứ thuyết phục buộc tội cho anh. Là một nhà hoạt động xã hội, nhân quyền, bảo vệ dân oan, một người bất đồng chính kiến có uy tín, đặc biệt với giáo dân, Lê Quốc Quân là cái gai trong mắt mà lúc nào nhà cầm quyền cũng muốn nhổ đi.
Trong ngày 2/10, hàng trăm thậm chí có nguồn tin nói tới hàng ngàn người ủng hộ luật sư Quân đã biểu tình phản đối tại Hà Nội. Chưa có một phiên toà nào mà người tham gia nhiều như vậy. Lực lượng cảnh sát chìm nổi dày đặc đã nỗ lực ngăn chặn mọi người tới phiên toà được gọi là công khai. Hãng AFP viết rằng, “tầm mức cuộc biểu tình thật bất thường ở đất nước cộng sản”.
Bản án cho thấy, mặc dù nhiều chính khách và tổ chức nhân quyền quôc tế lên tiêng kêu gọi, nhà cầm quyền vẫn cứ xử theo ý mình. Họ bất chấp lẽ phải, công lý và áp lực dư luận, sẵn sàng triệt tiêu một nhân vật có thể gây ảnh hưởng.
4. Sửa đổi hiến pháp 1992
Có lẽ là sự kiện kéo dài và sôi nổi nhất trong dư luận, thường xuyên đuợc nói tới trên báo chí chính thống và được thông qua ngày 28/11 trong kỳ họp quốc hội lần thứ 7 khoá 13. Được quảng cáo ầm ĩ trên các phương tiện truyên thông rằng, đây là một bản hiến pháp “thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của đồng bào và chiến sĩ cả nước, thực sự là Hiến pháp của dân, do dân và vì dân”. Tới 55% dân số chẳng hề biết gì đến việc nhà nước sửa đổi hiến pháp 1992. Về thực chất chỉ là một văn kiện bao quát, mang tính của một bộ luật khung được đảng Cộng Sản Việt Nam tạo ra cho bộ máy cầm quyền, một thứ công cụ pháp lý bảo hộ toàn quyền và độc quyền cai trị.
Hơn 14 ngàn chữ ký ủng hộ yêu cầu của 72 vị nhân sĩ trí thức sửa đổi hiến pháp cho đúng với mục đich xây dựng một nhà nước pháp quyền đã không hề được đếm xỉa tới, thậm chí còn bị một số tờ báo tấn công. Những cố gắng tham dự vào tiến trình sửa đổi hiến pháp đã không tác động mạnh vào xã hội.
5. Khủng hoảng y đức
Hàng nghìn bệnh nhân đã nhận được kết quả xét nghiệm máu giống hệt nhau trong khi họ khác nhau về độ tuổi và bệnh lý; thẩm mỹ viện Cát Tường giảp phẫu thẩm mỹ không đúng với chức năng chuyên môn, gây chết người rồi vưt xác phi tang; hàng loạt trẻ em tử vong sau khi được tiêm vác xin ngừa bệnh; là những sự việc gây hoang mang cho dư luận xã hội trong năm về sự xuống cấp thảm hại của y đức. Điều đáng nói là trách nhiệm không quy rõ cụ thể cho ai, còn Bộ Trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn khơi khơi tại chức.
6. Tang lễ Tướng Giáp
Sau Hồ Chí Minh, có thể nói đấy là đám tang ồn ào nhất, mặc dù tướng Giáp không giữ chức vụ tương xứng để được làm quốc tang theo quy định của luật pháp hiện hành. Một vị đại tướng giỏi, không qua trường lớp huấn luyện chuyên nghiệp nào, trưởng thành qua thực tế, đã có đóng góp to lớn trong việc giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp bằng chiến thắng Điện Biên Phủ, nhưng đông thời ông cũng là đệ tử trung thành của Hồ Chí Minh, đưa chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam, gây ra ra thảm hoạ cho dân tộc. Vinh quang của ông bị ba mươi năm cuối cuộc đời sống trong nhẫn nhục đến mức hèn nhát làm mù loà.
Tiến hành quốc tang cho ông, chế độ muốn thông qua thành tích của ông Giáp chính danh hoá sự lãnh đạo của mình vào lúc mà uy tín bị sút giảm nghiêm trọng. Hàng trăm ngàn người xếp hàng viêng và tiễn đưa ông là thể hiện một phần tình cảm cho cá nhân ông, một người cộng sản liêm khiết, trong sạch, nhưng cũng là cách hướng về một quá khứ hào hùng đã qua. Tuy nhiên nó vẫn mang nặng ý thức bầy đàn, a dua của một xã hội bị khủng hoảng lòng tin, ưa thần thánh hoá minh chủ.
7. Lũ lụt miền Trung và thuỷ điện
Lũ miền Trung năm 2013 là trận lụt lịch sử từ mấy chục năm qua, gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Đáng nói trong sự kiện này là các nhà máy thuỷ điện đã xả lũ làm bà con không chạy kịp, đưa đến cái chết của hơn năm chục người. Tuy nhiên trách nhiệm đã không được nghiên cứu, xem xét. Sau những phê phán về nguy cơ của thuỷ điện, 400 dự án thuỷ điện tại miền Trung bị loại bỏ.
8. Nợ công và nợ xấu
Báo chí trong năm qua tốn khá nhiều bút mực cho chủ đề này.
Báo cáo tài chính hợp nhất, 10 tập đoàn, tổng công ty có tổng số nợ phải trả là 1.334.903 tỷ đồng, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân là 1,82 lần (năm 2011 là 1,77 lần), tổng tài sản/tổng nợ phải trả là 1,6 lần.
Này 22/11/2013, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) và Cơ quan Hợp tác phát triển Đức GIZ đã tổ chức diễn đàn về phục hồi tăng trưởng, tái cơ cấu - cơ hội và thách thức. Theo đó, dựa trên số liệu của các cơ quan chức năng, nợ công của VN liên tục tăng, năm 2012 đã lên tới trên 1,6 triệu tỉ đồng (gần 80 tỷ USD). Theo tính toán dựa trên số liệu 6 tháng đầu năm 2013 với số nợ trên, mỗi quý VN phải trả nợ gốc và lãi tới 25.000-26.000 tỉ đồng (trên 1 tỉ USD), tương đương 16% thu ngân sách.
Vấn đề của nền kinh tế là không còn là nợ công có ở ngưỡng an toàn hay không, chính thức 55,4% GDP, thực chất, nếu tính cả nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước) và nợ bằng trái phiếu trong nước khác của doanh nghiệp nhà nước không được chính phủ bảo lãnh, thì nợ công của Việt Nam vượt con số báo cáo 55,9% có thể lên đến khoảng 95% GDP.
Doanh nghiệp nhà nước còn lại (không kể Vinashin) 27% phần nợ đã được các tổ chức tín dụng cho cơ cấu lại (ước khoảng 28.300 tỷ đồng) thì tổng số nợ xấu và nợ cơ cấu lại của khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ vào khoảng 73.050 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 10, Công ty Mua Bán Nợ VAMC đã mua hơn 11.000 tỷ đồng nợ xấu của 14 ngân hàng, trong đó, khoảng 70% khoản nợ đã mua thuộc lĩnh vực bất động sản.
Trong vòng vài năm nữa, tới năm 2016, áp lực trả nợ ngày càng cao, nguồn thu từ xuất khẩu dầu khí trên 10 tỷ USD, góp 20-25% ngân sách, sẽ cạn kiệt. Đất nước vẫn tiếp tục nợ nần, chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục đi trên con đường vô định, quan tham cứ giàu lên vì rút ruột các dự án ăn chia.
9. Vụ án Dương Chí Dũng
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) nợ 321 triệu USD và lên tới hàng tỷ USD nếu tính cả các công ty thành viên. Tiền nợ chủ yếu rót vào đầu tư các dự án cảng, mua sắm tàu, đặc biệt trong giai đoạn phát triển nóng (2007 - 2008).
Vụ xử chỉ nhắm vào việc ăn chia chênh lệch 10 tỷ đồng tiền mua ụ nổi 83M đã qua sử dụng 43 năm, vượt 28 năm so với quy định, chứ không nhắm vào các khoản thất thoát khác, mà những người nắm chức vụ cao hơn có liên quan. Nụ cười của kẻ bị tuyên phạt án tử hình trước toà đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh bản án và số phận của nó.
10. Phong trào dân sự
Năm qua ghi nhận một bước phát triển của xã hội dân sự.
Diễn đàn Xã hội Dân ra đời, được chủ trương bởi một số nhân sĩ trí thức trong nhóm 72 ký kiến nghị sửa đổi hiên pháp. Nhưng nó chỉ dừng lại ở một trang website, như bao trang website khác, không có gì mang tính đột phá. Nó không thể hiện sự thách thức công khai với nhà cầm quyền, càng không phải là một tổ chức với cương lĩnh và mục tiêu tranh đấu cụ thể, cho nên tác động không lan tỏa vào quần chúng.
Mạng lưới Bloggers Việt Nam mà tiền thân của nó là nhóm 103 người phản kháng lại điều 258 của Bộ Luật Hình Sự, đòi thực thi tự do ngôn luận. Ý tưởng của họ đã được chuyển tới các tổ chức nhân quyền quốc tế ở nước ngoài, một số đại sứ quán phương Tây ở Hà Nội và nhận được sự hỗ trợ. Ðiều đáng mừng là đa phần trong số họ là những người tuổi trẻ.
Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, được thành lập bởi những chị em phụ nữ tiêu biểu và quen thuộc trong thời gian qua: Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Nguyễn Hoàng Vy, v.v... Tuy nhiên từ ý tưởng tranh đấu bảo vệ phẩm giá và nhân quyền cho phụ nữ đến thực tế quả là con đường xa vời.
Cũng như Mạng lưới Blogger Việt Nam, Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam chưa thoát ra khỏi khuôn mẫu hình thành một tổ chức trong nước cho tới nay, chỉ là sự hội tụ tự phát, rời rạc, thiếu hẳn việc xây dựng một ban lãnh đạo, một đội ngũ cố vấn, một nhân vật tiêu biểu, một ngọn cờ. Và quan trọng nhất là kế hoạch hành động cụ thể trong dân chúng. Nếu chỉ dừng lại ở những cuộc tập hợp, gặp mặt, rồi bị đàn áp, sẽ chẳng thể nào trưởng thành được.
Dự đoán năm 2014
Tăng trưởng 2014 sẽ khiêm tốn, lạm phát có khả năng sẽ cao hơn so với năm cũ, tuy vẫn ở mức một con số. Giá điện, than, xăng dầu, gas, nước tăng sẽ góp phần cho lạm phát, kéo theo giá cả hàng hóa, mặc dù nhu cầu tiêu thụ thấp.
Giá vàng còn tiếp tục giảm tuy vẫn đắt hơn giá vàng thế giới và còn xuống giá hơn khi đồng đôla đang mạnh lên, do kinh tế của Mỹ và thế giới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Năm 2014 vẫn tiếp tục là năm khó khăn với doanh nghiệp Việt Nam, con số doanh nghiệp giải thể hoặc ngưng hoạt động trong năm 2013 lên tới gần 55 ngàn, cao hơn năm 2012 và 2011. Doanh nghiệp nhà nuớc, con bài “chủ đạo” của nền kinh tế quốc gia, gồng mình với nợ nần. Nợ xấu vẫn là bài toán nặng nề đối với hệ thống tài chính và ngân hàng, sẽ tiếp tục tăng lên. Công ty quản lý tài sản quốc gia VCMA mới chỉ làm được chức năng nắm giữ nợ xấu thay cho các ngân hàng.
Thị trường bất động sản khó có thể gượng dậy, vẫn tiếp tục đóng băng. Chính sách nới lỏng điều kiện mua nhà tại Việt Nam cho người nước ngoài không tác động bao nhiêu. Các doanh nghiệp hoạt động bất động sản sẽ gặp nhiều cam go trong năm 2014.
Nền kinh tế Việt Nam tuy nhiên không ở mức quá bi đát, nó vẫn sống và tồn tại, khó có khả năng suy sụp. Ðầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) tăng mạnh nhờ nguồn nhân công rẻ, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP. Nuồn kiều hồi vẫn giữ mức cao, Việt Nam nằm trong top 10 nước nhận nhiều kiều hối lớn nhất, dự kiến năm 2013 đạt 10.6 tỷ đôla, tăng 6.5% so với năm 2012. Thỏa thuận tham gia Hiệp Ước Ðối Tác Xuyên Thái Bình Dương có thể đạt trong năm 2014, cũng là một đòn bẩy cho FDI đổ vào Việt Nam và tăng thêm khả năng xuất khẩu.
©Lê Diễn Đức - RFA Blog
Điểm lại năm cũ, 10 sự kiện nổi bật, theo tôi, là:
1. Vụ án Tiên Lãng, Hải Phòng.
Đây là một vụ án gây sôi động dư luận. Một bên là việc thực hiện cưỡng chế sai luậ pháp mà đích thân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải họp báo và kết luận. Một bên là sự phản kháng chống lại hành vi sai pháp luật ấy. Vụ án đã lan rộng ra diễn đàn quốc hội, nhiều vị lão thành cách mạng, cũng như những người còn nắm giữ các chức vụ quan trọng đã lên tiếng yêu cầu xét xử đúng người, đúng tội. Sự kiện này được so sánh với vụ án Đồng Nọc Nạn, thời thực dân Pháp, gần một thế kỷ trước.
Bản án 5 năm tù dành cho Đoàn văn Vươn chứng tỏ sự công bình, các nguyên tắc của pháp luật và chuẩn mực tư pháp của chính quyền này bị đảo ngược. Vụ án Tiên Lãng bị dập tắt bằng sự tráo trở. Tiếng súng hoa cải của Đoàn Văn Vươn trong tình thế đơn côi không tạo nên ngọn lửa thiêu cháy bất công, không tạo ra được cơn phẫn nộ, đơn giản là vì dân chúng không quan tâm, hoặc cũng xem như một vụ án bình thường. Những tiếng nói phản kháng về vụ án không đại diện cho đa số. Cho nên, chỉ những người ảo tưởng mới mơ về một cuộc cách mạng "tức nước vỡ bờ", "lật thuyền"...
Cái chết của Đặng Ngọc Viết vào tháng 9/2013 lặp lại một tình trạng như vậy. Một cái chết uất ức, bất lực và bị lãng quên. Một vệt sáng không đủ làm tan đi màu đen tối, bế tắc của bức tranh nông thôn hiện nay.
2. Nguyễn Thị Phương Uyên
Phiên toà phúc thẩm xét xử Nguyễn Thị Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, ngày 16/8, về tội tuyên truyền chống phá nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự.
Tứ mức án 6 năm tù giam, Phương Uyên đã được trả tự do tại toà, tuy vẫn chịu bản án khá nặng 3 năm tù treo và 52 tháng quản chế, Đinh Nguyên Kha từ 8 năm tù giam, giảm xuống còn 4 năm và huỷ bỏ điều tra tội khủng bố. Cho đến nay vẫn khó dự đoán vì một nguyên nhân nào cụ thể. Dường như mọi người iêng về sức ép dư luận xã hội và quốc tế. Tuy nhiên, sự kiên cường, quyết liệt của Phương Uyên rất có thể đã đẩy toà vào thế thụ động. Phương Uyên đã nói:
"Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần toà xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống đảng cộng dản không phải chống phá đất nước, dân tộc. Các ông đừng đánh đồng”.
3. Luật sư Lê Quốc Quân
Phiên toà xét xử luật sư Lê Quốc Quân về tội trốn thuế được báo chí nhà nước loan tin rộng rãi. Thực chất cho thấy khó có chứng cứ thuyết phục buộc tội cho anh. Là một nhà hoạt động xã hội, nhân quyền, bảo vệ dân oan, một người bất đồng chính kiến có uy tín, đặc biệt với giáo dân, Lê Quốc Quân là cái gai trong mắt mà lúc nào nhà cầm quyền cũng muốn nhổ đi.
Trong ngày 2/10, hàng trăm thậm chí có nguồn tin nói tới hàng ngàn người ủng hộ luật sư Quân đã biểu tình phản đối tại Hà Nội. Chưa có một phiên toà nào mà người tham gia nhiều như vậy. Lực lượng cảnh sát chìm nổi dày đặc đã nỗ lực ngăn chặn mọi người tới phiên toà được gọi là công khai. Hãng AFP viết rằng, “tầm mức cuộc biểu tình thật bất thường ở đất nước cộng sản”.
Bản án cho thấy, mặc dù nhiều chính khách và tổ chức nhân quyền quôc tế lên tiêng kêu gọi, nhà cầm quyền vẫn cứ xử theo ý mình. Họ bất chấp lẽ phải, công lý và áp lực dư luận, sẵn sàng triệt tiêu một nhân vật có thể gây ảnh hưởng.
4. Sửa đổi hiến pháp 1992
Có lẽ là sự kiện kéo dài và sôi nổi nhất trong dư luận, thường xuyên đuợc nói tới trên báo chí chính thống và được thông qua ngày 28/11 trong kỳ họp quốc hội lần thứ 7 khoá 13. Được quảng cáo ầm ĩ trên các phương tiện truyên thông rằng, đây là một bản hiến pháp “thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của đồng bào và chiến sĩ cả nước, thực sự là Hiến pháp của dân, do dân và vì dân”. Tới 55% dân số chẳng hề biết gì đến việc nhà nước sửa đổi hiến pháp 1992. Về thực chất chỉ là một văn kiện bao quát, mang tính của một bộ luật khung được đảng Cộng Sản Việt Nam tạo ra cho bộ máy cầm quyền, một thứ công cụ pháp lý bảo hộ toàn quyền và độc quyền cai trị.
Hơn 14 ngàn chữ ký ủng hộ yêu cầu của 72 vị nhân sĩ trí thức sửa đổi hiến pháp cho đúng với mục đich xây dựng một nhà nước pháp quyền đã không hề được đếm xỉa tới, thậm chí còn bị một số tờ báo tấn công. Những cố gắng tham dự vào tiến trình sửa đổi hiến pháp đã không tác động mạnh vào xã hội.
5. Khủng hoảng y đức
Hàng nghìn bệnh nhân đã nhận được kết quả xét nghiệm máu giống hệt nhau trong khi họ khác nhau về độ tuổi và bệnh lý; thẩm mỹ viện Cát Tường giảp phẫu thẩm mỹ không đúng với chức năng chuyên môn, gây chết người rồi vưt xác phi tang; hàng loạt trẻ em tử vong sau khi được tiêm vác xin ngừa bệnh; là những sự việc gây hoang mang cho dư luận xã hội trong năm về sự xuống cấp thảm hại của y đức. Điều đáng nói là trách nhiệm không quy rõ cụ thể cho ai, còn Bộ Trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn khơi khơi tại chức.
6. Tang lễ Tướng Giáp
Sau Hồ Chí Minh, có thể nói đấy là đám tang ồn ào nhất, mặc dù tướng Giáp không giữ chức vụ tương xứng để được làm quốc tang theo quy định của luật pháp hiện hành. Một vị đại tướng giỏi, không qua trường lớp huấn luyện chuyên nghiệp nào, trưởng thành qua thực tế, đã có đóng góp to lớn trong việc giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp bằng chiến thắng Điện Biên Phủ, nhưng đông thời ông cũng là đệ tử trung thành của Hồ Chí Minh, đưa chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam, gây ra ra thảm hoạ cho dân tộc. Vinh quang của ông bị ba mươi năm cuối cuộc đời sống trong nhẫn nhục đến mức hèn nhát làm mù loà.
Tiến hành quốc tang cho ông, chế độ muốn thông qua thành tích của ông Giáp chính danh hoá sự lãnh đạo của mình vào lúc mà uy tín bị sút giảm nghiêm trọng. Hàng trăm ngàn người xếp hàng viêng và tiễn đưa ông là thể hiện một phần tình cảm cho cá nhân ông, một người cộng sản liêm khiết, trong sạch, nhưng cũng là cách hướng về một quá khứ hào hùng đã qua. Tuy nhiên nó vẫn mang nặng ý thức bầy đàn, a dua của một xã hội bị khủng hoảng lòng tin, ưa thần thánh hoá minh chủ.
7. Lũ lụt miền Trung và thuỷ điện
Lũ miền Trung năm 2013 là trận lụt lịch sử từ mấy chục năm qua, gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Đáng nói trong sự kiện này là các nhà máy thuỷ điện đã xả lũ làm bà con không chạy kịp, đưa đến cái chết của hơn năm chục người. Tuy nhiên trách nhiệm đã không được nghiên cứu, xem xét. Sau những phê phán về nguy cơ của thuỷ điện, 400 dự án thuỷ điện tại miền Trung bị loại bỏ.
8. Nợ công và nợ xấu
Báo chí trong năm qua tốn khá nhiều bút mực cho chủ đề này.
Báo cáo tài chính hợp nhất, 10 tập đoàn, tổng công ty có tổng số nợ phải trả là 1.334.903 tỷ đồng, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân là 1,82 lần (năm 2011 là 1,77 lần), tổng tài sản/tổng nợ phải trả là 1,6 lần.
Này 22/11/2013, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) và Cơ quan Hợp tác phát triển Đức GIZ đã tổ chức diễn đàn về phục hồi tăng trưởng, tái cơ cấu - cơ hội và thách thức. Theo đó, dựa trên số liệu của các cơ quan chức năng, nợ công của VN liên tục tăng, năm 2012 đã lên tới trên 1,6 triệu tỉ đồng (gần 80 tỷ USD). Theo tính toán dựa trên số liệu 6 tháng đầu năm 2013 với số nợ trên, mỗi quý VN phải trả nợ gốc và lãi tới 25.000-26.000 tỉ đồng (trên 1 tỉ USD), tương đương 16% thu ngân sách.
Vấn đề của nền kinh tế là không còn là nợ công có ở ngưỡng an toàn hay không, chính thức 55,4% GDP, thực chất, nếu tính cả nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước) và nợ bằng trái phiếu trong nước khác của doanh nghiệp nhà nước không được chính phủ bảo lãnh, thì nợ công của Việt Nam vượt con số báo cáo 55,9% có thể lên đến khoảng 95% GDP.
Doanh nghiệp nhà nước còn lại (không kể Vinashin) 27% phần nợ đã được các tổ chức tín dụng cho cơ cấu lại (ước khoảng 28.300 tỷ đồng) thì tổng số nợ xấu và nợ cơ cấu lại của khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ vào khoảng 73.050 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 10, Công ty Mua Bán Nợ VAMC đã mua hơn 11.000 tỷ đồng nợ xấu của 14 ngân hàng, trong đó, khoảng 70% khoản nợ đã mua thuộc lĩnh vực bất động sản.
Trong vòng vài năm nữa, tới năm 2016, áp lực trả nợ ngày càng cao, nguồn thu từ xuất khẩu dầu khí trên 10 tỷ USD, góp 20-25% ngân sách, sẽ cạn kiệt. Đất nước vẫn tiếp tục nợ nần, chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục đi trên con đường vô định, quan tham cứ giàu lên vì rút ruột các dự án ăn chia.
9. Vụ án Dương Chí Dũng
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) nợ 321 triệu USD và lên tới hàng tỷ USD nếu tính cả các công ty thành viên. Tiền nợ chủ yếu rót vào đầu tư các dự án cảng, mua sắm tàu, đặc biệt trong giai đoạn phát triển nóng (2007 - 2008).
Vụ xử chỉ nhắm vào việc ăn chia chênh lệch 10 tỷ đồng tiền mua ụ nổi 83M đã qua sử dụng 43 năm, vượt 28 năm so với quy định, chứ không nhắm vào các khoản thất thoát khác, mà những người nắm chức vụ cao hơn có liên quan. Nụ cười của kẻ bị tuyên phạt án tử hình trước toà đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh bản án và số phận của nó.
10. Phong trào dân sự
Năm qua ghi nhận một bước phát triển của xã hội dân sự.
Diễn đàn Xã hội Dân ra đời, được chủ trương bởi một số nhân sĩ trí thức trong nhóm 72 ký kiến nghị sửa đổi hiên pháp. Nhưng nó chỉ dừng lại ở một trang website, như bao trang website khác, không có gì mang tính đột phá. Nó không thể hiện sự thách thức công khai với nhà cầm quyền, càng không phải là một tổ chức với cương lĩnh và mục tiêu tranh đấu cụ thể, cho nên tác động không lan tỏa vào quần chúng.
Mạng lưới Bloggers Việt Nam mà tiền thân của nó là nhóm 103 người phản kháng lại điều 258 của Bộ Luật Hình Sự, đòi thực thi tự do ngôn luận. Ý tưởng của họ đã được chuyển tới các tổ chức nhân quyền quốc tế ở nước ngoài, một số đại sứ quán phương Tây ở Hà Nội và nhận được sự hỗ trợ. Ðiều đáng mừng là đa phần trong số họ là những người tuổi trẻ.
Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, được thành lập bởi những chị em phụ nữ tiêu biểu và quen thuộc trong thời gian qua: Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Nguyễn Hoàng Vy, v.v... Tuy nhiên từ ý tưởng tranh đấu bảo vệ phẩm giá và nhân quyền cho phụ nữ đến thực tế quả là con đường xa vời.
Cũng như Mạng lưới Blogger Việt Nam, Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam chưa thoát ra khỏi khuôn mẫu hình thành một tổ chức trong nước cho tới nay, chỉ là sự hội tụ tự phát, rời rạc, thiếu hẳn việc xây dựng một ban lãnh đạo, một đội ngũ cố vấn, một nhân vật tiêu biểu, một ngọn cờ. Và quan trọng nhất là kế hoạch hành động cụ thể trong dân chúng. Nếu chỉ dừng lại ở những cuộc tập hợp, gặp mặt, rồi bị đàn áp, sẽ chẳng thể nào trưởng thành được.
Dự đoán năm 2014
Tăng trưởng 2014 sẽ khiêm tốn, lạm phát có khả năng sẽ cao hơn so với năm cũ, tuy vẫn ở mức một con số. Giá điện, than, xăng dầu, gas, nước tăng sẽ góp phần cho lạm phát, kéo theo giá cả hàng hóa, mặc dù nhu cầu tiêu thụ thấp.
Giá vàng còn tiếp tục giảm tuy vẫn đắt hơn giá vàng thế giới và còn xuống giá hơn khi đồng đôla đang mạnh lên, do kinh tế của Mỹ và thế giới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Năm 2014 vẫn tiếp tục là năm khó khăn với doanh nghiệp Việt Nam, con số doanh nghiệp giải thể hoặc ngưng hoạt động trong năm 2013 lên tới gần 55 ngàn, cao hơn năm 2012 và 2011. Doanh nghiệp nhà nuớc, con bài “chủ đạo” của nền kinh tế quốc gia, gồng mình với nợ nần. Nợ xấu vẫn là bài toán nặng nề đối với hệ thống tài chính và ngân hàng, sẽ tiếp tục tăng lên. Công ty quản lý tài sản quốc gia VCMA mới chỉ làm được chức năng nắm giữ nợ xấu thay cho các ngân hàng.
Thị trường bất động sản khó có thể gượng dậy, vẫn tiếp tục đóng băng. Chính sách nới lỏng điều kiện mua nhà tại Việt Nam cho người nước ngoài không tác động bao nhiêu. Các doanh nghiệp hoạt động bất động sản sẽ gặp nhiều cam go trong năm 2014.
Nền kinh tế Việt Nam tuy nhiên không ở mức quá bi đát, nó vẫn sống và tồn tại, khó có khả năng suy sụp. Ðầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) tăng mạnh nhờ nguồn nhân công rẻ, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP. Nuồn kiều hồi vẫn giữ mức cao, Việt Nam nằm trong top 10 nước nhận nhiều kiều hối lớn nhất, dự kiến năm 2013 đạt 10.6 tỷ đôla, tăng 6.5% so với năm 2012. Thỏa thuận tham gia Hiệp Ước Ðối Tác Xuyên Thái Bình Dương có thể đạt trong năm 2014, cũng là một đòn bẩy cho FDI đổ vào Việt Nam và tăng thêm khả năng xuất khẩu.
©Lê Diễn Đức - RFA Blog
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment