QLB
Thủy điện được xem là nguồn lợi thiên nhiên rất lớn. Do không phải chi phí cho các nhiên liệu như uran, dầu mỏ, khí thiên nhiên, than đá và do chi phí nhân công thấp bởi vì các nhà máy này được tự động hoá cao, chỉ cần ít người làm việc tại chỗ khi vận hành nên giá thành điện sản xuất thường rất rẻ. Thủy điện cung cấp khoảng 20% lượng điện trên thế giới. Tại một số nước, thủy điện đóng vai trò chủ chốt trong cung cấp điện năng. Na Uy sản xuất toàn bộ năng lượng điện của mình bằng sức nước. Iceland thủy điện cung cấp 83% nhu cầu của họ. Áo 67%. Canada 70%. Ở Việt Nam, do phải gấp rút tăng trưởng kinh tế để bù lại nhiều thập kỷ trì trệ ngõ hầu rút ngắn khoảng cách tụt hậu nên nhu cầu tăng trưởng điện bình quân lên tới 15%/năm. Tuy nhiên, nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch trong nước như than, dầu, khí ngày càng cạn kiệt và đã đến giới hạn khai thác. Theo tính toán, đến năm 2015 chúng ta sẽ phải nhập khẩu than mà việc nhập khẩu cũng không dễ dàng. Trong tình hình như vậy, thủy điện được xem là cứu cánh.
Với khoảng 260 công trình đang vận hành có tổng công suất gần 11.000MW, thủy điện Việt Nam đang cung cấp khoảng 36% nhu cầu điện của cả nước.
Song, việc phát triển thủy điện vừa qua có thể xem là khá tùy tiện, đặc biệt là ở miền Trung. Riêng bốn tỉnh miền Trung cùng hai tỉnh ở Tây nguyên là Kontum và Đắk Nông đã có gần 150 dự án thủy điện lớn nhỏ đã được phê duyệt.
Là địa phương có số lượng các nhà máy thủy điện lớn nhất, Quảng Nam có đến 62 dự án thủy điện với tổng công suất lên tới 1.601MW.
Tuy không tiêu tốn nhiên liệu nhưng thủy điện tiềm ẩn nguy cơ gây tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội và môi trường. Ước tính mỗi MW thủy điện phải "nuốt" trên 10 ha rừng. Chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn. Vì vậy, việc phát triển thủy điện một cách tùy tiện vừa qua đã gây nên khá nhiều hậu quả tai hại.
Do thiếu quy hoạch chung nên các công trình thủy điện không có lưu lượng xả để duy trì dòng chảy, do việc xây hồ chứa chưa quan tâm đến chức năng phòng chống lũ và cấp nước cho hạ du nên hạn hán và lũ lụt đã không chỉ là thiên tai mà còn do nhân tai.
Tại Nam Trung bộ, toàn vùng hiện có 17.277 ha cây trồng bị thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn, trong đó lúa có 15.627 ha, cà phê 300 ha. Hạn nặng làm mất trắng 50 ha lúa.
Tại Tây Nguyên hiện có 51.403 ha cây trồng thiếu nước và hạn hán, trong đó lúa gần 15.000 ha, cà phê trên 34.000 ha. Hầu hết các hồ chứa thủy điện, thủy lợi trong vùng đều có dung tích thấp hơn nhiều so với thiết kế, nhiều hồ nhỏ đã cạn, không còn khả năng tưới.
Nhiều năm trước, các đoàn địa chất thủy văn khảo sát ở Tây Nguyên chỉ cần khoan 15 - 20 mét sâu đã chạm nguồn nước. Nhưng đến nay, muốn tìm nước phải khoan sâu đến 150 - 200 mét.
Việc xây dựng nhà máy thủy điện tại Bình Định vừa qua đã làm chuyển dòng sông Ba khiến tỉnh Gia Lai bị thiếu nước cho hoạt động nông nghiệp. Hậu quả này có nguy cơ sẽ lan sang cả Phú Yên.
Theo Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường ICEM – một cơ quan nghiên cứu độc lập do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ - hiện lượng phù sa ở các con sông bồi lắng ở Quảng Nam đã đến mức báo động. Sông Vu Gia tại trạm quan trắc Thành Mỹ (Nam Giang) bình quân mỗi năm có 460.000 tấn đất, cát bồi lắng. Với lượng bồi lắng như vậy, cơ quan này cảnh báo thành phố cổ Hội An (Quảng Nam) sẽ là nơi hứng chịu nhiều cơn lũ lớn do chính tác động này. Thủy điện sông Bung 4 đi vào tích nước (490 triệu m3) thì nước ở sông Bung sẽ cạn kiệt, dẫn đến hạ lưu khô hạn.
Nhân tai gây nên do thủy điện không chỉ tàn phá môi trường, phá hoại sản xuất mà còn uy hiếp tính mạng người dân. Nhà máy thủy điện A Vương xả lũ trong bão nhấn chìm hàng chục ngàn nhà dân các vùng Đại Lộc, Hội An, gây thiệt hại trên 800 tỷ đồng. Nhiều vụ xả lũ ở các đập thủy điện khác không chỉ gây thiệt hại kinh tế lớn hơn mà còn cả sinh mạng người dân!.
Xin nêu mấy khuyến nghị:
1 - Rà soát để điều chỉnh lại kế hoạch phát triển thủy điện. Đến thời điểm hiện nay, số dự án đăng ký ồ ạt đã lên tới con số 1.097, với tổng công suất dự kiến là 24.246 MW. Trong đó, chỉ mới 195 dự án đã phát điện, 245 dự án đang xây dựng. Còn tới 657 dự án chưa đầu tư.
Hiện cả nước đã có hơn 6.500 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích 11 tỷ m³ nước. Triển khai hết số dự án còn lại sẽ có bao nhiêu túi nước hãi hùng treo trên đầu người dân?
2 - Hủy bỏ dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A. Đây là 2 dự án do Tập đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư, nằm trên địa bàn bàn 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Phước.
Theo dự kiến trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, Thủy điện Đồng Nai 6 sẽ đưa vào vận hành năm 2015 và Thủy điện Đồng Nai 6A đưa vào vận hành năm 2016. Tổ hợp này sẽ sản xuất khoảng trên 929 triệu kWh.
Tuy nhiên, hai dự án sẽ làm mất vĩnh viễn trên 372ha đất rừng, trong đó có hơn 128ha đất ở khu Cát Lộc thuộc vùng lõi Vườn quốc gia Cát Tiên.
3 - Xem xét kỹ lại chủ trương xây dựng Thủy điện Đrăng Phốk. Công suất dự kiến của công trình này chỉ khoảng 28MW, trong khi 63ha rừng thuộc Vườn Quốc gia Yok Đôn sẽ bị hủy diệt.
4 - Kíp thời sửa đổi sự bất hợp lý trong quy trình thẩm đinh và cấp phép đầu tư cho các dự án thủy điện.
Hiện nay, những dự án yêu cầu vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc quyền cấp phép của Thủ tướng Chính phủ. Những dự án đặc biệt lớn sẽ do Quốc hội phê chuẩn. Việc cấp phép đầu tư các dự án thủy điện nhỏ hơn thuộc thẩm quyền của UBND các tỉnh.
Về quy trình thẩm định, chỉ các dự án nhóm A mới giao cho Bộ Công Thương chủ trì làm đầu mối lấy ý kiến các Bộ, ngành và địa phương có liên quan để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Với những dự án quy mô nhỏ, UBND địa phương tự tổ chức thẩm định.
Về báo cáo đánh giá tác động môi trường: các dự án thủy điện vừa và lớn, các dự án quan trọng (dung tích hồ trên 100 triệu m3, chiếm trên 20 ha rừng phòng hộ, dự án nằm trên 2 tỉnh...) do Bộ TNMT phê duyệt, các dự án còn lại do các sở TNMT thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt.
Sự bất hợp lý trong các quy định này (chỉ căn cứ vào giá trị của khoản vốn đầu tư) làm cho các dự án ngoài nhóm A không lấy được ý kiến bàn luận và sự thẩm định của các nhà khoa học có chuyên môn cao, trong khi ngay cả các dự án loại này cũng có thể gây nên thảm họa môi trường khó lường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh mạng đồng bào.
5 - Công khai hóa các dự án thủy điện, mở rộng dân chủ trong việc tiếp thu các ý kiến liên quan đến kế hoạch phát triển thủy điện nói chung và cho mỗi dự án nói riêng. Khen thưởng xứng đáng cho các ý kiến phản biện có giá trị. Xử phạt, nghiêm trị những quyết sách sai trong việc triển khai các dự án thủy điện cho dù xuát phát từ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm hay vì kém cỏi trong nhận thức khoa hoc, trong tổ chức thực hiện hay quản lý hành chính.
6 - Gấp rút xây dựng và triển khai các dự án phát điện năng lượng Mặt Trời và gió. Việt Nam là một nước nhiệt đới, có bờ biển dài 2.400 km, tài nguyên nắng và gió rất dồi dào, sự chậm trễ trong việc triển khai lĩnh vực này có thể xem là lỗi về chủ trương. Chính sách khuyến khích hỗ trợ của Chính phủ về giá mua cho điện Mặt Trời và điện gió (1 cent/kWh) có thể xem là chưa thỏa đáng. Cần mạnh tay chi phí cho những đầu tư ban đầu để rồi sẽ có được giá thành hạ hơn trong việc sản xuất điện bằng các phương pháp này. Sự bù lỗ cho điện Mặt Trời và điện gió phải được xem là cần thiết, nó được tính như khoản tài chính chi cho bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Hà Nội 13 tháng 10 năm 2013 Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang Chuyên ngành Địa Vật lý Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội Mobi: 0984 724 165
Thủy điện được xem là nguồn lợi thiên nhiên rất lớn. Do không phải chi phí cho các nhiên liệu như uran, dầu mỏ, khí thiên nhiên, than đá và do chi phí nhân công thấp bởi vì các nhà máy này được tự động hoá cao, chỉ cần ít người làm việc tại chỗ khi vận hành nên giá thành điện sản xuất thường rất rẻ. Thủy điện cung cấp khoảng 20% lượng điện trên thế giới. Tại một số nước, thủy điện đóng vai trò chủ chốt trong cung cấp điện năng. Na Uy sản xuất toàn bộ năng lượng điện của mình bằng sức nước. Iceland thủy điện cung cấp 83% nhu cầu của họ. Áo 67%. Canada 70%. Ở Việt Nam, do phải gấp rút tăng trưởng kinh tế để bù lại nhiều thập kỷ trì trệ ngõ hầu rút ngắn khoảng cách tụt hậu nên nhu cầu tăng trưởng điện bình quân lên tới 15%/năm. Tuy nhiên, nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch trong nước như than, dầu, khí ngày càng cạn kiệt và đã đến giới hạn khai thác. Theo tính toán, đến năm 2015 chúng ta sẽ phải nhập khẩu than mà việc nhập khẩu cũng không dễ dàng. Trong tình hình như vậy, thủy điện được xem là cứu cánh.
Với khoảng 260 công trình đang vận hành có tổng công suất gần 11.000MW, thủy điện Việt Nam đang cung cấp khoảng 36% nhu cầu điện của cả nước.
Song, việc phát triển thủy điện vừa qua có thể xem là khá tùy tiện, đặc biệt là ở miền Trung. Riêng bốn tỉnh miền Trung cùng hai tỉnh ở Tây nguyên là Kontum và Đắk Nông đã có gần 150 dự án thủy điện lớn nhỏ đã được phê duyệt.
Là địa phương có số lượng các nhà máy thủy điện lớn nhất, Quảng Nam có đến 62 dự án thủy điện với tổng công suất lên tới 1.601MW.
Tuy không tiêu tốn nhiên liệu nhưng thủy điện tiềm ẩn nguy cơ gây tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội và môi trường. Ước tính mỗi MW thủy điện phải "nuốt" trên 10 ha rừng. Chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn. Vì vậy, việc phát triển thủy điện một cách tùy tiện vừa qua đã gây nên khá nhiều hậu quả tai hại.
Do thiếu quy hoạch chung nên các công trình thủy điện không có lưu lượng xả để duy trì dòng chảy, do việc xây hồ chứa chưa quan tâm đến chức năng phòng chống lũ và cấp nước cho hạ du nên hạn hán và lũ lụt đã không chỉ là thiên tai mà còn do nhân tai.
Tại Nam Trung bộ, toàn vùng hiện có 17.277 ha cây trồng bị thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn, trong đó lúa có 15.627 ha, cà phê 300 ha. Hạn nặng làm mất trắng 50 ha lúa.
Tại Tây Nguyên hiện có 51.403 ha cây trồng thiếu nước và hạn hán, trong đó lúa gần 15.000 ha, cà phê trên 34.000 ha. Hầu hết các hồ chứa thủy điện, thủy lợi trong vùng đều có dung tích thấp hơn nhiều so với thiết kế, nhiều hồ nhỏ đã cạn, không còn khả năng tưới.
Nhiều năm trước, các đoàn địa chất thủy văn khảo sát ở Tây Nguyên chỉ cần khoan 15 - 20 mét sâu đã chạm nguồn nước. Nhưng đến nay, muốn tìm nước phải khoan sâu đến 150 - 200 mét.
Việc xây dựng nhà máy thủy điện tại Bình Định vừa qua đã làm chuyển dòng sông Ba khiến tỉnh Gia Lai bị thiếu nước cho hoạt động nông nghiệp. Hậu quả này có nguy cơ sẽ lan sang cả Phú Yên.
Theo Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường ICEM – một cơ quan nghiên cứu độc lập do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ - hiện lượng phù sa ở các con sông bồi lắng ở Quảng Nam đã đến mức báo động. Sông Vu Gia tại trạm quan trắc Thành Mỹ (Nam Giang) bình quân mỗi năm có 460.000 tấn đất, cát bồi lắng. Với lượng bồi lắng như vậy, cơ quan này cảnh báo thành phố cổ Hội An (Quảng Nam) sẽ là nơi hứng chịu nhiều cơn lũ lớn do chính tác động này. Thủy điện sông Bung 4 đi vào tích nước (490 triệu m3) thì nước ở sông Bung sẽ cạn kiệt, dẫn đến hạ lưu khô hạn.
Nhân tai gây nên do thủy điện không chỉ tàn phá môi trường, phá hoại sản xuất mà còn uy hiếp tính mạng người dân. Nhà máy thủy điện A Vương xả lũ trong bão nhấn chìm hàng chục ngàn nhà dân các vùng Đại Lộc, Hội An, gây thiệt hại trên 800 tỷ đồng. Nhiều vụ xả lũ ở các đập thủy điện khác không chỉ gây thiệt hại kinh tế lớn hơn mà còn cả sinh mạng người dân!.
Xin nêu mấy khuyến nghị:
1 - Rà soát để điều chỉnh lại kế hoạch phát triển thủy điện. Đến thời điểm hiện nay, số dự án đăng ký ồ ạt đã lên tới con số 1.097, với tổng công suất dự kiến là 24.246 MW. Trong đó, chỉ mới 195 dự án đã phát điện, 245 dự án đang xây dựng. Còn tới 657 dự án chưa đầu tư.
Hiện cả nước đã có hơn 6.500 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích 11 tỷ m³ nước. Triển khai hết số dự án còn lại sẽ có bao nhiêu túi nước hãi hùng treo trên đầu người dân?
2 - Hủy bỏ dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A. Đây là 2 dự án do Tập đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư, nằm trên địa bàn bàn 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Phước.
Theo dự kiến trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, Thủy điện Đồng Nai 6 sẽ đưa vào vận hành năm 2015 và Thủy điện Đồng Nai 6A đưa vào vận hành năm 2016. Tổ hợp này sẽ sản xuất khoảng trên 929 triệu kWh.
Tuy nhiên, hai dự án sẽ làm mất vĩnh viễn trên 372ha đất rừng, trong đó có hơn 128ha đất ở khu Cát Lộc thuộc vùng lõi Vườn quốc gia Cát Tiên.
3 - Xem xét kỹ lại chủ trương xây dựng Thủy điện Đrăng Phốk. Công suất dự kiến của công trình này chỉ khoảng 28MW, trong khi 63ha rừng thuộc Vườn Quốc gia Yok Đôn sẽ bị hủy diệt.
4 - Kíp thời sửa đổi sự bất hợp lý trong quy trình thẩm đinh và cấp phép đầu tư cho các dự án thủy điện.
Hiện nay, những dự án yêu cầu vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc quyền cấp phép của Thủ tướng Chính phủ. Những dự án đặc biệt lớn sẽ do Quốc hội phê chuẩn. Việc cấp phép đầu tư các dự án thủy điện nhỏ hơn thuộc thẩm quyền của UBND các tỉnh.
Về quy trình thẩm định, chỉ các dự án nhóm A mới giao cho Bộ Công Thương chủ trì làm đầu mối lấy ý kiến các Bộ, ngành và địa phương có liên quan để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Với những dự án quy mô nhỏ, UBND địa phương tự tổ chức thẩm định.
Về báo cáo đánh giá tác động môi trường: các dự án thủy điện vừa và lớn, các dự án quan trọng (dung tích hồ trên 100 triệu m3, chiếm trên 20 ha rừng phòng hộ, dự án nằm trên 2 tỉnh...) do Bộ TNMT phê duyệt, các dự án còn lại do các sở TNMT thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt.
Sự bất hợp lý trong các quy định này (chỉ căn cứ vào giá trị của khoản vốn đầu tư) làm cho các dự án ngoài nhóm A không lấy được ý kiến bàn luận và sự thẩm định của các nhà khoa học có chuyên môn cao, trong khi ngay cả các dự án loại này cũng có thể gây nên thảm họa môi trường khó lường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh mạng đồng bào.
5 - Công khai hóa các dự án thủy điện, mở rộng dân chủ trong việc tiếp thu các ý kiến liên quan đến kế hoạch phát triển thủy điện nói chung và cho mỗi dự án nói riêng. Khen thưởng xứng đáng cho các ý kiến phản biện có giá trị. Xử phạt, nghiêm trị những quyết sách sai trong việc triển khai các dự án thủy điện cho dù xuát phát từ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm hay vì kém cỏi trong nhận thức khoa hoc, trong tổ chức thực hiện hay quản lý hành chính.
6 - Gấp rút xây dựng và triển khai các dự án phát điện năng lượng Mặt Trời và gió. Việt Nam là một nước nhiệt đới, có bờ biển dài 2.400 km, tài nguyên nắng và gió rất dồi dào, sự chậm trễ trong việc triển khai lĩnh vực này có thể xem là lỗi về chủ trương. Chính sách khuyến khích hỗ trợ của Chính phủ về giá mua cho điện Mặt Trời và điện gió (1 cent/kWh) có thể xem là chưa thỏa đáng. Cần mạnh tay chi phí cho những đầu tư ban đầu để rồi sẽ có được giá thành hạ hơn trong việc sản xuất điện bằng các phương pháp này. Sự bù lỗ cho điện Mặt Trời và điện gió phải được xem là cần thiết, nó được tính như khoản tài chính chi cho bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Hà Nội 13 tháng 10 năm 2013 Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang Chuyên ngành Địa Vật lý Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội Mobi: 0984 724 165
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
1 comment:
“Tử vì đạo”
Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy nông thôn Việt Nam đang tái hiện quang cảnh của làng Ô Khảm ở Quảng Đông của Trung Quốc vào cuối năm 2011. Được châm ngòi từ âm mưu cưỡng chế nhằm chiếm đoạt đất của nông dân, công an địa phương đã bắt giữ nhóm cầm đầu khiếu kiện của nông dân và gây ra cái chết của một trong những người này ngay tại đồn công an. Ngay sau đó, dân làng Ô Khảm đả phản ứng dữ dội bằng cách đóng cổng làng, tống cổ các quan chức chính quyền ra khỏi khu vực.
Về thực chất, đây là giai đoạn đầu tiên của một cuộc khởi nghĩa nông dân với quy mô nhỏ. Cuộc khởi nghĩa này lẽ ra đã lan rộng và kéo theo sự đồng thuận của nhiều địa phương lân cận khác, nhưng Bắc Kinh đã tỏ ra khôn ngoan khi tiến hành xử lý những viên chức chính quyền sai phạm và còn để cho dân làng Ô Khảm được bầu cử tự do, chọn lựa người đứng đầu cho mình.
Cho đến năm 2013, chính cựu bộ trưởng Bộ công an và nguyên ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc - ông Chu Vĩnh Khang - đã bị điều tra và đang có nhiều khả năng phải đối mặt với vòng tố tụng hình sự vì những hành vi cấu kết đậm đặc của ông ta với các nhóm lợi ích.
Nhưng ở Việt Nam lại hầu như chưa có tiền lệ như thế. Bất chấp rất nhiều sai phạm đã trở thành hệ thống xảy ra trong ngành công an, bất chấp chuyện ăn hối lộ của cảnh sát giao thông đã trở thành một trong những sẹo lồi gớm ghiếc nhất làm xấu xí dung nhan chế độ, vẫn không có bất kỳ một chiến dịch làm sạch nào được làm đến nơi đến chốn.
Trong khi giới quan chức nhà nước luôn kêu gào nhân dân phải có niềm tin với chế độ, giới báo chí đảng vẫn hàng ngày thở không ngớt về điều được coi là “thái độ phấn khởi” của người dân, thực tế lại đang diễn biến ngược chiều chưa từng thấy. Các vụ việc người dân công khai phản ứng với cảnh sát ngoài đường phố trở nên dày dạn và quyết tâm hơn. Vài ba trường hợp còn mang dấu ấn “tử vì đạo”. Vào tháng 9/2013, một nông dân ở Thái Bình là Đặng Ngọc Viết đã dùng súng ngắn giết chết vài cán bộ quản lý quỹ đất của chính quyền tỉnh này.
Nhưng dù vụ Đặng Ngọc Viết gây chấn động trong dư luận và chắc hẳn phải làm cho nhà cầm quyền ngao ngán không ít về vị thế chính trị bị thách thức đến tận giường ngủ, chỉ vài tuần sau đó vẫn xảy ra hàng loạt vụ cưỡng chế đất đai vô lối ở Văn Giang ở Hưng Yên và Trịnh Nguyễn tại Bắc Ninh. Không chỉ hiện diện công an trong các vụ cưỡng chế này, côn đồ cũng là một thực thể đang hiện tồn tại các vùng nông thôn Việt Nam.
Trong tâm não của rất nhiều dân oan, côn đồ với công an đang hóa thân làm một.
Sự hóa thân của cái xấu càng không thể khiến cho tình hình bớt tồi tệ hơn. Phản ứng của người dân đối với công an đang manh nha tự phát và tiến dần vào xu hướng đối đầu bất chấp. Nhưng về phía mình, ngành công an nhiều địa phương vẫn như mắc nghẹn trong tâm thế bế tắc về não trạng và hành vi. Một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho kết luận này là sau vụ giáo xứ Mỹ Yên, tiêu chí của công an vẫn chỉ là “ngăn chặn” cùng “sẵn sàng trấn áp” mà không một chút gần gũi hơn với đồng loại.
ĐƯỜNG CÙNG CỦA DÂN CHÚNG LẠI RẤT THƯỜNG LÀ LỐI CÙNG CỦA CHẾ ĐỘ !
Post a Comment