QLB
Các lãnh đạo Viêt Nam, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa công du về, đều dự hội nghị
Đảng Cộng sản Việt Nam đã triệu tập hội nghị trung ương tại Hà Nội vào sáng thứ Hai ngày 30/9.
Đây là hội nghị trung ương lần thứ 8 kể từ khi Ban Chấp hành Trung ương khóa XI được bầu lên hồi đầu năm 2011.
Như vậy thời điểm của hội nghị trung ương 8 lần này gần như là một hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng trong khi khóa XI chỉ còn chưa đầy hai năm rưỡi nữa là hết nhiệm kỳ.
Mặc dù đã đi được hơn nửa chặng đường hoạt động, nhưng cơ cấu lãnh đạo tối cao của Đảng là Bộ Chính trị dường như vẫn chưa được kiện toàn.
Tại hội nghị trung ương gần nhất vào cuối tháng Tư, số lượng ủy viên Bộ Chính trị đã được nâng từ 14 lên 16 thành viên.
Tuy nhiên con số này vẫn chưa đạt tới mức như được dự kiến ban đầu và không là số lẻ như thông lệ để tránh được thế bế tắc khi kết quả bỏ phiếu cân bằng.
‘Công tác nhân sự’
Theo thông báo của Đảng thì tại kỳ họp này, 175 ủy viên trung ương Đảng cũng sẽ xem xét ‘công tác nhân sự’ nhưng không nói rõ cụ thể.
Tại phiên họp toàn thể lần 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu thêm hai ủy viên Bộ Chính trị là ông Nguyễn Thiện Nhân, phó thủ tướng, và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, phó chủ tịch Quốc hội.
Ông Nhân sau đó đã được phân công sang làm chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc và dự kiến sẽ được miễn nhiệm chức vụ phó thủ tướng tại kỳ họp Quốc hội cuối năm nay.
Trong khi đó, các ứng viên khác như ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng Ban Nội chính, và ông Vương Đình Huệ, trưởng Ban Kinh tế, đều không hội đủ số phiếu để vào Bộ Chính trị.
Hội nghị trung ương 7 chưa bầu đủ số thành viên Bộ Chính trị
Điều đáng nói là cả hai nhân vật này đều được cho là đã được đích thân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vận động mạnh mẽ.
Cả hai Ban Kinh tế và Ban Nội chính đều là những ban Đảng vừa được tái lập. Ban Nội chính đảm đương trách nhiệm chống tham nhũng, vốn trước đây thuộc quyền hạn của chính phủ còn Ban Kinh tế được cho rằng sẽ giám sát các chính sách kinh tế của chính phủ.
Lãnh đạo các ban này trước đây đều là ủy viên Bộ Chính trị, trong khi cả hai ông Thanh và ông Huệ đều mới là ủy viên trung ương. Vị thế đó được cho rằng sẽ khiến cho hai ông không có đủ sức mạnh để thực thi trọng trách trong Đảng.
Chưa rõ liệu hai ông có ứng cử vào Bộ Chính trị lần nữa trong hội nghị trung ương lần này hay không, nhưng nếu không thì dường như hai ông sẽ không còn cơ hội vào cơ quan quyết sách tối cao của Đảng trong nhiệm kỳ này.
Điều đáng lưu ý là Trung ương Đảng trong hai kỳ hội nghị liên tiếp là hội nghị 6 và 7 đều đã bỏ phiếu chống lại đề xuất của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: một lần là bác đề xuất kỷ luật ‘một ủy viên Bộ Chính trị’ và một lần là bác ứng viên của ông Trọng cho Bộ Chính trị.
Hành động gần như chưa có tiền lệ của các ủy viên Trung ương đối với người lãnh đạo tối cao của Đảng được cho là đã làm uy tín của ông Trọng bị tổn hại.
Chính vì vậy những diễn biến tại hội nghị trung ương lần này sẽ là phép thử đối với uy tín của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Kín tiếng
Tuy nhiên, cũng như các kỳ họp toàn thể lần trước của Trung ương Đảng, hội nghị lần này cũng sẽ diễn ra trong bí mật. Rất ít thông tin được thông báo ra bên ngoài trừ các thông cáo và các diễn văn khai mạc và bế mạc của tổng bí thư thông qua hãng thông tấn nhà nước.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hai lần thất bại tại các hội nghị trung ương
Mặc dù hội nghị đã khai mạc vào sáng 30/9 nhưng mãi đến trưa cùng ngày các cơ quan truyền thông chính thức, kể cả Thông tấn xã Việt Nam, đều chưa loan tin.
Theo trang chủ của chính phủ thì hội nghị lần này sẽ diễn ra trong 10 ngày đến hết ngày 9/10.
Ngoài nội dung ‘công tác nhân sự’, các ủy viên Trung ương cũng sẽ cho ý kiến về bản Hiến pháp sửa đổi trước khi bản Hiến pháp này được Quốc hội chính thức thông qua.
Ngoài ra, hội nghị cũng kiểm điểm công việc của Bộ chính trị và Ban bí thư trong năm 2013 và có khả năng sẽ diễn ra các phiên chất vấn như tại Quốc hội, cũng theo bản tin trên website chính phủ.
Nghị trình chính thức của hội nghị là: tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết trung ương về chiến lược bảo vệ Tổ quốc, đề án đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội năm 2013 và kế hoạch cho năm 2014, tình hình thực hiện Nghị quyết XI về kinh tế-xã hội và công việc chuẩn bị cho Đại hội Đảng XII dự kiến diễn ra vào năm 2016.
Trong ngày đầu tiên của hội nghị, các ủy viên trung ương sẽ nghe và thảo luận về tờ trình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ tổ quốc do Trung ương Đảng khóa IX ban hành.
Cùng ngày, trang mạng của chính phủ và báo Quân đội nhân dân đã đăng bài viết của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang có nhan đề ‘Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới’.
Trong bài viết này, ông Quang mô tả vai trò của công an là ‘nòng cốt’ trên cơ sở phối hợp với quân đội để bảo vệ chế độ.
Ngoài ra ông Quang, vốn cũng là một ủy viên Bộ chính trị, cũng cho rằng ‘sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng’ là ‘ tư tưởng cơ bản, xuyên suốt, là vấn đề có tính nguyên tắc’ đối với công tác bảo vệ an ninh cho chế độ.
BBC
Các lãnh đạo Viêt Nam, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa công du về, đều dự hội nghị
Đảng Cộng sản Việt Nam đã triệu tập hội nghị trung ương tại Hà Nội vào sáng thứ Hai ngày 30/9.
Đây là hội nghị trung ương lần thứ 8 kể từ khi Ban Chấp hành Trung ương khóa XI được bầu lên hồi đầu năm 2011.
Như vậy thời điểm của hội nghị trung ương 8 lần này gần như là một hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng trong khi khóa XI chỉ còn chưa đầy hai năm rưỡi nữa là hết nhiệm kỳ.
Mặc dù đã đi được hơn nửa chặng đường hoạt động, nhưng cơ cấu lãnh đạo tối cao của Đảng là Bộ Chính trị dường như vẫn chưa được kiện toàn.
Tại hội nghị trung ương gần nhất vào cuối tháng Tư, số lượng ủy viên Bộ Chính trị đã được nâng từ 14 lên 16 thành viên.
Tuy nhiên con số này vẫn chưa đạt tới mức như được dự kiến ban đầu và không là số lẻ như thông lệ để tránh được thế bế tắc khi kết quả bỏ phiếu cân bằng.
‘Công tác nhân sự’
Theo thông báo của Đảng thì tại kỳ họp này, 175 ủy viên trung ương Đảng cũng sẽ xem xét ‘công tác nhân sự’ nhưng không nói rõ cụ thể.
Tại phiên họp toàn thể lần 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu thêm hai ủy viên Bộ Chính trị là ông Nguyễn Thiện Nhân, phó thủ tướng, và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, phó chủ tịch Quốc hội.
Ông Nhân sau đó đã được phân công sang làm chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc và dự kiến sẽ được miễn nhiệm chức vụ phó thủ tướng tại kỳ họp Quốc hội cuối năm nay.
Trong khi đó, các ứng viên khác như ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng Ban Nội chính, và ông Vương Đình Huệ, trưởng Ban Kinh tế, đều không hội đủ số phiếu để vào Bộ Chính trị.
Hội nghị trung ương 7 chưa bầu đủ số thành viên Bộ Chính trị
Điều đáng nói là cả hai nhân vật này đều được cho là đã được đích thân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vận động mạnh mẽ.
Cả hai Ban Kinh tế và Ban Nội chính đều là những ban Đảng vừa được tái lập. Ban Nội chính đảm đương trách nhiệm chống tham nhũng, vốn trước đây thuộc quyền hạn của chính phủ còn Ban Kinh tế được cho rằng sẽ giám sát các chính sách kinh tế của chính phủ.
Lãnh đạo các ban này trước đây đều là ủy viên Bộ Chính trị, trong khi cả hai ông Thanh và ông Huệ đều mới là ủy viên trung ương. Vị thế đó được cho rằng sẽ khiến cho hai ông không có đủ sức mạnh để thực thi trọng trách trong Đảng.
Chưa rõ liệu hai ông có ứng cử vào Bộ Chính trị lần nữa trong hội nghị trung ương lần này hay không, nhưng nếu không thì dường như hai ông sẽ không còn cơ hội vào cơ quan quyết sách tối cao của Đảng trong nhiệm kỳ này.
Điều đáng lưu ý là Trung ương Đảng trong hai kỳ hội nghị liên tiếp là hội nghị 6 và 7 đều đã bỏ phiếu chống lại đề xuất của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: một lần là bác đề xuất kỷ luật ‘một ủy viên Bộ Chính trị’ và một lần là bác ứng viên của ông Trọng cho Bộ Chính trị.
Hành động gần như chưa có tiền lệ của các ủy viên Trung ương đối với người lãnh đạo tối cao của Đảng được cho là đã làm uy tín của ông Trọng bị tổn hại.
Chính vì vậy những diễn biến tại hội nghị trung ương lần này sẽ là phép thử đối với uy tín của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Kín tiếng
Tuy nhiên, cũng như các kỳ họp toàn thể lần trước của Trung ương Đảng, hội nghị lần này cũng sẽ diễn ra trong bí mật. Rất ít thông tin được thông báo ra bên ngoài trừ các thông cáo và các diễn văn khai mạc và bế mạc của tổng bí thư thông qua hãng thông tấn nhà nước.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hai lần thất bại tại các hội nghị trung ương
Mặc dù hội nghị đã khai mạc vào sáng 30/9 nhưng mãi đến trưa cùng ngày các cơ quan truyền thông chính thức, kể cả Thông tấn xã Việt Nam, đều chưa loan tin.
Theo trang chủ của chính phủ thì hội nghị lần này sẽ diễn ra trong 10 ngày đến hết ngày 9/10.
Ngoài nội dung ‘công tác nhân sự’, các ủy viên Trung ương cũng sẽ cho ý kiến về bản Hiến pháp sửa đổi trước khi bản Hiến pháp này được Quốc hội chính thức thông qua.
Ngoài ra, hội nghị cũng kiểm điểm công việc của Bộ chính trị và Ban bí thư trong năm 2013 và có khả năng sẽ diễn ra các phiên chất vấn như tại Quốc hội, cũng theo bản tin trên website chính phủ.
Nghị trình chính thức của hội nghị là: tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết trung ương về chiến lược bảo vệ Tổ quốc, đề án đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội năm 2013 và kế hoạch cho năm 2014, tình hình thực hiện Nghị quyết XI về kinh tế-xã hội và công việc chuẩn bị cho Đại hội Đảng XII dự kiến diễn ra vào năm 2016.
Trong ngày đầu tiên của hội nghị, các ủy viên trung ương sẽ nghe và thảo luận về tờ trình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ tổ quốc do Trung ương Đảng khóa IX ban hành.
Cùng ngày, trang mạng của chính phủ và báo Quân đội nhân dân đã đăng bài viết của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang có nhan đề ‘Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới’.
Trong bài viết này, ông Quang mô tả vai trò của công an là ‘nòng cốt’ trên cơ sở phối hợp với quân đội để bảo vệ chế độ.
Ngoài ra ông Quang, vốn cũng là một ủy viên Bộ chính trị, cũng cho rằng ‘sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng’ là ‘ tư tưởng cơ bản, xuyên suốt, là vấn đề có tính nguyên tắc’ đối với công tác bảo vệ an ninh cho chế độ.
BBC
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment