Blogger Widgets

Monday, September 30, 2013

Nam Phi ngày nay có đúng là mong đợi của ông Mandela?

QLB - Nelson Mandela được biết đến như một tấm gương đấu tranh bền bỉ cho những người da màu tại Nam Phi. Tấm gương đấu tranh không mệt mỏi trong ngục tù nhiều thập kỷ thật đáng ngưỡng mộ, ông đã làm nên một huyền thoại từ đây. Nhưng sau khi Đảng của ông trước sức ép của Quốc Tế năm 1994 đã dành thắng lợi bằng việc ông trở thành Tổng thống da màu đầu tiên tại Quốc gia có bề dày phân biệt chủng tộc này.

Nhưng kể từ đó đến nay, Nam Phi trở thành một Quốc gia bất ổn định, hỗn loạn và tham nhũng bởi Đảng cầm quyền không dám xử lý những người da màu phạm tội hoặc xử lý mang tính chiếu lệ cùng với sự quá khích và sự thiếu hiểu biết đã khiến ố đông da màu của đất nước này quay sang trả thù đàn áp, giết chóc người da trắng, đập phá các công trình, các tượng đài lịch sử...
Dấu ấn đầu tiên của một đất nước hỗn loạn và thiếu sự lành mạnh của Luật pháp được thể hiện ngay từ khi người nươc ngoài bước chân đến sân bay Quốc Tế của Nam Phi: Nhân viên nhập cảnh mặc ưsc và tuỳ tiện hành hạ người nước ngoài với những lý do: "Visa giả ..." dù cho Visa do chính các Toà Đại sứ của Nam Phi cấp.... Nhiều đoàn du lịch đã bị ách tắc tại sân bay và các công ty du lịch phải chấp nhận "đi với ma mặc áo giấy..." để thoát khỏi cảnh bị chờ đợi tại sân bay...

Khi nhập cảnh vào thì luôn canh cánh bởi những cảnh báo không an ninh trên đường phố, nhất là vào ban đêm...

Rõ ràng Nam Phi ngày nay không phải là những gì ông Mandela mong muốn và chắc chắn cả người dân Nam Phi mong đợi!

Cái gì thái quá đều cho hậu quả khó lường! Có lẽ đấy cũng là bài học cho Nam Phi và các Quốc gia.
Trần Ái Quốc
Buồn thay Mandela

Ông Nelson Mandela, cựu Tổng thống Nam Phi, đã nhiều năm liền không xuất hiện trước công chúng và gần đây ông đã phải chống chọi với căn bệnh tái phát nhiễm trùng phổi tại một bệnh viện ở Pretoria. Nhưng ông, người cha già dân tộc của Nam Phi, vẫn là hình ảnh được yêu mến trên khắp thế giới, một biểu tượng về lòng dũng cảm, sự kiên cường và niềm hy vọng về một Nam Phi công bằng hơn.

Thương hiệu Nelson Mandela xuất hiện khắp mọi nơi ở Nam Phi.

Người đoạt giải Nobel Hòa bình 95 tuổi này đã trải qua 27 năm trong lao tù vì chống chế độ phân biệt chủng tộc. Cuộc đấu tranh vì hòa bình không ngừng nghỉ của Mandela đã khiến tên tuổi ông trở thành một thương hiệu toàn cầu với giá trị ước tính tới hàng triệu USD. Hình ảnh tươi cười của Madiba - tên người dân Nam Phi đã trìu mến gọi ông - đã xuất hiện trên tiền giấy, quà lưu niệm và ngay cả trên những món hàng như chiếc áo sơ mi, miếng lót đĩa cho đến lọ tiêu, lọ muối.

“Hầu như không có người nào mà chưa nghe nói đến Mandela. Và chắc chắn một điều rằng nếu dùng tên và hình ảnh của Nelson Mandela sản phẩm của mình, bạn sẽ bán được với giá cao”, Roger Sinclair, nguyên Giáo sư về marketing, nhận xét.

Thực tế là Mandela đã rất thành công với cuốn tự truyện năm 1994 “Long Walk to Freedom” (Tạm dịch: Hành trình dài đến tự do) và những bức phác thảo bằng chì than và màu nước do ông vẽ về đảo Robben, nơi ông bị giam giữ trong suốt 18 năm. Những tác phẩm nghệ thuật này đã được bán với giá hàng ngàn USD.

Sức mạnh thương hiệu cũng là lý do con cháu ông đang lao vào các vụ kiện giành quyền kiểm soát thương hiệu Mandela và quỹ tín thác của ông. Hồi tháng 5, con gái Mandela là Makaziwe và người em cùng cha khác mẹ Zenani Dlamini, đã kiện lên tòa yêu cầu truất tư cách thành viên hội đồng quản trị của 2 luật sư của cha mình và ông Tokyo Sexwale, nguyên Bộ trưởng Nhà ở Nam Phi, tại 2 công ty tín thác trị giá khoảng 1,7 triệu USD.

Hai người con của Mandela cho rằng 3 vị này chưa được bổ nhiệm hợp pháp và chưa làm tròn nhiệm vụ của mình. Cả 3 đều chối bỏ lời cáo buộc này, cho rằng Makaziwe và Zenani đã hành động vì lợi ích riêng tư: muốn tiếp cận tiền của Mandela vì mục đích cá nhân, đi ngược lại với mong muốn của cha mình.

Trong khi cuộc kiện tụng vẫn còn chưa có kết quả, con cháu ông đã ra sức khai thác triệt để thương hiệu Mandela cho các công ty kinh doanh của họ như nhãn hàng quần áo ghi số tù của Mandela (46664) hoặc hình bàn tay của ông.

Những hành động này và đặc biệt là cuộc kiện tụng, đã khiến họ bị chỉ trích rằng đã làm vẩn đục cái tên Mandela. Zwelinzima Vavi, Tổng Thư ký Liên đoàn Lao động lớn nhất Nam phi, cho biết không còn một sự sỉ nhục nào lớn hơn thế đối với di sản của Mandela. Còn Keith Gottschalk, giảng viên chính trị tại Đại học Western Cape ở Cape Town, thì nhận xét: “Tất cả chỉ vì tiền. Một số người thân của Mandela đã làm ô uế tên tuổi của ông và cho thấy họ rất tham lam”.

Trả lời phỏng vấn CNN hồi đầu năm nay, con gái Mandela là Makaziwe, cho biết việc sử dụng thương hiệu Mandela là quan trọng vì nó quảng bá hình ảnh của Nam Phi cũng như quảng bá một sản phẩm tốt. Cô cũng cho biết cha cô từng nói: “Nếu con sử dụng tên cho dù là vì mục đích thương mại hay từ thiện, chính trị, thì hãy dùng nó với tinh thần trách nhiệm và lòng kính trọng”.

Sello Hatang, đứng đầu Trung tâm Ký ức Nelson Mandela, cho rằng: “Bạn không thể bảo người ta đừng có ca ngợi cha ông họ. Nhưng cần phải đảm bảo thương hiệu đó gắn liền với hình ảnh, giá trị, di sản mà nó kế thừa”. “Chúng tôi không muốn xem Madiba như một thương hiệu. Vì ông tượng trưng cho tính nhân văn mà mỗi con người chúng ta nên có”, ông nói thêm.

Nhưng làm thế nào để cân bằng giữa giá trị tinh thần của thương hiệu Mandela với mục đích thương mại của nó?

Suốt những ầm ĩ, kiện tụng, có một người rất quan trọng vẫn chưa lên tiếng: Mandela. Ông đã nhập viện từ ngày 8.6 vì tái phát nhiễm trùng phổi. Theo thông báo gần đây của văn phòng Tổng thống Nam Phi, sức khỏe ông vẫn còn gặp nguy hiểm nhưng đã có dấu hiệu ổn định.

Theo Giáo sư Tawana Kupe, Trưởng khoa Nhân văn của Đại học Witwatersrand, rạn nứt trong gia đình của Mandela có thể là vì gia đình đó quá đông người (sau 3 cuộc hôn nhân, Mandela đã có 6 đứa con, 17 người cháu và 14 chắt) và cũng do Mandela đã vắng mặt trong phần lớn thời gian chúng trưởng thành.

Ngay cả Mandela cũng thừa nhận ông đã không làm tròn trách nhiệm với gia đình. Trong cuốn tự truyện Long Walk To Freedom, ông viết: “Tôi thực hiện cam kết nghĩa vụ với hàng triệu người dân Nam Phi mà tôi chưa bao giờ biết hay gặp mặt nhưng vì điều đó, tôi đã không thể làm tròn nghĩa vụ với những người mà tôi yêu thương nhất… Gia đình tôi đã phải trả một cái giá đắt, có lẽ là quá đắt cho những gì tôi cam kết với người dân đất nước mình”.
Cuộc chiến pháp lý trong gia đình cựu tổng thống Nelson Mandela

Trong khi người Nam Phi tiếp tục thắp nến cầu nguyện cho cựu Tổng thống Nelson Mandela, người đang ốm thập tử nhất sinh trong bệnh viện, gia đình ông lại lôi nhau ra tòa vì những tranh cãi liên quan tới các khúc xương của ba người con đã chết của ông, cùng nhiều vấn đề sâu xa khác.

Mandla Mandela (người cao nhất), trong một lễ tang của gia tộc diễn ra hồi đầu năm

Phiên tòa diễn ra vào đầu tuần này ở thị trấn Mtatha, sau khi 16 thành viên gia đình Nelson Mandela khởi kiện cháu trai của ông là Mandla Mandela, đòi trả lại di cốt của ba người đã chết.

Trưởng tộc bị kiện
Theo các thành viên trong gia đình, Mandla, người là trưởng tộc abaThembu, đã bí mật khai quật di cốt các con ông Nelson trong đêm cách nay 2 năm mà không thông báo với gia đình. Khi gia đình tiến hành khai quật các ngôi mộ vào tuần trước, họ đã chẳng tìm thấy mẩu xương nào.

Báo chí Nam Phi nói rằng Mandla sau đó đã mang các khúc xương tới chôn tại Mvezo, cũng là nơi sinh của Nelson Mandela. Động thái này nhằm đảm bảo cựu Tổng thống Nam Phi sẽ được đưa về đây chôn cất, bởi một trong các ước nguyện của ông là được chôn cất gần con cái.

Nhưng hành động của Mandla bị "tố" là không mang mục đích tình cảm. Ông ta đang cho xây dựng một trung tâm du lịch ở Mvezo, gồm một khách sạn và các cơ sở nghỉ ngơi giải trí khác.

Các thành viên đứng dưới trướng của Makaziwe nói rằng các di cốt phải được đưa trở lại phần mộ của gia đình nằm ở Qunu, ngôi làng quê nhà của ông Mandela. Tòa đã thuận theo yêu cầu của Makaziwe và ra phán quyết đòi Mandla phải trả lại di cốt.

Ngoài việc khởi kiện, Makaziwe và người của bà còn yêu cầu cảnh sát vào cuộc. Tờ Port Elizabeth Herald cho biết nhà chức trách đã mở một cuộc điều tra hình sự nhằm vào Mandla vì tội danh đào mộ trái phép.

Động cơ tiền bạc

Cuộc tranh cãi trong gia đình Mandela đã khiến cả nước Nam Phi kinh hoảng. Nó khác xa với hình ảnh về sự hòa giải và khoan dung mà Nelson Mandela đại diện cho đất nước. Nó khiến nhiều người Nam Phi buồn và kinh tởm.

"Tại sao những chuyện như thế này lại có thể xảy ra?" - Alphina Kutu, một y tá mới viếng thăm Mandela tại bệnh viện nơi ông điều trị nói - "Tôi cảm thấy quá buồn". Cô chia sẻ rồi hướng mắt nhìn ra những bó hoa, các lá thư, tranh vẽ và những thứ khác mà người dân Nam Phi chất đống ngoài cửa bệnh viện, cầu mong cho Mandela chóng khỏe trở lại.

Với việc sức khỏe của Mandela đang yếu dần, một số người thấy rằng cuộc chiến xung quanh các di cốt con cái của ông thực chất là cuộc tranh giành kiểm soát vị thế số một trong gia tộc, cũng như tiền bạc được tạo ra xung quanh thương hiệu Mandela.

Cảnh sát đã phải phá cổng vào nhà Mandla để tìm di cốt

Makaziwe còn đang dính líu tới một phiên tòa khác tranh giành quyền kiểm soát một quỹ tín thác có chứa tiền thu từ việc bán các tác phẩm nghệ thuật in hình bàn tay của Mandela.

Mandla đã nắm vị trí trưởng tộc sau khi cha đẻ Makgato qua đời hồi năm 2005 và Nelson Mandela đã trao lại cho đứa cháu trọng trách chỉ huy gia tộc. Song báo chí Nam Phi dẫn lời người em cùng cha khác mẹ của Mandla là Ndaba, nói rằng ông này sinh ra khi mẹ đẻ chưa kết hôn với Makgato và vì thế theo quy định truyền thống, không có quyền trở thành trưởng tộc.

"Mandla là kẻ thèm khát quyền lực, tự huyễn hoặc về bản thân và chỉ quan tâm tới chính mình" - Ndaba nói với tờ Daily Dispatch. Ndaba nói rằng mình đứng thứ hai trong danh sách kế vị chức trưởng tộc, nhưng không có ý định "tiếm ngôi" từ tay người anh.

Một số tờ báo còn cho biết gia tộc đang có kế hoạch tước bỏ vị trí trưởng tộc của Mandla và cấm ông tham dự lễ tang của Nelson Mandela, nếu nhà lãnh đạo ốm yếu qua đời.

Cần phải hòa giải

Phiên tòa mới đây liên quan tới phần mộ của các con Nelson gồm con trai Makgato, con trai Thembekile, và con gái Makaziwe. Tất cả những đứa con này đều ra đời từ cuộc hôn nhân dầu của ông với bà Evelyn Mase.

Gia đình Nelson Mandela phải chịu nhiều thảm kịch tới mức đã có lúc người ta so sánh nhà ông với gia tộc Kennedy ở Mỹ. Mandela đã tận mắt chứng kiến con gái Makaziwe qua đời vì bệnh sởi khi bà mới chỉ là trẻ sơ sinh.

Ông không thể tới đám ma của Thembekile, người chết do tai nạn giao thông, vì đang phải ngồi tù. Và cái chết của Makgato, liên quan tới một căn bệnh do AIDS gây ra, đã tới vào thời điểm AIDS vẫn bị xem là một vết nhơ trong xã hội Nam Phi.

Hôm 3/7, cuộc chiến đã tạm kết thúc khi cảnh sát phá cổng vào nhà Mandla để tìm di cốt các con của ông Nelson. Một phát ngôn viên của Manda nói rằng ông đồng ý tuân theo lệnh tòa và sẽ trả lại di cốt cho gia đình.

Tuy nhiên tuyên bố của Mandla có nói rằng ông này sẽ tiếp tục chống lại lệnh tòa. Theo Mandla, lệnh của tòa là sai trái và lẽ ra người ta không bao giờ nên đưa vấn đề đòi di cốt ra tòa. Mandla còn nói rằng ông đã bị ném bùn từ tứ phía và sẽ tổ chức một cuộc họp báo trong ngày 4/7 để làm sạch tên tuổi của mình.

Cuộc chiến trong gia đình Mandela hiển nhiên đã khiến các lãnh đạo đất nước không thể ngồi yên. Gwede Mantashe, Tổng bí thư đảng Đại hội Các dân tộc Phi (ANC) cầm quyền đã kêu gọi các thành viên trong gia đình nhớ rằng Nelson Mandela đã đứng lên đấu tranh vì sự hòa giải. "Gia đình phải nhìn vào Mandela và thấy rằng ông là người đóng vai trò đoàn kết" - Mantashe nói - "Họ phải hòa giải. Họ phải nói chuyện với nhau và tìm ra được một cái đích chung"

Xã luận

1 comment:

Anonymous said...

Dung vay
Tong thong Nam Phi tham nbung nhat the gioi,
Lat do che do Nam Phi thay the boi mot thang tham nhung, doc tai, khac

The che chinh tri cua mot nuoc khong phai tu tren troi roi xuong ma do ban tinh dan toc do quyet dinh.

Nhin lai Vnam
Nguyen Van Thieu, tham nhung
thi Ng Tan Dung cung tham nhung, chet 2 trieu nguoi de thay the thang tham nhung nay bang 1 thang tham nhung khac,
Why, ban tinh dan toc VNam la khiep nhuoc, ton tho lanh tu, cho phep long hanh,

Chac gi tu do dan chu cho vNam la dan giau nuoc manh ???
Chac gi lat do che do Cong San la co mot che do khac hay hon


Chac