Blogger Widgets

Monday, August 12, 2013

Nghĩ về Nguyễn Tấn Dũng và... thời cuộc

QLB 


“Vị thành niên” – hẹp hòi, thiển cận,
Coi đối lập: thế lực địch thù.
Biết nhìn đối lập như đối tác
Mới xứng là “người lớn”,... “trượng phu”!

Nguyễn Tấn Dũng – người “có công lớn”
Vén nhanh bức màn đỏ, phơi bày
Tà đạo Mác Lê Mao rùng rợn,
Giang Hồ biến thái đến ngày nay.

Nguyễn Tấn Dũng – người “có công lớn”
Thực thi đại phẫu thuật “siêu phàm”.
Máu mủ Mác Lê Mao kinh tởm,
Vỡ tung ung toàn trị Việt Nam.

(Lê nin – “kẻ sát nhân”, “bạo chúa”,
“Học thuyết” của ông: cướp chính quyền,
Và giữ chính quyền bằng mọi giá,
Quyết độc tài “nhân định thắng thiên”!) (1)

Ông Trọng kê đơn bốc thuốc nhầm,
Trung ương đóng cửa “tự phê thầm”.
Tổng Bí thư ưa dùng thuốc Bắc,
Nhân dân mình lại chuộng thuốc Nam!

Thuốc Nam với bề dày truyền thống,
Bốn ngàn năm tự lực, tự cường.
Cần cắt bỏ cái đuôi Xã Nghĩa,
Hội nhập sâu kinh tế thị trường!

(Triệt tiêu động lực và nội lực,
Sai lầm lại nối tiếp sai lầm.
Nền toàn trị phi nhân Xã Nghĩa
Kéo lùi đất nước ngót trăm năm.)

Là “mọt sách” Mác cùn Lê rỉ
Hững hờ với quốc nhục Thành Đô.
Câu Tiễn trường kỳ khổ nhục kế,
Hay “đầu sai” Mao Đặng Giang Hồ?

Ông Trọng mới nhìn “lợi ích nhóm”,
Xã hội tràn lan “lợi ích bầy”.
Liều thuốc “phê, tự phê”... lọt thỏm,
Uống vào thêm bện chặt đường dây!

Cho rằng ông Trọng bốc thuốc “sai”,
Trung ương từ chối khéo, không “xài”.
Ngợi ca Bộ Chính trị “sáng suốt”,
“Lợi ích bầy” cố kết an bài!

Sâu con, sâu cái cũng là sâu,
Cùng hội cùng thuyền, kết nối nhau.
Sâu lớn phải dựa vào sâu chúa,
Có bao giờ sâu lại cắn sâu?

Ông Trọng “quá hiền” và “quá tốt” (?)
 “Quá hiền” thường dễ hóa... “ngu lâu”.
“Quá tốt” hay tin lời nịnh hót
Phường “túi cơm giá áo” hoạt đầu.

Ông Trọng như rơi từ sao Hỏa,
Chẳng hiểu gì sâu mọt “a còng”.
Dựa vào “một bộ phận không nhỏ”,
Hy vọng gì chỉnh đảng thành công!

Quay lưng với thế trận lòng dân,
Gặm nhấm quá khứ ảo ăn dần.
Chống tham nhũng không lần từ gốc,
Tổng Bí thư đang phạm sai lầm!

Toàn trị là cội nguồn tham nhũng,
Nhân dân là sức mạnh thiên thần.
Hai điều cốt lõi ông đều tránh:
Nguyên nhân chỉnh đốn đảng không thành. 

Nguyễn Tấn Dũng – tự tin, bản lĩnh,
Cơ chế tồi đã dẫn dắt ông
Tăng tốc độc tài lên điểm đỉnh,
“Cởi truồng” nhà nước phản công nông.

Bộ gien trội của Nguyễn Tấn Dũng
Nhiều chất “con”, cũng lắm chất “người”.
Cao nhân bất hữu cao nhân trị,
Cá mè một lứa, hóa... đười ươi!

Nguyễn Tấn Dũng – thông minh, cuồng nhiệt,
Khả dĩ anh hùng và gian hùng.
Sẽ là “tội đồ” hay “nhân kiệt”,
Tùy theo “vua tập thể” dùng ông!

Có thiết chế Tam quyền phân lập,
Lưỡng viện đa nguyên nắm thực quyền.
Tòa Bảo hiến chân nghiêm chấp pháp,
Tổng thống – ông là ứng cử viên (!?).

Thiên định anh hùng tạo thời thế,
Thiên cơ thời thế tạo anh hùng.
Nguyễn Tấn Dũng – đứa con thể chế,
“Giỏi” thích nghi, xoay chuyển,... “thành công”.

Nếu có “một bước ngoặt lịch sử”,
Nguyễn Tấn Dũng – nhân vật tiềm năng.
Thành ngôi sao đối lập dân chủ,
Chống độc tài toàn trị lai căng (?!)

Tổng công ty, tập đoàn Vina,
Những quốc doanh, quốc nạn “phá gia”,
Là sai lầm căn cơ đường lối,
Đâu chỉ mình ông Dũng gây ra!

Nếu có ai trong Bộ chính trị
Lên thay ông Dũng làm “sếp sòng”,
Cương lĩnh Mười Một (2011) không thay đổi,
Khó làm tan hai cục máu đông!

(Chinh trị: Đảng ăn trên ngồi trốc,
Kinh tế: Nhà nước nắm yết hầu.
Chính vì hai cục máu đông ấy,
Ngựa tan đàn, trâu lại tìm trâu.)

Định chế Mác Lê Mao độc hại,
Lục tuần ông vẫn “vị thành niên”!
Với Nhà nước pháp quyền hiện đai,
Ông là “người lớn”... của ba miền!

(Hy vọng Ba Dũng chuyển thế cờ,
Có thể chỉ là một giấc mơ!
Ông tích tụ cường quyền, tiền bạc,
Thất nhân tâm, “tàn nhẫn”... “điên rồ”(?!)

Hãy sám hối, tu thân tích đức,
Trả tự do tù nhân lương tâm!
Sa thải đám cận thần vị lợi,
Dùng tham mưu trí dũng ngang tầm!


Làm việc lớn – tích nhân đức lớn,
Dẫu là phương tiện hay mục tiêu. (2)
Dùng tiểu xảo, coi thường đại nghĩa,
Trông mong gì “nguyên thủ vương triều”?)

Một vài điều chia sẻ trên đây,
Không chủ bàn kẻ dở người hay.
Muốn nhấn mạnh vai trò thể chế
Là vấn đề cốt lõi hôm nay!

(Bảy mươi năm thể chế Lê Mao
Tàn phá Việt Nam biết cỡ nào!
Huynh đệ tương tàn chuyên chính đỏ,
Dối lừa đồng chí phản đồng bào.)

Khủng hoảng Việt Nam do định chế,
Đâu chỉ là nhân sự, kinh tài!
Hưng chấn “cung vua” dìm “phủ chúa”:
Sai lầm càng sửa, sửa càng sai!

Khủng hoảng Việt Nam do sập bẫy
Mác Lê Mao Chu Đặng Giang Hồ.
Ông Trọng mau kê đơn bốc thuốc
Thoát kim cô Bắc thuộc Thành Đô!

Hai năm trước, định chế đa đảng
“Chưa có nhu cầu” ở Việt Nam.(3)
Giữa nhiệm kỳ này - nhu cầu ấy
Chín muồi, hay còn đợi dăm năm?

(Đa đảng đa nguyên là “tự sát”:
Tư duy lạc hậu, phản văn minh.
Nhờ đa đảng cạnh tranh cùng thắng,
Đảng “hoàn lương” về với dân mình!)

Tổng Bí thư nên giao nhiệm vụ
Cho Hội đồng Lý luận trung ương
Lập đề án lộ trình dân chủ,
Tính khả thi đa đảng nghị trường.

Tổng Bí thư nên dành thời lượng
Đọc tin, bài trên mạng “lề dân”.
Chắt lọc trăm ngàn điều bổ ích,
Nhiều khảo bình  “minh cố vi tân”.(4)


Medvedev – nguyên thủ cấp tiến,
Thường thức khuya, đọc mạng rất say.
Với ông, những tin, bài đối lập:
Món ăn không thể thiếu mỗi ngày!

Lãnh đạo không đọc tin đối lập,
Như nhìn một mắt, nghe một tai.
Còn hơn thế! Thong manh, nghễnh ngãng!
Dễ “ngu lâu”, định kiến,... độc tài.(5) 

Nguyên thủ thiếu tầm nhìn thông thoáng,
Lao vào đường “bạo chúa, ngu quân”.
Khác ý là địch thù phản loạn,
Đất nước bao giờ mới chấn hưng?

Cái gì dở, hót hay vẫn dở,
Cái gì hay, chê dở vẫn hay!
Việc đúng - bảo rằng sai, vẫn đúng,
Điều sai - khen đúng, vẫn sai dài!

Vượt sợ hãi mất quyền, mất Đảng:
Đảng hồi xuân rạng rỡ chính danh.
Siết chuyên chế bảo trì đoản mạng:
Đảng tự đào tử huyệt chôn mình!(2)

Gắn liền dân chủ và phát triển,
Như bóng - hình, nhân - quả giao thoa.
Biết “dĩ bất biến ứng vạn biến”,
Khó khăn nào cũng sẽ vượt qua!

Chân lý – chỉ giản đơn là vậy,
Có mấy ai vượt được chính mình, 
Quyết từ giã “nhất nguyên định chế”,
Hòa nhập vào thế giới văn minh?

Từ những giải trình trên cho thấy
Cần có Đại hội giữa nhiệm kỳ.
Bàn, soát xét, canh tân đường lối, 
Chiêu hiền tài, giải phóng tư duy.

Đừng dùng Đại hội giữa nhiệm kỳ
“Đánh hội đồng” đồng chí X, Y... (6)
Là Đại hội lần Hai đổi mới,
Đảng không làm được, sẽ... ra đi (?!)


Rất trân quý Trọng Sang Hùng Dũng,
Đang lao tâm chèo lái quốc gia.
Rút ruột góp đôi lời tâm huyết, 
Vì quý ông, vận mệnh nước nhà!


TS Trần Nhơn
--------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Lê nin – kẻ sát nhân, bạo chúa đẫm máu.  HYPERLINK "http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/10/121014_lenin_mongolia.shtml" http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/10/121014_lenin_mongolia.shtml
Vào ngày 14/10/2012, Thủ đô Ulan-Bator của Mông Cổ gỡ bỏ tượng đồng cuối cùng của Vladimir Lenin và thị trưởng Ulan-Bator gọi lãnh đạo cộng sản là "kẻ sát nhân".                                                            Tượng đã được gỡ từ bệ xuống và đặt lên xe tải trong buổi lễ có sự tham dự của thị trưởng Bat-Uul Erdene. Ông Bat-Uul nói rằng tượng sẽ được bán đấu giá với mức khởi điểm là 280 đô la Mỹ.                                                                                                                                             Trong Chiến tranh Lạnh, Mông Cổ là một quốc gia vệ tinh của Liên Xô.                                                Trong diễn văn 10 phút, ông thị trưởng lên án Lenin và các đồng chí cộng sản của ông là "những kẻ sát nhân". Ông nói: Mông Cổ đã khổ sở dưới chế động cộng sản nhưng đã vượt lên để xây dựng một xã hội mở.                                                                                                                                                                  Từ năm 1990, Mông Cổ đã bỏ hệ thống một đảng và tiến hành cải cách kinh tế và chính trị.                                                                                                                                     Một đám đông khoảng 300 người đã tập trung để xem bức tượng bị dỡ bỏ. Vài người ném giày vào tượng để tỏ sự khinh bỉ nhà cựu lãnh đạo Xô Viết. (BBC, 14/10/2012)
... Hôm thứ Bảy, 09/6/2012, tân Bộ trưởng Văn hóa Nga, ông Vladimir Medinsky, người được cho là gần gũi với đương kim Tổng thống Vladimir Putin, nói rằng (trả lời phỏng vấn của đài Tiếng vọng Moscow): "Việc Lenin không được an nghỉ 88 năm sau khi ông chết là quá đáng."                                                                                                             Ông Medinsky gợi ý rằng nhà lãnh đạo cuộc cách mạng dẫn tới nền độc tài vô sản ở Liên Xô cũ từ năm 1917 cần được tiễn đưa trong một nghi lễ và có sự thừa nhận vai trò như một nguyên thủ quốc gia của ông.                                                                                                                           Nếu điện Kremlin tán thành an táng Lenin, ngôi mộ của ông có thể sẽ đặt bên cạnh mộ của mẹ ở St Petersburg.                                                                                                                                                   Theo bình luận từ BBC Tiếng Nga, chủ đề đưa Lenin ra khỏi lăng và chôn cất đã xuất hiện từ sau khi Liên Xô giải thể cuối năm 1991.                                                                                                                        Trong số những người được cho là có ý kiến ủng hộ việc an táng Lenin có cựu Tổng thống Liên bang Xô Viết, và là cựu Tổng bí thư cuối cùng của Đảng Cộng sản Liên Xô, ông Mikhail Gorbachev.                                                                                                                                    Đức Thượng phụ Giáo Hội Chính thống Nga Alexyi II cũng được cho là tán thành việc an táng.                                                                                                                             Ông Putin từ nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên đã tỏ ra "phân vân" về việc có nên đưa thi hài Lenin ra khỏi lăng để chôn hay không.                                                                                                                               Một số nhà quan sát cho rằng khi đó ông đã quan ngại về phản ứng của một bộ phận dân chúng lớn tuổi ở Nga vốn coi Lenin như một biểu tượng của Liên Xô cũ và chủ nghĩa cộng sản.                                                                                                                           Hồi cuối năm 2011, Đảng Nước Nga thống nhất cầm quyền của ông Putin, khi đó là Thủ tướng, đã mở một cuộc điều tra xã hội, thăm dò ý kiến về việc có nên đưa Lenin ra khỏi lăng hay không.                                                                                                             Trong số các ý kiến ủng hộ việc chôn cất Lenin, một số lý do có thể xuất phát từ việc cho rằng Lenin là một "lãnh tụ chính trị độc tài" và thậm chí là một "bạo chúa đẫm máu" phải chịu trách nhiệm về cuộc thảm sát Sa hoàng cuối cùng của Nga và gia đình ông. Những người này còn cáo buộc Lenin phải chịu trách nhiệm về cái chết và sự lưu đày của hàng triệu người Nga hoặc những người chống lại chế độ chuyên chế vô sản Bolshevik ở Liên Xô cũ do chính Lenin thiết lập. (BBC, 10/6/2012)                                                                            
Sau khi Liên Xô sup đổ (1991), và đặc biệt là sau kỷ niệm sinh nhật lần thứ 136 của Lê nin (2006), mọi thông tin về tội ác của ông đã được giải mã và bạch hóa công khai. Nhân dân Liên Xô (cũ) và toàn thế giới đều đã biết rõ về “kẻ sát nhân Lê nin”, “bạo chúa Lê nin”, trừ một vài nước, cố bưng bít thông tin vì còn giả vờ (?) tôn thờ ông ta, “mượn đầu heo nấu cháo” đẻ trục lợi cho tập đoàn và phe nhóm. Trung Quốc cũng đã dẹp bỏ Lê nin lâu rồi!
(2) Karl Marx: “Mục đích biện minh cho phương tiện... Nhưng mục đích nào cần tới phương tiện bất chính thì mục đích ấy cũng bất chính”.
(3) Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho biết Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng khi trả lời phỏng vấn báo Express của Ấn Độ nhân chuyến thăm nước này (từ ngày 23 đến 28/2/2010).                                                                                                                                                    Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cho rằng kinh tế và hệ thống chính trị bao giờ cũng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Theo ông, Việt Nam chủ trương phải phát triển kinh tế đồng thời cũng phải đổi mới từng bước vững chắc hệ thống chính trị cho phù hợp; và đã rút ra kinh nghiệm là đổi mới kinh tế phải đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị.
Ông chỉ rõ. "Việt Nam đang phát triển, đang đi lên, từ thực tế hoàn cảnh cụ thể của đất nước, chúng tôi thấy thực hiện một Đảng vẫn là có hiệu quả nhất."
Theo Chủ tịch Quốc hội, ..., mỗi nước có hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, điều quan trọng là xã hội có phát triển không, nhân dân có được hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc không và đất nước có ổn định để ngày càng phát triển đi lên không? Đó là tiêu chí quan trọng nhất. Và cũng không nhất thiết cứ kinh tế thị trường thì phải đa đảng và ở Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng, ít nhất cho đến bây giờ.                                                                                                                    (Vnexpess.net, 27/2/2010)
(4) Chúng ta không những “ôn cố nhi tri tân”, mà nhiều khi còn phải “minh cố nhi vi tân – phải khảo cứu, xác minh, làm rõ cái cũ thực chất đúng sai, hay dở ở chỗ nào để có phương hướng hành động đúng đắn cho hiện tại và hướng tới tương lai.
(5) Ngày 1/7/2011, tác giả, nhân dịp đến thăm ông Trương Tấn Sang tại nơi cư trú (nhà công vụ ở Hà Nội), có nói chuyên về việc Tổng thống Medvedev thường thức khuya và rất chăm đọc các trang mạng. Tin, bài trên các mạng đối lập là “món ăn” hàng ngày không thể thiếu đối với vị nguyên thủ này. Ông Trương Tấn Sang, tỏ vẻ tâm đắc, đưa cho tác giả xem một tệp tài liệu dày khổ A4 (xếp trong túi bóng nylon, đang để trên bàn làm việc tại gia) và nói: “Có chứ! Hàng ngày mình vẫn phải đọc chứ! Tài liệu nhiều như thế này, đây này!”
(6) Ông Trương Tấn Sang dùng cụm từ “đồng chí X” trong cuộc tiếp xúc cử tri TP Hồ Chí Minh, ngày 17/10/2012.

No comments: