QLB - “Tinh thần văn bản số 1042/C67-P3 về việc “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT” là vi phạm quy định của Luật báo chí về tự do báo chí, gây cản trở phóng viên trong quá trình tác nghiệp để làm tốt nhiệm vụ xã hội giao phó cho họ”. Đó là ý kiến của Luật sư Lê Vinh, trưởng văn phòng Luật sư Chương Dương.
Trong nội dung văn bản nêu rõ: “Kiên quyết đấu tranh làm rõ những đối tượng… quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.
Sau khi nội dung trên được đưa ra đã khiến dư luận thực sự bất ngờ và có rất nhiều ý kiến khác nhau.
Trên cương vị luật sư, anh Vinh cho biết: Phóng viên đi làm việc tại tòa cũng phải được phép của chánh án hay chủ tọa phiên tòa. Quy định này theo tôi là quy định có tính chặt chẽ nhất đối với tác nghiệp của phóng viên khối nội chính. Quy định đó cũng không có điều nào cấm phóng viên tác nghiệp tại tòa mặc dù trong đó có những quy định về việc phóng viên ghi âm, chụp ảnh, quay phim tại nơi xử án.
Không chỉ bản thân tôi mà rất nhiều luật sư khác cũng có bị cáo khi ra tòa và có phóng viên chụp hình để đưa lên báo chí. Ciệc tác nghiệp này theo tôi là hoàn toàn đúng và được phép bởi theo khoản 3 Điều 8 Nghị định số 51 ngày 26 – 4 - 2002 (quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí), nhà báo được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với các thẩm phán, luật sư để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật.
Trong dự thảo Pháp lệnh xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của TAND có quy định báo chí ghi âm, chụp ảnh tại phiên tòa phải được chánh án hay chủ tọa phiên tòa cho phép bằng văn bản. có thể nói đây là quy định ngặt nghèo, cản trở, đưa ra điều kiện với tác nghiệp của phóng viên tại tòa án nhưng cũng chỉ là phóng viên tác nghiệp tại tòa phải xin phép chứ chưa có điều nào cấm.
Ảnh minh họa (nguồn: Báo Đồng Nai)
Trong nội dung văn bản số 1042/C67-P3 nêu rõ: “Kiên quyết đấu tranh làm rõ những đối tượng… quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.
“Tinh thần văn bản này là vi phạm quy định của Luật báo chí về tự do báo chí, gây cản trở phóng viên trong quá trình tác nghiệp để làm tốt nhiệm vụ xã hội giao phó cho họ”, Luật sư Vinh chia sẻ thẳng thắn.
Luật sư cho biết thêm: Quy định này vô hình chung ngăn cản phóng viên phản ánh những sai phạm đang nảy sinh trong xã hội và trong chính lực lượng CSGT. Nếu những quy định này tồn tại thì sẽ mở cửa cho hàng loạt những quy định khác vi phạm trầm trọng hơn quyền tự do báo chí, mà nếu thiếu điều ấy, phóng viên sẽ không đảm đương được vai trò phản ánh xã hội của mình.
Dựa trên những phân tích đó, Luật sư Vinh đưa ra kiến nghị: Trong trường hợp này, lực lượng cảnh sát giao thông là cơ quan chấp pháp. Với tư cách là cơ quan chấp pháp, họ phải tạo điều kiện cho báo chí hoạt động, thực hiện quyền phản ánh những sai phạm đang tồn tại. Bộ Tư pháp nên sớm lên tiếng bãi bỏ văn bản vi phạm luật báo chí như thế này.
Luật sư chia sẻ thêm: Tôi vẫn chưa hiểu hết ý tứ của từ “Giả danh” được nêu ra ở văn bản này. Thực tế, nhà báo khi tác nghiệp, họ dựa trên những quy định của pháp luật như việc cấp thẻ nhà báo. Đây có thể chỉ là sự “ngụy biện”.
Theo Luật sư Vinh phân tích thì văn bản này vô hình chung cho phép cảnh sát giao thông quyền xâm hại đến quyền cũng như tài sản của cá nhân phóng viên nói riêng; của cơ quan, tổ chức cử phóng viên đi tác nghiệp nói chung.
Bà về câu trả lời của Đại tá Trần Sơn Hà, Phó cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67), Bộ Công an với phóng viên: “Tôi không ký bất cứ văn bản nào thể hiện cấm báo chí không được chụp ảnh, quay phim CSGT đang làm nhiệm vụ”, Luật sư Vinh chia sẻ thêm:
Có thể xảy ra trường hợp, Đại tá Trần Sơn Hà đã kí thông qua và phóng viên đã biết tới sự tồn tại của văn bản này, nhưng do chưa có công bố trên công báo nên văn bản này chưa có hiệu lực. Để xác thực và đối chiếu thông tin, báo chí nên dẫn ra những nguồn tin chính xác bằng hình ảnh của văn bản có chữ kí của Đại tá Trần Sơn Hà và đóng dấu đỏ.
Soha
Trong nội dung văn bản nêu rõ: “Kiên quyết đấu tranh làm rõ những đối tượng… quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.
Sau khi nội dung trên được đưa ra đã khiến dư luận thực sự bất ngờ và có rất nhiều ý kiến khác nhau.
Trên cương vị luật sư, anh Vinh cho biết: Phóng viên đi làm việc tại tòa cũng phải được phép của chánh án hay chủ tọa phiên tòa. Quy định này theo tôi là quy định có tính chặt chẽ nhất đối với tác nghiệp của phóng viên khối nội chính. Quy định đó cũng không có điều nào cấm phóng viên tác nghiệp tại tòa mặc dù trong đó có những quy định về việc phóng viên ghi âm, chụp ảnh, quay phim tại nơi xử án.
Không chỉ bản thân tôi mà rất nhiều luật sư khác cũng có bị cáo khi ra tòa và có phóng viên chụp hình để đưa lên báo chí. Ciệc tác nghiệp này theo tôi là hoàn toàn đúng và được phép bởi theo khoản 3 Điều 8 Nghị định số 51 ngày 26 – 4 - 2002 (quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí), nhà báo được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với các thẩm phán, luật sư để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật.
Trong dự thảo Pháp lệnh xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của TAND có quy định báo chí ghi âm, chụp ảnh tại phiên tòa phải được chánh án hay chủ tọa phiên tòa cho phép bằng văn bản. có thể nói đây là quy định ngặt nghèo, cản trở, đưa ra điều kiện với tác nghiệp của phóng viên tại tòa án nhưng cũng chỉ là phóng viên tác nghiệp tại tòa phải xin phép chứ chưa có điều nào cấm.
Ảnh minh họa (nguồn: Báo Đồng Nai)
Trong nội dung văn bản số 1042/C67-P3 nêu rõ: “Kiên quyết đấu tranh làm rõ những đối tượng… quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.
“Tinh thần văn bản này là vi phạm quy định của Luật báo chí về tự do báo chí, gây cản trở phóng viên trong quá trình tác nghiệp để làm tốt nhiệm vụ xã hội giao phó cho họ”, Luật sư Vinh chia sẻ thẳng thắn.
Luật sư cho biết thêm: Quy định này vô hình chung ngăn cản phóng viên phản ánh những sai phạm đang nảy sinh trong xã hội và trong chính lực lượng CSGT. Nếu những quy định này tồn tại thì sẽ mở cửa cho hàng loạt những quy định khác vi phạm trầm trọng hơn quyền tự do báo chí, mà nếu thiếu điều ấy, phóng viên sẽ không đảm đương được vai trò phản ánh xã hội của mình.
Dựa trên những phân tích đó, Luật sư Vinh đưa ra kiến nghị: Trong trường hợp này, lực lượng cảnh sát giao thông là cơ quan chấp pháp. Với tư cách là cơ quan chấp pháp, họ phải tạo điều kiện cho báo chí hoạt động, thực hiện quyền phản ánh những sai phạm đang tồn tại. Bộ Tư pháp nên sớm lên tiếng bãi bỏ văn bản vi phạm luật báo chí như thế này.
Luật sư chia sẻ thêm: Tôi vẫn chưa hiểu hết ý tứ của từ “Giả danh” được nêu ra ở văn bản này. Thực tế, nhà báo khi tác nghiệp, họ dựa trên những quy định của pháp luật như việc cấp thẻ nhà báo. Đây có thể chỉ là sự “ngụy biện”.
Theo Luật sư Vinh phân tích thì văn bản này vô hình chung cho phép cảnh sát giao thông quyền xâm hại đến quyền cũng như tài sản của cá nhân phóng viên nói riêng; của cơ quan, tổ chức cử phóng viên đi tác nghiệp nói chung.
Bà về câu trả lời của Đại tá Trần Sơn Hà, Phó cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67), Bộ Công an với phóng viên: “Tôi không ký bất cứ văn bản nào thể hiện cấm báo chí không được chụp ảnh, quay phim CSGT đang làm nhiệm vụ”, Luật sư Vinh chia sẻ thêm:
Có thể xảy ra trường hợp, Đại tá Trần Sơn Hà đã kí thông qua và phóng viên đã biết tới sự tồn tại của văn bản này, nhưng do chưa có công bố trên công báo nên văn bản này chưa có hiệu lực. Để xác thực và đối chiếu thông tin, báo chí nên dẫn ra những nguồn tin chính xác bằng hình ảnh của văn bản có chữ kí của Đại tá Trần Sơn Hà và đóng dấu đỏ.
Soha
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment