QLB - Theo truyền thuyết này, những kẻ trong khi thụ giáo nghề phù thủy lỡ phạm vào điều cấm kỵ, hoặc bị quỷ nhập, có thể bị biến thành Ma lai. Lúc đó, họ bị mọc một cái mồng trên đầu và chuyên đi ăn cuộc sống của người khác.
Đồng bào Tây Nguyên nghìn đời đã tạo dựng kho tàng văn hóa quý giá, nhưng bên cạnh những giá trị tích cực, còn đó mảng tối tâm linh đày đọa nhiều phận người bi thảm nhất. Ma lai là một minh chứng.
Hủ tục rùng rợn giữa thâm sơn cùng cốc
Trong số những nhà “Tây Nguyên học” nổi tiếng người Pháp mà nhà văn Nguyên Ngọc đã dày công sưu tầm, dịch và giới thiệu, đặc biệt nhất là cuộc đời và tác phẩm của nhà truyền giáo, nhà nhân chủng học Jacques Dournes (1922-1993). Từ những sổ tay ghi chép tỉ mỉ ròng rã suốt 25 năm sống trong những buôn làng người Thượng, khi trở về Pháp Jacques Dournes vẫn đóng khố cởi trần, miệt mài viết tới hàng trăm cuốn sách về Tây Nguyên.
Những người cao niên sống ở Cheoreo (tỉnh Gia Lai) kể, họ từng thấy Jacques Dournes đóng khố, mang ớt, cà pháo… ra chợ ngồi bán. Ở với dân, họ ăn gì ông ăn đó. Họ đi đâu, ông theo đó. Vai mang gùi, ông theo đồng bào lên rẫy, họ kể gì, ông cũng chăm chú lắng nghe và ghi chép. Ông có lẽ là nhà nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu và phản ánh sâu sắc cội nguồn của hiện tượng ma lai.
Trong cuốn “Rừng, đàn bà, điên loạn”, Nguyên Ngọc dịch từ nguyên bản tác phẩm “Forêt, Femme, Folie” của Jacques Dournes, tác giả đã dành nhiều trang, nhiều đoạn viết về sự mê tín của nhiều tộc người Tây Nguyên đối với truyền thuyết ma lai mà đồng bào gọi là Rohung - ác thần chỉ biết hủy hoại, khát máu, thích ăn thịt người.
Nguyên chánh án TAND tỉnh Đăk Lăk Ama Bhiăng: "Sự mê tín rất nguy hiểm".
Theo truyền thuyết này, những kẻ trong khi thụ giáo nghề phù thủy lỡ phạm vào điều cấm kỵ, hoặc bị quỷ nhập, có thể bị biến thành ma lai. Lúc đó, họ bị mọc một cái mồng trên đầu và chuyên đi ăn cuộc sống của người khác. Do cái mồng dễ phát hiện, Ma lai bị tàn sát nên đã van xin Trời cho mất cái mồng đi. Từ đó, ma lai ẩn náu trong thân xác người bình thường khó phân biệt. Về đêm, ma lai lang thang đi giết người để ăn thịt, hoặc rỉa tử thi. Khi có tiếng chim lợn kêu, người ta tin đó là ma lai đang cưỡi chim lợn và làng ắt có người chết…
Định kiến Ma lai tệ hại đến mức bất cứ kẻ nào trong buôn làng bị cộng đồng tình nghi là Ma lai, mọi tai họa oán thù sẽ đổ lên đầu người đó khiến số phận của họ trở nên bất hạnh khôn cùng.
Ông Ama Bhiăng, nguyên Chánh án TAND tỉnh Đăk Lăk cho hay, người ta toàn đồn thổi, truyền miệng từ đời này sang đời khác, chứ có ai thực thấy Ma lai thế nào đâu. Người ta cô lập, ghẻ lạnh với người bị nghi Ma lai. Thời ông làm chánh án, có lần huyện Đăk Nông xảy ra vụ án giết người nghiêm trọng vì hủ tục này. Một trung niên nghi đôi vợ chồng già nọ là Ma lai hại người, đã giết cả 2 cụ rồi cột đá ném xác xuống sông. Đáng tử hình, nhưng xét anh ta phạm tội chỉ vì mê tín nên tòa giảm xuống chung thân.
Nhà báo Kpă Simon, dân tộc Jơ Rai, Phó giám đốc Đài TNVN khu vực Tây Nguyên chia sẻ, từng nhiều năm ở huyện Ayun Pa, tỉnh Gia Lai, anh thấy phần đông đồng bào vùng này vẫn đồn Ma lai gắn liền với thuốc thư, hễ muốn hại ai chỉ cần lấy thuốc thư yểm bùa, hoặc dùng râu mép con cọp chết đốt thành tro, chấm vào ly rượu mời ai uống người đó sẽ chết.
Loài chim lợn quan hệ mật thiết với Ma lai nên chim lợn bay đảo quanh ở nhà nào, nhà đó kinh sợ hồn xiêu phách tán. Nhiều người bị kẻ đố kỵ vu oan là Ma lai cũng chỉ bởi xinh đẹp, sang giàu. Đồng bào Sê Đăng thường kể cho con cháu nghe chờ đêm khi buôn làng ngủ say, Ma lai mới rút đầu khỏi thân, lôi theo chùm ruột bay đi ăn thịt người. Dù chỉ nghe kể, không thấy nhưng bọn trẻ cũng sợ, cũng tin.
Cũng vì tin vào Ma Lai mà không ít vụ án trọng án đã xảy ra. Tại làng Đăk Yă, xã Đăk Yă (Mang Yang, Gia Lai), năm 2007 trong làng có 2 thanh niên tên Duân và Kel tính tình ngỗ ngược, hay rủ nhau trộm cắp. Có lần bạn bè khuyên nhủ, Duân và Kel sừng sộ bảo: "Chúng tao đi ăn cắp của làng khác, chúng mày xen vào làm gì!? Từ nay, đứa nào ngăn cản, chúng tao sẽ thư chết!".
Một tuần sau, một phụ nữ mạnh khỏe trong làng là bà H’Blin bỗng lăn ra ốm chết. Nghi bà H’Blin bị thư, tối 10/3 hàng chục thanh niên kéo đến nhà Duân đập phá tan hoang, sau đó đánh chết Duân kéo xác vứt vào khu nhà mồ, rồi tiếp tục kéo nhau đi đánh chết cả Kel cùng cha ruột là ông H’Nhêu đã 76 tuổi, khi họ đang làm rẫy.
Vụ án chấn động dư luận được xác định là án điểm, phải xử nhanh, xử đúng trước đông đảo công chúng để giáo dục, răn đe. Ngay trong năm 2007, Tòa án huyện Mang Yang đã đưa 7 thanh niên phạm tội giết người và hủy hoại tài sản công dân ra xử, tuyên 6 người chịu án 7 năm tù. Riêng mức án nặng nhất, 9 năm tù, thuộc về kẻ cầm đầu H’Lin, chính là Bí thư chi đoàn của làng Đăk Yă.
Năm 2012, tai bay vạ gió đổ xuống đầu bố con ông Khách ở làng Jơ Long, xã Hà Ra, huyện Mang Yang. Vốn không ưa ông Khách, chỉ mấy tháng đầu năm trong làng có tới 4 người chết và 5 người bệnh nặng, dân làng bèn quy tội Ma lai - thuốc thư cho ông Khách và 6 đứa con. Mặc dù những cái chết đều có nguyên nhân rõ ràng, nhưng đã nhiều lần dân làng đe dọa sẽ đánh chết cha con ông Khách, may chính quyền kịp thời can thiệp.
Thê thảm nhất, là số phận ông A Thun, người dân tộc Ba Na ở làng Đăk Rao Nhỏ, xã Pô Kô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. Từ nguồn tin ban đầu về cái chết bất thường của ông A Thun, cơ quan điều tra đã khai quật tử thi. Kết quả cho thấy A Thun đã bị đánh và siết cổ tới chết, thế nhưng vợ con ông trước sau vẫn khăng khăng khai chồng, cha mình buồn nên thắt cổ chết! Các trinh sát cố công tìm hiểu, cuối cùng mới có nhân chứng dè dặt tiết lộ: A Thun bị dân làng đuổi ra rừng, giết chết vì là Ma lai!
Vụ án dần sáng tỏ, trong một tiệc cưới, A Thun đã cãi nhau và lỡ tay tát ông A Táo ở cùng làng. Dù ngay sau đó 2 người đàn ông đã bắt tay làm hòa nhưng hôm sau, A Táo đau bụng dữ dội rồi qua đời. Mặc dù các bác sĩ khẳng định A Táo chết do ngộ độc rượu, nhưng mối nghi ngờ A Thun là Ma lai đã loan khắp làng. Người ta suy diễn A Thun đã dùng “thuốc thư” giết chết A Dong và Y Dôt vài năm về trước, vì 2 người đó bệnh nặng, cúng Yàng hết mấy con trâu, con bò nhưng vẫn không khỏi.
Già làng tổ chức họp khẩn cấp, buộc A Thun nghe cả làng “đấu tố”. Bị dồn ép, A Thun vừa nhận mình là Ma lai, liền bị lũ làng kéo đến đốt nhà, đuổi ra khỏi làng. Cùng đường, A Thun đưa vợ con đến ở tạm tại chòi rẫy trên nương, đợi khi sự việc lắng xuống. Nào ngờ ngay sáng hôm sau, dân làng lại lũ lượt kéo đến chòi, buộc A Thun phải giao “thuốc thư” ra mới mong được sống.
A Thun quỳ lạy dân làng, thề độc mình không phải là Ma lai, không có thuốc thư, nhưng vẫn bị đám đông quá khích tròng dây mây vào cổ kéo ra con suối cạnh làng, đánh cho đến chết, rồi căn dặn vợ con A Thun "Hễ ai hỏi phải nói A Thun tự tử, nếu không cả nhà sẽ bị giết!".
Hay như chuyện Yin ở làng Ktu, xã Chứ Á. Yin chơi thân với H’Mơ cùng làng. Khi nghe H’Mơ bị bệnh nặng với kết quả chẩn đoán tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai là xuất huyết tủy, tràn dịch xuất huyết não, Yin đến hỏi han an ủi. Không ngờ vài ngày sau H’Mơ chết. Dân làng lại rộ lên tin đồn H’Mơ bị bỏ “thuốc thư”.
Hậu quả là giữa tháng 4.2013, Yin bị một nhóm thanh niên trong làng kéo tới nhà hành hung, phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Ngành công an đã kết hợp với chính quyền địa phương đưa các thủ phạm ra kiểm điểm trước dân. Tại buổi kiểm điểm, sau khi được nghe phân tích Ma lai - thuốc thư chỉ là hủ tục mê tín, nhóm thanh niên hứa sẽ không tái phạm, không tin vào Ma lai - thuốc thư nữa…
Theo Tiền phong
Đồng bào Tây Nguyên nghìn đời đã tạo dựng kho tàng văn hóa quý giá, nhưng bên cạnh những giá trị tích cực, còn đó mảng tối tâm linh đày đọa nhiều phận người bi thảm nhất. Ma lai là một minh chứng.
Hủ tục rùng rợn giữa thâm sơn cùng cốc
Trong số những nhà “Tây Nguyên học” nổi tiếng người Pháp mà nhà văn Nguyên Ngọc đã dày công sưu tầm, dịch và giới thiệu, đặc biệt nhất là cuộc đời và tác phẩm của nhà truyền giáo, nhà nhân chủng học Jacques Dournes (1922-1993). Từ những sổ tay ghi chép tỉ mỉ ròng rã suốt 25 năm sống trong những buôn làng người Thượng, khi trở về Pháp Jacques Dournes vẫn đóng khố cởi trần, miệt mài viết tới hàng trăm cuốn sách về Tây Nguyên.
Những người cao niên sống ở Cheoreo (tỉnh Gia Lai) kể, họ từng thấy Jacques Dournes đóng khố, mang ớt, cà pháo… ra chợ ngồi bán. Ở với dân, họ ăn gì ông ăn đó. Họ đi đâu, ông theo đó. Vai mang gùi, ông theo đồng bào lên rẫy, họ kể gì, ông cũng chăm chú lắng nghe và ghi chép. Ông có lẽ là nhà nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu và phản ánh sâu sắc cội nguồn của hiện tượng ma lai.
Trong cuốn “Rừng, đàn bà, điên loạn”, Nguyên Ngọc dịch từ nguyên bản tác phẩm “Forêt, Femme, Folie” của Jacques Dournes, tác giả đã dành nhiều trang, nhiều đoạn viết về sự mê tín của nhiều tộc người Tây Nguyên đối với truyền thuyết ma lai mà đồng bào gọi là Rohung - ác thần chỉ biết hủy hoại, khát máu, thích ăn thịt người.
Nguyên chánh án TAND tỉnh Đăk Lăk Ama Bhiăng: "Sự mê tín rất nguy hiểm".
Theo truyền thuyết này, những kẻ trong khi thụ giáo nghề phù thủy lỡ phạm vào điều cấm kỵ, hoặc bị quỷ nhập, có thể bị biến thành ma lai. Lúc đó, họ bị mọc một cái mồng trên đầu và chuyên đi ăn cuộc sống của người khác. Do cái mồng dễ phát hiện, Ma lai bị tàn sát nên đã van xin Trời cho mất cái mồng đi. Từ đó, ma lai ẩn náu trong thân xác người bình thường khó phân biệt. Về đêm, ma lai lang thang đi giết người để ăn thịt, hoặc rỉa tử thi. Khi có tiếng chim lợn kêu, người ta tin đó là ma lai đang cưỡi chim lợn và làng ắt có người chết…
Định kiến Ma lai tệ hại đến mức bất cứ kẻ nào trong buôn làng bị cộng đồng tình nghi là Ma lai, mọi tai họa oán thù sẽ đổ lên đầu người đó khiến số phận của họ trở nên bất hạnh khôn cùng.
Ông Ama Bhiăng, nguyên Chánh án TAND tỉnh Đăk Lăk cho hay, người ta toàn đồn thổi, truyền miệng từ đời này sang đời khác, chứ có ai thực thấy Ma lai thế nào đâu. Người ta cô lập, ghẻ lạnh với người bị nghi Ma lai. Thời ông làm chánh án, có lần huyện Đăk Nông xảy ra vụ án giết người nghiêm trọng vì hủ tục này. Một trung niên nghi đôi vợ chồng già nọ là Ma lai hại người, đã giết cả 2 cụ rồi cột đá ném xác xuống sông. Đáng tử hình, nhưng xét anh ta phạm tội chỉ vì mê tín nên tòa giảm xuống chung thân.
Nhà báo Kpă Simon, dân tộc Jơ Rai, Phó giám đốc Đài TNVN khu vực Tây Nguyên chia sẻ, từng nhiều năm ở huyện Ayun Pa, tỉnh Gia Lai, anh thấy phần đông đồng bào vùng này vẫn đồn Ma lai gắn liền với thuốc thư, hễ muốn hại ai chỉ cần lấy thuốc thư yểm bùa, hoặc dùng râu mép con cọp chết đốt thành tro, chấm vào ly rượu mời ai uống người đó sẽ chết.
Loài chim lợn quan hệ mật thiết với Ma lai nên chim lợn bay đảo quanh ở nhà nào, nhà đó kinh sợ hồn xiêu phách tán. Nhiều người bị kẻ đố kỵ vu oan là Ma lai cũng chỉ bởi xinh đẹp, sang giàu. Đồng bào Sê Đăng thường kể cho con cháu nghe chờ đêm khi buôn làng ngủ say, Ma lai mới rút đầu khỏi thân, lôi theo chùm ruột bay đi ăn thịt người. Dù chỉ nghe kể, không thấy nhưng bọn trẻ cũng sợ, cũng tin.
Cũng vì tin vào Ma Lai mà không ít vụ án trọng án đã xảy ra. Tại làng Đăk Yă, xã Đăk Yă (Mang Yang, Gia Lai), năm 2007 trong làng có 2 thanh niên tên Duân và Kel tính tình ngỗ ngược, hay rủ nhau trộm cắp. Có lần bạn bè khuyên nhủ, Duân và Kel sừng sộ bảo: "Chúng tao đi ăn cắp của làng khác, chúng mày xen vào làm gì!? Từ nay, đứa nào ngăn cản, chúng tao sẽ thư chết!".
Một tuần sau, một phụ nữ mạnh khỏe trong làng là bà H’Blin bỗng lăn ra ốm chết. Nghi bà H’Blin bị thư, tối 10/3 hàng chục thanh niên kéo đến nhà Duân đập phá tan hoang, sau đó đánh chết Duân kéo xác vứt vào khu nhà mồ, rồi tiếp tục kéo nhau đi đánh chết cả Kel cùng cha ruột là ông H’Nhêu đã 76 tuổi, khi họ đang làm rẫy.
Vụ án chấn động dư luận được xác định là án điểm, phải xử nhanh, xử đúng trước đông đảo công chúng để giáo dục, răn đe. Ngay trong năm 2007, Tòa án huyện Mang Yang đã đưa 7 thanh niên phạm tội giết người và hủy hoại tài sản công dân ra xử, tuyên 6 người chịu án 7 năm tù. Riêng mức án nặng nhất, 9 năm tù, thuộc về kẻ cầm đầu H’Lin, chính là Bí thư chi đoàn của làng Đăk Yă.
Năm 2012, tai bay vạ gió đổ xuống đầu bố con ông Khách ở làng Jơ Long, xã Hà Ra, huyện Mang Yang. Vốn không ưa ông Khách, chỉ mấy tháng đầu năm trong làng có tới 4 người chết và 5 người bệnh nặng, dân làng bèn quy tội Ma lai - thuốc thư cho ông Khách và 6 đứa con. Mặc dù những cái chết đều có nguyên nhân rõ ràng, nhưng đã nhiều lần dân làng đe dọa sẽ đánh chết cha con ông Khách, may chính quyền kịp thời can thiệp.
Thê thảm nhất, là số phận ông A Thun, người dân tộc Ba Na ở làng Đăk Rao Nhỏ, xã Pô Kô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. Từ nguồn tin ban đầu về cái chết bất thường của ông A Thun, cơ quan điều tra đã khai quật tử thi. Kết quả cho thấy A Thun đã bị đánh và siết cổ tới chết, thế nhưng vợ con ông trước sau vẫn khăng khăng khai chồng, cha mình buồn nên thắt cổ chết! Các trinh sát cố công tìm hiểu, cuối cùng mới có nhân chứng dè dặt tiết lộ: A Thun bị dân làng đuổi ra rừng, giết chết vì là Ma lai!
Vụ án dần sáng tỏ, trong một tiệc cưới, A Thun đã cãi nhau và lỡ tay tát ông A Táo ở cùng làng. Dù ngay sau đó 2 người đàn ông đã bắt tay làm hòa nhưng hôm sau, A Táo đau bụng dữ dội rồi qua đời. Mặc dù các bác sĩ khẳng định A Táo chết do ngộ độc rượu, nhưng mối nghi ngờ A Thun là Ma lai đã loan khắp làng. Người ta suy diễn A Thun đã dùng “thuốc thư” giết chết A Dong và Y Dôt vài năm về trước, vì 2 người đó bệnh nặng, cúng Yàng hết mấy con trâu, con bò nhưng vẫn không khỏi.
Già làng tổ chức họp khẩn cấp, buộc A Thun nghe cả làng “đấu tố”. Bị dồn ép, A Thun vừa nhận mình là Ma lai, liền bị lũ làng kéo đến đốt nhà, đuổi ra khỏi làng. Cùng đường, A Thun đưa vợ con đến ở tạm tại chòi rẫy trên nương, đợi khi sự việc lắng xuống. Nào ngờ ngay sáng hôm sau, dân làng lại lũ lượt kéo đến chòi, buộc A Thun phải giao “thuốc thư” ra mới mong được sống.
A Thun quỳ lạy dân làng, thề độc mình không phải là Ma lai, không có thuốc thư, nhưng vẫn bị đám đông quá khích tròng dây mây vào cổ kéo ra con suối cạnh làng, đánh cho đến chết, rồi căn dặn vợ con A Thun "Hễ ai hỏi phải nói A Thun tự tử, nếu không cả nhà sẽ bị giết!".
Hay như chuyện Yin ở làng Ktu, xã Chứ Á. Yin chơi thân với H’Mơ cùng làng. Khi nghe H’Mơ bị bệnh nặng với kết quả chẩn đoán tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai là xuất huyết tủy, tràn dịch xuất huyết não, Yin đến hỏi han an ủi. Không ngờ vài ngày sau H’Mơ chết. Dân làng lại rộ lên tin đồn H’Mơ bị bỏ “thuốc thư”.
Hậu quả là giữa tháng 4.2013, Yin bị một nhóm thanh niên trong làng kéo tới nhà hành hung, phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Ngành công an đã kết hợp với chính quyền địa phương đưa các thủ phạm ra kiểm điểm trước dân. Tại buổi kiểm điểm, sau khi được nghe phân tích Ma lai - thuốc thư chỉ là hủ tục mê tín, nhóm thanh niên hứa sẽ không tái phạm, không tin vào Ma lai - thuốc thư nữa…
Theo Tiền phong
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment