Blogger Widgets

Tuesday, July 9, 2013

Người dân Quận 2 lại phải khiếu kiện...

QLB   - Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh chà đạp chủ trương đường lối của đảng cộng sản, xem thường luật pháp nhà nước, hành xử theo luật rừng, do bẻ cong được cán cân công lý. Ai bảo kê cho quận 2 mà nó liên tục lộng hành, ác ôn đến như vậy? 

Thưa vì người đứng đầu , lãnh đạo cao nhất thành phố đã chỉ đạo ; “ Phải dùng bàn tay sắt” với dân . Qua các chỉ thị đã phá nát quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, chỉ đạo đền bù theo luật đất đai năm 1993, nhưng thành phố lại xúi quận 2 không thực hiện theo luật 1993, mà đền bù theo luật rừng, huy động lực lương quân đội nhân dân, côn an nhân dân, các lực lượng vũ trang nhân dân, quần chúng nhân dân tự phát đề cướp nhà và đất của dân . Nay lại sai khiến được cả tòa án nhân dân các cấp. Như lời một vị thẩm phán đã nói ngay tại phiên tòa “ việc này ai đúng ai sai, ông biết, tôi biết, nhân dân đều biết… nhưng tôi không thể làm khác được”.Xin mời xem cách hành xử của quận 2 : 

Tạp chí pháp luật > Tòa án

Báo Pháp Luật TP HCM 29/06/2013 - 05:26 


“Lẽ nào lại ăn thua đủ với dân!” 

Tòa tuyên hủy quyết định của ủy ban, sau đó không lâu, ủy ban lại ban hành quyết định mới có nội dung y chang quyết định cũ. 

Trên số hôm qua (ngày 28-6) có bài “Cố tình “kháng lệnh” án tòa” phản ánh trường hợp cơ quan bị kiện dùng chiêu đối phó với án tòa và hành doanh nghiệp đi kiện kéo dài. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp cá biệt. Tình trạng người bị kiện sau khi bị tòa tuyên hủy quyết định sai rồi về ra quyết định mới dạng “bình mới rượu cũ” để “đối phó với án tòa” không phải là hiếm. Câu chuyện dưới đây là một minh chứng. 

Trong quá trình đi kiện, bà Lê Thị Bảy luôn trang bị thêm kiến thức pháp luật từ báo chí. Ảnh: HY 

Bó tay vì quận không thi hành án 

Bà Lê Thị Bảy (ngụ phường An Lợi Đông, quận 2, TP.HCM) là người thắng kiện trong vụ yêu cầu tòa hủy quyết định bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất của UBND quận 2. Khu đất nhà bà Bảy bị thu hồi để phục vụ cho quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Năm 2009, UBND quận 2 ra quyết định bồi thường hỗ trợ và tái định cư cho bà tổng cộng hơn 300 triệu đồng. Theo quận, đất của bà là đất vườn nên quận chỉ bồi thường 200.000 đồng/m2theo giá đất nông nghiệp. 

Cho rằng lẽ ra quận phải bồi thường theo giá đất ở, bà Bảy khởi kiện ra TAND quận 2 yêu cầu hủy quyết định của UBND quận nhưng bị bác. Bà kháng cáo và được TAND TP.HCM chấp nhận, xử hủy quyết định của quận 2. Tòa cho rằng trong phần đất bị thu hồi của bà Bảy có một phần diện tích hơn 108 m2đất thuộc thửa đất với “mục đích để ở”. 

Bản án phúc thẩm đã tuyên từ tháng 9-2012 nhưng đến nay đã hơn nửa năm mà UBND quận 2 vẫn chưa chấp hành án. Quyết định cũ của ủy ban vẫn còn sờ sờ ra đó, quyền lợi của bà vẫn chưa được xem xét. Tuy nhiên, điều bà lo lắng nhất là sợ ủy ban quận lại vận dụng chiêu đối phó như trường hợp của ông Lê Văn Danh, anh trai bà. 

Thắng kiện cũng như không 

Trường hợp anh trai của bà Bảy cũng chỉ được UBND quận bồi thường tổng cộng hơn 255 triệu đồng với giá đất vườn thay vì đất ở. Năm 2011, ông Danh cũng đi kiện, TAND quận 2 xử sơ thẩm bác yêu cầu của ông. Xử phúc thẩm, TAND TP.HCM tuyên hủy quyết định của UBND quận 2 để quận kiểm tra, xác minh lại phần đất ông Danh bị thu hồi có thuộc đối tượng được hỗ trợ thêm, từ đó giải quyết lại việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho phù hợp. 

Tháng 3-2012, UBND quận 2 thu hồi và hủy bỏ quyết định cũ theo yêu cầu của tòa án. Ông Danh mừng rỡ vì công sức theo kiện bấy lâu của mình giờ đã có kết quả. 

Nhưng rồi sau đó không lâu ông Danh lại méo mặt khi nhận được quyết định mới, cũng của UBND quận 2, về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với ông. Quyết định mới này có đính kèm theo bảng chiết tính, nội dung không sai một dấu phẩy so với bảng chiết tính cũ, kể cả… số hiệu văn bản. “Toàn bộ nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho tôi y chang như nội dung có trong quyết định cũ đã bị hủy. Vậy là gần hai năm trời đi kiện, cuối cùng kết quả cũng như không” - ông Danh kêu trời. 

“Thế ông có khởi kiện quyết định mới nữa không?” - chúng tôi hỏi. Chần chừ hồi lâu, ông Danh trả lời ông cũng chưa biết nữa. “Tôi quá mệt mỏi rồi. Bỏ thời gian hầu kiện, những mong khi thắng kiện trắng đen mọi thứ rõ ràng. Không ngờ người ta lại hành xử kiểu này, chẳng khác nào ăn thua đủ với dân. Nếu kiện lần nữa, biết đâu khi thua kiện, ông ủy ban lại “bổn cũ soạn lại” thì sao? Chẳng lẽ pháp luật lại bó tay?” - ông Danh nói. 

Phải có cơ chế thực hiện 

“Chẳng lẽ pháp luật lại bó tay?”. Một kiểm sát viên VKS TP.HCM cho biết về nguyên tắc, nếu cơ quan, cá nhân phải thi hành án (THA) mà cố tình không chấp hành án hoặc ra quyết định mới trái ngược hoặc vô hiệu hóa án tòa thì việc xử lý hành chính họ sẽ do cấp trên trực tiếp thực hiện. Và ở mức độ nghiêm trọng hơn, nếu có dấu hiệu hình sự thì sẽ do cơ quan điều tra vào cuộc để xem xét và truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Vị kiểm sát viên này cho biết trong Luật Tố tụng Hành chính có Điều 247 quy định về việc xử lý vi phạm trong THA hành chính. “Đây là một quy định mang tính răn đe vì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự cơ quan, tổ chức, cá nhân phải THA mà cố ý không chấp hành bản án, quyết định của tòa. Nhưng trên thực tế, chúng ta chưa có cơ chế để làm, ai là người xử lý và đã có ai… dám làm đâu! Chính vì vậy mà việc THA hành chính hiện nay chưa hiệu quả” - vị này nói. 

Đồng tình, kiểm sát viên cao cấp Võ Văn Thêm, Phó Viện trưởng Viện Phúc thẩm III (VKSND Tối cao), nói cần sớm có hướng dẫn cụ thể, chi tiết hóa điều luật này như việc xử lý thế nào, thẩm quyền xử phạt sao…, có như thế điều luật mới phát huy tính hiệu quả trong thực tế. skhông phải là hiếm. Câu chuyện dưới đây là một minh chứng. 

Cần có luật về THA hành chính 

Luật Tố tụng Hành chính quy định tòa án sẽ xem xét tính hợp pháp của các loại quyết định, hành vi hành chính, từ đó sẽ quyết định bác hay chấp nhận yêu cầu của người khởi kiện. Điều 241 của luật này quy định rõ các trường hợp bản án, quyết định của tòa có hiệu lực buộc các bên trong vụ kiện phải THA. Nhưng khác với án hình sự hay dân sự (tuyên rõ buộc bên nào phải thi hành thế nào), trong án hành chính tòa chỉ nhận định quyết định hay hành vi của bên bị kiện có hợp pháp hay không, nếu không thì tòa chỉ tuyên hủy và lập luận vì sao không hợp pháp. 

Nếu không nghiên cứu kỹ luật này sẽ thấy việc THA còn mơ hồ. Nhưng đối chiếu Điều 243 về việc thi hành bản án, quyết định có hiệu lực của tòa theo quy định tại Điều 241 là rất cụ thể. Ví dụ: Trường hợp bản án, quyết định của tòa đã tuyên bố hành vi hành chính là trái pháp luật thì người phải THA phải đình chỉ thực hiện hành vi hành chính đó kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của tòa án. Hay trường hợp bản án, quyết định của tòa án đã hủy toàn bộ hoặc một phần quyết định hành chính thì quyết định hoặc phần quyết định bị hủy không còn hiệu lực. Các bên đương sự căn cứ vào quyền và nghĩa vụ đã được xác định trong bản án, quyết định của tòa để thi hành... 

Nói rõ ra để thấy khi tòa tuyên án chỉ là hủy hay xác định hành vi hành chính đó sai thì kèm theo đó luật đã định rõ các bên trong vụ kiện có trách nhiệm THA thế nào. Quay trở lại các trường hợp báo đã đề cập thì khi tòa đã tuyên hủy quyết định hành chính của bên bị kiện thì bên bị kiện không thể ra quyết định có nội dung y như cũ được. Bởi như thế là trái luật, trái với quyết định của tòa. Khi vi phạm, họ có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật. 

Trong thời gian tới, tôi mong cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về THA hành chính (theo điểm a khoản 2 Điều 246 Luật Tố tụng Hành chính) nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước trong việc THA hành chính để không còn tồn tại các vướng mắc như thực tế trên. 

Thẩm phán PHẠM CÔNG HÙNG, chuyên gia án hành chính,
Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM 
Hoàng Yến 

Xin mời xem link này : 

http://phapluattp.vn/2013062811263745p1063c1016/le-n224o-lai-an-thua-du-voi-d226n.htm 

Dân oan Thủ thiêm xin lưu ý : 

Đừng nghe lời xúi dại của tên Phạm công Hùng chuyên gia án hành chính,
Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM. Tên nô tài này nói vậy mà không phải vậy, nó xúi dại dân khởi kiện, để nó kiếm tiền bỏ túi. Khi xét xử nó hành là chính, rồi sau đó nó móc ngoặc, nó nắm lấy các sai phạm của chính quyền, để rồi ngã giá. Sau đó trở mặt xử dân oan thua kiện. 

Sự việc quá rõ ràng, như trắng với đen, trẻ con cũng biết. Thế nhưng thẩm phán Phạm Công Hùng thuộc Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố HCM cố tình không biết nên xét xử không cần chứng cứ và chỉ căn cứ vào chứng cứ giả mạo của người bị kiện, là kẻ có chức, có quyền và có nhiều tiền. Ông Hùng cho rằng hành vi dùng chứng cứ giả mạo, vẽ khống ranh thu hồi, cố tình có âm mưu, có chủ đích để cắm ranh cắm mốc sai quy hoạch; để cưỡng chiếm nhà đất của nhân dân không phải là đối tượng khởi kiện, rồi ngang tàng đình chỉ vụ án . Thẩm phán Hùng tự cho là mình có tâm, có tầm, nhưng lại tùy tiện chà đạp luật pháp, khinh thường nhân dân. Yêu cầu phải điều tra và xử lý đích đáng tên này. 

Thực tế vụ kiện hành chính này, để xét xử công minh, đòi hỏi phải có dũng cảm, vì : 

Chủ trương của Đảng, cụ thể bằng : Nghị Quyết số : 18-NQ/TU của Ban Thường Vụ Thành ủy . 

Pháp lý quy hoạch KĐTMTT như Quyết định 367/TTg, Quyết định 13585, Quyết định 1997… Tất cả các Văn Bản Pháp Luật đều nghiêng về phía người khởi kiện là người thấp cổ bé miệng… 

Phía người bị kiện : Vi phạm nghiêm trọng chù trương, đường lối đúng đắn của Đảng, cố tình vi phạm Quyết định 367/TTg V/v phê duyệt quy hoạch KĐTMTT, chà đạp trắng trợn, lộ liễu ngay chính các Quyết định do chính Cơ Quan mình ban hành , như : Quyết định 1997, 13585… Nhưng lại là Người có chức có quyền, có công an, có tài chính… Họ lợi dụng chức quyền để làm lệch cán cân công lý. 

Nếu cán cân công lý mà nghiêng về phía người khởi kiện, có chính nghĩa, có luật pháp và chủ trương của Đảng… Thì cán cân công lý chắc chắn sẽ chịu lãnh đủ hậu quả ! 

Nếu cán cân công lý mà nghiêng về phía người bị kiện ; thì than ôi ! Đâu còn gì nữa mà tin, đâu còn gì nữa để mà nói, để mà tuyên truyền … 

Chúng tôi là những dân oan, quá quen cảnh bị bóc lột, quá biết thế nào là tủi nhục khi vừa bị mất nhà, mất đất, mất công ăn, việc làm và mất luôn cả danh dự , vì bị xếp vào loại chống đối , luôn bị rình rập theo dõi, trù dập … 

Nhưng chúng tôi có truyền thống đấu tranh cách mạng : Nơi nào có áp bức,bóc lột, bất công … tất có đấu tranh; theo lời Bác dạy : Trường kỳ … nhất định thắng lợi . 

NGƯỜI THỦ THIÊM 

No comments: