QLB - Bất chấp mọi lời hứa bình ổn của NHNN, thị trường vàng trong nước vẫn xuất hiện những diễn biến bất thường khi vàng SJC có dấu hiệu bị làm giá sau thời hạn tất toán. Việc các ngân hàng gom vàng giá cao làm gia tăng khoảng cách so với giá vàng thế giới không chỉ làm người vay vàng chịu thiệt hại mà còn gây ra tâm lý bất ổn cho người dân đang nắm giữ vàng.
Tuy thời hạn tất toán đã qua, nhưng dường như nhu cầu vàng vẫn như cái thùng không đáy. Ngay cả khi NHNN đã tăng gấp rưỡi lượng vàng bán ra trong các phiên đấu thầu, nhưng các NHTM vẫn mua hết với giá cao, bất chấp các rủi ro phải đối mặt. Đó là nguyên nhân khiến khoảng cách giữa vàng nội và ngoại tiếp tục đứng ở mức cao. Đến 13h30, giá vàng SJC đang giao dịch quanh ngưỡng 37,25 triệu đồng/lượng (mua vào), 37,77 triệu đồng/lượng (bán ra), đắt hơn giá vàng thế giới 6,4 triệu đồng/lượng.Như vậy, nhu cầu và giá vàng trong nước không hạ nhiệt như dự báo mà các quan chức ngân hàng đưa ra trước đó khiến không ít ý kiến cho rằng: Vàng SJC đang bị làm giá mà đối tượng nghi vấn chính là NHTM. Bởi các ngân hàng đang hưởng lợi khi giá vàng trong nước tiếp tục neo ở mức cao như hiện nay.
Theo đó, sau ngày 30/6, dù các ngân hàng đã cơ bản hoàn thành tất toán với trạng thái huy động, nhưng chưa hoàn thành với trạng thái cho vay. Vì thế, số lượng vàng mà các ngân hàng cần để đóng trạng thái hoàn toàn ước đoán khoảng 9 tấn. Trong tình cảnh số vàng huy động gần như bằng không, các ngân hàng không còn cách nào khác là phải mua vàng cân đối. Điều đó cũng có nghĩa các NHTM phải đối mặt với những rủi ro lớn về giá. Nếu giá tăng, ngân hàng sẽ hưởng lợi mà ngược lại thì sẽ lỗ.
Để tránh rơi vào thế khó, các ngân hàng sẽ phải chuyển đổi hợp đồng vay vàng sang tiền đồng. Tuy nhiên, đây là vấn đề không đơn giản. Bởi việc thay đổi các điều khoản trong hợp đồng vay vàng phải dựa trên thỏa thuận giữa hai bên chứ ngân hàng không thể đơn phương điều chỉnh, nếu không muốn phải đối diện với các tranh chấp pháp lý tại tòa án. Do đó, các ngân hàng chỉ có thể tăng lãi suất vay vàng để “ép” khách hàng chuyển hợp đồng vay vàng sang vay tiền như cách một số ngân hàng đã áp dụng trong thời gian qua.
Tuy nhiên, trong bối cảnh người vay vàng đang kỳ vọng giá vàng thế giới sẽ về ngưỡng 1.000 USD/oz, qua đó bớt đi phần nào gánh nặng nợ nần do chót vay vàng ở thời điểm giá thấp sẽ không dễ chấp nhận việc chuyển đổi này. Cho nên, các ngân hàng đã gom hàng đẩy giá lên cao để biến các phiên đấu thầu vàng trở thành sân chơi của riêng họ nhằm dễ bề chi phối thị trường vàng để đề phòng bất trắc.
Ý đồ của các NHTM lại tình cờ diễn ra đúng vào lúc giá vàng trong nước quyết giữ khoảng cách có khi lên tới 7 triệu đồng so với thế giới. Khoảng cách không thể duy trì nếu NHNN, với tư cách là nguồn cung duy nhất, đưa giá chào sàn thấp trong các phiên đấu thầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá vàng SJC đang được nâng đỡ bởi cơ chế độc quyền, chẳng ai tự nguyện hy sinh những quyền lợi đang có và chính NHNN đang thu lợi hàng trăm tỷ đồng sau mỗi phiên đấu thầu nhờ vàng SJC đắt một cách phi lý như hiện nay.
Giữ giá vàng trong nước cao bất thường so với thế giới, các ngân hàng đang đẩy phần thiệt hại về phía người vay vàng, đồng thời gây ra tâm lý hoang mang trong xã hội khiến người dân vẫn đổ xô đi mua vàng khi giá lên xuống thất thường. Còn người có nhu cầu bán vàng sẽ trở thành những đối tượng chịu thiệt thòi hơn cả. Có thể nói, thị trường vàng trong nước đang đi ngược quy luật thông thường của một nền kinh tế thị trường khiến người dân đang giữ vàng khó mà tâm phục khi mọi thiệt hại đều đổ dồn về phía họ.
Huy Vũ
Tuy thời hạn tất toán đã qua, nhưng dường như nhu cầu vàng vẫn như cái thùng không đáy. Ngay cả khi NHNN đã tăng gấp rưỡi lượng vàng bán ra trong các phiên đấu thầu, nhưng các NHTM vẫn mua hết với giá cao, bất chấp các rủi ro phải đối mặt. Đó là nguyên nhân khiến khoảng cách giữa vàng nội và ngoại tiếp tục đứng ở mức cao. Đến 13h30, giá vàng SJC đang giao dịch quanh ngưỡng 37,25 triệu đồng/lượng (mua vào), 37,77 triệu đồng/lượng (bán ra), đắt hơn giá vàng thế giới 6,4 triệu đồng/lượng.Như vậy, nhu cầu và giá vàng trong nước không hạ nhiệt như dự báo mà các quan chức ngân hàng đưa ra trước đó khiến không ít ý kiến cho rằng: Vàng SJC đang bị làm giá mà đối tượng nghi vấn chính là NHTM. Bởi các ngân hàng đang hưởng lợi khi giá vàng trong nước tiếp tục neo ở mức cao như hiện nay.
Theo đó, sau ngày 30/6, dù các ngân hàng đã cơ bản hoàn thành tất toán với trạng thái huy động, nhưng chưa hoàn thành với trạng thái cho vay. Vì thế, số lượng vàng mà các ngân hàng cần để đóng trạng thái hoàn toàn ước đoán khoảng 9 tấn. Trong tình cảnh số vàng huy động gần như bằng không, các ngân hàng không còn cách nào khác là phải mua vàng cân đối. Điều đó cũng có nghĩa các NHTM phải đối mặt với những rủi ro lớn về giá. Nếu giá tăng, ngân hàng sẽ hưởng lợi mà ngược lại thì sẽ lỗ.
Để tránh rơi vào thế khó, các ngân hàng sẽ phải chuyển đổi hợp đồng vay vàng sang tiền đồng. Tuy nhiên, đây là vấn đề không đơn giản. Bởi việc thay đổi các điều khoản trong hợp đồng vay vàng phải dựa trên thỏa thuận giữa hai bên chứ ngân hàng không thể đơn phương điều chỉnh, nếu không muốn phải đối diện với các tranh chấp pháp lý tại tòa án. Do đó, các ngân hàng chỉ có thể tăng lãi suất vay vàng để “ép” khách hàng chuyển hợp đồng vay vàng sang vay tiền như cách một số ngân hàng đã áp dụng trong thời gian qua.
Tuy nhiên, trong bối cảnh người vay vàng đang kỳ vọng giá vàng thế giới sẽ về ngưỡng 1.000 USD/oz, qua đó bớt đi phần nào gánh nặng nợ nần do chót vay vàng ở thời điểm giá thấp sẽ không dễ chấp nhận việc chuyển đổi này. Cho nên, các ngân hàng đã gom hàng đẩy giá lên cao để biến các phiên đấu thầu vàng trở thành sân chơi của riêng họ nhằm dễ bề chi phối thị trường vàng để đề phòng bất trắc.
Ý đồ của các NHTM lại tình cờ diễn ra đúng vào lúc giá vàng trong nước quyết giữ khoảng cách có khi lên tới 7 triệu đồng so với thế giới. Khoảng cách không thể duy trì nếu NHNN, với tư cách là nguồn cung duy nhất, đưa giá chào sàn thấp trong các phiên đấu thầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá vàng SJC đang được nâng đỡ bởi cơ chế độc quyền, chẳng ai tự nguyện hy sinh những quyền lợi đang có và chính NHNN đang thu lợi hàng trăm tỷ đồng sau mỗi phiên đấu thầu nhờ vàng SJC đắt một cách phi lý như hiện nay.
Giữ giá vàng trong nước cao bất thường so với thế giới, các ngân hàng đang đẩy phần thiệt hại về phía người vay vàng, đồng thời gây ra tâm lý hoang mang trong xã hội khiến người dân vẫn đổ xô đi mua vàng khi giá lên xuống thất thường. Còn người có nhu cầu bán vàng sẽ trở thành những đối tượng chịu thiệt thòi hơn cả. Có thể nói, thị trường vàng trong nước đang đi ngược quy luật thông thường của một nền kinh tế thị trường khiến người dân đang giữ vàng khó mà tâm phục khi mọi thiệt hại đều đổ dồn về phía họ.
Huy Vũ
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment