QLB - Thời báo Hoàn Cầu mới đăng tải bài viết săm soi tính năng hiện đại của máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8I của Ấn Độ và bày tỏ sự lo lắng khi nó bắt đầu triển khai tuần tiễu trên biển.
“Thời báo Hoàn Cầu” cho biết, hầu hết giới công nghiệp đều cho rằng, Ấn Độ triển khai P-8I sẽ nâng cao cực độ khả năng tuần tiễu và trinh sát tầm xa trên đại dương. Mục đích mua sắm và triển khai P-8I của họ là nhằm khống chế toàn bộ Ấn Độ Dương và đối phó với sự uy hiếp đang ngày càng gia tăng từ các tàu ngầm Trung Quốc.
P-8I là phiên bản xuất khẩu của “Hải Thần” P-8A (P-8A Poseidon) - một loại máy bay tuần tiễu trên biển đa chức năng do hãng Boeing nghiên cứu, chế tạo trên cơ sở nguyên mẫu chiếc máy bay chở khách Boeing 737 thuộc “Kế hoạch nghiên cứu MMA” (Multi-mission Maritime Aircraft), triển khai vào cuối thập niên 90, thế kỷ XX.
“Hung thần tàu ngầm” P-8I của Ấn Độ.
P-8A bắt đầu bay thử năm 2009 và hiện đang được khẩn trương chế tạo hàng loạt. Hải quân Mỹ dự định đặt mua khoảng 110 chiếc, đưa vào trang bị 100 chiếc, số còn lại phục vụ công tác huấn luyện và dự bị. Hoạt động quân sự đầu tiên mà P-8A “Poseidon” tham gia chính là cuộc diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương” (RIMPAC 2012) diễn ra từ ngày 11/7 đến 2/8 tại Honolulu, Hawai.
Hải quân Ấn Độ đã ký hợp đồng đặt mua 8 chiếc P-8I. Hiện chiếc đầu tiên trong loạt 8 chiếc được bàn giao và điều động đến bảo vệ không phận và hải phận Ấn Độ trên biển Ấn Độ Dương.
P-8I có chiều dài 39m, cao 12m, sải cánh 35m, trọng lượng rỗng 62 tấn, tải trọng bay tối đa 85 tấn, P-8I Poseidon sử dụng 2 động cơ phản lực CFM56-7B27A với lực đẩy 120 kN, hành trình tối đa trên 11.000 km, bán kính tác chiến 4800 km, tốc độ bay tối đa là 900 km/h, tốc độ bay tuần tra thông thường 400km/h.
Với phi hành đoàn 9 người, P-8I được sử dụng trong các nhiệm vụ tác chiến mặt nước và tác chiến chống ngầm tầm xa; trinh sát và giám sát (ISR) thu thập tin tức tình báo từ ven bờ ra các vùng biển xa. Trần bay tối đa của P-8I là gần 13km nhưng chủ yếu nó sẽ bay trinh sát ở tầm thấp khoảng 15.000 feet (4,57 km).
P-8I không có khoang vũ khí trong thân máy bay mà lắp đặt 5 giá treo vũ khí trong khoang và 6 giá treo vũ khí hai bên cánh, có thể mang theo lượng vũ khí hơn 5,5 tấn, bao gồm: bom, ngư lôi Mk-54 và tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, khiến nó có khả năng chống ngầm xuất sắc và chống tàu mặt nước cũng rất mạnh.
Vũ khí chống ngầm chủ yếu của P-8I là ngư lôi Mk-54. Đây là loại ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ phóng từ trên không hiện đại nhất hiện nay, có thể phóng từ trên hạm, trên máy bay trực thăng, máy bay phản lực với tầm bắn 15 km, cự li tự động tìm kiếm mục tiêu của ngư lôi là hơn 900m. Hệ thống động cơ đẩy của Mk-54 sử dụng công nghệ điều khiển bằng phần cứng giúp nó có độ tin cậy và khả năng biến tốc cao.
Thiết kế “Hung thần tàu ngầm” P-8I của Ấn Độ.
Thiết bị trinh sát ngầm chủ yếu của P-8I bao gồm: hệ thống thăm dò từ tính vỏ tàu ngầm MAD do công ty CAE của Canada chế tạo và radar giám sát biển AN/APY-10 của hãng Raytheon. Đây là loại radar tích hợp đầy đủ các tính năng của radar giám sát biển AN/APS-137 mà hải quân Mỹ hiện đang sử dụng, bổ sung thêm chức năng kiểm soát không trung và điều khiển vũ khí, cải thiện khả năng theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu. Kích thước của nó cũng nhỏ hơn AN/APS-137 một chút để phù hợp lắp đặt trên máy bay.
Ngoài ra trên máy bay còn lắp đặt các thiết bị kiểm tra, giám sát giống như P-3C, bao gồm: thiết bị thăm dò từ tính và hồng ngoại, hệ thống phao sonar, phao nước và pháo sáng…
Khi tiến hành các nhiệm vụ chống ngầm, P-8I có thể cùng một lúc giám sát 64 phao sonar bị động và 32 phao sonar chủ động, tức là gấp 3 lần loại máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion hiện đang sử dụng trong không quân Mỹ, Nhật và đang được Đài Loan đặt mua...
Trong một bản báo cáo cuối tháng 4 vừa qua, Ấn Độ chia sẻ với Mỹ số liệu về những vụ “chạm mặt” bất đắc dĩ với những tàu ngầm khả nghi. Trong năm 2012 xảy ra tổng cộng 22 vụ. Đây có khả năng là các tàu ngầm tấn công Trung Quốc tuần tra ngoài phạm vi lãnh hải của mình.
Bộ quốc phòng Ấn Độ cảnh báo: “Sự bành trướng của tàu ngầm Trung Quốc tại Ấn Độ Dương hiển nhiên phá hoại ưu thế của tàu ngầm Ấn Độ tại khu vực này. Đó là sự uy hiếp rất lớn đối với an ninh trên tuyến vận tải biển chiến lược qua Ấn Độ Dương”.
Thế nên, Ấn Độ triển khai máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8I trên Ấn Độ Dương chủ yếu nhằm ngăn chặn tàu ngầm Trung Quốc đột nhập vào khu vực biển vốn dĩ là lãnh địa truyền thống của họ. Điều này làm người Trung Quốc rất lo lắng.
Phương tiện tác chiến chống ngầm tầm xa này không chỉ có khả năng trinh sát, phát hiện mà nó còn có khả năng “xử lý” các tàu ngầm ồn ào, rất dễ phát hiện của Trung Quốc. Thực sự, P-8I không còn là “Hải Thần” nữa mà trở thành “Hung Thần” đối với tàu ngầm Trung Quốc.
Theo Kiến thức
“Thời báo Hoàn Cầu” cho biết, hầu hết giới công nghiệp đều cho rằng, Ấn Độ triển khai P-8I sẽ nâng cao cực độ khả năng tuần tiễu và trinh sát tầm xa trên đại dương. Mục đích mua sắm và triển khai P-8I của họ là nhằm khống chế toàn bộ Ấn Độ Dương và đối phó với sự uy hiếp đang ngày càng gia tăng từ các tàu ngầm Trung Quốc.
P-8I là phiên bản xuất khẩu của “Hải Thần” P-8A (P-8A Poseidon) - một loại máy bay tuần tiễu trên biển đa chức năng do hãng Boeing nghiên cứu, chế tạo trên cơ sở nguyên mẫu chiếc máy bay chở khách Boeing 737 thuộc “Kế hoạch nghiên cứu MMA” (Multi-mission Maritime Aircraft), triển khai vào cuối thập niên 90, thế kỷ XX.
“Hung thần tàu ngầm” P-8I của Ấn Độ.
P-8A bắt đầu bay thử năm 2009 và hiện đang được khẩn trương chế tạo hàng loạt. Hải quân Mỹ dự định đặt mua khoảng 110 chiếc, đưa vào trang bị 100 chiếc, số còn lại phục vụ công tác huấn luyện và dự bị. Hoạt động quân sự đầu tiên mà P-8A “Poseidon” tham gia chính là cuộc diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương” (RIMPAC 2012) diễn ra từ ngày 11/7 đến 2/8 tại Honolulu, Hawai.
Hải quân Ấn Độ đã ký hợp đồng đặt mua 8 chiếc P-8I. Hiện chiếc đầu tiên trong loạt 8 chiếc được bàn giao và điều động đến bảo vệ không phận và hải phận Ấn Độ trên biển Ấn Độ Dương.
P-8I có chiều dài 39m, cao 12m, sải cánh 35m, trọng lượng rỗng 62 tấn, tải trọng bay tối đa 85 tấn, P-8I Poseidon sử dụng 2 động cơ phản lực CFM56-7B27A với lực đẩy 120 kN, hành trình tối đa trên 11.000 km, bán kính tác chiến 4800 km, tốc độ bay tối đa là 900 km/h, tốc độ bay tuần tra thông thường 400km/h.
Với phi hành đoàn 9 người, P-8I được sử dụng trong các nhiệm vụ tác chiến mặt nước và tác chiến chống ngầm tầm xa; trinh sát và giám sát (ISR) thu thập tin tức tình báo từ ven bờ ra các vùng biển xa. Trần bay tối đa của P-8I là gần 13km nhưng chủ yếu nó sẽ bay trinh sát ở tầm thấp khoảng 15.000 feet (4,57 km).
P-8I không có khoang vũ khí trong thân máy bay mà lắp đặt 5 giá treo vũ khí trong khoang và 6 giá treo vũ khí hai bên cánh, có thể mang theo lượng vũ khí hơn 5,5 tấn, bao gồm: bom, ngư lôi Mk-54 và tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, khiến nó có khả năng chống ngầm xuất sắc và chống tàu mặt nước cũng rất mạnh.
Vũ khí chống ngầm chủ yếu của P-8I là ngư lôi Mk-54. Đây là loại ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ phóng từ trên không hiện đại nhất hiện nay, có thể phóng từ trên hạm, trên máy bay trực thăng, máy bay phản lực với tầm bắn 15 km, cự li tự động tìm kiếm mục tiêu của ngư lôi là hơn 900m. Hệ thống động cơ đẩy của Mk-54 sử dụng công nghệ điều khiển bằng phần cứng giúp nó có độ tin cậy và khả năng biến tốc cao.
Thiết kế “Hung thần tàu ngầm” P-8I của Ấn Độ.
Thiết bị trinh sát ngầm chủ yếu của P-8I bao gồm: hệ thống thăm dò từ tính vỏ tàu ngầm MAD do công ty CAE của Canada chế tạo và radar giám sát biển AN/APY-10 của hãng Raytheon. Đây là loại radar tích hợp đầy đủ các tính năng của radar giám sát biển AN/APS-137 mà hải quân Mỹ hiện đang sử dụng, bổ sung thêm chức năng kiểm soát không trung và điều khiển vũ khí, cải thiện khả năng theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu. Kích thước của nó cũng nhỏ hơn AN/APS-137 một chút để phù hợp lắp đặt trên máy bay.
Ngoài ra trên máy bay còn lắp đặt các thiết bị kiểm tra, giám sát giống như P-3C, bao gồm: thiết bị thăm dò từ tính và hồng ngoại, hệ thống phao sonar, phao nước và pháo sáng…
Khi tiến hành các nhiệm vụ chống ngầm, P-8I có thể cùng một lúc giám sát 64 phao sonar bị động và 32 phao sonar chủ động, tức là gấp 3 lần loại máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion hiện đang sử dụng trong không quân Mỹ, Nhật và đang được Đài Loan đặt mua...
Trong một bản báo cáo cuối tháng 4 vừa qua, Ấn Độ chia sẻ với Mỹ số liệu về những vụ “chạm mặt” bất đắc dĩ với những tàu ngầm khả nghi. Trong năm 2012 xảy ra tổng cộng 22 vụ. Đây có khả năng là các tàu ngầm tấn công Trung Quốc tuần tra ngoài phạm vi lãnh hải của mình.
Bộ quốc phòng Ấn Độ cảnh báo: “Sự bành trướng của tàu ngầm Trung Quốc tại Ấn Độ Dương hiển nhiên phá hoại ưu thế của tàu ngầm Ấn Độ tại khu vực này. Đó là sự uy hiếp rất lớn đối với an ninh trên tuyến vận tải biển chiến lược qua Ấn Độ Dương”.
Thế nên, Ấn Độ triển khai máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8I trên Ấn Độ Dương chủ yếu nhằm ngăn chặn tàu ngầm Trung Quốc đột nhập vào khu vực biển vốn dĩ là lãnh địa truyền thống của họ. Điều này làm người Trung Quốc rất lo lắng.
Phương tiện tác chiến chống ngầm tầm xa này không chỉ có khả năng trinh sát, phát hiện mà nó còn có khả năng “xử lý” các tàu ngầm ồn ào, rất dễ phát hiện của Trung Quốc. Thực sự, P-8I không còn là “Hải Thần” nữa mà trở thành “Hung Thần” đối với tàu ngầm Trung Quốc.
Theo Kiến thức
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment