QLB - Nhìn lại quá khứ và hiện tại từ khi thống nhất đất nước đến nay,nền kinh tế của chúng ta đã đi những bước tiến dài, thoát ra khỏi khủng hoảng, từng bước tăng trưởng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, không tránh khỏi những yếu kém, bất cập, thậm chí chúng trở thành nguyên nhân dẫn đến vấp ngã, "tụt hậu".
Ai cũng phải ngậm ngùi trước những mất mát to lớn của dân tộc mình, những đau khổ thê lương của người dân Việt trong gần 200 năm, kể từ ngày Pháp thôn tính cả nước Việt làm thuộc địa . Chính vì thế, giải phóng, giành lại và bảo vệ độc lập cho đất nước, không ai không ủng hộ. Nhưng cho tới nay, sau hai cuộc chến tranh gian khổ để thống nhất nước nhà, từ năm 1975 đã gần 40 năm, những thành tựu gì về kinh tế xã hội có nhưng chưa thể làm chúng ta hài lòng. Vì đâu có tình trạng ấy? Chúng ta cần nhìn lại lịch sử, phản ánh đúng sự thực lịch sử, làm rõ những mặt được và chưa được của từng thời kỳ, giai đoạn và con người làm nên lịch sử. Nhận thức đúng lịch sử,tìm ra nguyên nhân của những sự kiện để cùng phát huy hoặc tháo gỡ đó là phương châm của con người cách mạng.
Với bất giai đoạn lịch sử nào thì các nhà lãnh đạo đất nước cần đặt lên trên hết nhu cầu hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc. Đặc biệt là chúng ta cần phải công khai, minh bạch giữa công và tội, cũng như những vấn về tài năng, đức độ, phẩm chất của cán bộ lãnh đạo.
Ta không thể phụ công lao nhưng ta cũng thể né tránh mãi những sai lầm hoặc những khả năng chỉ đạo của cúa các nhân vật lịch sử nếu còn bị đặt ngồi "nhầm chỗ " hoặc mua chỗ dù không có năng lực với cái tâm tầm trí tuệ thực thụ dẫn đến có những sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng và thiệt hại cho nhân dân. Nhưng luật pháp lại không nghiêm hoặc chế tài bị vô hiệu hóa do vậykhông thể xử lý nghiêm được. Nếu họ có làm sai cũng đành kết luận vì thiếu kiểm soát, vì vấp váp mà phạm lỗi lầm... vẫn có thể tha thứ được....
Nhìn vào mọi vấn đề đã đang diễn ra chúng ta đều thấy những sai trái vi phạm của các nhà quản lý hoặc các nhà lãnh đạo gây ra đều do trình độ văn hóa kiến thức chuyên môn chưa đạt điều kiện cần và đủ của một nhà quản lý hay lãnh đạo chuyên môn, vì thiếu khả năng, hoặc do bệnh "chủ quan duy ý chí".
Đặt dấu hỏi cho trình độ, văn hóa, kiến thức, chuyên môn...của quản lý, lãnh đạo.
Như một quy luật, một guồng máy đã được định hình thế nào, thì sẽ chỉ chế tạo ra được 1 thứ sản phẩm như thế. Thực tế lịch sử cho thấy " nguyên nhân nào thì hậu quả ấy" Nếu như chúng ta nhìn lại lịch sử sau 1956 cho tới nay những nhà cầm quân ,lãnh đạo rất giỏi trong chiến tranh và anh hùng trong chiến đấu họ có thể hy sinh hết mình để lãnh đạo toàn dân chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Nhưng khi đất nước hòa bình chúng ta cần có những người tài cao chí lớn nhưng phải biết và phải có khả năng trong xây dựng và phát triển kinh tế cho đất nước với cái tâm và cái tầm hiểu biết theo sự phát triển của thế giới thì có phải tất cả đều đáp ứng được không ?
Trong khi đó,chúng ta thiếu và chưa có định hướng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Thậm chí còn bị chảy máu chất xám ra nước ngoài. Những cơ chế tuyển dụng và lựa chọn cán bộ tại các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan chuyên môn kiểu "con ông cháu cha, thế hệ hậu duệ " thực chất là "người dốt làm ra chính sách bắt người giỏi thực hiện " thì có đi ngược quy luật tư nhiên không?
Trong thực tế không ít người lãnh đạo, quản lý nhà nước đứng trước những mối lợi to lớn khi kinh tế khá lên, họ bị suy thoái nhanh chóng trong đạo đức, mau chóng phân hóa thành những nhóm lợi ích cạnh tranh nhau về quyền và lợi. Hệ lụy của chuỗi sai lầm suy thoái đạo đức đó trở thành làn sóng lớn làm tiềm lực kinh tế của đất nước ngày thêm giảm sút, nó làm băng hoại khối đoàn kết dân tộc, làm cạn kiệt nhân tài, tiêu hao trầm trọng niềm tin của nhân dân, đồng thời cũng là nguyên nhân sâu xa của tình trạng ngày càng tụt hậu so với các nước láng giềng trước 1975 từng thua xa VN (Thái, Miên), hoặc chỉ tương dương miền Nam VN (Nam Hàn, Đài Loan...).
Kinh tế Việt Nam đang tụt hậu so với khu vực. (Ảnh minh họa)
Điều quan trọng mà nhân dân và đất nước đang cần ở những người viết lịch sử là phải vạch rõ nguyên nhân sâu xa của tình hình đất nước.để đi đến kết luận dứt khoát là phải có giải pháp để nuôi dưỡng và phát triển hay trưng dụng nhân tài một cách công khai minh bạch và vì dân vì nước.
Thuận lợi lớn nhất và căn bản cho sự tồn tại của dân Việt, của nước Việt hiện nay về tinh thần vẫn là niềm tin vào sức sống dân tộc, và về lực lượng vật chất, nhân sự vẫn là tầng lớp thanh niên sinh viên trí thức, quân nhân, công nhân, nông dân và dân nghèo thành thị, đồng thời với lực lượng việt kiều, trí thức, khoa học gia, công kỹ nghệ gia có mặt trên khắp các nước lớn trên thế giới. Đó là những điều kiện tốt để chúng ta sử dụng người tài, giáo dục nuôi dưỡng và chăm sóc nhân tài ./.
MaiHuy PT
NHỮNG BÀI NỔI BẬT CỦA QLB
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
2 comments:
Nói trắng ra,cái đảng cộng sản VN ngày nay đã hết sức lạc hậu,cần phải được thay thế !
Đảng Cướp Việt Nam - Tướng Cướp - Tướng Tham Nhũng Việt Nam!!!
Việt Nam “Tướng Cướp Áo Vàng”
Áo Xanh Tham Nhũng Quân Hàm Dũng cho…
Việt Nam Đảng Cướp ăn no
Dân oan đói khổ đang lo mất nhà.
Áo Vàng chỉ đạo phiên tòa
Áo Xanh cướp đất phá nhà hại dân…
Việt Nam Tướng cướp rất nhiều.
Quan quyền tham nhũng gây nhiều bất công
Nông dân bị cướp ruộng đồng.
Nghĩa trang người chết cũng không yên bình.
Việt Nam Tướng Cướp Ba Đình
Gây nhiều tội ác dân mình khổ đau.
Bán đất bán biển cho Tàu
Việt Nam Tướng Cướp làm giàu rất nhanh.
Việt Nam Tướng Cướp lộng hành.
Việt Nam Đảng Cướp tranh dành máu dân…
Posted from Hai Phong Vietnam July 15, 2013
Post a Comment